Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 51

Chủ đề: Aikido vẫn thật sự là môn võ!

  1. #21
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tui học aikido được 18 tháng rồi, lên tột đỉnh....của đai màu rồi!.
    Thầy mới đưa tui cái chương trình dành cho đai đen , nên tui cũng cố gắng 1 năm nữa trên con đường Đạo. (tính ngắn ngằn thôi cho dễ bước......hi...... hi....)
    Lâu nay tui tập "múa đẹp như đánh", hôm qua bị một đai đen "đánh đẹp như múa".......Hu...hu....
    Má ơi! bị mấy đòn sankyu, nikyu......hôm nay ê khớp quá!
    Aikido mà ra đòn thiệt là ác lắm! hổng có thương yêu gì hết đâu nha! Hic hic........

  2. #22
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Em nghĩ cách Hiệp khí với sự yêu thương khác với những cách hiệp khí khác, lần đầu tiên em ngẫm nghĩ về điều này là sau khi xem clip này, thầy này cho rằng và nhấn mạnh rằng nếu "yêu thương" Uke thì sẽ càng dễ làm Uke mất thăng bằng hơn
    Sao chỉ có ở VN tui mới nghe nói và nhắc tới hoài HKD = võ tình thương !!!! Cách lý luận này tui hay thấy ở 1 số võ sinh người Pháp ... Tui thấy nên chú trọng tới luyện tập cho nhuyễn đi, chứ nếu cứ nghĩ tới lý thuyết và "triết" như thế này thì võ sẽ khg tới đâu đâu. Tui nói câu này theo kinh nghiệm cá nhân.

    nếu "yêu thương" Uke thì sẽ càng dễ làm Uke mất thăng bằng
    Câu này có nghĩa là thả lỏng, khg có cương, khg dùng sức. Rất nhiều người hiểu lầm chữ "yêu thương".

    chỉ có 1 Aikido duy nhất, Aikido nên được hiểu là Aikido của Morihei Ueshiba, bởi lẽ, trước Tổ sư, chưa có ai dùng tên gọi này
    Aikido (aikikai) chỉ có 1 (đừng quên còn aikido Yoseikan, Yoshinkan ...). Hãy nhìn tài liệu ST khi ra đòn lúc 1940 và 1950 rồi xem có phải võ tình thương nữa khg? Đa số ai lớn tuôi cũng "hiền" đi hết. Lúc trẻ thì khác.

    "trong Aikido đánh đẹp như múa, chứ không phải múa đẹp như đánh"
    --> khoái câu này.
    Last edited by aiki; 10-04-2012 at 07:39 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #23
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Aikido (aikikai) chỉ có 1 (đừng quên còn aikido Yoseikan, Yoshinkan ...). Hãy nhìn tài liệu ST khi ra đòn lúc 1940 và 1950 rồi xem có phải võ tình thương nữa khg? Đa số ai lớn tuôi cũng "hiền" đi hết. Lúc trẻ thì khác.
    Những điều anh nói đương nhiên là đúng. Lời khuyên của anh em cũng đồng ý luôn.

    Chỉ là em học Aikido từ năm 2009, không dám tự cao nhưng mà khoản chăm chỉ thì chắc là có. Đến bây giờ nhìn lại, em thấy mọi người nói về Ki Aikido, Yoseikan, thì có thể nói tương đối rõ ràng. Nhưng khi hỏi câu này

    Giá trị của Aikido mà tổ sư muốn truyền bá, và đặt lên trên hết là gì? Cách hiệp khí của Tổ sư là gì? Tinh thần Aikido của tổ sư là gì?

    Thì dườnng như chưa có câu trả lời rõ ràng, nên mới tự nhiên ngẫm nghĩ và đề ra giả thuyết như trên.

    Em xin nói lại suy nghĩ và giả thuyết hiện giờ của em như sau
    -------------------

    Đầu tiên ta thừa nhận rằng mỗi người có một quan niệm, cũng giống như việc có nhiều môn võ khác nhau tồn tại, và ta đều công nhận là mỗi phương pháp luyện tập, "triết lý" của từng môn võ đều có thể đưa người luyện tập chăm chỉ đến đỉnh cao.

    Với dẫn chứng anh đề ra, có nhiều hệ phái Aikido, điều đó nói lên rằng, có sự khác biệt trong từng hệ phái. Aikido Yoseikan sẽ khác Ki Aikido bởi vì Tohei đại sư đề cao khí, còn Minoru Mochizuki đại sư thì không như vậy.

    Và điều đó cũng nói lên rằng những hệ phái đó, cách luyện tập, giá trị mà họ muốn đề cao ko hoàn toàn giống với điều mà Tổ sư muốn xây dựng.

    Trước chiến tranh dùng chữ Aiki Jujutsu, Aiki Budo, chứ ko dùng Aikido, và nếu Huấn từ em trích là đúng (xin lỗi vì ko có khả năng kiểm chứng huấn từ này), thì điều mà tổ sư muốn là Aikido đề cao yêu thương trên tất cả các giá trị khác. Còn khi 1 người nào đó, muốn hướng đến 1 giá trị khác, thì họ dùng một tên khác ví dụ như Ki Aikido.

    Nên em đã mạo muội cho rằng Aikido là khái niệm để chỉ Aikido với tinh thần của Tổ sư, và hiệp khí theo cách của Tổ sư, là Hiệp khí với tình yêu thường. (còn Aiki chỉ là hiệp khí, được ứng dụng trong nhiều môn võ)

    Có thể anh không hoàn toàn đồng ý.

    --------------------------------

    Em ko phải là người ngủ mơ trong lý thuyết đâu ạ. Nhưng có những lúc ta bỗng dưng tự hỏi và muốn tìm hiểu về "ý tưởng" của Tổ sư. Tại sao con người ở đỉnh cao của Võ thuật, nói không quá chứ với công phu của Tổ sư, có thể 1 chiêu lấy mạng người khác, mà lại có ý tưởng lập ra một môn võ mà "đánh người người chẳng sao"?

    Cách suy nghĩ và biến cố gì đã tác động lên điều đó?

    Chắc khó mà biết được! Một câu hỏi không có lời đáp. Nên chỉ biết chăm chú luyện tập, mong tụng kinh hoài sẽ thành Phật mà thôi????

    Hay tất cả chỉ là một dòng suy nghĩ thoáng qua!!!
    Last edited by MinhDao; 10-05-2012 at 01:04 AM.

  4. #24
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    MD có biết là aikido hiện tại là có rất nhiều ảnh hưỡng của con ST khg (Kishomaru)?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #25
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Qua quá trình tập luyện, tìm hiểu, và đọc ý kiến của các anh.....CatQuang đôi lúc băn khoăn: Nên hiểu aikido là võ đạo, vũ đạo hay là một nghệ thuật, là võ chiến đầu hay võ tình thương. Khi ta xem xét theo tôn chỉ nào thì ta sẽ tập với tinh thần ấy! Với thời gian, nhận thức của CatQuang cũng có phần thay đổi.
    Khi mới học aikido vì lý do cải thiện sức khỏe, CatQuang xem nó như một môn thể dục thích hợp với mình! Duy trì tập luyện vì cần duy trì sức khỏe. Sau một thời gian, CatQuang xem nó như có phần vũ đạo - phải có xoay vòng vòng ấy mà. Khi hiểu sâu hơn các nguyên lý (vật lý, cơ thể người, triết lý, ứng xử......) thì lại thấy nó như là một nghệ thuật ẩn chứa nhiều nguyên tắc khoa học và xã hội. Bây giờ, CatQuang đang nghĩ đến khía cạnh võ đạo của Aikido, là võ chiến đấu hay võ tình thương?!

    Nếu CatQuang luyện tập với tinh thần chiến đấu, phải dùng được, hữu dụng, và thực võ......thì giờ đây phải chú trọng vào atemi, dứt điểm nhanh gọn, các đòn gây đau , khống chế.
    Nếu CatQuang tập với tinh thần như một "nghệ thuật, tình thương" thì phải chú trọng vào mất thăng bằng, vòng tròn, dẫn......nhiều hơn - biễu diễn cho đẹp ấy mà!

    Võ Đạo - phải chăng chúng ta phải học với một tinh thần "chiến đấu trong thương yêu" (tui mới nghĩ ra cái từ này, quả là trong aikido có nhiều cái mâu thuẫn ghê), phải đạt được Chân Thiện Mỹ. Tức là Chân thật (tính chiến đấu, quyết liệt, hạ gục), Thiện là dùng võ vì chính nghĩa, vì yêu thương (dùng ác tâm là mình đi tù , mang họa), Mỹ là phải "đánh đẹp như múa".

    Cho nên nếu hiểu Aikido là "võ tình thương", rồi "đánh như múa", thì chắc ra đời có khi bị no đòn, 2-3 đẳng mà gặp cướp giật, đả loạn vào mình mà không dám lâm trận là không ổn. Với CatQuang 1 đẳng là phải đạt được hiệp khí, dũng khí thì mới đáng có đẳng.

    Thầy dạy tui bảo, học Aikido là chưa đủ thực chiến, phải tìm hiểu thêm aikijujitsu, hapkido......Chà ! nếu vậy aikido tình thương thực rồi, múa múa vậy thôi.....

    Tui có nghe câu, "muốn lên thiên đừong phải qua địa ngục", tổ sư cũng ác liệt lắm rồi mới đến tình thương......
    Chúng ta học aikido, nếu không trải qua "tính chiến đấu" thì e không có cơ hội nói chuyện "tình thương" với đối thủ!

    "Chúng ta không muốn thử thách với cuộc đời, nhưng chắc chắn cuộc đời sẽ luôn thử thách chúng ta, cuộc sống là sự thử thách của mọi người với nhau - sưu tầm ". Vậy nên ta luôn cần rèn luyện và rèn luyện.....

    Muốn đạt "đạo" thì có lẽ phải đạt được "võ" cái đã. Vậy nên tập tiếp, tập tiếp....

    Mong ý kiến các anh em!

    (Viết bài này mới thấy võ miệng ớn thiệt! hic!)
    Last edited by CatQuangThuong; 10-05-2012 at 08:22 AM.

  6. #26
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    MD có biết là aikido hiện tại là có rất nhiều ảnh hưỡng của con ST khg (Kishomaru)?
    Bởi như vậy nên em mới hỏi Tổ sư chú trọng điều gì?

    Em biết là mỗi Aikidoka có một suy nghĩ và kiến giải riêng, em cũng biết sẽ khó có câu trả lời, nhưng em vẫn hỏi, như một sự tìm tòi thôi mà! Em ko hề có ý tranh luận.

  7. #27
    Surfgrass
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi MinhDao Xem bài viết
    Bởi như vậy nên em mới hỏi Tổ sư chú trọng điều gì?

    Em biết là mỗi Aikidoka có một suy nghĩ và kiến giải riêng, em cũng biết sẽ khó có câu trả lời, nhưng em vẫn hỏi, như một sự tìm tòi thôi mà! Em ko hề có ý tranh luận.
    Câu hỏi quan trọng hơn là MinhDao chú trọng điều gì??? Nên nhớ là mình học cho mình.

  8. #28
    Surfgrass
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi CatQuangThuong Xem bài viết
    Qua quá trình tập luyện, tìm hiểu, và đọc ý kiến của các anh.....CatQuang đôi lúc băn khoăn: Nên hiểu aikido là võ đạo, vũ đạo hay là một nghệ thuật, là võ chiến đầu hay võ tình thương. Khi ta xem xét theo tôn chỉ nào thì ta sẽ tập với tinh thần ấy! Với thời gian, nhận thức của CatQuang cũng có phần thay đổi.
    Khi mới học aikido vì lý do cải thiện sức khỏe, CatQuang xem nó như một môn thể dục thích hợp với mình! Duy trì tập luyện vì cần duy trì sức khỏe. Sau một thời gian, CatQuang xem nó như có phần vũ đạo - phải có xoay vòng vòng ấy mà. Khi hiểu sâu hơn các nguyên lý (vật lý, cơ thể người, triết lý, ứng xử......) thì lại thấy nó như là một nghệ thuật ẩn chứa nhiều nguyên tắc khoa học và xã hội. Bây giờ, CatQuang đang nghĩ đến khía cạnh võ đạo của Aikido, là võ chiến đấu hay võ tình thương?!

    Nếu CatQuang luyện tập với tinh thần chiến đấu, phải dùng được, hữu dụng, và thực võ......thì giờ đây phải chú trọng vào atemi, dứt điểm nhanh gọn, các đòn gây đau , khống chế.
    Nếu CatQuang tập với tinh thần như một "nghệ thuật, tình thương" thì phải chú trọng vào mất thăng bằng, vòng tròn, dẫn......nhiều hơn - biễu diễn cho đẹp ấy mà!

    Võ Đạo - phải chăng chúng ta phải học với một tinh thần "chiến đấu trong thương yêu" (tui mới nghĩ ra cái từ này, quả là trong aikido có nhiều cái mâu thuẫn ghê), phải đạt được Chân Thiện Mỹ. Tức là Chân thật (tính chiến đấu, quyết liệt, hạ gục), Thiện là dùng võ vì chính nghĩa, vì yêu thương (dùng ác tâm là mình đi tù , mang họa), Mỹ là phải "đánh đẹp như múa".

    Cho nên nếu hiểu Aikido là "võ tình thương", rồi "đánh như múa", thì chắc ra đời có khi bị no đòn, 2-3 đẳng mà gặp cướp giật, đả loạn vào mình mà không dám lâm trận là không ổn. Với CatQuang 1 đẳng là phải đạt được hiệp khí, dũng khí thì mới đáng có đẳng.

    Thầy dạy tui bảo, học Aikido là chưa đủ thực chiến, phải tìm hiểu thêm aikijujitsu, hapkido......Chà ! nếu vậy aikido tình thương thực rồi, múa múa vậy thôi.....

    Tui có nghe câu, "muốn lên thiên đừong phải qua địa ngục", tổ sư cũng ác liệt lắm rồi mới đến tình thương......
    Chúng ta học aikido, nếu không trải qua "tính chiến đấu" thì e không có cơ hội nói chuyện "tình thương" với đối thủ!

    "Chúng ta không muốn thử thách với cuộc đời, nhưng chắc chắn cuộc đời sẽ luôn thử thách chúng ta, cuộc sống là sự thử thách của mọi người với nhau - sưu tầm ". Vậy nên ta luôn cần rèn luyện và rèn luyện.....

    Muốn đạt "đạo" thì có lẽ phải đạt được "võ" cái đã. Vậy nên tập tiếp, tập tiếp....

    Mong ý kiến các anh em!

    (Viết bài này mới thấy võ miệng ớn thiệt! hic!)
    Theo hiểu biết nông cạn của mình thì muốn đạt được "tình thương" thì trước hết mình phải có khả năng tiêu diệt. Một tình thương thật sự là một người có thể giết chết hoặc gây thương tật cho đối phương trong chớp mắt, nhưng tại thời điểm hủy diệt sắp xảy ra của đối phương, người đó chọn bất bạo động, chọn tình thương.

    Võ thuật dựa trên các giả định thì không có thực tế đâu.

  9. #29
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Không có võ nào dở cả. Nếu chịu nghiên cứu và tập luyện sẻ sử dụng được.

  10. #30
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Câu hỏi quan trọng hơn là MinhDao chú trọng điều gì??? Nên nhớ là mình học cho mình.
    Thật ra em đã học Aikido được 3 năm,

    Em cũng may mắn được học với một người thầy rất tận tâm và luôn hướng đến cái "Chân giá trị". Ngoài câu nói về Võ đạo và vũ đạo em vừa viết ở trên, thầy luôn nhắc nhở "Không bất cập, không thái quá", mọi việc sẽ tốt khi nó hài hòa. Hài hòa giữa đòn thế mạnh mẽ với tinh thần yêu thương, và mở rộng hơn là hài hòa cả trong cuộc sống, ta ko chỉ thực hành Aikido chỉ ở Dojo.

    --------------------------
    Ban đầu em cũng nghĩ hãy luyện thật tốt, luyện võ cũng như Mài dao. Còn mới con dao đó, người nào dùng để xắt rau, hay đem đi "đâm chém" là chuyện của người đó.

    Gần đây em lại nghĩ, nếu vậy ta cứ học Aiki Jutjutsu, Karate,... những môn võ đó, với những con người có đạo đức, họ cũng thực hành rất tốt, và chỉ dùng võ khi có chuyện, và cũng hạn chế thấp nhất thương tổn cho đối phương.

    Và em nghĩ rằng, vậy tại sao Tổ sư lại khai sinh ra Aikido, ta thấy phương pháp tập của Aikido, không có thi đấu, Uke thì hạn chế phản đòn, bởi vậy người tập rất dễ bị ngộ nhận.

    Chúng ta tập Aikido là đi một con đường khó hơn, vậy chúng ta đạt được điều gì???

    Em nghĩ đến 2 ví dụ sau:

    1 con người rất tài năng, nhưng làm nhiều chuyện xấu, cuối cùng cũng giác ngộ và thành người tốt.

    1 con người được nuôi dưỡng, giáo dục, để trở thành một con người với lòng yêu thương từ đầu.

    Đích đến của 2 cách đi này có vẻ giống nhau, bản chất của 2 con người đó cuối cùng như nhau. Nhưng đâu là sự khác biệt?

    Sự khác biệt là ở cách tiếp cận. Và trong cuộc sống này, chúng ta đã đang và sẽ phải lựa chọn. Dù chúng ta đã học Aikido, thì cũng đang phải nghĩ học Aikido như thế nào?

    (mọi người đừng đưa ra phản ví dụ, chỉ thấy toàn màu hồng, thì chưa biết yêu thương thực sự, nếu như vậy thì phương pháp giáo dục đó đã có thiếu sót, còn em đưa ra ví dụ là ở mức tuyệt đối, làm cho người học hiểu và hiểu sâu sắc)

    -----------------

    Nếu ta xét đến chữ Vô hay Không trong đạo, Aikido cũng lấy vòng tròn, không có bắt đầu, không có kết thúc làm triết lý.

    Ta thấy rằng khi Tổ sư về già, người vào đòn rất ung dung thư thái. Để luyện tập cái Không này không hề dễ dàng, và tổ sư đã mất cả đời để đạt đến cảnh giới đó.

    Em nghĩ rằng bài học mà Tổ sư muốn gửi cho đời sau, đó là cái Không.

    Khi kẻ thù đến với một sự thù hận, ta hóa giải nó với sự yêu thương, thù hận và yêu thương cộng lại, đó chính là cái Không?

    Khi trong lòng ta thanh thản, vẫn yêu thương được người đang "gây áp lực" kia cho ta, thì đòn tấn công của họ có là gì? Ta sẽ dễ dàng vào đòn hay hiệp khí hơn.

    (mọi người có thể thay chữ Yêu thương kia bằng bất cứ cái gì khác tùy mọi người, như có người xem thanh kiếm chém tới chỉ là que củi thì vào đòn nhẹ nhàng hơn )

    (Ngược lại, cũng có người cho rằng, Aikido ko cho lấy cục gạch đập vào đối phương, vậy thì hãy quăng đối phương vào đống gạch!)

    ------------------

    Mọi người chắc nghĩ rằng em rất "Lậm triết lý" và quên đi kĩ thuật. Nhưng xin nhắc lại là em đã chăm chỉ học, luyện Aikido từ năm 2009 đến nay!

    Có thể em nói không chính xác, nhưng mọi người cứ thử "Hòa hợp" cái ý tưởng của em xem sao.

    Thật ra xét về "personality" em là người suy nghĩ tương đối nhiều! Vậy nên khi đọc một số tài liệu về Aikido đã làm em suy nghĩ, xin gửi mọi người một chuyện sau (trong sách nhé, không phải chuyện của em):

    Sư phụ: Aikido không có thi đấu, ta chỉ luyện tập và luyện tập để thắng chính mình.
    Đệ tử: Aikido không có thi đấu, vậy chắc chẳng bao giờ nó được dùng đến.
    Sư phụ: Ta dùng Aikido mọi lúc, kể từ khi bắt đầu cho đến ngày ta chết.
    "Không bất cập, không thái quá"

    PS:
    Bài viết này có thể xem là một dòng suy nghĩ "vu vơ" về Aikido của tác giả sau 1 thời gian học Aikido, bài viết này không nói đến các khía cạnh khác của Aikido.
    Em chuyên qua box kĩ thuật đây, các bài về mất thăng bằng của anh Aiki rất hay
    Last edited by MinhDao; 10-08-2012 at 12:48 PM.

Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •