Anh Steven có rất nhiều tâm huyết trong võ học! Nên tôi cũng muốn góp chút ý kiến của mình vào đây. Những gì tôi nói chỉ có giá trị tham khảo thêm mà thôi. Anh nên tiếp tục tập luyện những gì anh tin tưởng.
Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
Nếu vậy thì liên quan đến 2 cách tập,
1 chờ uke tấn công gần sát rồi thực hiện phản đòn.
2 chủ động phản đòn trước khi thấy có sự nguy hiểm.
Aikido chú trọng vào cách số 1. Các môn võ khác, như võ Bình Định, võ Tàu (Thiếu Lâm, Hình Ý, Bác Quái), Karate sẽ tấn công trước khi cảm thấy nguy hiểm. Tấn công khác với phản đòn, vì phản đòn quá sớm sẽ tạo cơ hội cho đối thủ thay đổi đòn thế để chống lại sự phản đòn

Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
Việc tấn công đấm khác và chém khác chứ.
Như đấm thì lực --->mục tiêu--->sấu hơn 15cm-> chuẩn và đây là lực ngan.
Chém nâng tay--> hạ xuống-->mục tiêu--> sâu 15cm?! vậy cái sâu này là sâu từ trên xuống? hay sâu từ trước ra sau như đấm?
Ste thấy nhiều ng chém shomen như "phan" nguyên bàn tay vào mặt uke vậy? vậy là đúng hay sai?
Có quan niệm chém shomen như chém kiếm, vậy là phải nâng tay và "hạ" tay từ trên xuống đỉnh đầu uke-> hay xuống qua khỏi đỉnh đầu uke?. Nếu chém quá sâu liệu có an toàn cho uke? và thực tế có uke nào "kém suy nghĩ" đến mức độ lao thẳng cả người mà chém kiểu đó chăng? (vì đây mình bảo là thực tế nên mới có câu hỏi này)
Người ta bảo chém shomen điểm tiếp súc mực tiêu là cạnh bàn tay, vậy nếu lần vào sâu điểm tiếp súc mục tiêu là "khủy tay"?
Võ Aiki-Jujutsu và Aikido không có quan niệm về đấm như Boxing, đấm chỉ có khoãng 50, 60 năm nay. Đánh Atemi vào đầu (Shomen) là tương đương với đấm. Tôi có giải thích trong post trước:
Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
Muốn thử nghiệm đòn Ikkyo, cần phải làm như sau:
1- Uke đứng gần Nage (cánh tay của Uke khi đưa thẳng phải đụng tới lổ tai của Nage)
2- Uke co tay lại rồi đấm (tsuki) hay chém (shomen) thẳng vào mặt Nage (khi chém, bàn tay của Uke ở trước đầu và không có đưa cao quá đầu). Cánh tay phải rút về sau khi đấm / chém xong.
Trong chiêu thức Aikido, khó lòng thấy cùi chỏ đưa cao hơn vai, nhưng khi Uke tấn công tại sao cùi chỏ đưa cao lên đầu ? lý do cho giống như kiếm ?

Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
Ste nghĩ quan trọng vẫn là do tốc độ ra đòn của uke mà ra hình thức đánh, nếu thêm lực sẽ khác, thêm tất cũng sẽ khác, ví như ura, nếu họ chém mạnh mà thêm tấn thì có tập "trên 10 năm" cũng phải dùm ura, vì có an toàn khi thực hiện omote mà uke đang đứng nhìn mình? Thậm chí ng cao đánh ng nhỏ, ng nhỏ đánh ng cao hơn cũng đều phải có sự điều chỉnh.
Em xin lỗi, khi cho em là Shu(gin giữ, làm theo,khuôn khổ) vậy vì sao nhiêu anh chị cũng chỉ chấp nhận "cái" của mình là chỉnh chu? vậy liệu họ đã qua Shu chưa?
Vốn dĩ SHU-HA-RI là ng cảm nhận mà ra, nên cảm nhận cũng đôi khi có sự nhầm lẫn (xin lỗi nếu có anh chị nào nhận thấy sự cảm nhận của mình là chuẩn nhất).
Ai dám nhận mình đã qua Shu-Ha-Ri mà không trở lại Shu ko? vì nếu họ đã qua Ri thì họ phải trở lại-dừng lại Shu trong cái Ri của họ đúng không ạ?! (Chư nếu không họ sẽ tập luyện theo cái Ri của ai?).
Giống như tư tưởng Chủ nghĩa xã hội mà bắt Tư bản chủ nghĩa phài chấp nhận và ngược lại vậy.
Anh Steven có nói về nhu cầu điều chỉnh của chiêu thế, có nghĩa là sau khi học chiêu thức trong giai đoạn Shu, sau đó, tùy theo giới hạn của cơ thể (cao hay thấp), võ sinh sẽ trải qua thời gian dài để điều chỉnh, giai đoạn điều chỉnh có thể kéo dài cả đời người nhưng vẫn chưa xong vì có thể kinh qua nhiều nhầm lẫn. Trao đổi kinh nghiệm tại đây hy vọng có thể giảm thiểu thời gian điều chĩnh cho mọi người.
Bình thường, khi tin vào giai đoạn A, thì mình có suy nghỉ là giai đoạn B rất xấu. Nhưng khi mình đã tin vào giai đoạn B, lúc đó mình sẽ nghỉ gì trong thời gian của giai đoạn A. Không khác gì với chủ nghĩa xã hội hay tư bản. Khi đang ở trong giai đoạn "Bao Cấp", mọi người sẽ phê phán như thế nào về kinh tế thị trường. Hiện nay, có bao nhiêu người suy nghỉ như thế nào về thời "Bao Cấp". Thay đổi quan điểm về chiêu thế trong võ học cũng như vậy. Nếu anh đang thoải mái với phương cách đang dùng, tốt nhất nên tiếp tục. Mười năm sau, hai mươi năm sau, nếu anh có suy nghỉ khác, thì lúc đó sẽ tính sau. Ít nhất, mình thích thú về những gì mình đang làm.
Thân