Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456
Kết quả 51 đến 59 của 59

Chủ đề: Trở về nguồn Daitoryu

  1. #51
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Anh Steven có rất nhiều tâm huyết trong võ học! Nên tôi cũng muốn góp chút ý kiến của mình vào đây. Những gì tôi nói chỉ có giá trị tham khảo thêm mà thôi. Anh nên tiếp tục tập luyện những gì anh tin tưởng.
    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Nếu vậy thì liên quan đến 2 cách tập,
    1 chờ uke tấn công gần sát rồi thực hiện phản đòn.
    2 chủ động phản đòn trước khi thấy có sự nguy hiểm.
    Aikido chú trọng vào cách số 1. Các môn võ khác, như võ Bình Định, võ Tàu (Thiếu Lâm, Hình Ý, Bác Quái), Karate sẽ tấn công trước khi cảm thấy nguy hiểm. Tấn công khác với phản đòn, vì phản đòn quá sớm sẽ tạo cơ hội cho đối thủ thay đổi đòn thế để chống lại sự phản đòn

    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Việc tấn công đấm khác và chém khác chứ.
    Như đấm thì lực --->mục tiêu--->sấu hơn 15cm-> chuẩn và đây là lực ngan.
    Chém nâng tay--> hạ xuống-->mục tiêu--> sâu 15cm?! vậy cái sâu này là sâu từ trên xuống? hay sâu từ trước ra sau như đấm?
    Ste thấy nhiều ng chém shomen như "phan" nguyên bàn tay vào mặt uke vậy? vậy là đúng hay sai?
    Có quan niệm chém shomen như chém kiếm, vậy là phải nâng tay và "hạ" tay từ trên xuống đỉnh đầu uke-> hay xuống qua khỏi đỉnh đầu uke?. Nếu chém quá sâu liệu có an toàn cho uke? và thực tế có uke nào "kém suy nghĩ" đến mức độ lao thẳng cả người mà chém kiểu đó chăng? (vì đây mình bảo là thực tế nên mới có câu hỏi này)
    Người ta bảo chém shomen điểm tiếp súc mực tiêu là cạnh bàn tay, vậy nếu lần vào sâu điểm tiếp súc mục tiêu là "khủy tay"?
    Võ Aiki-Jujutsu và Aikido không có quan niệm về đấm như Boxing, đấm chỉ có khoãng 50, 60 năm nay. Đánh Atemi vào đầu (Shomen) là tương đương với đấm. Tôi có giải thích trong post trước:
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Muốn thử nghiệm đòn Ikkyo, cần phải làm như sau:
    1- Uke đứng gần Nage (cánh tay của Uke khi đưa thẳng phải đụng tới lổ tai của Nage)
    2- Uke co tay lại rồi đấm (tsuki) hay chém (shomen) thẳng vào mặt Nage (khi chém, bàn tay của Uke ở trước đầu và không có đưa cao quá đầu). Cánh tay phải rút về sau khi đấm / chém xong.
    Trong chiêu thức Aikido, khó lòng thấy cùi chỏ đưa cao hơn vai, nhưng khi Uke tấn công tại sao cùi chỏ đưa cao lên đầu ? lý do cho giống như kiếm ?

    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Ste nghĩ quan trọng vẫn là do tốc độ ra đòn của uke mà ra hình thức đánh, nếu thêm lực sẽ khác, thêm tất cũng sẽ khác, ví như ura, nếu họ chém mạnh mà thêm tấn thì có tập "trên 10 năm" cũng phải dùm ura, vì có an toàn khi thực hiện omote mà uke đang đứng nhìn mình? Thậm chí ng cao đánh ng nhỏ, ng nhỏ đánh ng cao hơn cũng đều phải có sự điều chỉnh.
    Em xin lỗi, khi cho em là Shu(gin giữ, làm theo,khuôn khổ) vậy vì sao nhiêu anh chị cũng chỉ chấp nhận "cái" của mình là chỉnh chu? vậy liệu họ đã qua Shu chưa?
    Vốn dĩ SHU-HA-RI là ng cảm nhận mà ra, nên cảm nhận cũng đôi khi có sự nhầm lẫn (xin lỗi nếu có anh chị nào nhận thấy sự cảm nhận của mình là chuẩn nhất).
    Ai dám nhận mình đã qua Shu-Ha-Ri mà không trở lại Shu ko? vì nếu họ đã qua Ri thì họ phải trở lại-dừng lại Shu trong cái Ri của họ đúng không ạ?! (Chư nếu không họ sẽ tập luyện theo cái Ri của ai?).
    Giống như tư tưởng Chủ nghĩa xã hội mà bắt Tư bản chủ nghĩa phài chấp nhận và ngược lại vậy.
    Anh Steven có nói về nhu cầu điều chỉnh của chiêu thế, có nghĩa là sau khi học chiêu thức trong giai đoạn Shu, sau đó, tùy theo giới hạn của cơ thể (cao hay thấp), võ sinh sẽ trải qua thời gian dài để điều chỉnh, giai đoạn điều chỉnh có thể kéo dài cả đời người nhưng vẫn chưa xong vì có thể kinh qua nhiều nhầm lẫn. Trao đổi kinh nghiệm tại đây hy vọng có thể giảm thiểu thời gian điều chĩnh cho mọi người.
    Bình thường, khi tin vào giai đoạn A, thì mình có suy nghỉ là giai đoạn B rất xấu. Nhưng khi mình đã tin vào giai đoạn B, lúc đó mình sẽ nghỉ gì trong thời gian của giai đoạn A. Không khác gì với chủ nghĩa xã hội hay tư bản. Khi đang ở trong giai đoạn "Bao Cấp", mọi người sẽ phê phán như thế nào về kinh tế thị trường. Hiện nay, có bao nhiêu người suy nghỉ như thế nào về thời "Bao Cấp". Thay đổi quan điểm về chiêu thế trong võ học cũng như vậy. Nếu anh đang thoải mái với phương cách đang dùng, tốt nhất nên tiếp tục. Mười năm sau, hai mươi năm sau, nếu anh có suy nghỉ khác, thì lúc đó sẽ tính sau. Ít nhất, mình thích thú về những gì mình đang làm.
    Thân

  2. #52
    Steven
    Guest
    Chào Anh 4ever tất cả câu hỏi của em trên có thể có rất nhiều aikidoka thắt mắc và suy luận giống vậy, nhưng em thì muốn phân tách vấn đề nhiều hơn cho bản thân và các anh chị em cùng tham khảo thêm.
    Khả năng phân tách nếu không phải là một người có đủ khả năng thì em biết chắc sẽ gây khó khăn khi trả lời, từ đây cho thấy kinh nghiệm của anh là điều đáng quí.
    Tất nhiên mỗi người sẽ giử ý kiến cho riêng mình, em tin là anh cũng vậy.
    Thân chào anh.

  3. #53
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Thời gian về cảm nhận SHU-HA-RI thay đổi tùy theo môi trường của mổi cá nhân. Nó xẩy ra khá sớm nếu bạn phải rời thầy để tự lập như trong trường hợp các võ sinh của O'sensei làm Uchi Deshi 5, 7 năm (Yamada, Chiba, Kanai Sensei). Nếu võ sinh tiếp tục học với thầy, cảm nhận về SHU-HA-RI có thể không bao giờ xẩy ra khi trình độ giữa võ sinh và thầy còn xa cách. Thí dụ, võ sinh có một ý tưởng mới khác với thầy giãng dạy, thầy rất dể dàng để chứng tỏ phương cách của mình là đúng.
    Trong trường hợp cá nhân của tôi, học đòn Ikkyo từ năm 1969. Sau 1975, tất cả các võ đường tại Sài gòn đóng cửa, nên phải tập tành với bạn bè tại nhà. Giai đoạn nầy tạo cho tôi một nhu cầu phải tự tìm hiểu vì không có thầy nhưng cũng không có phát triển được, do căn bản còn thiếu thốn. Vài năm sau, khi có cơ hội sinh sống tại nước ngoài, có dịp học hỏi từ Daito Ryu, Aikikai, Yoshinkan, Tomiki, Shin Shin Toitsu. Trong hơn 10 năm, chỉ biết học chứ không có suy luận riêng. Cảm nhận về SHU-HA-RI thật sự đến với tôi sau hơn 20 năm học Aikido. Trong thời gian 15 năm tiếp theo, tôi đã thay đổi đòn Ikkyo đến 4 lần (trung bình 3 đến 4 năm, tư tưởng và quan niệm về một đòn thế lại thay đổi). Trong 5 năm qua, sự thay đổi có vẻ ít hơn (chưa có thay đổi gì về Ikkyo). Có thể lớn tuổi hơn một chút, đầu óc nó chậm lại, hay sự suy nghỉ về hoàn thiện một đòn thế càng lúc càng khó khăn lên.
    Tóm lại, SHU-HA-RI đến từ nhu cầu của mổi cá nhân, nó sẽ xẩy ra khi chiêu thức mình dùng một cách quen thuộc nhưng lại không đưa đến hiệu quả mong muốn với những Uke xa lạ.

  4. #54
    Steven
    Guest
    Rất đồng tình với anh về việc không thể tự học, tự phát triển khi không có thầy, đây là thiếu sự trợ lực, nguyên tắc cơ bản mình không có sẽ chẳng làm gì được.
    Như một clb aikido thuộc một trường Đại học ở vn, hlv thay đổi liên tục (việc lựa chọn hlv do ban quản lý clb "tuyển dụng") thành lập cũng lâu nhưng rồi kỹ thuật cũng chẳng khá hơn, tuy là họ cũng tổ chức khá nhiều semina mời các thầy nước ngoài, nhưng chì 1-2 buổi (khó lòng học được căn bản từ những vị ấy).
    Xem clip họ biểu diễn nếu em học một môn võ khác chắc sẽ khá xem thường aikido. (Thật sự đáng lo).
    Bản thân em cũng có sự thay đổi kỹ thuật theo từng năm, không biết tại sao nhưng tự nhiên thấy thích đánh cách đó, rồi một thời gian sau lại thích đánh cách khác, thỉnh thoảng lại đánh lại cách cũ.
    Cũng đồng ý luôn với anh việc phải có uke quen, vì vậy em mới nói buốc phải có sự điều chỉnh, ví như Steven Seagal mà chém thì sẽ khác một uke châu á rồi. Lúc này em thấy câu này là đúng nhất : "vô chiêu thành hữu chiêu"(tất nhiên phải có "nguyên liệu" trước mới được!!), chứ biết sao giờ!đứng gần thầy ấy hít không khí còn không đủ nữa là...

  5. #55
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    "ví như Steven Seagal..."
    Rất ngạc nhiên khi thấy Steven đưa thí dụ về Steven Seagal. Có lẻ vì vậy mà Steven lấy nick là Steven?
    Theo tui thì ông này chỉ giỏi Aikido trên movie thôi Steve à. Xem movie ổng ấy biểu diển ở Las Vegas năm nào đó, tui kg thích chút nào.

  6. #56
    Steven
    Guest
    ^^, không phải vậy đâu anh, Em nghĩ hầu như nếu ai trong giới Aikido cũng "hơi" không thích cách đánh của thầy ấy,(em cũng vậy)
    Nhưng em nghĩ do hình thể thầy ấy cao lớn, lại là diễn viên, nếu đánh không "chiếm thế thượng phong" thì rất dễ bị xem thường, nên thường những uke em thấy hầu như là những ng nhỏ con hơn, có thể chỉ đụng là té+ sức đẩy của thầy, tuy thấy nhẹ nhưng em nghĩ lực không yếu đâu!
    Đây cho ta thấy 2 việc, một là phải có uke quen, hai là thầy ấy đánh theo "kiểu" của thầy, miễn là thầy ấy cảm thấy thoải mái. (đây chắc là một hình thức SHU-HA-RI).
    Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: có thể nói Aikido có phần nào nguồn gốc từ Daitoryu, vậy khi một người tập luyện Aikido lâu năm, thì có thể nào lại trở về nguồn gốc đó không? Họ dùng sự kéo léo của mình để chuyển hóa đòn, liệu có mang hình thức nào của Daitoryu không? (nhanh, gọn, lẹ, triệt tiêu đối thủ..). Việc áp dụng Atemin, "chèm chân" gạt chân, chêm hông... có thể nói là chịu ảnh hưởng của Daitoryu, hay là đây là sự kết hợp tự nhiên..?!

  7. #57
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    ^^, không phải vậy đâu anh, Em nghĩ hầu như nếu ai trong giới Aikido cũng "hơi" không thích cách đánh của thầy ấy,(em cũng vậy)
    Tui không phải không thích cách đánh của ổng đâu. Mổi người một phong cách mà nói sao được. Nhưng thôi không bàn về ông này nữa làm gì.
    Không biết Steven có xem Tissier chưa? Nếu Steven thích cách đánh của người to cao và ra đòn dũng mảnh, thì xem cách cuả Chistian Tisstier đi. Có lẻ Steve sẻ thích và học được nhiều hơn từ Tissier đó.

  8. #58
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh Iwama lầm rồi. Thầy Tissier khg to con như Seagal đâu. Thầy ấy cỡ tui à, khoảng 1m66 thôi. Khi coi clip thì tưởng to cao lắm, nhưng khi gặp thì khg ngờ dâu. Tui có chụp 1 tấm hình với thầy đó mà. Seagal thì hơn 1m90 thì phải.

    Last edited by aiki; 04-14-2012 at 09:55 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #59
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Anh Iwama lầm rồi. Thầy Tissier khg to con như Seagal đâu. Thầy ấy cỡ tui à, khoảng 1m66 thôi. Khi coi clip thì tưởng to cao lắm, nhưng khi gặp thì khg ngờ dâu. Tui có chụp 1 tấm hình với thầy đó mà. Seagal thì hơn 1m90 thì phải.

    Ủa vậy hả anh Aiki. Nhìn trong clip và so sánh chiều cao với mấy người uke tui tưỡng hai ông này cao to như nhau chứ.
    Trong hình là anh Aiki đứng kế thầy Tissier đó hả anh?

Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •