Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Đúng và Sai ?

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Đúng và Sai ?

    Các huynh thân mến,

    Chau Luong xin phép được hỏi câu hỏi, nếu thấy vớ vẫn xin bỏ qua giùm.
    "Thế nào là đánh đòn đúng và thế nào là sai ?".
    Chúng ta vẫn có những tranh cãi, đánh thế này là đúng và đánh thế này là sai. Tiêu chuẩn nào cho "Đúng" và "Sai". Dĩ nhiên, phải loại trừ trường hợp đánh đòn vớ vẫn, bậy bạ. Đôi khi, với người này như vậy là đúng là phù hợp, với người khác như vậy là sai. Trong những seminar, ngoài vấn đề đai đẳng và danh tiếng của các thầy đảm bảo như thế này là đúng và như thế này là sai ngoài ra chúng ta không có gì cụ thể. Trong cuốn sách của thầy Yoshida có câu, " Tới cuối đời, ta mới hiểu được lời tổ sư dạy". Liệu chúng ta có đi theo niềm tin như kiểu, "Tụng kinh rồi thành Phật".
    Với kinh nghiệm và kiến thức hạn hẹp của mình, Châu Lương không tự giải đáp được. Mong các huynh giúp cho đôi lời chỉ giáo.

    Châu Lương.

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Mổi đòn thế đều có mục đích và có các nguyên lý đi kèm. Khi ra đòn, cần phải tôn trọng mục đích và không vi phạm các nguyên lý cơ bản và nguyên lý của đòn thế đó. Tùy theo thể chất của cá nhân, vị trí chính xác của tay, chân sẽ thay đổi trong một giới hạn nào đó.
    Nếu không nắm vững mục đích cùng nguyên lý, mọi người sẽ tranh cải vì tay hay chân của mình không ở tại vị trí như của ông thầy!
    Thí dụ: võ sinh từ các sensei Yamada, Chiba, Kanai khi ra đòn phải mở rộng bàn tay (để KI được truyền ra) mới được gọi là đúng.
    Ngược lại, theo một số sensei khác, khi ra đòn hay chống đở, bàn tay không thể mở rộng với mục đích tránh chấn thuơng cho các ngón tay.
    Đúng ở đây là theo quan điểm, mục đích, nguyên lý của ông thầy đưa ra.
    Với các bạn có trình độ có khoãng cách khá xa khi so với thầy của mình, các bạn nên tìm hiểu mục đích và nguyên lý ngay từ thầy của mình là cách tốt nhất để tránh sai lạc trong đòn thế.

  3. #3
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chauluong Xem bài viết
    Các huynh thân mến,

    Chau Luong xin phép được hỏi câu hỏi, nếu thấy vớ vẫn xin bỏ qua giùm.
    "Thế nào là đánh đòn đúng và thế nào là sai ?".
    Chúng ta vẫn có những tranh cãi, đánh thế này là đúng và đánh thế này là sai. Tiêu chuẩn nào cho "Đúng" và "Sai". Dĩ nhiên, phải loại trừ trường hợp đánh đòn vớ vẫn, bậy bạ. Đôi khi, với người này như vậy là đúng là phù hợp, với người khác như vậy là sai. Trong những seminar, ngoài vấn đề đai đẳng và danh tiếng của các thầy đảm bảo như thế này là đúng và như thế này là sai ngoài ra chúng ta không có gì cụ thể. Trong cuốn sách của thầy Yoshida có câu, " Tới cuối đời, ta mới hiểu được lời tổ sư dạy". Liệu chúng ta có đi theo niềm tin như kiểu, "Tụng kinh rồi thành Phật".
    Với kinh nghiệm và kiến thức hạn hẹp của mình, Châu Lương không tự giải đáp được. Mong các huynh giúp cho đôi lời chỉ giáo.

    Châu Lương.

    Đây là một sự so sánh khá hay, theo ý của tui. Giữa tụng kinh rồi thành Phật và tập đi rồi sẻ thấy.
    Đièu chắc chắn là tụng kinh không, thì sẽ không thành Phật được, phải hiểu kinh và làm theo lời kinh dạy thì mới mong có kết quả là thành Phật.
    Trong câu hỏi của anh chauluong tui thấy có hai ý. Một là những điều căn bản, nhập môn, và hai là những biến thể (variations) của đòn thế.
    Căn bản thì bắt buộc phải đúng rồi, và đúng hay sai rất dể thấy, nếu mình học có căn bản. Còn biến thể của đòn thì tùy trường hợp, tùy trình độ, và tùy người nữa.
    Những điều căn bản theo tui ai cũng biết như sau:
    1. Bộ pháp phải vững, di chuyển tenkan phải đúng, không bị mất thăng bằng. Tenkan đúng thì phải lắc hông và chân mới đi theo. Trục phải nằm ở chân trước. Vậy chứ khi vào đòn, có nơi đai đen rồi vẩn chỉ di chuyển bằng chân, không thấy hông đâu cả, và trục thì lộn xộn cả lên.
    2. Phải làm cho uke mất thăng bằng rồi mới vào đòn.
    3. Bảo đảm an toàn cho mình trước, như không vào trực tiếp hướng tấn công của đối phương, không đưa lưng ra phía đối phương, trong khi đối phưong vẩn còn thăng bằng.
    4. Hai tay phải luôn ở trước người mình, không để tay ra sau lưng khi ra đòn. Cái này tui cũng thấy ít nơi chú ý đến lắm. Nhiều nơi còn cho là đánh ushiro một tay giử sau lưng mới có "dáng"....
    5. Đòn thế phải hòa hợp với lực tấn công, không đối kháng. Phải flow với lực của đối phương, không bị ngắt quãng hay khựng lực lại rồi mới đi tiếp.
    6. Điếu quan trọng nhất theo tui là, không dùng nhiều sức cơ bắp. Đòn thế Aikido nếu dùng sức cơ bắp vào, nhất là nếu mình to con, bảo đảm đòn sẻ có hiệu quả. Nhưng tiếc là dùng nhiều sức cơ bắp khi ra đòn để có hiệu quả là sai rồi. Dùng ít sức mà đòn vẩn có hiệu quả mới đúng. Ra đòn mà thấy nặng phải gồng lên để hoàn tất đòn, là sai rồi đó.

    Còn lại những biến thể của đòn thế là do mổi thầy mổi cách, mổi nơi chú trọng đến những điểm khác nhau thôi. Ví dụ vài nơi các thầy lưu ý khi đở shomen hay yokomen đều đở từ cùi chỏ xuống, chứ không chỉ đở từ cánh tay và bàn tay. Lý luận của những nơi này là uke có khả năng ra đòn chỏ, vì vậy nên khống chế từ cùi chỏ thì tốt hơn. Hoặc như thầy Nishio, trước khi ra đòn phải block tay chân uke trước, đưa uke vào thế mà tay chân kia của uke dù mình không nắm giử, uke vẩn không đấm hay đá mình hiệu quả được, khi đó thấy mới ra đòn aikido. Có nơi phải lấn đan điền khi ra đòn...theo tui tất cả những biến thể này là do mổi thầy chuyên về mổi kỷ thuật khác nhau và dạy theo chuyên môn của họ. Tuy nhiên tất cả nếu suy cho cùng thì đều không ngoài mục đích giử lấy trọng tâm của đối phương và làm họ lệch ra trọng tâm của họ, và kỷ thuật sau đó chỉ là dùng sức của họ và trọng lực của họ làm họ té.

    BTW, welcome anh fourever back to the forum nhe!

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Đồng ý với anh Iwama. Trong Aikido, đúng hay sai phụ thuộc vào việc có làm đúng cái căn bản hay không. Còn cái hình thì có thể biến đổi linh hoạt tùy theo thể trạng của nage, của uke hay tùy theo hoàn cảnh. Hiểu được điều này để tránh trường hợp tranh cãi trên sàn tập kiểu "Thầy tôi dạy bước 3 bước uke mới ngã, sao anh bước có 2 bước đã làm tôi ngã rồi"

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh Iwama, 4ever & CT nói gần hết rồi.

    Tui chỉ thêm là cái "đúng & Sai" sẽ thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm cá nhân. Mơí học khó mà biết & hiểu căn bản lắm, khó mà biết đúng sai. Tui biết nhiều người h5ôc cả chục năm rồi mà vẫn chỉ biết cái hình chứ chưa hiểu căn bản & nguyên lý HKD là gì.

    Điếu quan trọng nhất theo tui là, không dùng nhiều sức cơ bắp... Đòn thế phải hòa hợp với lực tấn công, không đối kháng. Phải flow với lực của đối phương, không bị ngắt quãng hay khựng lực lại rồi mới đi tiếp
    2 cái này và thả lỏng tự khó biết lắm, chỉ có uke mới cảm nhận được thôi. 1 cách duy nhất để biết là khi gặp uke to và khỏe hơn mình ... và lúc đó là quá trễ rồi! Sửa 1 thói quen rất là khó.

    Có 1 cái nữa mà chúng ta hay quên là thế nào là uke đúng (tấn công đúng, té "đúng", theo đòn đúng ...)

    Thí dụ: võ sinh từ các sensei Yamada, Chiba, Kanai khi ra đòn phải mở rộng bàn tay (để KI được truyền ra) mới được gọi là đúng. Ngược lại, theo một số sensei khác, khi ra đòn hay chống đở, bàn tay không thể mở rộng với mục đích tránh chấn thuơng cho các ngón tay.
    Anh 4ever, aiki theo mấy ông này từ cả chục năm nay mà chưa bao giờ nghe cái này hết! (hihi)

    vài hàng ba xạo chút xíu
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết


    Thí dụ: võ sinh từ các sensei Yamada, Chiba, Kanai khi ra đòn phải mở rộng bàn tay (để KI được truyền ra) mới được gọi là đúng. Ngược lại, theo một số sensei khác, khi ra đòn hay chống đở, bàn tay không thể mở rộng với mục đích tránh chấn thuơng cho các ngón tay.
    Anh 4ever, aiki theo mấy ông này từ cả chục năm nay mà chưa bao giờ nghe cái này hết! (hihi)
    Có dịp anh Aiki nên hỏi trực tiếp là biết!
    3 sensei nầy tập chung với nhau nên quan điểm về nguyên lý Aikido khá giống nhau.





  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hello anh SG
    Khg biết anh và các thành viên khác có biết khg, bắt đầu cuối thập niên 50 và càng về sau, ST ít khi đứng lớp lắm. Những người đứng lớp là DC Kisshomaru và các thầy khác như Tohei, Osawa cha vvv... ST có ghé qua coi và vô dạy vài đòn chứ khg là HLV chính.

    Thầy Tamura và Henry Kono đã xác nhận chuyện này với tôi. ST hay đi đây đi đó, và cũng ở Iwama nữa. Có 1 số deshi như Tamura, Chiba và 1 vài người vô sau đi "tháp tùng" ST khi ST đi thăm bạn bè.

    Nhiều người học lúc đó (thập niên 60) hay nói là học với ST. Chỉ đúng 1 phần thôi. Ông này chắc chắn khg có học với thầy Tohei rồi đó. DC thì khg chú trọng khí nhiều. Hình như lúc đó thầy Tohei ở Hawaii.


    Anh 4ever, aiki ít thấy hay có thể nói là chưa thấy thầy aikido nào mà nắm tay lại khi ra đòn lắm vì khi nắm tay thì người khó mà thả lỏng. Anh nói đúng, các thầy xòe tay ra như vậy thật nhưng aiki chưa lần nào nghe các thầy nói như anh vừa kể.
    Last edited by aiki; 09-07-2012 at 07:32 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Tựu chung " Không thầy đố mày làm nên".
    Di huấn tổ sư như ngọn hải đăng. Các sư phụ như thuyền trưởng. Có thuyền trưởng dẫn được thuyền cập bến. Có thuyền trưởng dẫn thuyền vô bãi đá ngầm. Cũng có thuyền trưởng dẫn thuyền ra xa bờ. Và cũng có thuyền trưởng chỉ vào ngọn đèn mà bảo: ta đã đến bến bờ.
    May mắn cho ai tìm được đến bờ.
    Châu Lương.

  9. #9
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    May tro nay di dau cung thay het may huynh ah. Thiet la =)).

  10. #10
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chauluong Xem bài viết
    Tựu chung " Không thầy đố mày làm nên".
    Di huấn tổ sư như ngọn hải đăng. Các sư phụ như thuyền trưởng. Có thuyền trưởng dẫn được thuyền cập bến. Có thuyền trưởng dẫn thuyền vô bãi đá ngầm. Cũng có thuyền trưởng dẫn thuyền ra xa bờ. Và cũng có thuyền trưởng chỉ vào ngọn đèn mà bảo: ta đã đến bến bờ.
    May mắn cho ai tìm được đến bờ.
    Châu Lương.
    Cũng đừng bi quan quá anh chauluong ạ. Bây giờ thì học aikido dể hơn nhiều rồi. Hối đó chỉ học mù thôi, không có cách nào tìm hiểu thêm được.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •