Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: Kurilla dojo

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts

    Kurilla dojo



    Lang thang youtube lượm được clip lên, chắc là sẽ có nhiều ý kiến đây! (chịu khó xem tới phần cuối nhé mọi người)

    Riêng MD thấy cách lợi dụng 1 số chướng ngại vật khi ném Kotegaeshi cũng khá hiệu quả nhưng thật sự rất nguy hiểm!!!
    Last edited by MinhDao; 12-06-2012 at 08:11 PM.

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui thấy màn biểu diễn này chẳng khác gì mấy màn biểu diễn bên VN hết! 1 loại diễn kịch vậy thôi. Đối với tui khg có gì gọi là "Wow" hết. Uke khg MTB, uke tự té, đòn chưa ra hết thì uke đã bay ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Surfgrass
    Guest
    cirque du soleil?

  4. #4
    Surfgrass
    Guest
    Đa số aikido đánh chủ trọng nhiều về sự di chuyển cũa kỷ thuật không chỉ riêng ở Việt Nam.

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    di chuyển là "bắt buộc" nếu muốn áp dụng HKD. Đó là 1 bước đầu để làm uke MTB và lấy thế thượng phong trong randori. Trong clip trên và ngay trong khi tập, uke tấn công trông nó sao sao đó.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Surfgrass
    Guest
    di chuyển là "bắt buộc" nếu muốn áp dụng HKD
    có thể surfgrass không dùng đúng chử, đa số aikido chú trọng về hình thức bên ngoài của đòn thế nhiều quá, "movements of techniques" , kinetic energy...Khi gặp uke to con, đứng lì một chổ hay gồng cứng thì không áp dụng được đòn.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    đa số aikido chú trọng về hình thức bên ngoài của đòn thế nhiều quá, "movements of techniques" , kinetic energy...Khi gặp uke to con, đứng lì một chổ hay gồng cứng thì không áp dụng được đòn.
    Theo O'sensei, tập luyện phải đi qua các giai đoạn sau:
    Kihon Waza (きほんわざ): từ đai trắng đến 3 dan, phải chú trọng tập các chiêu thế tỉnh như bị Uke nắm mạnh. Không được thay đổi kỹ thuật, hay phương hướng của lực
    Ki No Nagare Waza (気の流れ 技): tập đòn trong trạng thái động, O'Sensei nhấn mạnh, chỉ nên tập sau 3 dan mà thôi
    Tôi chưa nói đến Oyo, Henka, hay Kaeshi waza ở đây.
    Đây là một trong những giai đoạn trong cuộc đời học võ Aikido. Có người may mắn găp được thầy giỏi hay có trình độ cảm nhận cao, sau một thời gian, họ hiểu rõ chiêu thế, họ vượt qua được sự cản trở trên. Đại đa số người còn lại, không bao giờ vượt qua vì họ tin tưởng vấn đề trên không có đáp án ngay trong đầu.
    Hầu hết các võ sư hay võ sinh đều vướng phải trở ngại trong giai đoạn Kihon Waza, nên ai cũng "đi tắt, đón đầu". Họ tập trung năng lực để phát triển hoàn toàn về các chiêu thế biến đòn và bỏ qua phần căn bản.

  8. #8
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Hihi,

    Vậy nên em mới bảo là có nhiều ý kiến!

    Ko thấy được cái đúng thì ta tranh thủ thấy cái sai rồi làm ngược lại vậy.

    Phải nói là em rất may mắn, phần lớn là nhờ gặp được thầy tốt, một phần do mình tìm hiểu, tuy nhiên ko phải võ sinh nào cũng có thể tập tốt được, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống! Tùy vào cái duyên của mỗi người có vượt qua giới hạn để lên một cấp độ mới.

    Chuyện ở VN tập thế nào ko dám lạm bàn!

  9. #9
    Surfgrass
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Theo O'sensei, tập luyện phải đi qua các giai đoạn sau:
    Kihon Waza (きほんわざ): từ đai trắng đến 3 dan, phải chú trọng tập các chiêu thế tỉnh như bị Uke nắm mạnh. Không được thay đổi kỹ thuật, hay phương hướng của lực
    Ki No Nagare Waza (気の流れ 技): tập đòn trong trạng thái động, O'Sensei nhấn mạnh, chỉ nên tập sau 3 dan mà thôi
    Tôi chưa nói đến Oyo, Henka, hay Kaeshi waza ở đây.
    Đây là một trong những giai đoạn trong cuộc đời học võ Aikido. Có người may mắn găp được thầy giỏi hay có trình độ cảm nhận cao, sau một thời gian, họ hiểu rõ chiêu thế, họ vượt qua được sự cản trở trên. Đại đa số người còn lại, không bao giờ vượt qua vì họ tin tưởng vấn đề trên không có đáp án ngay trong đầu.
    Hầu hết các võ sư hay võ sinh đều vướng phải trở ngại trong giai đoạn Kihon Waza, nên ai cũng "đi tắt, đón đầu". Họ tập trung năng lực để phát triển hoàn toàn về các chiêu thế biến đòn và bỏ qua phần căn bản.

    Cái anh fourever nói trên gọi là Shu Ha Ri. Cái surfgrass muốn nói trên không phải là quá trình tập luyện mà cách thức truyền đạt kiến thức. Đa số các thầy khi truyền đạt kỷ thuật thì chỉ dạy học trò làm theo mình, làm như vầy, không làm như vầy...học trò coi theo mà làm cho giống, ít thầy nào chỉ rỏ cho học trò nguyên tắc (principle) của đòn là gì. Khi đánh một đòn thì trong cơ thể của uke những gì đang xảy ra, vận dụng cơ thể uke như thế nào... Nhiều người học aikido nói riêng và vỏ thuật nói chung quên là đòn thế chỉ là "kata" kể như là một bài quyền ngắn. Kata không có thực tế, kata không cần phải thực tế tại vì kata được sáng chế ra để dạy nguyên tắc của đòn. Chú trọng nhiều về đòn thế thì coi chừng nguyên tắc đòn sẽ bị thất lạc, như là chủ trọng về bề ngoài của chiếc xe mà quên mất cái máy xe thì xe không chạy được. Kata thì dùng ở ngoài đường không được, nguyên tắc của kata thì dùng được. Thật ra mà nói O'sensei là một vỏ học thiên tài nhưng không phải là một thầy dạy giỏi. Nhiều học trò ông thú thật là sao khi O'sensei dạy xong thì nhìn nhau không biết thầy đã dạy gì, người này hỏi người kia để học hỏi lẩn nhau không khác gì những người mù đi xem voi. Aikido của học trò O'sensei khác aikido của ông, rồi aikido của học trò học trò của ông, càng ngày càng khác xa, chẳng khác nào rượu mà bị pha ra, không loãn thì cũng không còn như mùi rượu củ. Mặc dù O'sensei là một thiên tài và nhiều học trò ông là giỏi nhưng sao thấy học trò không ai giỏi bằng hay là giỏi hơn thầy mình? Từ khía cạnh suy nghĩ của một học trò, bất cứ học môn gì, các anh em tự hỏi khi mình tìm thầy học, mình muốn học hơn hay ít nhất là bằng thầy của mình phải không? Nếu một môn võ mà học trò không ai bằng thầy mình từ thế hệ này qua thế hệ khác thì môn đó đâu còn như khi mới được sáng tạo mà chỉ là một cái bóng của nó.

  10. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Cái anh fourever nói trên gọi là Shu Ha Ri. Cái surfgrass muốn nói trên không phải là quá trình tập luyện mà cách thức truyền đạt kiến thức. Đa số các thầy khi truyền đạt kỷ thuật thì chỉ dạy học trò làm theo mình, làm như vầy, không làm như vầy...học trò coi theo mà làm cho giống, ít thầy nào chỉ rỏ cho học trò nguyên tắc (principle) của đòn là gì. Khi đánh một đòn thì trong cơ thể của uke những gì đang xảy ra, vận dụng cơ thể uke như thế nào... Nhiều người học aikido nói riêng và vỏ thuật nói chung quên là đòn thế chỉ là "kata" kể như là một bài quyền ngắn. Kata không có thực tế, kata không cần phải thực tế tại vì kata được sáng chế ra để dạy nguyên tắc của đòn. Chú trọng nhiều về đòn thế thì coi chừng nguyên tắc đòn sẽ bị thất lạc, như là chủ trọng về bề ngoài của chiếc xe mà quên mất cái máy xe thì xe không chạy được. Kata thì dùng ở ngoài đường không được, nguyên tắc của kata thì dùng được. Thật ra mà nói O'sensei là một vỏ học thiên tài nhưng không phải là một thầy dạy giỏi. Nhiều học trò ông thú thật là sao khi O'sensei dạy xong thì nhìn nhau không biết thầy đã dạy gì, người này hỏi người kia để học hỏi lẩn nhau không khác gì những người mù đi xem voi. Aikido của học trò O'sensei khác aikido của ông, rồi aikido của học trò học trò của ông, càng ngày càng khác xa, chẳng khác nào rượu mà bị pha ra, không loãn thì cũng không còn như mùi rượu củ. Mặc dù O'sensei là một thiên tài và nhiều học trò ông là giỏi nhưng sao thấy học trò không ai giỏi bằng hay là giỏi hơn thầy mình? Từ khía cạnh suy nghĩ của một học trò, bất cứ học môn gì, các anh em tự hỏi khi mình tìm thầy học, mình muốn học hơn hay ít nhất là bằng thầy của mình phải không? Nếu một môn võ mà học trò không ai bằng thầy mình từ thế hệ này qua thế hệ khác thì môn đó đâu còn như khi mới được sáng tạo mà chỉ là một cái bóng của nó.
    Anh nói vậy có phần đúng mà cũng có phần không đúng! Tổ sư cũng học từ ngài Takeda, nếu thầy Takeda là nhân tố chính quyết định sự thành tài của Tổ sư, thì các học trò khác của thầy Takeda cũng phải giỏi như Tổ sư chứ. Để giỏi thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng như nhau.

    Ta thì chẳng thể nào thay đổi thầy của ta, nên đành thay đổi mình (giống nguyên lý của Aikido vậy) làm sao học cho tốt.

    Em thấy nhiều bạn trong lớp mình, mình học lâu hơn họ, biết được nhiều hơn họ 1 chút, khi em giảng đòn, cố nói cho hết những điều mình hiểu, từ nguyên lý cho đến mở rộng cách ứng dụng của đòn, những điều mà không phải ngày 1 ngày 2 mình mới hiểu được. Nhưng có 2 trường hợp, 1 là họ ko thấy được điều đó là quan trọng, nên không cố gắng làm theo, 2 là họ cố gắng làm theo, nhưng không thể nào làm được vì họ chỉ mới bắt đầu.

    Lúc đó em mới hiểu được thầy của em, có những lúc thầy nói phải "Bác học, Thâm vấn, Thận tư, Minh biện, Đốc hành" mới hiểu được nguyên lý, có lúc chỉ dạy và mỉm cười nhẹ nhàng.

    Đi rồi sẽ đến, gõ cửa thì cửa sẽ mở! Sẽ có vài học trò giỏi bằng và giỏi hơn thầy của mình, trong số rất nhiều học trò của thầy đó!

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •