Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 21

Chủ đề: Tiểu sử hệ phái Yoseikan

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui biên bài này vì thấy bên VN aikido/aikijujitsu Yoseikan vẫn còn tồn tại. Tổng đàn của Hệ phái này đang trải qua nhiều sự thay đổi lớn từ khi Minoru Mochizuki, sáng lập viên của hệ phái Yoseikan qua đời vào năm 2003.



    Tiêủ sử hệ phái Yoseikan

    Tui xin tóm tắt ở đây tiểu sử hệ phái này cho những người nào chưa biết Yoseikan là gì.

    Vào thập niên 1920 lúc sư tổ Ueshiba bắt đầu mở trường, ông ấy hay tham dự và biêủ diễn tại nhiều hiệp hội võ thuật. Trong những dịp đó, ông đã quen và kết bạn với Jigoro Kano, sáng lập viên của Judo. Lúc đó, Aikido vẩn còn được gọi là Aikijujitsu.

    Sau 1 cuộc biểu diễn, thầy Kano đã thấy rõ hiệu lực cuả Aikijujitsu nên đã gửi 2 học trò giỏi sang tập với sư tổ. 2 người được gửi đi là Minoru Muchizuki và Jiro Takeda. Muchizuki rất có khiếu về võ thuật nên học rất mau và được sư tổ mến chuộng. Sau 1 thời gian tập, sư tổ đã có ý định gả con gái cho Mochizuki nhưng sự tình không thành.

    Khoảng 1-2 năm sau, Mochizuki đã được sư tổ chính thức ban cho giấy phép ''menkyo kaiden'' cùng 2 cuốn sách ''bí thuật'' (Goshinyo no te, hiden ogi no koto). Có rất ít người được sư tổ cấp cho ''chứng chỉ'' và 2 cuốn sách này (dưới 10 người). Khoảng 1931, Mochizuki đã mở võ đường riêng và sư tổ khi đi qua đó hay ghé thăm chò chuyện.

    Mochizuki, ngoài Judo và Aikijujitsu ra, cũng đã học khá nhiều võ khác. Ổng ấy có học Karate (shotokan nếu tui không lầm), Kendo, Katori Shinto-ryu (môn võ này dạy nhiều về vũ khí như Naginata, thương, song côn, kiếm nhật, siai vv...) và Shindo Muso Ryu jojutsu . Hệ phái Jujitsu này khá đầy đủ và có dậy luôn vũ khí như thương dài, thương ngắn, kiếm (Iaido), gậy dài/ngắn, vv... Thầy Mochizuki thích nhất là Judo và Aikido.

    Vì vậy Yoseikan không phải chỉ có Aikido. Yoseikan bao gồm những loại võ đã nêu trên. Ngoại trừ Judo ra, những võ kia cũng được thầy Mochizuki sửa đôỉ : Karate Yoseikan áp dụng nhiều thế taisabaki của Aikijujitsu để né đòn trước khi phản công. Aikido / Aikijujitsu Yoseikan kiểu VN thì áp dụng rất nhiều atemi, có côn ngắn, kiếm và hầu như không có Ura hoặc khái niệm làm mất thăng bằng ....

    Những người học Yoseikan sẽ ''chuyên môn'' về 1 loại võ (karate, aikido v..v...) theo sở thích của mình, và khi lên đai cao sẽ kết hợp 1 ít thế của những võ khác với nhau. Vì vậy mà ở ngoại quốc cứ thấy võ đường Yoseikan ở mọi nơi, chỗ thì là Karate, chỗ là aikido, làm 1 số người bị lầm tùm lum.

    Tuy không học với sư tổ nữa nhưng Mochizuki vẫn giữ liên lạc. Vào đầu thập niên 50, khi Judo bắt đầu được phổ biến tứ xứ, Mochizuki được chính phủ Pháp mời sang để huấn luyện lực sĩ và HLV của họ (1951).

    Ở xứ người, Mochizuki chú trọng huấn luyện Judo nhiều hơn vì môn võ này đã trở thành 1 môn thể thao trong Thế vận hội. Trong 1 giải vô địch Judo Âu Châu, trong gìơ nghỉ giải lao giữa 2 cuộc đấu, Mochizuki đả biểu diễn Aikido cho khán gỉa coi.

    Ông ấy đã chọn 1 số Uke và đưa họ vũ khí như gậy, bokken, dao và nói họ thật tình tấn công. Ông ấy đã đánh quăng họ, nhưng không ngờ là 1 nhóm truyền hình Mỹ đã quay trọn bộ cuộc biểu diễn đó và đã phát hình khắp thế giớI mấy tháng sau. Nhờ vậy, sensei Mochizuki được nổI tiếng và đã nhận được nhiểu thư mờI sang xứ khác để huấn luyện môn võ đó (lúc đó họ chỉ thấy biểu diễn chứ chưa biết võ đó tên là gì. Một số ngườI cứ tưởng la Judo).



    (còn tiếp)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cũng vì cuộc biểu diễn đó mà thầy Mochizuki đã bị khá nhìêu ngườI tớI gây sự tỷ đấu để xem hư thật ra sao. CuốI cùng thì sensei đã thắng hết nhưng phảI áp dụng tất cả những gì sensei đã học từ những võ khác chứ không phaỉ chỉ dùng đòn aikido không.

    Sự việc này đã được ''bật mí'' mấy năm sau, khi sensei về lại Nhật, và đến thăm sư tổ. Trong số những ngườI tớI tỉ thí vớI sensei thì có những vô địch đô vật (greco-roman wrestling), quyền anh (box) và võ tây (savate, hơi hơi giống box và karate nhưng cũng có đòn ba tông nữa). Theo sensei nói thì Aikido/aikijujitsu trở nên vô dụng vớI dân đô vật (wrestling) và ít hiệu quả vớI Savate tây. Sensei đã phảI áp dụng nhiều đòn Judo và Kendo để thoát khỏi những lúc nguy cơ.

    Để cho đọc gỉa biết, đòn Aikido Yoseikan khá khác đòn Aikido và giống đòn của Daitoryu Aikijujitsu hơn. Tên cũng khá khác và taisabaki thì khác rất nhiều.

    Sensei đã nói với sư tổ như vậy để sư tổ ''biến chế'' 1 số đòn mới nhưng ai ngờ sư tổ đã không lo ngại tới chuyện này mà còn buồn rầu với sensei vì sensei lúc nào cũng nghĩ tới thắng thua chứ không nghĩ tớI cái khác .....

    Lúc đó Mochizuki đã có con và con cũng đã nối gót cha. Hiroo Mochizuki (con) thì thích Karate hơn nhưng vẫn học nhũng môn võ kia.

    Vào khỏang 1963, Hiroo Mochizuki đã được chính phủ Pháp mời sang bên ấy cư ngụ. Chính sách của Pháp thời bấy giờ là mời thầy Nhật trẻ, độc thân và có tương lai sang cư ngụ bên đó. Chủ yếu của họ là những ''chàng trai trẻ'' đó sẽ ở lại xứ họ, lấy quốc tịch và sẽ là nền tảng của 1 thế hê võ sĩ mới. Chính sách này khá hữu hiệu vì Hiroo đã lấy vợ đầm và sinh con. Mấy người này bây giờ tây hơn là Nhật nữa.

    Mochizuki con (Hiroo) đã là HLV đội tuyển quốc gia Karate Pháp vào thập niên 70 và đã đoạt gỉai vô địch thế giới năm 1973.

    Theo Hiroo Mochizuki, cũng trong thời gian này cha ông đã giao trách nhiệm kết hợp những môn võ ''Yoseikan'' để làm thành 1 môn võ mới. Có thể vì vậy mà về sau này, Yoseikan Karate hay Yoseikan Aikido không còn nữa mà đã được đổi tên thành YoseikanBudo.


    Như tui đã nói trong 1 bài trước, 1 trong những cột trụ của Aikido Yoseikan VN (hay Aikijujitsu Yoseikan) trước 75 là thầy Đức. Những đòn Aikido Yoseikan VN là đòn của Minoro Muchizuki truyền dạy vào thập niên 60. Những đòn đó đã thay đổi theo thời gian và bây giờ đã khá khác những gì đang dậy bên VN (trừ khi HLV VN đã học Aikido Yoseikan sau 1980).

    Cái mà tui không biết rõ là đòn Aikido/aikijujitsu Yoseikan có phải là đòn mà sư tổ đã dạy M. Mochizuki hay là đòn mà ông ấy đã biến chế ra với kinh nghiệm bản thân. Tui tự hỏi câu này vì bên này cũng đã đi coi 1 võ đường Daitoryu và cách đánh cũng giống Yoseikan nhưng không giống hẳn và tên đòn thì hoàn toàn khác ..... Tui không biết võ đường tui viến thăm có phải là Daitoryu chính tông hay không nhưng nhìn cách tập thì chắc chắn là Aikijujitsu/ jujitsu rồi.

    Tui biết chuyện đòn đã đổi thay khi nói chuyện với Patrick Auget cách đây vài năm khi tui đi coi 1 seminar của ổng. Patrick là 1 trong những Ushideshi (học trò cư ngụ tại võ đường) của Mochizuki. Patrick đã di cư sang Canada cách đây vài năm và có mở võ đường ở đây và california Hoa Kỳ. Patrick hồi xưa đã nằm trong hội tuyển quốc gia Pháp về Judo và đã đạt được nhiều huy chương. Sau vài năm đại diện Pháp đi thi đấu, Patrick bị thương và không thi đấu Judo nữa và chuyển sang Aikido.

    Aikido Yoseikan rất thịnh hành ở Pháp và Patrick đã đi sang Nhật xin Mochizuki nhận làm đồ đệ. Nhờ có căn bản vũng về Judo và được thư giới thiệu của nhiều nhân vật nổi tiếng nên Patrick đã được chấp nhận và đã ở đó mấy năm. Cũng trong thời gian đó Patrick cũng lập gia đình và người vợ Nhật cũng là HLV Aikido luôn.

    Patrick kể lại là thầy Mochizuki lúc về gìa (1990 +) cứ như sư tổ. Đêm thì ngủ ít, cứ ngồi ngẫm nghĩ tới võ và nhiều khi giữa đêm đánh thức học trò để thử đòn. Nhờ có nói chuyện với Patrick mà tui mới thấy đòn thay đôỉ làm sao. Tên đòn thì vẫn vậy nhưng cách đánh thì hơi khác.


    (còn tiếp ...)
    Last edited by aiki; 07-06-2012 at 08:27 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Yoseikan bây giờ (2006) :

    Thầy Mochizuki ''cha'' đã qua đời vào năm 2003. Mấy năm chót, ông ấy đã sang Pháp để sống với con trai Hiroo. Sau khi qua đời thì con trai đã thay thế cha và đứng đầu hệ phái Yoseikan.

    Từ hồi Mochizuki cha mất đi, hiệp hội Yoseikan cũng chia rẽ theo. Bây giờ thì có 2 hiệp hội :

    International YoseikanBudo federation (IYBF) do Patrick Auget đứng đầu và chú trọng tới Aikido

    YoseikanBudo World Federation (YWF) do Hiroo Michizuki đứng đầu và bây gìơ cách dậy hoàn toàn khác hẳn vơí những gì những môn sinh Yoseikan cũ đã biết. Aikido Yoseikan như mình biết thì hình như không được dậy 1 cách chính thức nữa.

    IYBF thì vẫn tập như mình quen, nhưng quy luật khó hơn. Nếu không tập trong vòng 1 hay 2 năm thì cái đai sẽ mất gía trị. Ở nơi tôi cư ngụ có 3 võ đường IYBF và tui có ghé thăm, nhưng đai tui (đai Yoseikan học với thầy VN ở bên này) không được họ công nhận nên tui học Aikikai. Vả lại, tui không phục HLV lắm. Họ nói chuyện rất dễ chịu nhưng tui không ''phục'' căn bản võ thuật của họ (tấn và khí thái khi ra đòn).

    Đây là link tới IYBF. Không có video nhưng Yoseikan VN thì 100% từ cái này ra.

    http://www.yoseikanbudo.com/eng/index.shtml


    Với YWF, môn sinh sẽ bị ảnh hưởng của thầy. Nếu thầy thích Karate hơn mất võ khác thì đòn sẽ giống Karate hơn. YWF bây gìơ có thêm đòn gậy bằng ''foam'' (tiếng anh vì tui không biết tiếng VN gọi là gì. Cái chất trắng làm ly cafe để khỏi bị nóng đó), và có đồ che chở (protection) như Taekwondo vậy.

    Họ có tổ chức thi đấu

    Đây là vài link về YWF , mấy người coi thử sẽ không thâý Aikido đâu nữa.

    http://www.ybmauricie.com/Saison-2004-2005/video_2004-2005/Video_2004-2005.html

    http://www.yoseikanmilano.com/video.htm

    Một số đông võ đường Yoseikan đã không theo Mochizuki ''con'' (YWB) và bây gìơ trở thành võ đường ''độc lập''. Tui không biết bên VN thì sao!

    Theo nhận xét cá nhân, ý kiến phù nhập khá nhiều môn võ với nhau để thành 1 môn võ ''không sơ hở'' thì rất hay nhưng khó thành. Hướng đi của YWB là đối ngược với ý nghĩ của sư tổ Aikido. Ngoài ra, việc tổ chức thi đấu (competition) đã biến 1 môn võ Budo thành 1 môn thể thao cũng như sự biến hoá của Jujitsu thành Judo.

    Tui đã học Aikido Yoseikan ở bên này với thầy VN. Phù hiệu của tui vẫn như phù hiệu Yoseikan VN trước 75, và cũng là phù hiệu của Aikido Yoseikan Nhật vào thập niên 60. Phù hiệu đó hình tròn, có núi phú sỹ và ít mây, cây kiếm Katana và bàn tay ''ngũ long chảo'', tất cả nằm trong hoa anh đào.

    Trên 1 diễn đàn khác, tui có thấy 1 thành viên Yoseikan VN ở Q10 Saigon với phù hiệu Yoseikan Budo bây giờ và tui đang thắc mắc xem aikido Yoseikan VN có còn gĩư liên lạc với YoseikanBudo hay không? Và nếu có thì với Hiệp hội nào? Theo ý kiến cá nhân, tui đoán là Yoseikan VN sẽ hoặc đã bị ''cô độc'' và sẽ sống trong ''thế giới vi mô'' (microcosm) của mình trừ khi có ai liên lạc với IYBF.

    Có ai biết không?

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    vande
    Guest
    thật sự thì đi học aikido,cũng ko biết mình thuộc hệ phái nào vì aikido bên này chưa được trọng dụng ,phổ biến như judo, nghe nói chưa có hiệp hội võ thuật chính thức luôn hay sao đó (ko rành lắm).Cũng ko biết ai là đại diện (lãnh đạo) cho môn aikido của việt nam nữa, cũng ko biết có liên lạc với bên ngoài hay ko?THông tin bị hạn chế khá nhiều.Ở vn kể ra cũng bất lợi quá

  5. #5
    Guest
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi vande
    thật sự thì đi học aikido,cũng ko biết mình thuộc hệ phái nào vì aikido bên này chưa được trọng dụng ,phổ biến như judo, nghe nói chưa có hiệp hội võ thuật chính thức luôn hay sao đó (ko rành lắm).Cũng ko biết ai là đại diện (lãnh đạo) cho môn aikido của việt nam nữa, cũng ko biết có liên lạc với bên ngoài hay ko?THông tin bị hạn chế khá nhiều.Ở vn kể ra cũng bất lợi quá
    Hi Anh Vande !

    Anh Vande có nhiều Vấnđề khó quá đi :friends: :friends:

    Nhưng H nghĩ mình nếu thật sự chịu tìm hiểu thì dù mình không biết nhưng thế nào ông thầy của mình cũng biết được mình thuộc hệ phái nào chứ? cây thì có cội, nước phải có nguồn, chứ nếu ông thầy mình mà không biết luôn thì nói ông ấy dẹp tiệm luôn cho rồi, tập luyện ở đâu hay bất cứ môn võ gì cũng có những khó khăn và thử thách của nó.

    Vui với tất cả những gì mình có, chấp nhận những gì mình có, và tự phấn đấu vươn lên đó bằng chính bản thân mình, đó là cái hào khí của con nhà võ.

    Chúc anh vui vẽ nhe.

  6. #6
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Yoseikan bây giờ (2006) :

    Một số đông võ đường Yoseikan đã không theo Mochizuki ''con'' (YWB) và bây gìơ trở thành võ đường ''độc lập''. Tui không biết bên VN thì sao!

    ...

    Trên 1 diễn đàn khác, tui có thấy 1 thành viên Yoseikan VN ở Q10 Saigon với phù hiệu Yoseikan Budo bây giờ và tui đang thắc mắc xem aikido Yoseikan VN có còn gĩư liên lạc với YoseikanBudo hay không? Và nếu có thì với Hiệp hội nào? Theo ý kiến cá nhân, tui đoán là Yoseikan VN sẽ hoặc đã bị ''cô độc'' và sẽ sống trong ''thế giới vi mô'' (microcosm) của mình trừ khi có ai liên lạc với IYBF.

    Có ai biết không?
    Tui có ý định luyện tập Aikijujitsu nên đã ghé theo dõi và trò chuyện với các thầy bên Aikido Yoseikan ở quận 10. Xin thông tin đến anh Aiki.

    Theo như lời HLV tại đó (thầy Bình) thì Yoseikan đang được dạy ở Quận 10 là các đòn thế được một HLV Nhật tên là Wanatabe truyền lại. Ban đầu, Ông Wanatabe chỉ dạy cho các sỹ quan không quân của quân đội Sài Gòn vào đầu những năm 60, sau đó mới nhân rộng ra dạy bên ngoài trước khi ông về nước vào những năm 72, 73. Cũng theo lời thầy Bình thì từ sau 1975 đến giữa thập niên 80, hệ phái này ở Việt Nam không có liên hệ gì với bên ngoài cả, dù vẫn có lớp thường xuyên ở quận 10 và quận 1 (nhà thi đấu Nguyễn Du). Đến khoảng 1985, đơn vị quận 1 có liên hệ tập huấn với một thầy Nhật nào đó, và vì khác biệt về kỹ thuật và quan điểm nên hai bên tách ra: quận 1 đi theo hướng "mới", còn quận 10 vẫn trung thành với những kỹ thuật cũa thầy Wanatabe.

    Tuy nhiên, đến khoảng 1997 thì thầy Chính, HLV tại quận 1 chuyển ra Hà Nội sinh sống, và Yoseikan ở quận 1 đóng cửa. Cho tới nay, chỉ còn duy nhất đơn vị quận 10 là còn dạy Yoseikan Aikido, nhưng đa phần thì mọi người đều gọi đây là Aikijujitsu. Cuối năm 2005, tui có mua được một cuốn sách kỹ thuật của Daito-ryu và gửi tặng thầy Bình để thầy tham khảo.

    Thầy Bình kể rằng con đường gìn giữ hệ phái của thầy và các anh em Yoseikan tại Sài Gòn rất chông gai, có lúc lớp chỉ còn 5 người, lại phải tập ngoài sân tạm bợ. Học trò đến rồi đi do cơ sở vật chất sân bãi quá bất ổn định, lại thêm đây là môn không thi đấu, không "thành tích" nên sự hỗ trợ của giới chức là hầu như không có. Bản thân thầy Bình cũng kiếm sống rất chật vật, nhưng vẫn không bỏ môn phái, vẫn tiếp tục duy trì. may thay là sau Sea games tại Việt nam, nhà thi đấu quận 10 được nâng cấp, thảm đẹp, phòng rộng và Yoseikan lại có nơi đứng chân. Tui lên xem thì thấy lớp khá đông, chừng 20 người. Nhìn các võ sinh luyện tập như vậy, bên trên là ảnh thầy Minoru, nghe chuyện kể của thầy Bình, chợt nghĩ chính là cái bản lĩnh của con nhà võ đích thực đã giữ cho môn phái tồn tại cho đến hôm nay.

  7. #7
    Guest
    Guest
    DCH xin cũng góp chút với các bạn và ACE nhé, nếu sai gì thi thông cảm, vì đây là tài liệu riêng của một anh bạn lớn tuổi tên là Nguyên Xuân Giu, từng là 1 phụ tá huấn luyện viên cũa Yoseikan Aikido.

    Võ đường tại số 54/14 Nguyễn Bỉnh Khiêm còn gọi là TRUNG TÂM VŨ THUẬT HỌC ĐƯỜNG được chính thức mở ngày 4/7/1963, với sự cố vấn của Võ sư Íchikawa - Đại diện của trường Yoseikan - Võ sư Wanatabe Haruye là người đầu tiên truyền dạy môn Yoseikan. Một trong những môn đồ xuất sắc nhất đời thứ nhất của võ đường này chính là Võ sư Nguyễn Đăng Đức và sau đó các võ đường Yoseikan khác của Sài gòn lần lượt ra đời. Từ đó Võ sư Lê Văn Vinh, Nguyễn Thế Minh (Sài gòn), Trần Văn Ngọ đưa Yoseikan lên Đà Lạt (1968), Nguyễn Ngọc Thanh ra Huế (1972) và Đà Nẳng (1980).

    Vào năm 1970, để tránh nhầm lẩn với môn Aikido hiện đại (Akikai) của O-sensei Mỏihei Ueshiba do Võ sư Đặng Thông Trị tuyền dạy từ trước khi Aikido Yoseikan xuất hiện tại Sài gòn, Võ sư Nguyễn Đăng Đức đả quyết định dùng danh xưng cổ truyền là Aiki Jujitsu - Hiệp Khí Nhu Thuật, và đây chính là tên gọi thân thương của mọi thành viên Aikido Yoseikan Sài gòn. Sau khi Thầy Nguyễn Đăng Đức tạ thế, trường tràng của Aikido Yoseikan là Võ sư Bùi Hữu tạc đã cùng với nhiều môn đệ tiếp tục sự nghiệp của Thầy.

    Đến ngày 24/9/1992, Võ sư Nguyễn Lục Phú nối lại thông tin lần đầu tiên với Yoseikan Budo Pháp và Vỏ Sư Alain đả gởi thư hồi âm. Sau đó ít lâu 1 Vỏ sư người Pháp gốc Việt là Võ sư Vũ Minh được cử đến Sài gòn và thêm Võ sư Henry đến Đà nẳng đễ tập huấn cho các huấn luyện viên Aiki Budo VN.

    Cuối tháng 9 năm 1993, Alian cùng phu nhân đã sang thăm Việt Nam, cuộc họp mặt kha thú vị giửa Võ sư Alain Floquet và toàn thể HLV, Võ Sư Aiki Budo Sài gòn, 2 người anh em cùng chí hướng của 2 quốc gia đã diễn ra vô cùng thân mật vào lúc 5 giờ chiều ngày 1/10/1993 tại nhà số 142 Võ Thị Sáu. Sài gòn. Phía VN gồm có Võ sư trưởng tràng Bùi Hữu Tạc, Võ Sư Nguyễn Lục Phú (Con trai của cố Võ Sư Nguyễn Đăng Đức), HLV của nhiều quận huyện Sài gòn họp mặt.

    Đó là 1 chút xíu H được biết qua tài liệu của 1 cựu HLV Aiki Budo, hình như anh lấy từ báo "Kiến thức võ thuật" (số tháng 12/1999)

    Nhiều lúc đọc tài liệu lịch sử của võ thuật, nhất là tại VN, thật khó hiểu vì đôi lúc nó nói ngược với nhau chứ không cần nói sai hay đúng nữa... Chỉ chuyện võ mà còn như vậy nói chi đến chuyện xa hơn. Phải không các bạn?

    Thân mến:friends: :friends:
    Last edited by aiki; 07-06-2012 at 08:30 PM.

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn anh CMKCD và anh DCH cho thêm tin tức rất bổ ích về Yoseikan VN. Bây giờ tui mới hiểu rõ từ đâu phát xuất cái tên Hiệp khí nhu thuật.

    Nếu tui khg lầm thì cái huy hiệu sau là của Yoseikan VN trước 75.




    Cái huy hiệu này y hệt cái huy hiệu của Yoseikan Aikido của thầy Mochizuki bên Nhật vào thập niên 60, mà chính mắt tui đã thấy ở hình bìa của cuốn sách ''Aikido Yoseikan'' do chính thầy Mochizuki viết và được dịch sang tiếng pháp. Hai cái huy hiệu chỉ khác nhau ở vài chỗ :


    Yoseikan Nhật:

    1- không có cái bàn tay
    2- kiếm Katana thì mũi kiếm ngược chiều với huy hiệu ở trên
    3- không có chữ Aikijujitsu



    Tui học theo ''nhánh'' của thầy Nguyễn Thế Minh. Thầy Minh đã qua đời tại California vào đầu thập niên 90 thì phải.

    Thầy Alain Floquet (không nên nhầm với Andre Noquet) là học trò của thầy Mochizuki, đã chính thức được thầy Minoru Mochizuki (cha) cho phép lấy tên môn phái là Aikibudo. Về sau này Alain đã liên lạc với Tokimune Takeda (con của Sokaku Takeda) để ''đi theo'' nhánh Daito-ryu (chuyện này cũng có nhiều lời qua tiếng lại lắm).

    Theo lời anh CMKCD thì Yoseikan hay Hiệp khí Nhu thuật VN, thì chắc đòn đánh của Yoseikan VN bây giờ chắc khg thay đổi nhiều so với trước 75 (vì Yoseikan Mochizuki thay đổi khá nhiều và Aikibudo khi theo Daito-ryu cũng bị sửa đổi).

    Công nhận con đường của Yoseikan VN đầy chong gai và tui mong rằng Yoseikan VN sẽ phát triển mạnh thêm và sẽ bền lâu.

    Công nhận là ''cá tính'' của 1 số người VN cũng ''vui'' . Không biết là vì thiếu thông tin, không biết ngoại ngữ để tìm kiếm hay cố ý để cho môn võ mình có 1 tầm ảnh hưởng mạnh hơn mà nhiều người vẫn còn quảng bá là Yoseikan/ Hiệp khí nhu thuật là ''cha đẻ'' của Aikido Aikikai ....
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Steven
    Guest
    Bài viết rất rõ , e cũng hiểu được nhiều , nhưng em thấy có cái bản này , có tên và 1 hệ phái mà em có tìm nhưng không thấy thông tin về thầy SAIGO CHIKAMAZA , môn OSHIKIUSHI là ai và môn gì ?! có ac nào biết giúp em!

    Genealogy of Yoseikan Budo:

    Saigo Chikamaza, 1829-1905, Oshikiushi

    |
    Takeda Sokaku, 1860-1943, Aikijujutsu

    |
    Ueshiba Morihei, 1883-1969, Aikido

    |
    Mochizuki Minoru, 1907-2003, Yoseikan Budo
    MỘT ĐIỀU EM THẤY RẤT MỪNG , HẦU NHƯ CÀNG VỀ SAU , TUỒI THỌ CỦA CÁC THẦY ĐỀU TĂNG LÊN ! MONG RẰNG MỌI NGƯỜI KHI TẬP LUYỆN VÕ THUẬT ĐỀU ĐƯỢC NHƯ VẬY !




  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Oshikiushi còn được gọi là Goshikiushi hay Oshikiuchi nữa! Tôi có nhắc tới cái tên này trong bài 'tiểu sử ...) ở link sau (ngay bài đầu đó).

    Tên này là 1 trong những tên đầu tiên của Aikijujitsu.

    http://hiepkhidao.com/showthread.php?t=333

    Saigo Chikamaza chỉ là thầy của Sokaku Takeda thôi.
    Last edited by aiki; 06-25-2011 at 06:09 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •