Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
Mình nghĩ, ura phù hợp với việc bị tấn công bởi nhiều người.
Nếu nói việc thực hiện omote là triệt hạ đối phương thì ura được xem là một hình thức mang tính né tránh đòn nhiều hơn( dĩ nhiên nếu kết thúc được ở ura thì quá tiện lợi)
Điểm chính mình nghĩ là do ura có thể vừa đánh, vừa xoay chuyển hướng được nên ng ta thích tập->tập nhiều->thấy quen->hay đánh...->hữu hiệu.
Cách tấn công như anh 4ever nói thì ste thấy ng ta cũng dùng ura được. Nếu dùng omote e rằng cũng chẳng giải quyết dc vấn đề mà còn nguy hiểm hơn vì nhập trực tiếp vào phía trước uke, trong khi tay còn lại của uke hoàn toàn tự do.
Học võ rất khác với học chử, nhất là trong khoa học kỹ thuật. Võ sinh phải theo đúng từng động tác từ thầy dạy, đôi khi ông thầy bị đau đầu gối nên ít di chuyễn, võ sinh làm theo thầy, không thể phát huy chiêu thế một cách hữu hiệu nhưng tin là mình đánh đúng. Do đó, trong võ học, rất hiếm khi có chuyện trò giõi hơn thầy. Trong vấn đề khoa học kỹ thuật, thế hệ đi sau luôn luôn tiến hơn thế hệ đi trước, trò luôn luôn phát triển và vượt qua thầy.
Hiện nay, võ sinh Aikido luôn luôn tin Omote là tiến vào đối thủ, vì thầy dạy mình như vậy, và thầy cũa thầy cũng nói như trên. Omote chỉ có nghĩa sự kết nối được tạo ra phía trước đối thủ, còn sự tiến vào, hay trong võ ta được gọi là "nhập nội", trong Aikido, được gọi là Irimi. Khi đối thủ đã chuẩn bị và đấm vào mặt mình, Nage đánh sau, cần phải mạnh gấp đôi Uke, để "nhập nội" để đánh Ikkyo Omote trong quan niệm hiện nay. Đây hoàn toàn đi ngược với nguyên lý "Hiệp Khí".
Một câu chuyện khá xưa trước thời "Pháp thuộc", ông Nguyễn Trường Tộ là sứ thần đại diện cho vua nhà Nguyễn đi sứ sang Pháp trong thế kĩ 19. Khi về lại Việt Nam, ông ta trình tấu tại triều đình Huế về các đường xá tại Paris được thắp sáng bằng lửa cháy từ trên xuống dưới, đi ngược với tự nhiên (các ngọn đèn được thắp sáng bằng khí đốt). Với sự hiểu biết của triều đình Huế, đây là một câu chuyện không tưởng, nên bao nhiêu ý kiến từ ông Trường Tộ đều đi vào thùng rác.
Tóm lại, đánh Omote, không phải tiến vào đối thủ.