Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 26

Chủ đề: Tổ sư Morihei Ueshiba - Một huyền thoại có thật

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    164
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Morihei Ueshiba, ông tổ của môn võ Aikido ( Hiệp khí đạo ) sinh năm 1882 tại thành phố cảng Tanabe, mất ngày 26-4-1969 tại Tokyo. Năm 33 tuổi Morihei Ueshiba đã được coi là người có võ công cao cường nhất nước Nhật. Năm 1960, chính phủ Nhật đã trao cho Morihei Ueshiba Huân chương danh dự cao quý và dải lụa tím nhằm tôn vinh ông.

    Lúc nhỏ Morihei Ueshiba có thể chất yếu đuối, nhưng thông minh, Giưới sự kèm cặp chặt của cha, chưởng môn võ thuật, ông tập luyện môn võ Aioi-ryu, sau đó thụ giáo võ sư nhu thuật lừng danh nhất thời đó là Torawa Tokusaburo rồi đến võ sư khả kính Soguda Takeda. áp dụng những nguyên lý của Tekeda, Morihei Ueshiba đã miệt màI nghiên cứu và tinh luỵên tất cả các trường pháI võ thuật Nhật Bản để sáng lập ra trường phái Aikido. Khi di chuyển thân pháp, tổ sư Morihei Ueshiba trông đẹp như đang biểu diễn một vũ điệu. Với một thân hình nhỏ bé, mảnh mai, chỉ cao 1,55m, nặng chưa tới 50kg, ông đã quật ngã cùng một lúc mấy võ sĩ vai u thịt bắp. Họ bay bổng trên không mà chẳng hề hiểu mình bị đánh bằng cách nào. Có khi cả năm địch thủ cùng xông vào một lúc, thậm trí có võ trang đều bị ông lần lượt ném văng ra xa cả gần chục thước mà gần như không hề chạm tay vào người họ, rốt cuộc không ai thắng nổi ông.

    Võ sư Aikido kiêm tài tử điện ảnh Stevel Geagal, kể lại nhiều lần chứng kiến cảnh thầy Morihei Ueshiba đặt một thanh kiếm dài hay một cái gậy vào cổ mình, rồi hô 4 võ sỹ đai đen mạnh nhất của ông đẩy. Họ không đẩy ông nhúc nhích được một ly nào. Thế rồi ông đẩy họ ngã xuống, quả là một kỳ tích lạ lùng nhất thế giới, một quyền năng thật đáng sợ và hùng tráng.

    Tuy võ công trác tuyệt như vậy, nhưng Morihei Ueshiba không đề cao vũ lực. Ông luôn nói " tập luyện võ thuật không phải để đánh bại kẻ kẻ khác, mà để thực hành lòng yêu mến trời đất trong chính bản thân mình "

    Ngày nay Aikido trở thành một môn võ được đông đảo người trên thế giới luyện tập. Morihei Ueshiba đã đI vào cõi vô cùng, nhưng sứ điệp của ông để lại vẫn luôn vang mãi trong tâm hồn những người yêu chuộng võ thuật chân chính trên tráI đât. Aikido không phải là một kỹ thuật để đánh gục kẻ khác, mà để cải sửa chính tâm hồn bạn, hoà hợp chúng ta với sự di chuyển của vũ trụ.

    (Nguồn: HAO - CLB Võ thuật)

  2. #2
    jian87
    Guest
    tui cung nghe nhieu ve cau chuyen nay cua to su, 4 nguoi cam gay dat vao co to su, va roi 4 nguoi deu nga,mot cau chuyen da tro thanh huyen thoai cua gioi aikido:razz: :razz:






    Mong sau này bạn gõ Tiếng Việt có dấu khi thảo luận, trên diễn đàn đã có bộ gõ tiếng Việt. Cám ơn

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tổ sư có nhiều chuyện và tin đồn khó tin. Mấy bạn nghĩ gì khi coi cái clip này của sư tổ???? :blink: :blink:

    http://www.youtube.com/watch?v=bCjyS...&search=aikido

    Ý kiến cá nhân thì không biết là mấy Uke có 'thần thánh hoá' quá không? Cái này chỉ có Uke mới cảm nhận được thôi!

    Tui có nói chuyện với 1 số người làm Uke cho mấy thầy, họ nói là nhiều khi họ cố ý té Ukemi trước để tránh bị thầy vô đòn, nhất là với Iriminage ... Họ làm vậy để không ăn đòn hoặc bị thương!

    Trong clip trên thì chả lẽ khí sư tổ như vậy thiệt sao? Nếu thiệt vậy là như 'cách sơn đả ngưu' rồi! Khó tin quá hả?
    Last edited by aiki; 10-13-2011 at 09:24 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Guest
    Guest

    Anh Aiki nói rất đúng, hôm rồi mình có dịp coi mấy ông bên KI Society họ biểu diễn nhân dịp mở dojo, có người bạn quay video về coi lên Projector, thấy họ đánh như đánh "Võ bùa" bên VN mình vậy đó, ông võ sư hét lên "kiai" 1 tiếng là Uke họ bay đi cả mấy thước rồi, dù là chưa hề dụng đến người. Giống như là bên Vovinam họ học các bài song luyện I, II, III và Tam đấu nữ (Tự vệ nữ) vậy đó !

    Cá nhân mình cũng có vài kinh nghiệm về việc này bên Taekwondo, vốn là những lần có các võ sư "guest" người gốc Đại Hàn đến võ đường, họ dạy thêm các đòn kỹ thuật hoặc đòn mới sau khi họ đi Seminar từ tổng cục Kukkiwon về, khi họ biểu diễn trước, họ hay kêu 1, 2 người huấn luyện viên lên để chịu đòn, lúc đó mình chỉ có 2 con đường:

    1. Nếu lỳ đòn chịu đựng thì vừa đau, đôi lúc họ sẽ đánh hết mình thì "thân này ví xẽ làm 3" luôn, vừa làm họ mất mặt (mà trong võ thuật mất mặt không khác gì làm nhục danh dự) các võ sư, dể gây nên thù oán mà còn khó có dịp nhờ vã về sau - Trên đời chỉ có 2 trái núi mới không có dịp đụng nhau mà thôi.

    2. Đóng trọn 1 vai trò "thần phục", phải biết cách té, và té lúc nào, té đau làm sao cho đòn họ ra đẹp, đúng, và mình hành xữ như vậy thường mát lòng họ và cá nhân họ cũng ít nhiều "biết ơn"... nói chung là vui vẽ cả 2 và cả làng - mà "Xấu chàng thì hổ thiếp".

    Mình nghĩ O-Sensei là 1 người đạo đức, có tài thật sự và là một huyền thoại không ai chối cải, nhưng dù sao mỗi con người cho dù tài ba đến đâu cũng hạn chế ở mức độ con người. O-Sensei, Mas oyama, Kano, Nguyễn Lộc v.v.. chúng ta nên coi là 1 tấm gương của người xưa chứ không nên thần thánh hóa như 1 người cõi trên để rồi trở nên nhảm nhí.

    Thân.

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Dude cũng nghĩ vậy. Aikido của O-Sensei tuyệt vơi` la` vi` ông có nội lực cao ( ông rất mạnh) , + thân pháp + bộ pháp tuyệt luân do kinh nghiệm tích lũy lâu năm va` đã luyện qua nhiêu` môn võ khác nhau. Ở trinh` độ siêu đẳng đó, các võ sư có thể biết trước địch thủ sắp ra đon` gi`. Trong võ thuật, khoảng cách với đối thủ ( ma-ai) va` thơi` điểm để đánh đon` (de-ai or timing) rất quan trọng, O-Sensei la` bậc thây` vê` thơi` điểm va` khoảng cách. Các bạn xem video hay biểu diễn thấy nhiêu` Sensei đẳng cao khi đánh, uke té ma` không cân` ném mạnh hay đụng vao` ngươi` :bigsmile: như Gozo Shioda, Kiraburo Osawa, Saito, Yamaguchi, Endo, v.v..... đó la` do uke mất thăng băng` ngay tại thơi` điểm tấn công do mất mục tiêu ( nage di chuyển) hoặc hướng tấn công bị lái đi (re-direction), va` đã mất đa` rôi` thi` té luôn :biggrin: để khỏi bị nguy hiểm, hay bị ăn đon` đau. Ngoai` ra cũng la` do uke bị cái Thân` của Nage uy hiếp, chưa vao` tấn công ma` đã khiếp sợ.
    Đó la` thật. Con` có nhiêu` ngươi` biểu diễn ma` uke bay như chim thi` ngươi` xem phải ở trinh` độ cao, hoặc trực tiếp thử đon` mới biết thật hay giả. Ngoai` ra nhiêu` Sensei cũng đánh ra lực vưa` đủ để uke té, không lam` đau uke. Ai ma` coi Ishoyama Sensei (8 dan) biểu diễn ở mỗi All Japan Aikido Demonstration thi` thấy tội nghiệp cho uke :blink: nhanh quá+ mạnh quá uke té không kịp.
    Nhiêu` học tro` của O- Sensei đêu` nói ông có thơi` điểm tuyệt vơi`. Koichi Tohei Sensei nói: "tôi học va` gân` gũi O-sensei trong bao nhiêu năm, O- sensei không có năng lực thân` bí gi` cả, tất cả chỉ đơn thuân` la` di chuyển, va` thơi` điểm.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  6. #6
    psi_ops2001
    Guest
    không biết nếu o sensei dau voi những bậc cao nhân thiếu lâm thì ai lại nhỉ :blink:

  7. #7
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    psi-op a`, hỏi vậy khó trả lơi` lắm.
    Đã lên đến trinh` độ như thế, thi` ngươi` ta thương`kính trọng lẫn nhau :-)
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  8. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    (bài viết này được đăng nhân ngày giổ Tổ 26/04/2006)

    Tổ sư Morihei Ueshiba

    Tổ sư Morihei Ueshiba -người sáng lập ra võ phái Aikido sinh ngày 14-12-1883 tại một vùng thuộc địa hạt Wakayama (nay là Tanabe). Morihei Ueshiba là con trai duy nhất trong 1 gia đình nông dân có 5 người con. Ông được thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo và yêu thích giao tiếp cộng đồng từ người cha là Yoroku, và niềm tin tôn giáo mãnh liệt , thơ ca và nghệ thuật từ mẹ.Thời thơ ấu, Morihei rất yếu ớt và hay đau ốm. Nhằm lôi kéo con mình ra khỏi những ảo mộng, cha ông Yoroku kể cho Morihei nghe về người ông vĩ đại của mình : Kichenmon một chiến sĩ Samurai mạnh nhất vào thời bấy giờ, đồng thời Yoroku cũng khuyến khích con trai tập Sumo và bơi lội. Sau khi cha ông bị tấn công bởi một nhóm côn đồ được thuê bởi một đối thủ chính trị, Morihei đã nhận ra được sự cần thiết của sức mạnh và trở nên mạnh mẽ hơn.

    Cuối cùng, nhận ra mình ham thích võ thuật, Ông tham gia học Jujutsu tại võ đường Kito ryu và kiếm thuật tại trung tâm huấn luyện Shinkage ryu.Trong thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật , Morihei quyết định đăng ký nhập ngũ. Vì chỉ cao dưới 1m50, nên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Trong lần nỗ lực ghi danh tiếp theo, ông đã vượt qua kỳ thi tuyển và trở thành lính bộ binh vào 1903.
    Được trưởng thành từ trong môi trường quân đội, Morihei hăm hở tiếp tục luyện tập võ thuật. Cha ông lập võ đường ngay tại nông trại và mời võ sư nổi tiếng môn Jujutsu là Takaki Kiyoichi để dạy ông. Trong thời gian này, ông trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị. Vào mùa xuân 1912, lúc 29 tuổi, ông cùng gia đình dọn tới vùng hoang vu ở Hokkaido, tại đó ông gặp Sokaku Takeda, bậc thầy của môn Daito-ryu AikiJutsu vànhận ra mình không phải là đối thủ của ông ta, Morihei dường như quyên hết mọi thứ lao vào tập luyện. Khoảng 1 tháng sau, ông trở lại Shirataki, xây võ đường và mời Takeda đến sống ở đó.

    Nghe tin cha bệnh, Ueshiba chuyển nhượng hầu hết những tài sản riêng và để võ đường cho dòng họ Takeda điều hành . Trên chuyến hành trình về nhà, ông vô tình dừng chân tại Ayabe, tổng đàn của tôn giáo phái Omoto kyo. Tại đây ông đã gặp thầy Deguchi Onisaburo của Omoto kyo và ở lại học đạo trong 3 ngày sau đó tiếp tục lên đường về nhà. Nhưng cha ông đã mất trước khi ông về đến. Ueshiba tiếp nhận cái chết của cha rất khó khăn, đau khổ. Ông quyết định trở lại Ayabe để tiếp tục học Omoto kyo. Deguchi nhấn mạnh :" vũ khí và chiến tranh nghĩa là công cụ đem lại lợi cho bọn địa chủ và Tư sản, trong khi những người nghèo phải gánh chịu sự đau khổ". Đó là điểm lôi cuốn đặc biệt trong bản tính của ông đã trở nên đồng cảm trong tinh thần thượng võ với Ueshiba. Tuy nhiên, Deguchi nhận ra được mục đích của Ueshiba trong cuộc sống là " giảng dạy ý nghĩa thực tế của Budo: sự kết thúc của tất cả sự đấu tranh và ganh đua"

    Trong suốt 40 năm đầu (trong khỏang 1925), Ueshiba đã có vài kinh nghiệm thiêng liêng, ông nhận ra rằng mục đích thực sự của Budo là tình yêu - với tất cả tình yêu thương và hòai bão. Điều đó đã làm thay đổi cuộc sống và sự luyện tập võ học của ông mãi mãi.

    Trong năm tiếp theo, nhiều người đã tìm học thầy Ueshiba, trong số họ có Tomiki Kenji (người đã thử làm nên một phong cách Aikido riêng biệt) và vị sĩ quan cao cấp nổi tiếng Takeshita. Trong năm 1927, Deguchi Onisaburo khuyến khích Ueshiba tách ra khỏi Omoto kyo và sáng lập nên một hướng đi mới của riêng ông. Ông đã thực hiện và đến Tokyo. Ôngđã xây dựng một võ đường trang trọng tại quận Ushigome trong thành phố ( hiện nay là vị trí của Tổng đàn Aikido thế giới) và những người theo ông đã trưởng thành từ võ đường này.

    Năm 1931,việc xây dựng võ đường "Kokuban" hòan tất, việc nâng cao vai trò của bộ môn Budo trong xã hội đã dược nhận thấy trong năm 1932 cùng với thầy Ueshiba với vai trò là một huấn luyện viên trưởng.

    Năm 1942, ông Ueshiba chuyển về vùng nông trại. Ông đã thường nói rằng "Budo và nghề nông là một". Chiến tranh đã làm cho võ đường Kobukan trở nên vắng lặng, và ông đã cảm thấy mệt mỏi trước cuộc sống thành thị. Bỏ lại võ đường Kobukan cho người con trai là Kisshomaru trông coi, ông đến Quận Ibaraki và ngôi làng Iwama. Tại đây, ông cho xây dựng một võ đường ngoài trời và bây giờ là ngôi đền nổi tiếng Aiki. Sau chiến tranh, dưới sự chỉ dẫn của Kisshomaru Ueshiba, Aikido phát triển nhanh chóng tại Kobukan (ngày nay là võ đường Hombu) . Vào đầu mùa xuân 1969, Tổ sư mắc bệnh. Ông đã yêu cầu và được quay về nhà, gần võ đường của ông. Vào ngày 15 tháng 4, tình trạng của ông ngày càng nguy kịch. Khi những học trò của ông đã tập họp lại, ông đã truyền lại những kiến thức cuối cùng của mình cho họ. "Aikido là cho tòan bộ thế giới. Tập luyện không với những nguyên do ích kỷ, mà cho tất cả mọi người ở mọi nơi."

    Sáng 26 - 4 -1969, Tổ sư Morihei Ueshiba (đã 86 tuổi) qua đời. Hai tháng sau, Hatsu người vợ của ông trong suốt 67 năm, đã theo ông mãi mãi. Tro của Tổ sư được an táng tại nhà thờ của dòng tộc ở Tanabe. Mỗi năm, ngày giỗ của ông được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 tại ngôi đền Aiki ở Iwama.

    nguồn aikidofaq.com
    aikikai dịch và tổng hợp
    Practice Make Perfect

  9. #9
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Các giai thoại về Tổ Sư...

    Viếng thăm vùng nội Mông

    Vào giữa tháng 2 và tháng 6 năm 1924, Morihei Ueshiba đi cùng Deguchi Onisaburo, người đứng đầu phái đoàn giáo phái Omoto đến vùng nội Mông để khảo sát một địa điểm ở huyện Viên An với mục đích xây dựng một vùng đất thánh trong tương lai sẽ là trung tâm cho mọi tôn giáo, đồng thời cũng là nền tảng cho một trật tự mới về chính trị, xã hội của thế giới. Chuyến đi này có thể nguy hiểm đến tính mạng bởi lúc đó khu vực đang trong tình trạng bạo lực, bất ổn định. Trên đường đi, một nhóm lính tháp tùng theo họ với tư cách là quân đội độc lập Nội-Ngoại Mông. Các binh lính thuộc Quốc dân ảng và những băng cướp núi cưỡi ngựa đã tấn công họ nhiều lần trước khi họ đến Tongliao, họ đã bị phục kích trên các đoạn đường đèo qua núi. Tin rằng không thể nào tránh khỏi cái chết, Morihei đã sẵn sàng cho sự ra đi của mình. Nhưng khi đối diện với những loạt đạn, Người lại hết sức bình tĩnh, không hề rời khỏi vị trí của mình, chỉ tránh những viên đạn đang bắn tới với động tác né tránh nhẹ nhàng. Người không hề bị thương tổn chút nào. Về sau, chính Tổ sư đã kể lại sự việc này:
    "Tôi không thể nào dời bước khỏi vị trí mình đang đứng, thành thử khi những viên đạn bay đến, tôi chỉ việc vặn mình và quay đầu. Sau đó, khi tập trung nhãn lực, tôi có thể cảm nhận quân địch sẽ bắn từ hướng nào, chĩa súng về bên trái hay bên phải. Tôi có thể nhìn thấy những ánh lửa lóe lên trước khi đầu đạn bay ra khỏi nòng súng. Tôi tránh đạn bằng cách xoay đảo thân mình, và thế là đạn không chạm được vào người tôi. ạn bay đến tới tấp hầu như không cho tôi có thời giờ để hít thở nữa. Bổng nhiên, tôi nhận ra bản chất của võ đạo. Tôi nhận rõ những chuyển động trong võ thuật đã hồi sinh khi trung tâm của khí tập trung vào tâm lực và ý thức rằng nếu càng bình tâm thì đầu óc tôi sẽ càng thêm minh mẫn. Tôi có thể cảm nhận được ý nghĩ, kể cả những ý đồ hung tợn của kẻ khác. Trí óc minh mẫn giống như trung tâm của một quả bông vụ đang xoay tít; nhờ vào cái tâm tĩnh lặng, quả bông vụ có thể quay thật nhanh. Thoạt nhìn cứ ngỡ nó đang đứng yên. ây là sự tĩnh tâm và tịnh thể (sumi-kiri) mà tôi đã trãi qua".

    Nguồn: Kisshomaru Ueshiba, theo "The spirit of Aikido"
    Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài
    Practice Make Perfect

  10. #10
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Tỉ đấu với viên sĩ quan hải quân có vũ khí


    Vào một ngày xuân năm 1925, một sĩ quan hải quân và một võ sư Kiếm đạo đã viếng thăm ại sư tại đạo đường Ayabe và xin được trở thành môn sinh của ông. Trong suốt buổi nói chuyện, sự bất đồng ý kiến xung quanh những chuyện vặt vãnh đã nảy sinh. Không kiềm được tức giận, Ueshiba đã chấp nhận lời tỉ đấu với viên sĩ quan nọ.
    Khi viên sĩ quan tấn công ông bằng bokken (kiếm gỗ) thì Ueshiba đối mặt chỉ với hai bàn tay trần để tránh những cú đâm và chém của người kia. Sự linh động trong di chuyển để tránh đòn của ại sư đã trở nên quá sức đối với viên sĩ quan hải quân, ông ta đành chấp nhận thua cuộc và quị xuống, gần như kiệt sức hoàn toàn. Chốc sau, ại sư nhắc lại câu chuyện và nói rằng: Chẳng có gì cả.Vấn đề là ở sự phân định giữa thân thể và tinh thần. Khi đối phương tấn công, tôi có thể thấy một tia sáng loé lên tựa như màu của một viên sỏi phát ra trước thanh kiếm. Tôi có thể thấy rõ ràng khi tia sáng trắng ấy lướt qua, ngay lập tức thanh kiếm sẽ đi theo. Tất cả những gì tôi làm là tránh luồng khí của tia sáng trắng đó.

    Sau trận đấu, ại sư đã ra ngoài đến khu vườn gần đó, nơi có trồng một cây thị. Khi ông lau mồ hôi đổ trên khuôn mặt, đột nhiên ông có cảm giác chưa từng trải qua bao giờ. Ông đứng đấy, không thể bước đi hay ngồi xuống, rồi reo lên giữa sân trong nỗi ngạc nhiên. ại sư kể lại câu chuyện này như sau:
    "Tôi đã nguyện đi theo võ đạo khi tôi 15 tuổi và đã viếng thăm những võ sư dạy kiếm thuật và Nhu thuật ở rất nhiều tỉnh lị. Tôi nắm bắt được những bí mật của các truyền thuyết trong vòng không đầy vài tháng. Nhưng không một ai chỉ cho tôi biết về bản chất của võ đạo; điều duy nhất có thể làm tôi cảm thấy mãn ý. Vì thế tôi đã nghiên cứu và tìm tòi rất nhiều tôn giáo nhưng đều không thể nhận được câu trả lời cụ thể. Sau đó vào mùa xuân năm 1925, nếu tôi nhớ không nhầm, khi tôi đang rảo bước một mình trong khu vườn, tôi chợt cảm thấy vũ trụ như xoay vần, một ánh hào quang phát ra từ lòng đất, bao phủ cả người tôi, làm cho người tôi trở thành một thể vàng. Cùng lúc đó, tâm trí và cơ thể tôi bắt đầu phát sáng. Tôi có thể hiểu được tiếng hót của chim, và hoàn toàn nhận biết được những suy nghĩ của Thượng đế, Người đã tạo dựng nên vũ trụ này. Trong giây phút, tâm trí tôi như thoát khỏi những tăm tối: bản chất của võ đạo chính là tình yêu thương của Thượng đế, tấm lòng cao cả muốn bảo vệ mọi người. Những giọt nước mắt của niềm hân hoan vô tận đã lăn dài trên hai gò má của tôi. Từ lúc đó, tôi nhận biết được nhiều hơn rằng cả trái đất này là nhà, là vầng mặt trời của tôi, vầng mặt trăng và những vì sao là tất cả của riêng tôi. Tôi đã thoát khỏi mọi cám dỗ từ những ham muốn về địa vị, danh vọng, sự giàu có cho đến cả những ham muốn về sức mạnh cơ bắp. Tôi hiểu ra rằng, võ đạo không phải là sự quật ngã đối phương bằng sức mạnh của chúng ta, hay nó là công cụ để đẩy thế giới này đến chỗ diệt vong bằng vũ khí. Võ đạo chân chính chấp nhận sự hòa hợp của vũ trụ, để trái đất này luôn thanh bình, chính là sự sinh sôi nảy nở, bảo vệ và khai hóa con người trong tự nhiên. Tôi hiểu rằng, việc rèn luyện võ đạo là mang tình yêu thương của Thượng đế, chính là sự sinh sôi nảy nở, bảo vệ, khai hóa mọi vật trong tự nhiên. Chúng ta đã đồng hóa và sử dụng những điều này trong tâm trí và cơ thể của chúng ta."
    Chính khám phá này đã thay đổi cuộc đời ại sư và khai sinh ra bộ môn Hiệp khí đạo.


    Nguồn: Kisshomaru Ueshiba, theo "The spirit of Aikido"
    Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài
    Practice Make Perfect

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •