Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20

Chủ đề: Một người học Aikido - Có thật sự cần "sức mạnh" !?

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Ai nói cũng đúng hết! (ba phải wá há) :no1: :no1:

    Aikido là cảm nhận và nương theo đà uke. Vì vậy lúc tập, nếu còn thiếu kinh nghiệm thì người ngoài khi coi cứ tưởng như là giả tạo. Đó là cách tập cơ bản.

    Phải cảm nhận dưới 2 hình thức: Nage và Uke.

    Nage sẽ cảm thấy hướng đẩy hay hướng kéo của uke. Trong phương vị Uke thì mình sẽ phải cảm nhận hướng 'dẫn' của Nage và theo hướng đó để khỏi mất thăng bằng. Phản ứng tự nhiên của con người là sẽ gồng lại khi mất thăng bằng hay bị nắm chặt, và khi gồng thì hoàn toàn dùng sức cơ bắp.

    Vì vậy aikido phải cần thời gian để 'bỏ' những cái phản ứng 'gồng' tự nhiên đó.

    Sức mạnh trong aikido là liên kết và xử dụng đúng những gì mình đã có: hơi thở, di chuyển bằng nguyên thân/ 1 khối, dùng trọng lượng của mình, biết nương theo và lợi dụng sức của Uke (lực ly tâm, quay tròn, v.v...)

    Tóm tắt lại là phải tập nhiều, thật nhiều để phát triển và kết hợp những điều tui mới nêu để thành phản ứng 1 cách tự nhiên.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    Dạo này em vẫn hay thắc mắc một điều là một người học Aikido , muốn học tốt có thật sự phải có "sức mạnh" - sức mạnh của cơ bắp, hay là sức mạnh bên trong gọi là "nội lực"...!???

    Thật ra, em hoàn toàn mù mờ về những điều này! Nhưng hôm trước, học trên võ đường, thầy của em dạy rằng, phải tập thở Misogi, phải tập thêm thể lực nữa, bởi mặc dù người ta vẫn bảo rằng môn võ của ta dùng nhu thắng cương nhưng thật ra ta phải có "nội lực" bên trong thì mới có thể thực hiện được chứ ko phải đơn giản như cái bên ngoài mà ta vẫn thấy! Bởi có một số lần em để ý, thầy em di chuyển rất nhẹ nhàng, em cảm thấy có lực lắm, mà em đã cố gắng gì thầy lại rồi đó,...Trong khi nếu mình cũng bắt chước như thầy thì không tài nào được! hehehe,,...

    Và em thấy nếu có một ai đó mạnh thật sự khi cầm tay ta mà chặt cứng thì sẽ "chết đứng" ngay tại chỗ liền ??? Khó mà nhúc nhích lắm, nên em đọc báo và có mấy anh chỉ dạy nói là phải tập thêm cho có "sức mạnh của khủyu tay" - Vậy cái sức mạnh này là sức mạnh của cơ bắp hay là sức mạnh của bên trong ta! Có lẽ em không hiểu rõ lắm điều này, bởi có một số thầy như thầy Gozo Shioda, thầy nhỏ người nhưng em thấy khi thầy thực hiện đòn thế thì có sức mạnh lắm !

    ----> Tóm lại, là em muốn tìm hiểu thêm về Aikido, thật sự một người muốn tập Aikido, bên cạnh việc tập nhuần nhuyễn các kỹ thuật, có thật sự phải có "sức mạnh" không ? Và đó là sức mạnh của "cơ bắp" hay đó là sức mạnh của "Nội lực"... Em hy vọng sẽ được các anh chỉ bảo thêm! Hehe,...Em cảm ơn!

    p/s: Theo em thì có lẽ là phải cần có "sức mạnh" thật, và đó là sức mạnh bên trong ta, khi ta tập lâu thì khi thực hiện một đòn, tất cả các bộ phận trên cơ thể ta đều phát huy được sức mạnh của nó, tập trung trong một điểm và phát tât cả uy lực ra ngoài ---> Đây là "sức mạnh" của Aikido ???
    Cắt ới ời!!!
    Theo Khất thì Aikido là một môn võ xử dụng "sức mạnh ở mức cực đoan" đấy! Theo một vị đại ca của Lớp Khất thì:"... giả sử người ta tấn công mình bằng 5 phần sức thì ta dùng thêm một phần sức gộp vào với họ để dẫn họ đi đến chỗ hụt đà mà chới với..." . Sức mạnh mà Cắt nói về ông Thầy là sức mạnh dùng trong khoảnh khắc đấy. Khất nghĩ là nếu như Cắt có ý định "dẫn" ai đó thì Cắt phải thả lỏng cơ thể để lắng nghe lực rồi "xáp nhập" với Uke kế đến Cắt cần duy trì khả năng "cầm giữ" rồi nương theo Uke mà xoay Tenkan (chú ý xoay cái eo hông á!). Nói chung là luyện Taihonenko và xoay Tenkan cho thật "nhuyễn" thì có thể làm cho thân pháp linh hoạt. Từ chỗ đó "sức mạnh" mà Cắt nói sẽ phát sinh như một phản xạ tự nhên thôi! Chúc thành công.

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Sức mạnh của con người đến từ bẩm sinh, ai may mắn có nhiều sức mạnh thì sẻ dể dàng khi cần đối phó với ngươì khác. Võ thuật là phương cách bổ túc cho những ai kém may mắn không có sức mạnh hơn người. Khi sức lực của mình yếu kém, mình cần phải luyện tập võ thuật nhiều hơn.
    Khi cơ bắp ở vị trí thư giản như em bé dưới 1 tuổi cầm cây viết chì trong tay, ngươì lớn khó lòng lấy cây viết chì ra khỏi bàn tay tay của em bé. Dựa trên nguyên lý đó, võ sinh Aikido luyện tập các phương cách thư giản bắp thịt tay.
    Khi Uke nắm chặt cứng cánh tay của mình, Nage di chuyển cơ thể để bàn tay của Uke nằm vào trục chính tâm của mình. Nage giử cánh tay mình ở trạng thái thư giản không nhúc nhích và thân thể di chuyển thí dụ như tenkan bằng bắp thịt của đôi chân. Trên nguyên tắc, đôi chân của Nage sẻ mạnh hơn cánh tay của Uke, do đó Nage có thể di chuyển đến vị trí mới thuận tiện cho sự phản công.
    Nguyên lý chỉ có như vậy, nhưng trung bình Nage cần phải tập luyện vài năm mới có thể thực hiện được vài động tác đơn giản trên một cách hửu hiệu.

    :bigsmile:

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Em cảm ơn các anh đã cho tụi em biết thêm nhiều điều! Đã có nhiều anh nói với em về việc "thả lỏng" trong Aikido! Nhưng em chỉ biết có một cách là đứng đung đưa người mà cái tay nó thả lỏng đung đưa theo thui! Em thấy nó cũng có hiệu quả chút chút!

    -> Em muốn hỏi thêm là có cách nào để tập thả lỏng thêm nữa ko mấy anh? Nhất là tập cho cái "suy nghĩ" mình nó thả lỏng, em hổng biết là tập Misogi có giúp mình nhiều trong việc thả lỏng này ko ? Xin các anh/chị "chỉ giáo" thêm ! He,..
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  5. #15
    zin51_danhda
    Guest
    Đã học 1 thời gian nên em cũng biết phải thât mềm ng`, ko đc cứng ng` trước những đòn đánh. Thế nhg ko hiểu sao em luôn có xu hướng chống lại... Phản xạ tự nhiên mà! Thế nên lúc nào cũng bị mắng :unsure: Đến chán!
    Em cũng bít là Aikido là môn võ nhu, dùng sức của đối phương là chính nhg ko hiểu thế nào, đánh với ng` to, cao hơn mình lun rất khó, có khi lại chẳng đánh đc. Cáu!! Bít là lỗi tại mình mà vẫn cáu!
    Với lại tính tình em ko đc ôn hòa cho lắm (thế mới đi học Aikido) đi học để dễ kiềm chế bản thân. Nhg chẳng thấy gì...

  6. #16
    psi_ops2001
    Guest
    ủa vậy ban mấy tuổi rồi ! nếu còn trong tuổi Teen thì nóng nảy là chuyện thường ! mình cũng vậy !! ở tuổi đó thấy dễ nóng lắm đụng ! mình có trường hợp mấy đứa học mấy võ như karate trong trường ! đụng chuyện là móc đồ chơi ra chơi ah !! hehe ! mốt lớn tính nóng nảy sẽ mất đi thui !! thứ lổi nếu mình nói sai nhé !! có thể bạn lớn rùi !! mà tính nóng nảy cũng dễ kiềm chế lắm ! :bigsmile:

  7. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi zin51_danhda
    Đã học 1 thời gian nên em cũng biết phải thât mềm ng`, ko đc cứng ng` trước những đòn đánh. Thế nhg ko hiểu sao em luôn có xu hướng chống lại... Phản xạ tự nhiên mà! Thế nên lúc nào cũng bị mắng :unsure: Đến chán!
    Em cũng bít là Aikido là môn võ nhu, dùng sức của đối phương là chính nhg ko hiểu thế nào, đánh với ng` to, cao hơn mình lun rất khó, có khi lại chẳng đánh đc. Cáu!! Bít là lỗi tại mình mà vẫn cáu!
    Với lại tính tình em ko đc ôn hòa cho lắm (thế mới đi học Aikido) đi học để dễ kiềm chế bản thân. Nhg chẳng thấy gì...
    mình thấy ở võ đường của mình thỉnh thoảng cũng tập bài tập đẩy kéo, hai người đứng tấn đối diện người này dùng tay đẩy thì người kia bám dính chứ ko phản lực và ngược lại. Có vẻ giống thái cực quyền hay tập niêm dính trong Vịnh xuân.
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi zin51_danhda
    .... luôn có xu hướng chống lại... Phản xạ tự nhiên mà! Thế nên lúc nào cũng bị mắng :unsure: Đến chán!
    Em cũng bít là Aikido là môn võ nhu, dùng sức của đối phương là chính nhg ko hiểu thế nào, đánh với ng` to, cao hơn mình lun rất khó, có khi lại chẳng đánh đc.
    Aikido không hẳn là một môn võ nhu, chiêu thức vẩn có Atemi, khi đánh vẩn có thể bẻ gảy cổ, tay chân như thường. Vấn đề là không có lợi cho mình để đánh người khác khi Nage đang ở vị trí yếu kém Do đó 80% kỹ thuật chiến đấu là thay đổi vị trí (tai sabaki) từ vị trí bất lợi qua vị trí khác có lợi cho mình và bất lợi cho Uke, lúc đó Nage muốn đánh, đá hay vật Uke bằng phương cách gì cũng được.
    Phản xạ của con người là chống lại dù mình đang ở vị trí yếu kém, tập luyện Aikido tạo cho Nage một tập quán quan trọng: khi nào nên tránh đòn và khi nào mới phản công

  9. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever

    Aikido không hẳn là một môn võ nhu, chiêu thức vẩn có Atemi, khi đánh vẩn có thể bẻ gảy cổ, tay chân như thường. Vấn đề là không có lợi cho mình để đánh người khác khi Nage đang ở vị trí yếu kém Do đó 80% kỹ thuật chiến đấu là thay đổi vị trí (tai sabaki) từ vị trí bất lợi qua vị trí khác có lợi cho mình và bất lợi cho Uke, lúc đó Nage muốn đánh, đá hay vật Uke bằng phương cách gì cũng được.
    Phản xạ của con người là chống lại dù mình đang ở vị trí yếu kém, tập luyện Aikido tạo cho Nage một tập quán quan trọng: khi nào nên tránh đòn và khi nào mới phản công

    Em xin phép có ý kiến chút ạ!!

    Theo ý em thì định nghĩa "Nhu" và "Cương" trong võ học có hơi khác một téo, gọi là cương khi các đòn đánh chủ yếu dùng lực chọi với lực, em lấy ví dụ các thế đỡ đòn trong Thiếu Lâm, Karate, Taekwondo hay Vovinam đều là các thế cương. Trong Aikido cũng có các thế đỡ tuy nhiên những thế này đều được thực hiện đồng thời với di chuyển ra ngoài trục tấn công của đối phương nhằm mục đích hạn chế phải dùng lực bản thân và thêm vào đó là lấy điểm tiếp xúc với đối phương để thi triển đòn thế. Có lẽ tính "Nhu" được hiểu như vậy. Cũng tương tự, Atemi trong Aikido ko nhằm mục đích tấn công đối thủ mà chỉ là hư chiêu, làm đối thủ mất tập trung cảnh giác để mình có thể dẫn đối thủ theo ý mình. Như vậy Nhu theo em hiểu là tránh mũi nhọn (điểm mạnh của đối phương, sức cơ bắp, trọng lượng) mà đánh vào điểm yếu của họ (phá trọng tâm, cổ tay...) Đúng như bác 4ever nói, tập Aikido sẽ đem lại khả năng nhận diện và cảm nhân đòn tấn công của đối thủ, tìm ra được điểm yếu từ đó tấn công có hiệu quả hơn. Các bác có thể hình dung đòn Irimi ura, khi kết thúc ko đánh irimi như bình thường mà dùng cùi chỏ đánh thẳng vào ngực (hình như em thấy Hapkido có đòn này) thì thế nào nhỉ!!!
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nói chuyện 'nhu Vs Cương' thì chắc chả bao giờ có kết cục! :laugh: :laugh: :laugh:2

    Tất cả đều tùy thuộc vào định nghĩa Nhu và cương thôi


    Trong Võ tầu cũng có nhiều thế Nhu như trong Cầm nã thủ.

    Trong Karate, thì Hệ phái Kyukushin, Shotokan và 1 ít hệ phái phát nguồn từ Okinawa khá cương, nhưng hệ phái Yoseikan và Wado-ryu thì nhu hơn những hệ phái đã nêu.

    Aikido thì cũng tùy hệ phái. Aikibudo, Yoseikan và nếu nói xa hơn là Aiki jujitsu hay những 'Ryu' cũng khá cương so với aikikai, Ky society.

    Judo ai cũng nói là nhu, nhưng khi nhìn thi đấu thì cũng không nhu lắm. Vả lại Judo từ Ju jitsu ra, và môn phái này cũng không có nhu lắm đâu.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •