Kết quả 1 đến 10 của 59

Chủ đề: Trở về nguồn Daitoryu

Threaded View

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Trở về nguồn Daitoryu

    Cách đây hơn 1 năm, tui đã đọc cuốn sách « Discovering Aiki, my 20 years with Yukiyoshi Sagawa sensei » do tác gỉa Tatsuo Kimura viết xong vào năm 2005. Cuốn sách này được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh và Pháp vào khoảng 2008.



    Tác gỉa này hầu như khg ai biết tới, nhưng theo cá nhân tui, những gì thầy nói rất đúng. Những ai mà chỉ biết aikido chắc sẽ khg thích, nhưng ai mà thực tế chút xíu sẽ hiểu. Kimura bắt đầu học HKD nhưng sau 1 thời gian đã bỏ môn võ này và về nguồn với Daitoryu.

    Cái ý thầy là cách tập của HKD hiện tại khg thực tế. HKD khg có kháng cự ngay từ lúc đầu, và khi đã quen, nếu gặp 1 người mà kháng cự thì đa số sẽ khg biết làm sao. Ngược lại, trong Daitoryu, lúc đầu thì uke kháng cự và Nage phải dung moị thủ đoạn để ra đòn. Cách tập của Daitoryu có vẻ “thực tế” hơn.

    Thầy Kimura từ thuở nhỏ khá hên, người cha lúc nào cũng muốn con mình học hay giao thiệp với những thành phần “ưu tú” nhất trong tất cả mọi vấn đề.

    Khi thầy học lớp 3 trung học, thầy nghe 1 người bạn nói tới Aikido. Lúc đó, những môn võ được kết thúc với chữ “do”, thì thầy chỉ nghe nói tới Kendo và Judo mà thôi. Khi thầy hỏi Aikido là gì thì được ngưòi bạn nói là 1 môn võ do 1 “ông gìa lão luyện” về võ thuật dạy.


    Tatsuo Kimura

    Thầy tháp tùng người bạn tới coi “ông gìa” và từ đó trở đi, đã gắn bó với HKD. Mấy lần đâu tập té, xong tập Kokyu doza, thầy cảm nhận đuợc 1 cảm giác kỳ lạ từ thâm tâm thầy. Thầy khg biết cái thầy cảm nhận là gì và khg ngờ là thầy gắn bó tới võ xuốt cuộc đời luôn.

    Thời gian đó, bên Nhật, những ai tập kiếm đều phải tập luôn 1 số đòn tay khg. Thầy vốn khg thích Judo, nhưng từ khi bắt dầu tập HKD, thầy cảm nhận được 1 sự “rung chuyển” từ đáy long mà thầy khg biết từ đâu ra.

    1 thời gian sau, trong môn tôn giáo học, người giảng viên có nói là khi con người gần kề với định mệnh, người đó sẽ cảm nhận được sự rung chuyển từ đáy lòng. Lúc đó, thầy đâu có ngờ là sẽ dành cuộc đời cho Hiệp Khí !

    Thầy mê HKD đến nỗi mở luôn 1 aikido club ngay trường thầy học. Lúc đó, Hombu gửi thầy Yamaguchi tới dạy. Thầy tiếp tục vừa học võ, vừa học văn, và vẫn tiếp tục tập với thầy Yamaguchi ngay cả sau khi lên DH.

    Năm 1968, SV bên Nhật biểu tình và tất cả các lớp DH đều bị huỷ bỏ. Nhân dịp này, thầy nhất quyết tập HKD 1 cách nghiêm túc hơn, và quyết định ngừng tập Kendo để chú trọng tới HKD thôi. Tháng 10 năm dó, thầy có xem lần biểu diễn cuối cùng của ST và nhận thấy rằng ST hoàn toàn thay đổi so với lần thầy tập ở Hombu.

    Với ý chí đó, mỗi ngày thầy tập 4 lớp (8g tập) ở hombu với DC. Ngày 23 tháng4 1969, 3 ngày trước khi ST vĩnh viễn ra đi, thầy được thầy Yamaguchi thăng 2 Dan.

    Vì ham mê HKD, thầy lơ đãng việc học và vì vậy, điểm học của thầy cũng xuống dốc theo. Từ nhất lớp học trước khi tập HKD toàn thời gian, nay thầy gần như bét lớp. Thầy phải thi 2-3 lần mới đậu. Cũng hên cho thầy, vì DH khg muốn “mất mặt” với việc đình công và huỷ bỏ lớp học, nên họ đã khg đánh rớt ai và cho mọi người đậu tuốt.

    Sau năm đó thầy ghi tên học cao học về toán (master). Trong những năm cao học, thầy bắt đầu tập Kashimashinryu (ken justsu) với Minoru Inaba, 1 đàn anh trong trường (lớn hơn 3 tuổi) và cũng là 1 aikidoka.

    Mỗi ngày, thầy tập 30 phút môn kiếm này với sư huynh. Thầy Inaba rất khó và cách tập rất đòi hỏi. Thầy tập với kiếm thật và bắt buộc võ sinh phải tập trung tư tưởng. Người tấn công bằng kiếm phải tấn công thật tình với ý định như muốn giết chết địch thủ, và người bị tấn công chỉ né đòn ở giờ phút cuối. Cách tập này để tập kiên nhẫn và cách tập trung ý chí. Mãi về sau thầy mới thấy sự bổ ích với cách tập này.

    Kashimashinryu, ngoài tinh thần, cũng rèn luyện cơ thể thầy luôn. Giữa mùa đông, thầy phải làm “lễ tẩy uế” (purification ceremony) bằng cách chỉ mặc quần võ, thấm nước lạnh vô khắp cơ thể, và tập chém kiếm (kesagiri) cho tới khi người khô.

    Cũng trong thời gian này, thầy đã xử dụng võ trong 1 tình huống thật. Hôm đó, trên đường về nhà, thầy thấy 2 người đánh nhau. 1 người to và 1 người bé. Người to con quăng người bé xuống và ngồi trên ngưới bé đấm người kia. Thầy muốn can 2 người ra và nắm tay người bự con lại nhưng khg làm gì được gì vì thầy dung sức cơ bắp. Người to khoẻ vẫn đánh đấm người kia như thường cho tới khi thầy sực nhớ là phải dùng sự “mềm dẻo / thả lỏng”. Thế là thầy khg dung sức cơ bắp để cản mà “cuốn” lây cánh tay người kia … Thầy rất ngạc nhiên khi giữ được người kia như vậy cho tới khi cảnh sát tới. Thầy đã áp dụng những gì thây Inaba và Kashimashinruy đã dạy : “khi chiến đấu hay đánh nhau, sẵn sang chết cho trận chiến và ngay tại chỗ, và đừng quên, nếu chết thì phải đem địch thủ theo luôn về bên kia thế giới …”

    Thầy nghĩ là nếu thầy chỉ tập HKD, với cách tập thì thầy chắc khg thành công đâu. Với Kasimashinryu, thầy đã xoay sở được nhờ cách tập với kiếm thật, cách tập trung tư tưởng và cách tập thực tế.

    còn tiếp ...
    Last edited by aiki; 03-12-2012 at 08:56 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •