Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Ảnh hưởng của các môn võ khác trên HKD

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Ảnh hưởng của các môn võ khác trên HKD

    HKD khg phải chỉ phát nguốn từ 1 môn võ. Ai cũng biết Su Tổ là người sáng lập ra HKD. 1 số it hơn cũng biết là ST cũng có học 1 vài môn võ khác, nhưng ít ai biết là ST đã học những môn võ nào.

    Bài này là tui sưu tầm từ trên mạng, khg bảo đảm là đúng 100% nhưng mục đích là cho các bạn biết thêm 1 ít chi tiết về ST. Có thể HKD bị ảnh hưởng của nhũng môn võ này chăng?

    ST là người it khoe khoang, ai cũng biết là HKD từ Aiki jujitsu và môn võ này có rất nhiều ảnh hưởng tới HKD. Thầy Sokaku Takeda, thầy của ST rất nổi tiếng và có rất nhiều môn sinh.

    Mấy thế hệ sau ST, các Đạo chủ đều « che đậy » nguồn gốc của HKD. Nếu tui khg lầm thì chưa có DC nào công nhận hay nói đến nguồn của HKD.
    Sau đây là những môn / trường võ ST đã học qua. Tui dùng chữ « trường » thay vì « môn võ » vì vào thời diểm đó, cách dạy khg được thống nhất như bây giờ và tuy cùng môn, nhưng có thể có nhiều sự khác biệt từ trường.

    Vả lại, lúc đó đa số các môn võ còn có ten là « ryu ». Đối với tui, « ryu » có nghĩa là « gia truyền » chứ khg có mở như bây giờ.


    SUMO : Khi còn trẻ, ST khá “yếu ớt”. Cha của ST, ông Yoroku muốn cho ST khỏe hơn. Ông ấy khuyên ST nên đi bơi thường xuyên. Thời đó, bên Nhật, hình ảnh con nguời khỏe mạnh đưọc bửu hiệu với môn võ Sumo. Vì vậy ST có học Sumo lúc còn nhỏ (khoảng 1893). Môn võ này được nói tới lần đầu tiên vào năm 712, trong cuốn sách Kojiki, 1 cuốn sách cổ và hình như là cuốn trong những sách được viết bằng tiéng Nhật.





    Tenshin Shinyô ryû jujitsu : Khi 14-15 tuổi, ST bắt dầu học võ thật sự. ST học môn này vào năm 1830, Sáng lập viên là ông Iso mataemon Minamoto no Masatari. Môn võ này là phối hợp của 2 trường võ cổ truyền: Yoshin Ryu và Shin no shinyo ryu. Cái đặc chưng của trường này là đánh địch thủ để bất ổn định trước khi quật (nghe như HKD nhỉ). Trường này khá nổi tiếng, và ngoài ST ra, 1 võ sinh khác cũng đã học qua: đó là Jigoro Kano, sang lập viên của Nhu Đạo (Judo). HLV của ST là ông Tokusaburo Tozawa.








    Yagyu ryu : Ông Nakai Masakatsu (1891-1908) là HLV của ST. Trường này có nhiều chi nhánh và mỗi nơi dạy khác nhau. Ryu này dạy vũ khí và tay không (yagyu Shingan ryu taijistu). ST học với thầy Nakai Masakaru từ 1903 tới 1908 tại võ đường Sakai, gần Osaka. Lúc đó, ST còn trong quân đội. Năm 1908, ông Masakatsu đã cấp cho ST bằng Menkyo Kaiden của môn võ này (bằng này công nhận là người có bằng đó đã học hết và có cho phép dạy môn võ đó)





    Quân đội : Khi trong quân đội (1903-1906), ST dã học qua các cách đánh cận chiến và cách dùng lưỡi lê (gắn trên súng).





    Judo : Vào khoảng 1911, ở Tanabe, ba ST đã mời ông Kiyoshi Takagi tới dạy. Ông này 3 dan và tới từ Kodokan (tổ Judo). Nhưng vì ST quyết định dọn đi Hokkaido nên ST khg học môn võ này lâu. Ông Takagi sẽ lên 9 dan Judo







    Kito ryu : Trường này cũng là 1 loại Jujitsu được thành lập vào thế kỷ thứ 17. Môn này có 2 sáng lập viên, ông Fukuno Terada và Yoshimura. Ông Fukuno đã học hết môn Yagyu Shingan và cũng có học qua cầm nã thủ của sư phụ Chen Yuan Ping hay Chen Yuan Yun. Môn võ này chuyên về quăng, khóa tay, đấm / đá, và dùng huyệt đạo. Môn này hay bắt võ sinh mặc áo giáp hoặc mặc « áo quan » (nhà giàu) và bị coi như là 1 môn võ « khó ». ST và sáng lập viên Judo, thầy Kano cũng có học qua võ này.
    Nghe nói là bài quyền Judo Koshiki là từ môn võ này ra.





    Còn tiếp ...
    Last edited by aiki; 04-03-2013 at 01:58 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    Surfgrass
    Guest
    Vả lại, lúc đó đa số các môn võ còn có ten là « ryu ». Đối với tui, « ryu » có nghĩa là « gia truyền » chứ khg có mở như bây giờ.
    Theo Dave Lowry trong cuốn sách Sword and Brush, Ryu là một thuật ngữ chung biểu thị dòng chảy của nước, thí dụ như Ryuto là lễ thả lồng đèn trên một dòng suối trong lễ hội mùa hè tôn vinh người chết. Ryusei là một ngôi sao băng. Chử Kanji của Ryu biểu thị dòng chảy của truyền thống của tất cả các nghệ thuật của Nhật Bản, bao gồm cả bugei. Tiếng Việt mình thì gọi đơn giản là "trường phái". Gia truyền thì thật sự không đúng lắm vì những môn phái này có truyền ra cho người ngoại gia, tất cả các học sinh sau một thời gian giám nghiệm được chấp nhận làm học sinh chính thức thì phải cắt máu thề gọi là "keppan".

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  5. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Tenshin Shinyô ryû jujitsu : Khi 14-15 tuổi, ST bắt dầu học võ thật sự. ST học môn này vào năm 1830, HLV / thầy là ông Iso mataemon Minamoto no Masatari. Môn võ này là phối hợp của 2 trường võ cổ truyền: Yoshin Ryu và Shin no shinyo ryu. Cái đặc chưng của trường này là đánh địch thủ để bất ổn định trước khi quật (nghe như HKD nhỉ). Trường này khá nổi tiếng, và ngoài ST ra, 1 võ sinh khác cũng đã học qua: đó là Jigoro Kano, sang lập viên của Nhu Đạo (Judo). HLV của ST là ông Tokusaburo Tozawa.
    Chú Aiki xem lại mấy đoạn cháu đánh dấu. Hình như có nhầm lẫn :-?

  6. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn CT. Lỗi tui. ông đầu tiên là sáng lập viên, còn ông thứ 2 là người chỉ cho ST võ (HLV). Mắt tinh quá nhe (LOL)...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  8. #5
    Surfgrass
    Guest


    Video clip biểu diễn của Kashima Shinto-ryu và Yagyu Shingan-ryu là một phần của buổi biểu diễn hữu nghị thứ 3 của Aikido. Sự kiện này được tài trợ bởi Aiki News và diễn ra trong tháng 9 năm 1987 tại Tokyo. Morihei Ueshiba đã học hai trường phái võ cổ điển này trước khi thành lập của aikido.

    Ảnh hưởng của võ cổ truyền nhật trong Aikido theo Stan Pranin của Aiki News

    phần đầu tiên của clip từ Kashima Shinto-ryu có chứa kumitachi đầu tiên của trường này mà sau này được kết hợp bởi Morihei Ueshiba vào Aiki Ken của mình. Kĩ thuật này và các rất nhiều kỹ thuật vũ khí khác hình thành một phần của chương trình Iwama Aikido phổ biến bởi Morihiro Saito Sensei 9 dan, từ những năm 1970 về phía sau.

    "Ichi no Tachi" (1st Kumitachi) của Kashima Shinto-ryu
    biểu diễn bởi các học sinh và headmaster Koichiro Yoshikawa
    hầu như giống hệt kumitachi đầu tiên của Morihiro Saito.

    Phần biểu diễn bojutsu bởi các thành viên của trường Shingan-ryu Yagyu. Morihei đả từng học môn này
    khi còn trong quân đội bắt đầu từ khoảng 1904 và một vài lần sau khi ông xuất ngũ


    Nguồn từ Aiki Journal.

  9. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  10. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    tiếp và hết...

    Aioi ryu : môn này khá « huyền bí », ít người biết tới. ST đã công nhận có học môn võ này. Tin đồn là môn võ này xuất xứ từ trường Sekiguchi ryu ra. trường này khá nổi tiéng vào thế kỷ thứ 17 và bao gồm kiếm (ken jitsu), iaijitsu (rút kiếm), jujitsu, và Kyusho jitsu (điểm huyệt). Sáng lập viên là thầy Sekiguchi Yarokuemon Ujimune, với biệt danh Sekiguchi Jushin.

    Sau thời kỳ Sengoku, thầy Jushin ẩn danh để luyện võ. Ông được quan lớn Tokugawa Yorinobu mời về định cư luôn ở lâu đài của ông ấy để dạy cho gia đình và 1 số quan lớn. Nhờ vậy, môn võ này được biết đến trong qúi tộc. Shogun thứ 8 thời kỳ Edo, Yoshimune Tokugawa, được bằng menkyo Kaiden của trường này.
    Nếu ST học đươc võ này, có lẽ ST dược dạy trong 1 nhóm rất hạn chế, như gia đình chẳng hạn vì môn này ít được dạu ra ngoài. Tài liệu về môn này đã cháy rụi trong đệ nhị thế chiến.






    Hozoin ryu : Môn này có thể coi như là « võ cổ truyền » vì có từ thế kỷ thứ 14. Sáng lập viên là ông Hôzôin kakuznebô In’ei từ đền Nara vào năm 1560, môn này được dạy cho các sư ở đền đó. Đặc điềm của môn này là « cây thương / cái giáo chữ thập ». Tiếng nhật gọi là kama-yari. Môn võ này vẫn còn được dạy tại đền Nara. ST học môn này trong quân trường






    Kendo : ai cũng ngạc nhiên nếu biết ST có ý định đem kendo vào HKD. Vào đầu thế kỷ thứ 20, Kendo rất thịnh hành bên Nhật từ 1 thời gian khá lâu vì đó là 1 cách để các võ sĩ (bushi) và kiếm sĩ tỉ đấu nhau mà khg chết chóc. ST có ý định đó vì 2 lý do :

    1- vào thập niên 30, có nhiều kendoka tới tập với ST ở võ đường ST (Kobukan).

    2- Trong những học trỏ ST, có thiên phú Kiyoshi Nakakura. ST phục chàng trai trẻ này (hắn lúc đó đã 3 dan kendo), ST nhận làm con rể vào năm 1932, làm con nuôi và luôn người kế vị. Nhưng anh chàng này khg hiểu được những tinh tế, những kỹ thuật bao la và những thay đổi của HKD, và tới năm 1937, anh ấy ra đi và từ chối nối ngôi ST. Anh chàng này về sau sẽ lên tới 9 dan Kendo và Iaido.







    Daito ryu aikijujitsu : Chuyện này thì ai cũng biết rồi. Sư gặp gỡ với Sokaku Takeda và môn daito ryu sẽ là các trục chính của HKD. ST học môn này từ 1915 tới 1937 và được coi như là học trò giỏi nhất của thầy Takeda.

    Ngoài những đòn riêng của daito ryu, thầy Takeda cũng đã học qua kiếm thuật của trường Kashima Shinden jikishinkage (thầy là đệ tử nội trú của trường này),
    Trong diễn đàn đã có vài bài nói về sự liên hệ giữa HKD và Daito-ryu.







    Bát quái : Nhiều người đòn là ST đã học bát quái khi sang bên Mãn châu và Mông cổ. Cái này chỉ là giải thuyết vì nhiều người thấy trong HKD có nhiều đòn giống võ Tầu. trong diễn đàn cũng có 1 bài nói về chuyện này.







    Kukishin ryu : Trường này là sự hoà nhập của môn võ đầy « triết lý » của đạo Shinto do gia đình Betto sáng chế ra và kỹ thuật của trường Tenshin Hyoho do thầy Kiitsu Hogen chế ra. Trường này thuộc về tử tước Kuki, lãnh chuá vùng Ayabe. Trong thời gian này, ST dạy võ Ueshiba ryu (tên võ mà ST dạy trước khi đổi tên thành Aikido) trong võ đười của giáo phái Omoto.

    Lúc này ST đang ở bước đầu trong võ học và đang trong thời kỳ cải tiến những kỹ thuật đã học qua. Sau giai đoạn này ST sẽ đặt tên cho môn võ mình là Aikido.










    Kashima shinto ryu : ST đã biết sơ qua 1 vài đòn của trường này qua Sokaku Takeda. Thầy Takeda khg chỉ rõ về trường này, và chỉ dạy ST về kỹ thuật của Shinkage Ryu. Giữa 1937 và 1940, ST đã mời 1 số võ sư của môn này tới võ đường Kobukan của ST để dạy cho … con trai. Nhưng thật ra là ST học vì có tên ST trong sổ sách « keppan » của trường Kashima. Cuốn sách này có ghi tên và có chữ ký bằng máu của tất cả các võ sinh … (phong tục Nhật)

    Trường Kashima, có người gọi là « kiếm Kashima » khá nổi tiếng và đáng sợ. Trường này dạy kenjustsu, batto justsu, naginata, yari, shuriken (phi tiêu), Jo (thương ngắn) và bo (thương dài) và tai jitsu (đòn tay khg). Môn này được 3 samourai lập ra vào khoảng 1500.





    Nhiều người hay thường lầm là trưòng Kashima Shin ryu đã ảnh hương tới HKD. Sự lầm lẫn này càng to ra khi thầy Tissier ghi tên học. Khg nên lầm Kashima Shin ryu và Kashima Shinto ryu!!!






    Tóm tắt lại, ST là 1 người mê võ, khg mệt mỏi để tìm hiểu thêm về võ học. Ông ấy học từ vỏ cổ truyền và đã hút tỉa những cái hay củ những môn võ « tân thời » như Judo và kendo. Chỉ có 1 điều lạ là ST khg đả động tới nghêệ thuật bắn cung (kyudo) …


    Hết!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •