Chủ đề này hơi ''tế nhị'' 1 tý nhưng tui muốn nêu lên để anh chị em đàm luận.

Những gì tui biên đây là nhận xét cá nhân. Tui không có ý chỉ trích hoặc chê bai gì Doshu hết nhưng tự bình luận về chủ đề này.

Cá nhân tui so sánh hệ phái Aikikai như 1 công ty quốc tế rất lớn, có trụ sở chính tại Nhật. Sư tổ là sáng lập viên ra công ty đó và Doshu đời 1 Kisshomaru là người đã bành trướng công ty đó ra khắp 5 châu.

Công ty này lúc mở những chi nhánh ở ngoại quốc đã gửi 1 số ''nhân viên'' ra làm giám đốc hoặc đại diện những chi nhánh đó. Những người giám đốc/ đại diện đó là những Shihan nôỉ tiếng như Yamada, Tamura, Chiba, Sugano, Horizoe (bên VN), Kurita v..v...

Sư tổ là người gioỉ võ, đã đào tạo 1 số khá đông đệ tử ruột. Con trai Kisshomaru thì võ không bằng cha nhưng lại có đầu óc quản lý nên đã gíup cha bành trướng Aikido. Kisshomaru học Aikido cũng khá lâu, cùng với rất nhiều thầy nổi tiếng (Shioda, Mochizuki v..v...) nhưng vì thích ''văn'' hơn võ nên ít ai biết. Vả lại lúc đó có quá nhiều ''tay cao thủ'' nên ông ấy không được ai để ý cho lắm. Tới bấy giờ thì mọi chuyện êm xuôi, và sự việc bắt đầu ''thay đôỉ'' vào những năm chót của cuộc đời sư tổ và ''kết thúc'' vài năm sau khi ông ấy qua đời.

Như mấy người đã biết, Aikido xuất nguồn từ Daitoryu và với thời gian, tất cả những cá tính ''độc'' đã được sư tổ hủy bỏ vào những năm sau cùng của cuộc đời. Sư tổ cũng biết con trai mình (Kosshimoru) không có khiêú võ nên đã để hắn quản lý khía cạnh tổ chức hành chánh, trong khi đó, khía cạnh đòn thế, võ thuật thì giao cho Tohei shihan. Cái quyết định này của sư tổ ai cũng tán thành vì hầu như tất cả những đệ tử usdideshi của sư tổ vào thập niên 50 và 60 ở Hombu đều do Tohei shihan chỉ dậy : Tamura, Yamada, Kanai, Osawa, Chiba, v..v...

Lúc sư tổ còn sống thì 2 vị này (Tohei, Kosshimaru) tích cực cộng tác với nhau. Chính 2 vị này đã biến hóa và đôỉ tên 1 số đòn aikijujitsu sang aikido. Trạng thái đòn Ikkyo mà mình biết bây gìơ đã được 2 vị này thay đôỉ vào thập niên 50. Ai đã học Yoseikan aikijujitsu (hiệp khí nhu thuật) thì sẽ biết thế Robuse là Ikkyo ''thời xưa''.

Trong văn hóa Á Châu, nhất là trong giới võ lâm, phương vị chưởng môn lúc nào cũng gia chuyền. Vì vậy vài năm đầu sau khi sư tổ qua đời, cái sơ đồ tổ chức Aikikai vẫn giữ y nguyên như hồi sư tổ còn sống.

Ở những võ đường Aikkai chính thức, bên cạnh hình sư tổ, hình của Tohei shihan cũng bắt đầu được cheo lên. Trong giới võ lâm thì người giỏi võ, lúc nào cũng được kính nể hơn người quản lý. Cho những người không biết Tohei shihan là ai, vị thầy này rất khó tính và rất khắt khe trong việc tập võ.

Lúc đó và ngay cả bây gìơ, ở Hombu Dojo có rất nhiều học trò. Có học trò của sư tồ, học trò của học trò sư tổ, học trò của doshu và học trò của học trò doshu. (mấy người có lầm chưa?)

Cũng cùng thời gian đó, không biết có phải vì tính tình của Tohei shihan hay không, ở Hombu dojo bắt đầu có 1 sự chanh chấp giữa Tohei shihan và 1 số thầy khác. Lý do : áp dụng khí trong đòn thế Aikido. Theo nhận xét của Tohei sensei thì phẩm lượng của 1 số thầy Aikido không còn nữa vì thiếu khí trong lúc ra đòn. Tohei sensei muốn xửa đôỉ cái đỉêm này nhưng bị 1 số thầy khác phản đối. Cũng cùng lúc đó, Dosho Kisshomaru cũng đả đi 1 vòng những võ đường thế giới.

Không biết là chuyện ngẫu nhiên hay không, 1 thời gian sau khi Doshu trở về thì Tohei sensei bị trục xuất (chữ nôm để nói bị đuổi) khỏi hệ phái Aikikai và những võ đường aikido đã được lệnh tháo gỡ hình Tohei sensei ra. Từ đó mới ra hệ phái Ky society.

Việc Tohei sensei bị trục xuất khỏi bộ môn đã làm chấn động 1 số đông võ sinh cao cấp. 1 số đã đi theo Tohei sensei và 1 số vẫn ở lại Aikikai nhưng tuy họ không nói ra, vẫn ngưỡng mộ Tohei sensei.

Cũng cùng thời gian đó, đòn thế Aikido cũng thay đổi. Những thế atemi trong đòn thế aikido đã bị hủy bỏ, và phương cách tập dượt được chú trọng tới tính lưu động (fluidity), Vì nếu có atemi thì đòn đánh sẽ bị ''khựng'' lại và thế đánh sẽ không còn lưu động nữa.... Tôi không biết sự thay đổi này có dính líu gì với Doshu hay không nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đòn thể và tính cách tự vệ của Aikido (tui không muốn nói tới ý nghĩa Budo).

1 chuyện nữa mà tui không biết có dính líu gì với chuyện này hay không là việc không đả động gì tới cách tập khí (KI) trong cách truyền thụ Aikido.

Cũng dưới đời của doshu Kisshomaru cũng có 1 số ''lủng củng'' giữa đệ tử của doshu và đệ tử của sư tổ. Bằng chứng đỉên hình nhất là sự ''tranh cãi'' giữa Tamura shihan và Tissier Shihan ở Pháp qua trung gian giữa 2 tổ chức FFAAA và FFAB (2 tổ chức này thuộc Pháp quốc). Tamura là đệ tử của sư tổ và Tissier là đệ tử của Doshu. 2 vị shihan này đều ở Pháp nói riêng và Âu châu nói chung.

Vụ ''dành quyền'' này không phải chỉ về chức tước nhưng lý do chính mà không ai nói ra là về taì chính và danh tiếng. Khi làm 1 shihan và có nhiều võ đường liên kết, những võ đường đó phaỉ đóng niêm liễm theo số học sinh và cũng phải mời những shihan đó tới cho seminar. Shihan sẽ được ''cung cấp chi phí di chuyển, ăn ở và tiền túi'' cho mỗi seminar. Ngược lại, những Shihan đó sẽ phải đóng niên liễm cho Hombu dojo.

Theo tui hiêủ thì Hombu dojo đã không can thiệp vào việc này. Tui không biết chuyện này có dính lứu gì với việc Tamura shihan khước từ việc được Hombu dojo thăng cấp lên 9 đẳng vào cuối năm 2005. (nếu tui không lầm thì số người Aikikai chính thức được thăng 9 hay 10 đẳng thì không có nhiều, 9 đẳng cỡ 10 người, 10 đẳng thì 2 hay 3 người thôi và số đông là đã qua đời hết rồi. Tohei sensei đã được sư tổ cấp cho 10 đẳng khi ông ấy còn sống và là người đầu tiên được cấp chức đó. Những người 10 đẳng kia đều là tự thăng cấp hết).

Về khía cạnh đòn thể thì ngoài việc bỏ atemi thì không có chuyện gì khác. Những võ sư cư ngụ ở ngoại quốc ít bị ảnh hưởng này hơn so với võ sư ở Hombu (Hombu thôi). Ý vua thua lệnh làng mà ....

Sau khi Doshu đời 1 (Kisshomaru) qua đời, thì con doshu, Moriteru đã lên nối nghiệp. Sau khi doshu mới lên nhậm chức, thì tất cả các shihan ở ngoại quốc đã trao tận tay cho tất cả những HLV của những võ đường Aikikai dưới quyền điều khiển của các shihan đó 1 khung hình của Doshu mới và yêu cầu cheo hình đó lên.

Đạo chủ đời 2 Moriteru cũng không gioỉ võ gì hơn so với những Shihan còn sống. Doshu đời 2 đã tham dự nhiều ''hội nghị'' aikido lớn như mấy trại hè ''Aikikai summer camp'' được tổ chức tại Bắc Mỹ (hoa kỳ và Canada) năm 2004, 2005, 1 lần tại Bangkok năm 2005, tại Paris năm 2004, và đầu năm nay (2006) tại Úc Châu v..v ... Doshu cũng khá tế nhị vì trong những seminar đó chỉ đánh những đòn căn bản chứ không có gì phước tạp hết. Doshu đi đâu thì cũng có Uke riêng, đi theo đó.

Trong thời buổi này với sự tiến bộ trong ngành thông tin, Doshu đời 2 cũng đã ra 1 số băng điã về Aikido. Trong những băng điã đó, Doshu chỉ đánh những đòn căn bản và nhiều khi làm ''ngược'' với lời chỉ giáo của 1 số shihan học trò của sư tổ.

Những người giỏi võ, đai cao hoặc học võ để biết võ và không có ý nghĩ gì đến chức tước thì không để ý đến những băng ảnh đó vì họ chỉ coi Doshu như là 1 chức tước danh dự. Họ phục Shihan của họ hơn là doshu, có lẽ vì họ gần gũi hơn. Những người nào còn đai kém và chưa hiêủ rõ căn bản của Aikido thì có thể bị hoang mang, lầm lẫn nhất là những người học đòn qua băng.

Cá nhân tui thì không phục Doshu lắm vì có Shihan giỏi làm ''sư phụ''. Tui hơi bất mãn 1 chút khi đọc 1 bài phỏng vấn của Doshu đời 1 với Stan. Pralin của Aikidojournal vào thập niên 80. Tui không biết có phaỉ là lời dịch không đúng hay là sư thật, nhưng thấy lời lẽ của doshu không được khiêm nhường cho lắm. Cách nói chuyện của doshu cứ như là 1 cường quốc (hay 1 người giầu) coi 1 số hệ phái khác không ra gì hết.

Cái cách nói chuyện của doshu trong cuộc phỏng vấn đó y hệt cách nói chuyện của 1 thương gia đang kiếm cách để ''hủy diệt'' 1 hãng cạnh tranh. Nếu trong 1 tình thế thương mại, thì có lẽ tui sẽ không để ý nhưng dưới khía cạnh võ nghệ thì tui thấy hơi ''tự kiêu''.

Mấy bạn có thấy chưa, không phải riêng Aikido VN mới có chuyện lủng củng ...

Thôi, mình nên lo luyện tập tiếp, không nên nghĩ tới những chuyện này .
:drinks: :drinks: :drinks: