Cách đây hơn 1 năm, tình cờ tui kiếm dược bài này, nói về tiểu sử của Yoseikan bên VN. Khi đọc, tui nghĩ là người viết bài này khg ai khác là thầy Nguyễn đăng Đức, người đứng đầu Yoseikan VN. Vì lúc đó diễn đàn HKD.com bị vấn đề nên tui chép bài này lại và quên lãng đi.

Hôm nay tình cờ thấy lại nên post lên đây để cho ACE và hậu thế biết rõ nguồn Hiệp Khí Nhu Thuật VN từ đâu ra.

Tui hoàn toàn khg nhớ nguồn của bài này, thật lấy làm xấu hổ…


Nói đến HIỆP KHÍ NHU THUẬT (Aiki jujitsu) mà không đề cập đến môn Hiệp Khí Đạo (Aikido) là một thiếu sót. Môn sinh và những người tìm hiểu, nghiên cứu võ thuật Nhật Bản sẽ hoang mang vì ở 2 môn này có những chiêu số, kỹ thuật và phương pháp tập luyện gần giống nhau mà hiện nay môn hiệp khí Đạo (Aikido) cũng đang được truyền bá tại nhiều nước.

HIỆP KHÍ ĐẠO (Aikido) do tổ sư Morihei Ueshiba sáng lập vào năm 1925, hiệp khí đạo được rút tỉa và sáng lập nên bởi nguồn gốc chính là HIỆP KHÍ NHU THUẬT (Aiki jujitsu), tổng hợp thêm với nhiều môn võ thuật khác như kiếm thuật, nhu thuật, nghề đánh giáo…

Vì vậy phần lớn những chiêu số, kỹ thuật của Hiệp khí đạo ngày nay đều bắt nguồn từ Hiệp Khí Nhu Thuật của 700 năm về trước.

Tổ sư Minoru Mochizuki trước đây là một thiếu tướng trong quân đội hoàng gia Nhật Ông đã được tập rất nhiều môn võ từ hồi còn nhỏ và cũng được bí truyền môn hiệp khí nhu thuật của hoàng gia. Ông đã luyện những môn như IAIDO (một phương pháp chiến đấu cổ bằng kiếm chú trọng vào việc hoàn trở về động tác ban đầu của kiếm), kiếm đạo (KENDO), Nhu đạo (JUDO), Không thủ đạo (KARATEDO), Môn Hiệp khí đạo ông đã tập tớ bực cao 9 đẳng.

Năm 1945, khi quân phiệt Nhật bại trận, ông trở về quân ngũ và trở về lập nên trường dạy võ quốc tế YOSEIKAN tại quê hương ông là SHIZUOKASHI NHẬT BẢN.

Sau chiến tranh, Khi thoát bỏ được những hạn chế khắc nghiệt về tinh thần trong đội ngũ của đoàn quân phiệt, trở về với bãn ngã của con người vốn trọng đạo lý và tinh thần võ sĩ đạo, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo với đức tính vị tha, bác ái, khi lập nên trường phái YOSEIKAN, Tổ sư Mochizuki đã có quan niệm với khúc triết giữa võ thuật và võ đạo. Ông đã giữ nhiều chiêu thức của môn Hiệp Khí Nhu Thuật cỗ truyền và dung hòa với các động tác Hiệp Khí đạo để truyền dạy trong trường phái.

Hiện nay môn Hiệp khí Nhu Thuật trường phái YOSEIKAN được truyền bá ở nhiều nước trên thế giới. Ở VIỆT NAM ta, môn này được du nhập vào từ năm 1955. Năm 1972, ông MOCHIZUKI cũng đã tới Việt Nam để quan sát tình hình luyện tập của các môn sinh ở đây.

- Ngày 01-04-1968 Thầy Kazuo Ishikawa trao bằng Huyền Đai III Đẳng cho Thầy Nguyễn Đăng Đức và giao cho thầy Đức làm trưởng bộ môn tại Việt Nam.

Những Trang Hồi Ký Quý Giá :




Thầy Kazuo Ishikawa giao cho Thầy Nguyễn Đăng Đức làm Trưởng bộ môn Aikido Yoseikan Tại Việt Nam :






- Năm 1968, Thầy Đức mở lớp tại võ đường Thần Phong thuộc tổng tham mưu chế độ cũ (Bây giờ là Quân Khu 7) dạy võ cho con em của các Sỹ Quan Không Quân chế độ cũ.

- Sau giải phóng, Thầy Lê Văn Tài (đệ tử Thầy Đức) mở lớp tại phòng TDTT Quận 5 (Sân Tinh Võ). Thầy Tài có đào tạo 1 số anh em HLV, trong đó có Thầy Phạm Thanh Bình (là HLV Trưởng Aikijujitsu Việt Nam hiện nay).

- Năm 1985, Thầy Đức mở lớp tại CLB Nguyễn Du (Quận 1), Thầy Đức đã tập họp 1 số anh em cũ và mới : Trần Bảo Lộc, Bùi Hữu Tạc, Nguyễn Lục Phú, Vũ Kim Hoàng, Lê Gia Tiến, Võ Khai Nghiệp, Phan Thế Hùng, Nguyễn Đình Trương, Phạm Thanh Bình, Phan Huỳnh Phúc, Nguyễn Hùng Trọng, Phan Huỳnh Tâm.

- Năm 1986, Thầy Đức đi định cư ở Mỹ và giao quyền trưởng bộ môn cho Thầy Trần Bảo Lộc, phó bộ môn Thầy Bùi Hữu Tạc.

Tài Liệu Do Thầy Nguyễn Đăng Đức Biên Soạn Và Để lại Cho Hậu Thế :





- Năm 1987, Thầy Lộc đi Mỹ giao quyền Trưởng Bộ Môn cho Thầy Bùi Hữu Tạc (phó bộ môn Nguyễn Lục Phú). Huấn luyện viên trưởng là thầy PHẠM THANH BÌNH đã và đang tiếp tục đào tạo nhiều thế hệ võ sinh tại CLB TDTT QUẬN 10.

-Vào thập niên 90 (Khoảng năm 1992), Võ Sư Lê Vân Nhi từ Pháp trở về có mời Bôn môn Hiệp Khí - Nhu Thuật gia nhập vào Aiki Budo nhưng tất cả các anh em trong ban Huấn Luyện đều không đồng ý và vẫn đi theo đường lối cũ của thầy Đức, vẫn giữ tên là Aiki Jujitsu như một sự kính trọng người Thầy đã gìn giữ và Phát triển bộ môn.

Năm 2006, vì muốn mở rộng giao lưu quốc tế, bộ môn Aiki jujitsu Việt Nam đã gia nhập thêm vào AJJIF (ALL JAPAN JUJITSU INTERNATIONAL FEDERATION) và đã là thành viên chính thức cho tới hiện nay.