Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 65

Chủ đề: Iriminage

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Baì này là bài đầu tiên trong vài bài nói về đòn Iriminage.

    Iriminage là 1 trong vài đòn coi như nguy hiểm nhất cuả Aikido. Thầy Kanai khi trẻ đã dùng đòn này vài lần ngoài đời và đã 1 lần nói với tôi

    "với Kotegaishi thì mình quăng địch thủ như chơi, nhưng hắn vẫn đứng dậy được, bất quá thì bị trật cổ tay và vẫn có thể đánh mình tiếp,
    với Shihonage thì có thể trẹo cùi chỏ nhưng vẫn đứng dậy được,
    với nikkyo hay Sankyo khi gặp người dẻo hay say rựơu, họ không biết đau là gì,
    nhưng với Iriminage thì khi bị vẹo cổ hay xương sống, không có 1 người nào có thể đứng lên tiếp được "



    Iriminage có ít nhất 5 cách đánh.



    1-Cách thông thường nhất mà hầu như ai cũng phải tập để thi lên đai

    Ura: né đòn trước và tenkan





    Omote: dùng tenkai để né đòn và sau đó thì ''tenkai- irimi'' như mấy clip sau





    2- Cách trực tiếp (direct) thường hay thấy áp dụng với những thế công shomen, tsuki, Yokomen và Ushiro







    3- Cách Kokyuho, nếu làm đúng mà uke không biết ukemi thì sẽ u đầu








    4- Cách "vòng tròn" thường được hay xử dụng sau khi vô ikkyo, shihonage hay đối với những thế nắm tay






    5- Cách "xiết cổ". Cách này rất ít thấy xài nhưng ai không biết ukemi bảo đảm sẽ ê ''bàn tọa''







    6- iriminage "fantaisy"






    Còn tiếp ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    psi_ops2001
    Guest
    hay quá chú aiki !
    --- irimi nage có 2 cách đánh :
    ---------1 là danh xuong dat nhu vay
    ----------2 là đánh ngang vai

    =======vậy cái nào đánh hiệu quả hơn vậy chú !!!
    ==psi thấy irimi ngang vai hieu quả hơn chú ơi:bigsmile:
    Thân

  4. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    wow ! không ngờ đòn Iriminage lại có nhiều cách như vậy. trước giờ aikikai chỉ biết có 1 "cách thông thường" thôi.
    okie, vào đề luôn nha. khi tập Iriminage, aikikai có một số thắc mắc sau :
    (bàn về cách Iriminage thông thường )
    1/ mình Irimi vào vị trí của uke như thế nào là hợp lý nhất?
    2/ phải xoay người bao nhiêu độ?(có bắt buộc không?)
    3/ làm sao mình có thể dẫn uke đi nhẹ nhàng và dùng ít sức nhất?
    4/ aikikai có tập với 1 uke người khá to (hơn aikikai) và rất khó thực hiện đòn này. vậy làm sao mình có thể đánh đòn này hiệu quả khi gặp trường hợp như vậy? và trường hợp người cao nữa.

    Xin mời các TV bàn luận
    Practice Make Perfect

  5. #4
    Moderator
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    iriminage là đòn mà Zen thích nhất (nhưng đánh cũng dở nhất luôn), mới được sensei chỉ nên có mấy kinh nghiệm share cho pà kon:

    1.Irimi vô càng sát người uke càng tốt, như dính lại thành 1 vậy đó, vô vậy thì khi xoay tenkan sẽ dùng ít sức, đứng xa wá thì sẽ dễ thành kéo uke.
    ko nhất thiết fải xoay bao nhieu độ đâu, chỉ cần thấy uke mất thăng bằng, đứng lên để mình kết thúc đòn là được òi. Khi xoay thì nhớ mượn cái đà của uke tấn công mình, redirect cái đà đó và cộng thêm lực hông của mình để xoay uke đi. Sensei Zen có chỉ cách tập shome uchi iriminage cho mấy bạn đai trắng thấy khá hay và dễ tập để có căn bản trước. Khi đánh chậm có thể chia làm 3 bước: Khi uke Shomen uchi thì irimi sát vô người uke. Sau đó mượn đà đang đi xuống của lực chém shomenuchi, dùng trọng lượng của cánh tay mình và hạ trọng tâm xuống, đem uke xuống thấp, lúc này là uke mất thăng bằng rùi, lợi dụng lúc này xoay tenkan, dùng lực hông lead uke đi, đợi uke lồm cồm bò dậy thì kết thúc đòn. Đánh nhanh thì sẽ giống hình 3 của anh aiki.
    1 số điểm đáng lưu ý là cái tay trước ko nên dùng sức nhiều, chỉ cần mượn đà đi xuống của uke và khi đem uke xuống thấp là đem bằng cả người mình như 1 khối thống nhất (hạ trọng tâm xuống), chứ ko dùng lực tay kéo đè. Nếu để ý thì trong mấy hình của anh aiki, nage luôn luôn hạ trọng tâm xuống thấp khi tenkan và ngay trước khi kết thúc đòn, fải luôn luôn giữ contact với cổ uke bằng tay sau
    I have faith in life, and life responds in kind.

  6. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Theo David, muốn tập đòn Irimi (cách thứ 1) thì phải chú ý luyện tenkan. Nếu tenkan xoay tròn thì Uke sẽ văng ra ngoài Nage khó khống chế. Thứ nữa khi nhập nội, giữa Uke và Nage phải có 01 khoảng cách chứ không dính sát người với Uke. Việc dẫn mất thăng bằng là việc lùi người (Nage) kéo Uke ra phía sau (nếu bạn tenkan theo cách cũ sẽ khó đánh được đòn này). Môt điều nữa là TCT lúc dẫn và lúc kêt thúc đòn. Điều khó nhất của đòn này là việc cảm nhận lúc nào kết thúc đòn là đúng thời điểm. Thân

  7. #6
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Anh Aiki biên bài thật sinh động.
    Xin mạo muội góp thêm phần nhỏ.
    Anh Aikikai có ghi 4 điểm xin có vài ý thế này:
    Vị trí của tori nhập vào phải đứng sau uke (hơi sau một chút) không đứng bằng và không đước trước.Giữa uke và tori không có khe hở là tốt nhất.(Anh David ơi! tôi đã thấy có thầy đánh ôm trọn phần đầu và cổ đối phương vào ngực, đòn này đánh ngắn và cũng khá nguy hiểm)
    Tay để vào phần tiếp nối giữa cổ và vai.
    Để dẫn uke nhẹ nhàng thì yếu tố đầu tiên là cảm nhận của tori về tốc độ tấn công của uke và chuyển động của tori và uke hòa vào làm một (cái này thì tôi cũng chỉ nói được thôi chứ làm được chắc vài chục năm nữa). Một điều ông thầy tôi lưu ý là không được nhìn vào uke.Hướng dẫn uke đi sẽ lệch ra ngoài một chút so với hướng sau khi ta đứng cùng hướng uke (kinh nghiệm của tôi là chếch ra khoảng 10-15 độ).
    Góc xoay thì bất kỳ không có qui định quan trọng là làm uke mất thăng bằng.
    Đối với kết thúc đòn thì ông thầy tôi dạy khi nào uke muốn đứng dậy thì kết thúc (cái này tôi cũng chỉ nói được còn làm thì cũng chắc vài chục năm nữa vì thuộc về cảm nhận)
    Có một số thầy kết thúc đòn có kê hông vào uke, có thầy không ( tôi thấy đạo chủ không kê hông)
    Một vài điểm trao đổi với các anh.
    Thân

  8. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trong võ thuật mà bị người ra vặn đầu vặn cổ thì mạng sống không còn bao nhiêu. Vì vậy Iirimi rât nguy hiểm. Bản thân tui cũng bị vẹo cổ một lần vì cài tật "cứng đầu" gương lại không cho nage đánh

    Tuy nhiên khi mới hoc, Nage thực hiên đòn này dễ bị uke hích vai, đập đầu và ăn cùi chỏ. Có ai có kinh nghiệm như vậy chưa?

    Nghĩ lai VVN có đòn bay kẹp cổ. Không biết cái nào nguy hiểm hơn?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Zen
    1.Irimi vô càng sát người uke càng tốt, như dính lại thành 1 vậy đó, vô vậy thì khi xoay tenkan sẽ dùng ít sức, đứng xa wá thì sẽ dễ thành kéo uke.
    David
    hứ nữa khi nhập nội, giữa Uke và Nage phải có 01 khoảng cách chứ không dính sát người với Uke.
    beginer
    Vị trí của tori nhập vào phải đứng sau uke (hơi sau một chút) không đứng bằng và không đước trước.Giữa uke và tori không có khe hở là tốt nhất
    aikikai cũng biết là nage càng áp sát uke càng tốt, nhưng khi áp sát thì aikikai thấy hơi khó xoay tenkan, và đôi khi không biết xoay làm sao mà nage và uke đều mất đà. vì thế, tạm thời aikikai tập giữ khoảng cách với uke. Bác nào biết trường hợp này là tại sao ko?

    Zen
    Khi đánh chậm có thể chia làm 3 bước: Khi uke Shomen uchi thì irimi sát vô người uke. Sau đó mượn đà đang đi xuống của lực chém shomenuchi, dùng trọng lượng của cánh tay mình và hạ trọng tâm xuống, đem uke xuống thấp, lúc này là uke mất thăng bằng rùi, lợi dụng lúc này xoay tenkan, dùng lực hông lead uke đi, đợi uke lồm cồm bò dậy thì kết thúc đòn. Đánh nhanh thì sẽ giống hình 3 của anh aiki.
    Cám ơn bác Zen, hồi kì đi tập huấn ở chỗ Shihan Sugawara, ổng có chỉ cách tập giống vậy nhưng lúc đó ổng nói tiếng Nhật nên có hiểu gì đâu, về sân tập bậy bạ mà vẫn chưa hiểu, nay có bác diễn giải nên mới hiểu đc đôi chút. :laugh:



    Practice Make Perfect

  10. #9
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Trong võ thuật mà bị người ra vặn đầu vặn cổ thì mạng sống không còn bao nhiêu. Vì vậy Iirimi rât nguy hiểm. Bản thân tui cũng bị vẹo cổ một lần vì cài tật "cứng đầu" gương lại không cho nage đánh

    Tuy nhiên khi mới hoc, Nage thực hiên đòn này dễ bị uke hích vai, đập đầu và ăn cùi chỏ. Có ai có kinh nghiệm như vậy chưa?

    Nghĩ lai VVN có đòn bay kẹp cổ. Không biết cái nào nguy hiểm hơn?
    Anh NgDaLat! Anh nói rất đúng. Thường thì những người chưa học Aikido họ hay cứng cái cổ mỗi khi bị đè hay xiết ( nói ra thật xấu hổ, chính Khất cũng bị như vậy hồi mới học:redface: )
    Khất nghĩ nếu "vào" nhẹ nhàng và áp sát ngay Uke sẽ không có cơ hội thúc cùi chỏ hay đập đầu... nữa. Có một điều quan trọng là phải cảm nhận được khoảnh khắc Uke xô vào mà Nage có thể di chuyển nhanh mượn lực mà "xoắn" thì Uke sẽ "không kịp phản ứng"!
    Cái đòn đá bay "kẹp cổ" trong Việt võ đạo thì khá đẹp và nguy hiểm nhưng vưỡn có thể né, còn đòn iriminage này lại... tuyệt nhiên không vì có sự khác biệt: Uke tự lao vào còn ở đòn đá bay kia là "đang bị tấn công". Nói chung đều nguy hiểm nhưng một cái có thể tránh hoặc đỡ còn cái kia là bị "dính vào với nage".

    Chúc Anh an mạnh!

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  11. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nói ra mắc cỡ vì cái tật hay gượng lại (không thả lỏng) khi nage đánh. Hôm bữa một người bạn cầm tay giật một cái mà cái cổ cũng muốn gẫy nói chi Iriminage
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •