Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: Mất thăng bằng: bài 1

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đây là bài đầu tiên về chủ đề mất thăng bằng. (tình cờ cũng là bài thứ 100 của diễn đàn Aikido luôn)

    Nguyên tắc cơ bản của HKD là làm cho địch thủ mất thăng bằng trước khi quăng. Cái khó là làm sao làm cho Uke mất thăng bằng ngay từ lúc đầu và giữ uke luôn luôn mất thăng bằng cho tới lúc kết thúc đòn (quăng hay kềm chế).

    Lúc đầu thì lúc nào cũng nên nghĩ tới làm và giữ Uke mất thăng bằng để đánh đòn. Khi nắm vững phương thức này thì Nage có thể cố ý cho Uke lấy lại thăng bằng để chuyển đòn, đôỉ thế đánh theo phương thức Henka waza. Bài này, tui chỉ nói về phần căn bản thôi.

    Cái lỗi mà hầu như 90% võ sinh làm là sau khi làm Uke mất thăng bằng khi tấn công, Nage để Uke lấy lại thăng bằng trong khi vô đòn hay chuỷên tay trong thế nắm.

    Vì cách tập của HKD không cho phép Uke kháng cự nên rất nhiều Nage tưởng mình đánh đúng. Hơn 90% võ sinh HKD thuộc đòn (bề ngoài) nhưng bao nhiêu người áp dụng đúng 100%! Bạn tập của mình sẽ là người cho mình feed back để xem kỹ thuật của mình tới trình độ nào.

    Aikido có thể nói là 1 trong những môn võ khó học nhất và chỉ có thời gian luyện tập mới cho người võ sinh đạt được tới mức khá.

    Cái chủ đề này có mục đích chỉ cho mấy bạn 1 vài căn bản để làm mất thăng bằng Uke. Chủ đề này đi chung và hay nhắc tới 1 số căn bản tui đã nói trong chủ đề Taisabaki.

    Những clip trong bài này cần có Windows Media Player, Real player hay Quick time mới coi được.

    Xin mấy bạn có kinh nghiệm bổ túc them.




    Trục chính tâm (TCT)
    Tui học được cái chữ này trong 1 diễn đàn khác. Từ trước tới giờ tui không biết làm sao tả qua văn cái nguyên tắc này, nay kiếm ra được 1 chữ ''đúng ý'' nên tui mượn và dùng lại ở đây.

    Định nghĩa: Trục chính tâm (TCT) là 1 cái đường tưởng tượng, thẳng đứng, đi từ giữa 2 chân, xuyên qua đan điền và thẳng lên đầu. Phía sau, cái đường đó sẽ ngưng ở xương sống lưng và phía trước mặt, thì sẽ kết thúc ở cái tay khi nage đứng trong tư thế thủ (kamae). Cái ''khối'' không khí giữa bản thân và bàn tay trong tư thế thủ đó có thể gọi là khu vực ''thoải mái'' (confort zone). Cái khu vực/ diện tích thoải mái đó thuộc về trục chính tâm.

    Clip hay hình sau đây cho thấy rõ tư thế thủ. (cùng clip tư thế thủ trong với chủ đề Taisabaki)

    Nếu không thấy hình, xin bấm chuột phải trên chỗ có 'dấu là lạ', bấm 'propriety' xong chép 'URL adress'. Mở 1 cửa sổ IE mới và dán cái 'URL adress' vô thì sẽ thấy hình. Tui không hiểu tại sao lúc chạy lúc không.

    (Kamae Yoshinkan)



    Lúc đứng như vậy, Nage sẽ đứng vững, vì vậy khi di chuỷên taisabaki, lưng nên thẳng, kéo chân sau gần chân trước và đan điền thấp (coi chủ đề Taisabaki). Nhớ khi đứng như vậy, gót chân phải chấm đất và lưng thẳng. Nếu gót chân sau không đụng đất hoặc người hơi nghiêng ra phía trước, sẽ rất dễ bị mất thăng bằng.


    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Xin nhắc lại 1 ít căn bản:

    Hướng nhìn, tay , bàn chân và đan điền luôn luôn chỉ cùng 1 hướng (align) (Nhắc lại nữa)
    Lưng thẳng
    Di chuỷên nguyên 1 khối.
    Hơn 90% đòn là dung lực hông
    Nage phải ra khỏi trục tấn công của Uke: bằng mọi cách, sau khi di chuỷên taisabaki, thì lúc nào Uke cũng trước mặt Nage và vừa tầm tay để có thể atemi.



    Ví dụ ra khỏi trục tấn công
    Doshu đứng sau Uke

    Nhìn tay Đạo chủ 'lót' cù chỏ Uke phòng hờ bị thọc cù chỏ.


    Mất thăng bằng

    Đây là 1 chủ đề khá tế nhị vì có rất nhiều cách làm mất thăng bằng Uke. Mỗi thế đánh của Uke (nắm tay hay chém./đấm, v..v...), thế taisabaki Nage di chuỷên để né đòn, cách đánh của Uke (mạnh, nhấp, rụt tay về, v..v...), phương vị đứng của Nage đối với Uke ... là tất cả những ''yếu tố'' có ảnh hưởng tới cách làm mất thăng bằng.



    Ở đây tui cũng chỉ nhắc vài căn bản, và chủ đề này thì cần thời gian tập mới nắm vững được. Nage phải phối hợp những gì tui sẽ biên sau đây để thành công.


    Lý thuyết làm mất thăng bằng và tiếp tục giữ Uke mất thăng bằng


    Tôi chia ra làm 15 cách khác nhau (sắp xếp theo tui nghĩ chứ không có trong sách nào hết) và chủ đề naỳ sẽ chia ra làm nhiều bài để dễ đọc.


    1. Đem tay, hay đầu của Uke ra khỏi TCT của Uke và vô trong TCT của mình.


    Mấy hình sau đây cho thấy tất cả những căn bản tui đã nêu: đầu Uke trong TCT, lưng thẳng, nhìn cùng hướng, v..v...

    Frank Doran shihan


    Thầy Tissier



    Ước gì tui được làm Uke cho cô này (học trò Chiba sensei) :P :wink: :lol: 8)




    Đem tay vô TCT






    2. Đem Uke vô TCT

    Đây là HLV 6 dan võ đường tui.



    Trong clip này nhìn kỹ
    - cái cù chỏ của cái tay nắm cổ, hạ thấp chứ không dơ lên và sát vô người. Làm như vậy để lúc quay, nguyên TCT quay chứ không phải dung sức ở tay.
    - đầu Uke dính vô vai cũng vì lý do trên. Như vậy, ít tốn sức và gặp người to khoẻ cũng dễ làm.

    http://www.aikibatto.com/aikido/video/stenudd_aikido_shomenate-iriminage.wmv




    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Phần 3 của bài 1 ...


    3. Áp lực vô 1 phần của cơ thể

    Tùy theo thế công Nage có thể để ''áp lưc'' vô cổ tay, cù chỏ, hay đầu/cổ. đây là vài clip cho thấy cách làm.

    Vô khớp cù chỏ





    Yamada shihan (8 dan)



    Cùi chỏ. Hình chụp tại võ đường tui (HLV tui)

    Cử động tới là đem tay trái về đan điền. Nhìn kỹ cái bàn tay đi.


    Vô cổ tay. Đem tay Uke ra khỏi TCT Uke và về đan điền mình, điểm thứ 3 (nói ở bài tới), dùng trọng lượng để ''ép'' Uke
    http://www.aikibatto.com/aikido/video/stenudd_aikido_aihanmi-kokyunage.wmv Nhìn kỹ khoảng cách Uke-Nage




    http://www.aikibatto.com/aikido/video/stenudd_aikido_shomenuchi-iriminage.wmv







    Vô khửu tay

    HLV tui

    Tụi tui thường vô đòn kiêủ này. Đâỷ như vậy để giữ Uke mất thăng bằng khi chuỷên tay. Coi chừng: Nếu không tiếp tục làm Uke mất thăng bằng thì sẽ bị Uke đấm vô ba sườn với tay phải.


    Cổ tay và khớp cù chỏ + atemi.




    Thầy Tissier
    http://aikido.nord.free.fr/video/tissier/ti1-n.mpeg




    Cái clip này tuy vô khớp cù chỏ, nhưng không nên làm như vậy, vì đâỷ vô cái trục vững của Uke (1 chân và cánh tay cùng 1 đường). Ông này làm được nhờ sức cơ bắp. Nếu đâỷ ra điểm thứ 3 là Uke té liền.
    http://aikido.nord.free.fr/video/herbert/irimi.mpg



    Phần 2 cùa cái clip này rất là hay, áp dụng phương cách đem tay về đan điền và nhấn khửu tay.
    http://www.chez.com/aikidossiers/medias/Doran.wmv



    Vô đầu/ cổ

    Nhắc lại nhìn cái tay giữ cổ, và người Uke quẹo sang 1 bên vì mất thăng bằng








    Kềm chế cổ và cái tay Uke phải thẳng (nhất là Kaitenage)


    Đừng quên atemi ở cổ. Lúc bước lên có thể đá vô màng tang. (áp dụng theo Aikijujitsu)



    Vô cánh tay



    Thường thường là Nage vô như trong hình và vẫn giữ sức ép xuống tay Uke. Ví dụ, vừa ép, vừa chụp cổ tay. Hay áp dụng cho kata dori Ikkyo, ushiro kata/katate dori shihonage, Kotegaishi ura lúc mới né và chưa quay tenkan.



    (còn tiếp)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh Aiki hay quá

    Có ai biết động tác căn bản nào mà môn sinh Aikido học ngay từ ngày đầu tiên để làm mất thăng băng uke không ?
    Từ cách tập đó. Hầu như tất cả các cách làm mất thăng bằng đều sẽ giông giống như vậy (Hoặc từ đó mà ra).
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Không biết, đoán mò nhe! Tập lăn đó phaỉ không? Úp cái đầu xuống và nhìn vô đan điền ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Sao mà tôi thích cái bài này quá đi, mỗi lần đi tập về là lại mở ra coi. Cám ơn anh Aiki nhiều nha.
    Hiệp khí vi thượng sách.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn anh TheVagrant.

    1 trong những nguyên lý chính của HKD là TCT. Tui phải biên thêm mấy bài kia để 'bầy vẽ/ tô sơn' và để diễn đàn có thêm bài thôi.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Những link trong bài này đã được thế bằng GIF file cho dễ hiểu.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mới kiếm ra clip này, tượng trưng cho cái hình tam giác của Aikido: góc vô đòn. Dùng trọng tâm và 'xoay' cổ tay 1 cách nhẹ nhàng để làm mất thăng bằng

    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=AcEkY6xJT1A&search=Aikido[/YOUTUBE]
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    em đang bị thầy của em nói về việc đánh đòn mà ko có tấn, đánh xong thì dễ có nguy cơ MTB luôn cùng uke, đánh uke mà chả thấy uke bị MTB :suicide: giờ đọc đi đọc lại bài này của anh aiki thấy hay quá, em đọc bài này nhiều lần rồi nhưng mà ko hiểu sao vẫn ko áp dụng được, khi cố làm uke mất thăng bằng thì em thường bị nói là đánh "giật cục", nếu làm lỏng thì gần như ko có gì xảy ra nhất là khi nhập nội (đánh irimi chẳng hạn) cứ lao đến là đánh đòn ( có mỗi hình thôi ạ:sad: ) còn ko cả biết uke có MTB hay ko nữa :suicide:

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •