Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 59

Chủ đề: Trở về nguồn Daitoryu

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    1- Đúng
    2- Kỹ thuật Hiệp-Khí dựa vào sức lực của Uke. Khi sữ dụng đúng đắn, Omote vẫn dùng sức lực của Uke, đôi khi còn tốt hơn Ura. Vì võ sinh chỉ quen thuộc vào lối đánh theo clip tôi đưa lên làm ví dụ, nên mọi người đều tin chỉ có Ura mới mượn lực từ Uke
    1- Chẳng nên xem là Đúng tuyệt đối; chỉ nên xem như một gợi ý thôi. Chẳng hạn trong tình huống không nguy hiểm đến tính mạng thì chẳng nên đánh ura vì có thể làm đối thủ đập mặt xuống đất và tiêu luôn bộ mặt.

    2- Nói rằng đánh ura hữu hiệu trong tình huống đối thủ to lớn hơn ta nhiều không có nghĩa rằng đánh Omote không hiệu quả. Khi đã đạt đến một trình độ nhất định thì đánh omote vẫn tốt như thường.

    Thân mến.

  2. #12
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    @BMTD:

    Điều 1: Tình huống nào mới là nguy hiểm và không nguy hiểm khi có (1 hay nhiều) đối phương thật sự đang tấn công và muốn "kết liễu" mình? Dựa trên tiêu chí nào để đánh giá? Hay tốt nhất là luôn phải "coi trọng" đối thủ của mình dù là trẻ em, thanh niên hay người già để luôn đặt mình vào trạng thái "sẵn sàng".

    Tại sao lại gò bó mình trong việc được phép làm điều này, không được phép làm điều kia trong khoảnh khắc "sinh tử" ?
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi BMTD Xem bài viết
    1- Chẳng nên xem là Đúng tuyệt đối; chỉ nên xem như một gợi ý thôi. Chẳng hạn trong tình huống không nguy hiểm đến tính mạng thì chẳng nên đánh ura vì có thể làm đối thủ đập mặt xuống đất và tiêu luôn bộ mặt.

    2- Nói rằng đánh ura hữu hiệu trong tình huống đối thủ to lớn hơn ta nhiều không có nghĩa rằng đánh Omote không hiệu quả. Khi đã đạt đến một trình độ nhất định thì đánh omote vẫn tốt như thường.

    Thân mến.
    1- Đánh võ cũng như lái xe. Trong khi cầm tay lái, phải điều chĩnh tay gas, và dùng bộ thắng. Nếu không có thắng, thì xe sẽ gây tai nạn. Khi đánh Ura, Uke bị dập mặt, có nghĩa là Nage không biết, hay không có khã năng điều khiển.
    2- Nage cảm thấy đòn Ura hữu hiệu với đối thủ to lớn, vì đối thủ trên đứng yên và đưa cánh tay ra chờ cho mình đánh. Khi đối thủ to lớn đấm vào mặt Nage rồi rút tay về. Trọng lượng và sức mạnh của Uke rất lớn, Nage không dể dàng gì để lôi kéo và đánh theo lối Ura!

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    2- Nage cảm thấy đòn Ura hữu hiệu với đối thủ to lớn, vì đối thủ trên đứng yên và đưa cánh tay ra chờ cho mình đánh. Khi đối thủ to lớn đấm vào mặt Nage rồi rút tay về. Trọng lượng và sức mạnh của Uke rất lớn, Nage không dể dàng gì để lôi kéo và đánh theo lối Ura!
    Vậy nếu đối thủ đấm như thế thì phải xử lí ra sao? Dùng omote hay đòn khác? Anh 4ever nói rõ hơn được không ạ?

  5. #15
    Steven
    Guest
    Mình nghĩ, ura phù hợp với việc bị tấn công bởi nhiều người.
    Nếu nói việc thực hiện omote là triệt hạ đối phương thì ura được xem là một hình thức mang tính nén tránh đòn nhiều hơn( dĩ nhiên nếu kết thúc được ở ura thì quá tiện lợi)
    Điểm chính mình nghĩ là do ura có thể vừa đánh, vừa xoay chuyển hướng được nên ng ta thích tập->tập nhiều->thấy quen->hay đánh...->hữu hiệu.
    Cách tấn công như anh 4ever nói thì ste thấy ng ta cũng dùng ura được. Nếu dùng omote e rằng cũng chẳng giải quyết dc vấn đề mà còn nguy hiểm hơn vì nhập trực tiếp vào phía trước uke, trong khi tay còn lại của uke hoàn toàn tự do.

  6. #16
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi BMTD Xem bài viết
    1- Chẳng nên xem là Đúng tuyệt đối; chỉ nên xem như một gợi ý thôi. Chẳng hạn trong tình huống không nguy hiểm đến tính mạng thì chẳng nên đánh ura vì có thể làm đối thủ đập mặt xuống đất và tiêu luôn bộ mặt.

    2- Nói rằng đánh ura hữu hiệu trong tình huống đối thủ to lớn hơn ta nhiều không có nghĩa rằng đánh Omote không hiệu quả. Khi đã đạt đến một trình độ nhất định thì đánh omote vẫn tốt như thường.

    Thân mến.
    Các tình huống thực tế rất phong phú; việc hành xử trong mỗi tình huống cụ thể vừa có yếu tố khách quan (đối thủ, môi trường xung quanh, ...), vừa có yếu tố chủ quan (kỹ thuật cá nhân, kinh nghiệm, tinh thần, ...). Do vậy các quan điểm tôi nêu ra ở đây chỉ có tính chất gợi ý, không dám khẳng định ĐÚNG-SAI, cũng không phủ định những tình huống khác. Điều này biểu hiện rất rõ trong các chữ mà tôi đã dùng như "chỉ nên", "chẳng nên", "có thể".

    Thí dụ như nói "... chẳng nên đánh ura vì có thể làm đối thủ đập mặt xuống đất và tiêu luôn bộ mặt." thì

    1. Đây là một gợi ý nên tôi dùng chữ "chẳng nên"

    2. Vẫn có khả năng đối thủ không bị đập mặt xuống đất (vì người đánh kiểm soát được tình huống hoặc đối thủ phản ứng tốt?) nên tôi phải dùng chữ "có thể"

    3. Không đề cập gì đến omote nên không khẳng định rằng đánh omote không làm đối thủ đập mặt xuống đất.

    Thân mến.

    PS: Có lẽ chúng ta đã đi hơi xa ra khỏi chủ đề "Trở về nguồn ...". Liệu có nên tiếp tục thảo luận?
    Last edited by BMTD; 03-31-2012 at 09:29 AM.

  7. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi cucat Xem bài viết
    @BMTD:

    Điều 1: Tình huống nào mới là nguy hiểm và không nguy hiểm khi có (1 hay nhiều) đối phương thật sự đang tấn công và muốn "kết liễu" mình? Dựa trên tiêu chí nào để đánh giá? Hay tốt nhất là luôn phải "coi trọng" đối thủ của mình dù là trẻ em, thanh niên hay người già để luôn đặt mình vào trạng thái "sẵn sàng".

    Tại sao lại gò bó mình trong việc được phép làm điều này, không được phép làm điều kia trong khoảnh khắc "sinh tử" ?
    1. Tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta đều có thể biết được thế nào là tình huống nguy hiểm trong một bối cảnh cụ thể. Nếu đưa ra một định nghĩa cho từ "nguy hiểm", chúng ta sẽ đi vào một vòng tranh luận khác.

    2. Chẳng có gì bắt buộc hoặc gò bó chúng ta phải làm điều này, điều nọ. Mỗi chúng ta phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    3. Tôi nghĩ rằng nếu bạn đã dùng từ "kết liễu" và "khoảnh khắc sinh tử" thì có thể xem như đó là những tình huống nguy hiểm. Nhớ rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi và chỉ có tính gợi ý thôi.

    Thân mến.
    Last edited by BMTD; 03-31-2012 at 09:45 AM.

  8. #18
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    PS: Có lẽ chúng ta đã đi hơi xa ra khỏi chủ đề "Trở về nguồn ...". Liệu có nên tiếp tục thảo luận?
    nên tiếp tục chứ bác. tuy có hơi "lạc đề" nhưng chủ đề này khá hấp dẫn. Mỗi người tranh luận đưa nhiều ý kiến giúp người đọc có cái nhìn " mở "hơn.
    Practice Make Perfect

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    nên tiếp tục đi bà con, 4rum mình phong phú là nhờ những "chuyện bên lề" này.

    Cho những người mới tập HKD, nên nghe lời HLV chỉ dạy trên sân, những gì nói đây là kinh nghiệm cá nhận thôi. Chưa nhuyễn hay chưa hiểu đòn mà thử những gì mấy sư huynh nói ở đây sẽ khg làm gì được đâu.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    2- Nage cảm thấy đòn Ura hữu hiệu với đối thủ to lớn, vì đối thủ trên đứng yên và đưa cánh tay ra chờ cho mình đánh.
    Chúng ta không nên giả định một tình huống phi lý như vậy, mặc dù nhiều võ đường AIKIDO vẫn thường tập giả như thế.

    Khi đối thủ to lớn đấm vào mặt Nage rồi rút tay về. Trọng lượng và sức mạnh của Uke rất lớn, Nage không dể dàng gì để lôi kéo và đánh theo lối Ura!
    Đây lại là một tình huống khác mà bản thân tôi sẽ không dùng đòn Ikkyo, cả omote lẫn ura (dĩ nhiên nếu phản ứng kịp, còn không thì ...???).

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •