Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29

Chủ đề: Nội Công

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Định nghĩa: Anh em tại đây có nhiều định nghĩa rất là chi tiết về nội công. Tôi viết ra đây từ một cách nhìn từ một khía cạnh của kẻ bàng quan, ở ngoài nhìn vào (black box definition).
    Khi mình thấy ai đó làm những động tác trông rất bình thường nhưng uy lực rất ư là mạnh mẻ. Mình thử làm tương tự như vậy lại không được. Còn trong Aikido, khi mình mới tập và có dịp tập với những đai cao, dù ngươì ta nhỏ nhắn nhưng mình không thể xô đẩy cho ngươì ta ngả xuống, ngoài ra còn bị họ đánh mình té ngả dể dàng. Mình gọi ngươì đó có KI mạnh.
    Và kỳ lạ hơn, những ngươì thi thố khả năng nầy có thể đang bịnh hoạn, ho hen yếu ớt rõ rệt.Vậy mà đụng tới họ thì mình lăng đùng ra không biết tại sao. Nhiều sách vở tại Trung Hoa ghi chép lại nhiều câu chuyện như vậy.Từ những ví dụ trên, tôi có thể giải thích KI hay nội công là một nguồn năng lực nào đó, không phải từ các bắp thịt mà mình liên tưởng được vì nguồn năng lực nầy mạnh hơn nhiều lần so với các bắp thịt mình có thể nhìn thấy trước mắt. Ngược lại khi cần khiên một vật nặng, mình có thể làm được vì có bắp thịt to lớn hơn ngươì khác, tôi gọi đó là ngoại công.
    Khi mình biết nguồn năng lực nầy có thật, lúc đó mình sẻ có lý do để tìm tòi và xác định nó.
    (còn tiếp)

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tiếp nữa đi anh 4ever!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Nữa đi anh 4ever! Tò mò ghê!
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Theo O''Sensei, KI có ý nghĩa tổng quát là công lực, nó bao gồm nội và ngoại công. O''Sensei gọi nội công là "true KI" , ngoại công là "ordinary KI". Sau đây là nguyên câu nói của O''sensei được dịch ta tiếng Anh

    There are two type of ki: ordinary ki and true ki. Ordinary ki is coarse and heavy; true ki is light and versatile. In order to perform well, you have to liberate yourself from ordinary ki and permeate your organs with true ki. That is the basis of powerful technique.
    Dịch ra tiếng Việt:
    Có hai loại công lực, công lực bình thường và công lực thật sự. Công lực bình thường rất cơ bản và nặng nề; công lực thật sự thì nhẹ nhàng và linh động. Để thực hiện chiêu thế cực tốt, anh phải tự vượt khỏi sự ràng buộc của công lực bình thường và thấm nhuần các bộ phận trong cơ thể công lực thật sự. Đây là vấn đề căn bản để có chiêu thức mạnh mẻ.

    Vì ngươì Vn mình quá quen biết với các phim ảnh hay truyện kiếm hiệp, do đó tôi tạm gọi Nội công là KI (còn đối với Aikido nội công là "true KI")
    Khi nhìn kỷ vào sự phân biệt nầy, chúng ta không thấy nó nhắc đến sự hít thở không khí từ cách định nghĩa như trên.
    Thí dụ muốn mở cánh cửa ra vào, ta có 2 cách khác nhau:
    1- Cách bình thường: để bàn tay lên cánh cửa, dùng bắp thịt tay để đẩy cánh cửa ra.
    2- Cách "khác thường": để bàn tay lên cánh cửa, cánh tay thư giản, dùng chân bước thẳng qua cửa. Nói theo một cách khác, dùng bắp thịt chân để mở cửa.
    Với cách mở thứ hai, sức mạnh của chân đương nhiên mạnh hơn bắp thịt tay nhiều, nên bằng phương cách nầy, mình có thể đẩy được cánh cửa to và nặng hơn.
    Trong các môn võ như Karate, Vịnh Xuân, Hồng quyền ...cách đấm của một võ sư đầy kinh nghiệm sẻ liên quan đến một hệ thống bắp thit từ lưng cho đến xương sống, trong khi cách đấm của một tân võ sinh thì chú trọng vào bắp thịt của cánh tay.
    Sức mạnh trong Aikido có từ lực của chân, cánh tay chỉ có nhiệm vụ hướng dẩn và nắm giử Uke vào đúng vị trí, sau đó bắp thịt chân di chuyển để Uke mất thăng bằng. Võ sinh mới tập Aikido chỉ biết dùng cánh tay của mình để lôi kéo Uke, do đó lực kéo khôngcó mạnh như những võ sinh tập lâu năm vì chưa biết cách dùng bắp thịt chân. Võ sinh mới luôn luôn nhìn võ sinh củ bằng một con mắt thán phục và nghỉ là ngươì nầy có KI rất mạnh.

    (còn tiếp...)

  5. #5
    psi_ops2001
    Guest
    nghe giống như TCQ ấy ! bài hay quá tiếp đi bác 4ever:bigsmile:
    Thân

  6. #6
    QQuan
    Guest
    Em kết nhất đoạn này đó bác 4ever ơi :no1: :no1: . Em đang tập theo cách đó :drinks:

    Sức mạnh trong Aikido có từ lực của chân, cánh tay chỉ có nhiệm vụ hướng dẩn và nắm giử Uke vào đúng vị trí, sau đó bắp thịt chân di chuyển để Uke mất thăng bằng. Võ sinh mới tập Aikido chỉ biết dùng cánh tay của mình để lôi kéo Uke, do đó lực kéo khôngcó mạnh như những võ sinh tập lâu năm vì chưa biết cách dùng bắp thịt chân. Võ sinh mới luôn luôn nhìn võ sinh củ bằng một con mắt thán phục và nghỉ là ngươì nầy có KI rất mạnh.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Nguyên lý truyền lực từ bộ pháp đển cánh tay trông đơn giản nhưng cần thơì gian dài để tập luyện. Lực từ hai chân được chuyển qua xương chậu, do đó vị trí tối ưu là một điểm tưởng tượng nằm ở giửa xương chậu. Theo kinh nghiệm cổ xưa ngươì ta gọi là đan điền (dưới rốn khỏang 3 lóng tay). Muốn thân thể ổn định, trọng lượng của phần trên thân thể phải tựa vào đan điền (trọng tâm chung của đầu, hai tay, lưng, ngực chiếu thẳng xuống đất phải đi qua vị trí đan điền). Aikido chú trọng về thân pháp, do đó khi phần trên cơ thể thẳng, bộ pháp sẻ linh động và vửng vàng. Để sự chuyển lực từ chân đến tay hửu hiệu, rất nhiều bắp thịt từ chân đến lưng qua vai rồi đến bàn tay phải kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Muốn đạt được khả năng nầy, võ sinh cần có một đức tính trầm tỉnh, các phương pháp thở hay thiền định sẻ tăng hiệu năng của sự kết hợp nầy. Môn phái shin shin toitsu của Kochi Tohei sensei chú trọng nhiều về các bài tập để truyền lực. Lực có thể chuyển hai chiều, từ chân lên tay hay từ tay xuống chân. Rất nhiều bài tập để thay đổi sự truyền lực thí dụ Uke để hai tay xô vào ngực của Nage, Nage tập di chuyển trọng tâm của phần trên thân để truyền lực của Uke xuống chân mình rồi đi xuống đất làm cho Nage đứng vửng thêm, do đó Nage không có té ngả. Ngoài ra Kochi Tohei sensei áp dụng các phương cách nhún nhảy để tăng cường thêm lực bằng trọng lương của cơ thể (moment of inertia).
    Trong khi các hệ phái aikido khác không chú trọng nhiều vì các võ sư nầy cho rằng võ sinh chỉ cần tập quen chiêu thức sau thơì gian dài tự nhiên họ sẻ có khả năng truyền lực từ chân qua tay.
    Một vài chi tiết tôi xin nói lên ở đây cho các bạn nghiên cứu các cuốn sách về KI. Các tác giả hay chỉ bảo về cách vận dụng cánh tay như một dòng nước chảy từ trong thân thể ra đến các đầu ngón tay. Các phương cách đó chỉ giúp đở cho ngươì mới tập, nó giúp họ tập trung tinh thần và cảm thấy mình có một số khả năng đặc biệt. Nhưng khi dùng các chiêu thức trong Aikido mà mình vẩn tưởng tượng như vậy thật sự nó làm cho chiêu thức yếu hẳn đi vì tinh thần của mình bị phân chia.
    Cho đến bây giờ tôi chỉ nói lên các tiến trình căn bản của nội công. Bước đầu nầy được áp dụng triệt để trong Aikido. Các bài kế tiếp tôi sẻ nói qua về các nguyên tắc để tạo năng lượng khác thường cho cơ thể.
    (còn tiếp)

  8. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Những điều anh nói trên 20 năm nay chưa có thầy nào nói :sad:. Cám ơn anh Fourever nhiều.

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm anh 4ever! tiếp đi anh!

    @David: những gì anh 4ever biên đây là kinh nghiệm cá nhân chứ đâu phải là dịch từ sách ra. Anh ấy có dịp học nhiều hệ phái nên biết nhiểu hiểu rộng. Các thầy thì tui nghĩ chỉ học 1 hệ phái và nhiều khi hay dấu nghề. Tui có dịp gặp và tập với 1 số học trò cũ của thầy Phong, họ nó là dùng 'khí' nhưng tui chỉ thấy là dùng lực thôi.

    Nói thật là VN là đất võ, nhưng vì cá tính nên 1 số người tuy rất có khiếu nhưng sau 1 thời gian không chịu tìm tòi học hỏi thêm và mắc bịnh 'mình đã biết hết rồi' nên không có tiến bộ nữa!

    Thân
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Hay lắm. Cám ơn anh Fourever.

    Quote:" Các tác giả hay chỉ bảo về cách vận dụng cánh tay như một dòng nước chảy từ trong thân thể ra đến các đầu ngón tay. Các phương cách đó chỉ giúp đở cho ngươì mới tập, nó giúp họ tập trung tinh thần và cảm thấy mình có một số khả năng đặc biệt. Nhưng khi dùng các chiêu thức trong Aikido mà mình vẩn tưởng tượng như vậy thật sự nó làm cho chiêu thức yếu hẳn đi vì tinh thần của mình bị phân chia"

    Cái nay` dude chịu ghê. Cân` phải tập nhiêu` cho thanh` bản năng-phản xạ tự nhiên thi` không phải lo nghĩ vê` phát lực- khí nữa.

    Tư` xưa tới giơ`, dude chỉ chú trọng đến di chuyển trong Aikido vi` sự thực la` Aikido la` di chuyển- thân pháp ( merely body movement), không có thơi` giơ` để luyện tập thêm vê` phân` công lực- nội công, ngoại công ( breathing exercise training, body conditioning). Nhưng muốn thực sự giỏi thi` phải luyện tập toan` diện. Dude đang lắng chơ` để nghe thêm nhiêu` điêu` bổ ích anh sắp nói ra.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •