Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 59

Chủ đề: Trở về nguồn Daitoryu

  1. #41
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh có nghĩ là tụi em được tiếp cận những lý thuyết sâu xa như anh ở nước ngoài chăng?
    Ste ơi
    ở nước ngoài thì tui công nhận là có nhiều cơ hội tham dự seminar với nhiều thầy khác nhau. Tui khg nghĩ những gì anh 4ever nói ở đây sẽ có 1 thầy nào nói 1 cách chính thức trong 1 seminar.

    Những gì anh 4ever nói ở đây khg dính líu tới seminar nhiều lắm đâu, mà cái quan trọng nhất là kinh nghiệm và sự cởi mở của chính mình thôi.

    Theo cá nhân tui nhận thấy thì cái môi trường bên VN nói chung là quá gò bó, khg làm như đã chỉ là sai, quá chú trọng tới đúng sai và khg cởi mở. Thầy Tamura đã nói tới mây gia đoạn SHU-HA-RI, bên VN hình như thì đa số là SHU.

    Muốn hiểu được những gì đang nói ở đây thì theo tui nghĩ phải có khá nhièu kinh nghiệm và hiểu khá rõ nguyên lý và căn bản HKD. Tui khg nghĩ là bên VN có nhiều người hiểu rõ căn bản hay nguyên lý lắm. Chừng nào mà 1 võ sinh ra đòn aikido theo cảm nhận và theo cách phản ứng của uke thì tui nghĩ lúc đó họ sẽ hiều những gì đang nói ở đây.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #42
    Steven
    Guest
    Nếu đã nói cần một tư duy độc lập nghĩa là phải có tư duy của cá nhân, và tdcn đó, có chắc là đúng chăng?
    Rất đồng tình với anh Aiki là một cấp độ cao là phải đánh theo cảm nhận. Nhưng em thấy hình như việc phân tích mang tính chất hướng nage vào thế bị động, tất nhiên việc tập luyện như vậy cũng rất cần thiết, nhưng sao lại phủ nhận cách tập luyện khác?
    Như việc một ng to cao khi tập Aikido, lại bắt họ ko dùng sức, trong khi thật ra họ có dùng sức đâu, chỉ vì mình thấy họ đánh uke bị té mạnh lại cho là họ dùng sức nhiều.
    Nói thật chứ em thấy các Shihan lớn tuổi hồi tuổi xuân xanh, đánh ng ta cũng chết lên chết xuống chứ co nhẹ nhàng , khéo léo như khi lớn tuổi đâu.
    Thật khi lớn tuổi họ có muốn đánh như hồi trẻ cũng chẳng được nữa. Nhưng em nghĩ đó là sự phát triển tự nhiên:
    Trẻ - khỏe- dung sức nhiều- Lớn - tùy theo sức - khéo léo- nhẹ nhàng.
    Giởi đối với giới trẻ cố tập cho nhẹ, cho khéo khi lớn lại vừa khéo-vừa nhẹ. Em thấy chẳng gì hay hết, như cứ một,hai món ăn mà cứ đảo tới đảo lui cũng ngán vậy.
    Em xin nói rõ, em không phản bát ý kiến của các anh, nhưng em muốn được chấp nhận có hai cách tập và cách vô đòn, mà trong clip trên em đã nói.
    Em cũng nhận thấy Aikido vn vẫn là SHU, nhưng lớp trẻ vn tụi em cũng xin tự hào vì đạt được chữ SHU ấy.
    Rất cám ơn anh Aiki.

  3. #43
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Nghe anh 4ever,em thấy thật bùi ngùi!
    Anh có nghĩ là tụi em được tiếp cận những lý thuyết sâu xa như anh ở nước ngoài chăng?
    Những dịp tập huấn cách đây 5 năm, em toàn thấy các shihan cứ đánh hùng hụt, uke mình thì cứ liên tiếp" thử" Shihan, thông dịch viên thì nay ng này, mai ng khác, lại không có chuyên môn về Aikido. (gầy đây đã cải thiện rất nhiếu)
    Nói thật là tụi em tập những gì mình được dạy và học từ thầy.
    Nếu so sánh: một nước phát triển trong 10 năm, và một nước kém phát triển trong 10 năm. Thì anh sẽ so sánh trên chỉ tiêu như thế nào?
    Trở lại vấn đề, rõ ràng là em nhận định khi nhập omote mình phải kiểm soát lực trước, "tìm thấy sự an toàn" mới nhập chân vào sau. Thì anh lại bảo,"tóm lại,omote là không phải nhập vào nage"??
    Và em nghĩ vấn đề khi uke đã rút tay về, liệu tiếp tục theo tay uke để mà đánh omote là có cần thiết không? em không nói việc áp dụng ura ở đây.
    Nếu thực tế em thấy khi tiếp nhận một đòn, điều cần đâu tiên là "lái" cái lực ấy đi bằng những pp như: thực hiện đỡ chém thẳng; xoay hông; dời vị trí...
    Và nếu am xem kỹ clip trên a sẽ thấy phút 2:40->3:00 là thầy Osawa đánh cả hai cách, đều là OMOTE, Và hình nhứ có cách đánh mà anh đang muốn nói là "không bước vào", nhưng sau khi kiểm soát sự an toàn thầy Osawa vẫn bước vào đấy thôi. Vậy nếu nói là không bước vào em nghĩ là không đúng, mà nếu nói bước vào cũng thiếu, cần phải thêm sự "kiểm soát an toàn".
    Những ý kiến tôi đưa lên không phải là lý thuyết sâu xa, đây là một nan đề trước thực tế.
    Nó cũng không phải tạo ra từ môi trường từ nước ngoài hay tại quê nhà!
    Các bạn nên xem đây chỉ là một bài toán, và mình đi tìm lời giải, lúc đó có những lựa chọn như sau:
    1- Đến trường, sách giáo khoa đã in ra lời giải, chỉ học thuộc, thầy giáo khen mình giỏi. Khi dùng đáp án trong sách gk không được, ta linh động dùng đáp án khác với lý do hoàn cảnh "khách quan".
    2 - Học những gì sách gk đưa ra, tự kiểm chứng với thực tế. Bổ túc, sửa đổi những lời giải thiếu chất lượng để thế hệ sau có thể tiến hơn mình.
    Các bạn chọn như thế nào là quyết định riêng tư, tôi không có ý kiến ở đây.

    Rất khó khăn để nói về chi tiết trong chiêu thức qua Internet. Nên tôi chỉ đưa ra các lý thuyết tổng quát, các bạn cần phải tìm hiểu và phân tách các chi tiết của nó. Nếu các bạn không bỏ công sức nghiên cứu, thì nó cũng như triều đình nhà Nguyễn với ông Nguyễn Trường Tộ.

    Ở đây tôi sẽ giải thích thêm một chút từ câu hỏi của anh Steven:
    khi uke đã rút tay về, liệu tiếp tục theo tay uke để mà đánh omote là có cần thiết không?
    Trả lời: Quan trọng trong Aikido là sự kết nối, đây là một cơ hội cho Nage. Chiêu thức không thể tiếp tục, nếu kết nối bị gián đoạn. Phương cách nhập môn cơ bản (trong 3 năm đầu với Aikido) là Nage bước theo để giử kết nối . Ở trình độ cao hơn, bàn tay chém của Nage sẽ trở thành cái móc (sticky hand), làm cánh tay và bàn tay của Uke bị vướng lại và đi vào qủy đạo của Nage trong khi cả thân thể Uke đứng lại một chổ. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm Uke mất thăng bằng.
    Tóm lại, tùy theo cảm nhận của mổi người, có người chỉ cần 1 năm, họ có thể phát triển khả năng kết nối. Tôi cũng đã thấy nhiều người tập Aikido liên tục trên dưới 30 năm, nhưng họ chỉ biết kết nối bằng cách đi theo Uke.

  4. #44
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Iwama aikido Xem bài viết
    Anh Fourever kg lên cuối tuần được à? Tui chỉ lên được cuối tuần thôi. Mấy ngày thường chạy xuống đó mất hơn cả tiếng vì traffic..
    Qua California được có vài ngày, sáng ngày thứ Sáu, tôi phải đến Palm Springs. Có dịp thì gặp mặt cho vui, nếu không, thì sẽ gặp lần khác. Thân

  5. #45
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    thầy Kuribayashi có đánh ikkyo ở giây thứ 26-35, có thể dùng minh họa cho ý kiến của chú Fourever đc ko?
    Practice Make Perfect

  6. #46
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Qua California được có vài ngày, sáng ngày thứ Sáu, tôi phải đến Palm Springs. Có dịp thì gặp mặt cho vui, nếu không, thì sẽ gặp lần khác. Thân
    Dạ để sắp xếp nhe anh fourever! CN ngày Apr 22 thầy Phong tổ chức lể giổ tổ O' Sensei. Rất tiếc là anh không dự được.

  7. #47
    Steven
    Guest
    Chính xác rồi, nhưng đánh lần 2 thầy vẫn phài nhập chân sau lên, vì vốn dĩ nó là tất yếu.

  8. #48
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Chính xác rồi, nhưng đánh lần 2 thầy vẫn phài nhập chân sau lên, vì vốn dĩ nó là tất yếu.
    aikikai hiểu về ý của chú Fourever là nage ko nhập nội tại thời điểm uke chém vào nage. Ở clip trên thì cả 2 đòn ikkyo thầy Kuribayashi đều ko nhập nội tại thời điểm uke chém. ở lần đánh ikkyo thứ 2, uke chém khá bất ngờ và gần với nage, sẽ thấy khó thực hiện ura và đánh omote là hợp lý.
    Practice Make Perfect

  9. #49
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aikikai Xem bài viết

    thầy Kuribayashi có đánh ikkyo ở giây thứ 26-35, có thể dùng minh họa cho ý kiến của chú Fourever đc ko?
    Đây cũng tương tự như Phút 2:25, Uke đánh gần đúng, nên Nage hoàn toàn không tiến vào khi đánh Omote trong clip trước.
    Muốn đánh Shomen, Yokomen, hay Tsuki đúng và có hiệu quả, võ sinh các môn phái khác cần phải tập luyện thường xuyên trên 3 năm. Võ sinh Aikido nói về Atemi, đấm đá, nhưng đâu có tập luyện được bao nhiêu. Ra đòn gần đúng như trên là khá lắm rồi.
    Gần đúng tạo ra khi bàn tay có thể chạm đến mục tiêu, đúng khi bàn tay có thể chạm đến vị trí sâu vào mục tiêu khoãng 15 cm.
    Lưu ý:
    1- Vì Uke không đánh đủ sâu, nên Nage không có thối lui. Nếu Uke đánh sâu vào, võ sinh Aikido sẽ lúng túng
    2- Lần thứ 2 khi đánh Ikkyo Omote, Nage mất đi sự điều khiển thân thể Uke, không thể dẫn Uke vào vị trí mong muốn, nên đánh phải bước chân sau vào để tiếp tục khống chế. Đây là nguyên nhân tại sao tôi nói về cách kết nối (sticky hand) rất quan trọng trong Aikido
    3- Lần thứ 1, khi đánh Ikkyo Omote, Nage mượn lực của Uke còn tốt hơn Ura. Đây là điều tôi đã nói ở trên về Omote và Ura
    4- Vì Uke đánh gần đúng, nên khó thấy rõ nhu cầu dùng Omote hơn là Ura khi đòn đã đến trước mắt. Khi đánh đúng, nhu cầu Omote sẽ rõ ràng hơn

  10. #50
    Steven
    Guest
    Nếu vậy thì liên quan đến 2 cách tập,
    1 chờ uke tấn công gần sát rồi thực hiện phản đòn.
    2 chủ động phản đòn trước khi thấy có sự nguy hiểm.
    Việc tấn công đấm khác và chém khác chứ.
    Như đấm thì lực --->mục tiêu--->sấu hơn 15cm-> chuẩn và đây là lực ngan.
    Chém nâng tay--> hạ xuống-->mục tiêu--> sâu 15cm?! vậy cái sâu này là sâu từ trên xuống? hay sâu từ trước ra sau như đấm?
    Ste thấy nhiều ng chém shomen như "phan" nguyên bàn tay vào mặt uke vậy? vậy là đúng hay sai?
    Có quan niệm chém shomen như chém kiếm, vậy là phải nâng tay và "hạ" tay từ trên xuống đỉnh đầu uke-> hay xuống qua khỏi đỉnh đầu uke?. Nếu chém quá sâu liệu có an toàn cho uke? và thực tế có uke nào "kém suy nghĩ" đến mức độ lao thẳng cả người mà chém kiểu đó chăng? (vì đây mình bảo là thực tế nên mới có câu hỏi này)
    Người ta bảo chém shomen điểm tiếp súc mực tiêu là cạnh bàn tay, vậy nếu lần vào sâu điểm tiếp súc mục tiêu là "khủy tay"?
    Ste nghĩ quan trọng vẫn là do tốc độ ra đòn của uke mà ra hình thức đánh, nếu thêm lực sẽ khác, thêm tất cũng sẽ khác, ví như ura, nếu họ chém mạnh mà thêm tấn thì có tập "trên 10 năm" cũng phải dùm ura, vì có an toàn khi thực hiện omote mà uke đang đứng nhìn mình? Thậm chí ng cao đánh ng nhỏ, ng nhỏ đánh ng cao hơn cũng đều phải có sự điều chỉnh.
    Em xin lỗi, khi cho em là Shu(gin giữ, làm theo,khuôn khổ) vậy vì sao nhiêu anh chị cũng chỉ chấp nhận "cái" của mình là chỉnh chu? vậy liệu họ đã qua Shu chưa?
    Vốn dĩ SHU-HA-RI là ng cảm nhận mà ra, nên cảm nhận cũng đôi khi có sự nhầm lẫn (xin lỗi nếu có anh chị nào nhận thấy sự cảm nhận của mình là chuẩn nhất).
    Ai dám nhận mình đã qua Shu-Ha-Ri mà không trở lại Shu ko? vì nếu họ đã qua Ri thì họ phải trở lại-dừng lại Shu trong cái Ri của họ đúng không ạ?! (Chư nếu không họ sẽ tập luyện theo cái Ri của ai?).
    Giống như tư tưởng Chủ nghĩa xã hội mà bắt Tư bản chủ nghĩa phài chấp nhận và ngược lại vậy.

Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •