Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 45

Chủ đề: Cơ sở võ học của AIKIDO

Hybrid View

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Cơ sở võ học của AIKIDO

    AIKIDO là một môn võ, và như vậy có thể được xem như một môn thể thao. Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, AIKIDO ngày càng được hoàn thiện cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành. Trong chủ đề này, BMTD xin trình bày tóm tắt một hệ thống lý thuyết của AIKIDO, được trích từ một tài liệu cùng tên với chủ đề mà BMTD có được, hy vọng sẽ có ích cho các ACE trong diễn đàn.

    Theo đó, võ học AIKIDO dựa trên 3 cơ sở:
    1. Cơ sở vật lý học
    2. Cơ sở y học phương Tây
    3. Cơ sở y học phương Đông

    Cơ sở vật lý học bao gồm 3 định luật Newton và các định luật cơ bản khác của cơ học. Cơ sở y học phương Tây bao gồm Giải phẫu học và Sinh lý học (của người). Cơ sở y học phương Đông bao gồm các quan niệm về Khí và Đan điền.

    Hôm nay tạm thời khai đề như vậy. Những lần sau BMTD xin bàn luận chi tiết hơn.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to BMTD For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chào BMTD mới vô diễn đàn! Mong đọc chi tiết thêm.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  5. #3
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Chương 1. Cơ sở vật lý học

    Giống như tất cả các môn võ khác, Aikido cũng sử dụng sức lực của con người để trả đòn hoặc khống chế đối thủ. Sức lực này về bản chất là các lực và chúng tuân theo các quy luật vật lý. Trong chương này chúng ta sẽ xem lại một số khái niệm quan trọng của vật lý làm tiền đề cho các phân tích đòn thế Aikido.

    Tài liệu tham khảo: BMTD nghĩ rằng đa phần các ACE đều đã biết các định luật cơ sở của Vật lý học sẽ được trình bày trong chương này. Nếu cần xem lại cho có hệ thống thì có thể đọc trong các sách giáo khoa (chương trình trung học) hoặc các sách vật lý học cho năm đầu của các trường đại học kỹ thuật. Xin nêu một vài tài liệu tiêu biểu ở đây:

    1. Benjamin Crowell, “Newtonian Physics”, trong bộ sách “The Light and Matter” đăng tại điểm Web: www.lightandmatter.com.
    2. Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ, "Vật lý đại cương", NXB Giáo dục 2003.
    3. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, "Vật lý học đại cương", NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2004.
    Last edited by BMTD; 02-05-2012 at 09:42 AM.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to BMTD For This Useful Post:


  7. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mong sớm đọc đc bài viết tiếp theo của anh BMTD

  8. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Chuyển động và lực

    1.1 Định luật Newton 1: Quán tính

    Nếu không có lực ngoài tác động, một vật sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động của nó.

    1. Nếu đang đứng yên, vật sẽ mãi đứng yên.
    2. Nếu đang chuyển động, vật sẽ chuyển động thẳng đều.

    Đặc tính "giữ nguyên trạng thái chuyển động" được gọi là quán tính của vật.

    Một ứng dụng nhỏ: Khi đối thủ lao vào tấn công (đấm, đá, chém), nếu ta bình tĩnh và bất ngờ thoát ra khỏi đường tấn công thì theo quán tính, đối thủ có thể lao chúi và té sấp mặt xuống đất nếu không phản xạ kịp. Yếu tố bất ngờ rất quan trọng.

    1.2 Định luật Newton 2: Gia tốc

    Khi có lực ngoài tác động, vật sẽ thay đổi trạng thái chuyển động của nó (nghĩa là thay đổi vận tốc). Độ lớn của sự thay đổi (gia tốc) tỷ lệ thuận với lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
    a = F/m
    trong đó a là gia tốc; F là lực; m là khối lượng.

    Một ứng dụng nhỏ: Trong các kỹ thuật dẫn, để tránh phải dùng một lực lớn, chúng ta thường dẫn và tăng tốc từ từ, làm cho uke đang từ trạng thái đứng yên chuyển động dần đến một tốc độ thích hợp rồi mới ra đòn.

    1.3 Định luật Newton 3: Phản lực

    Khi một vật A tác động vào vật B một lực F thì A cũng chịu một lực Fr tác dụng ngược lại từ B. F và Fr có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều, mỗi lực tác động vào một vật khác nhau.

    Định luật này được ứng dụng vào tình huống hóa giải lực của đối thủ bằng lực đàn hồi (sẽ bàn ở lần sau).

    1.4 Chuyển động tròn

    Trong AIKIDO và Thái Cực Quyền, chuyển động tròn (vòng cung, vòng cầu, xoắn ốc) là loại chuyển động chủ đạo, đến mức hầu như mọi chiêu trong các đòn thế đều là chuyển động tròn. (Có nhiều người nâng lên thành "Nguyên lý vòng tròn").

    Vận dụng định luật Newton I, chúng ta thấy rằng khi chuyển động tròn, vật phải chịu một lực tác dụng nào đó (bằng không, vật phải chuyển động thẳng đều). Lực này làm cho phương của chuyển động hướng về phía tâm của một vòng tròn và được gọi là lực hướng tâm.

    Giả sử rằng một vật có khối lượng m đang chuyển động tròn đều với vận tốc v trên một vòng tròn có bán kính r. Khi đó độ lớn của lực hướng tâm được tính bằng công thức: F = mv2/r.

    Như vậy, độ lớn của lực hướng tâm tỷ lệ (thuận) với khối lượng của vật và bình phương vận tốc; tỷ lệ nghịch với bán kính của vòng tròn.

    Một ứng dụng nhỏ: Khi thực hiện các đòn thế AIKIDO, nếu dẫn đối thủ hoặc ra đòn theo vòng cung thì lực cần ra tương ứng với lực hướng tâm. Vì lực hướng tâm tỷ lệ nghịch với bán kính nên nếu đánh theo vòng lớn (r lớn) thì chỉ cần một lực nhỏ (F nhỏ); ngược lại nếu đánh theo vòng nhỏ (r nhỏ) thì phải dùng một lực lớn (F lớn).

    Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta nên đánh vòng cung thay vì theo đường thẳng. Chúng ta sẽ quay lại đề tài này sau khi đã thảo luận về cơ sở y học phương Tây (Giải phẫu và Sinh lý) và tổng hợp thành những nguyên tắc thực hành.
    Last edited by BMTD; 02-05-2012 at 09:12 AM.

  9. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  10. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi BMTD Xem bài viết

    Vận dụng định luật Newton I, chúng ta thấy rằng khi chuyển động tròn, vật phải chịu một lực tác dụng nào đó (bằng không, vật phải chuyển động thẳng đều). Lực này làm cho phương của chuyển động hướng về phía tâm của một vòng tròn và được gọi là lực hướng tâm.

    Giả sử rằng một vật có khối lượng m đang chuyển động tròn đều với vận tốc v trên một vòng tròn có bán kính r. Khi đó độ lớn của lực hướng tâm được tính bằng công thức: F = mv2/r.

    Như vậy, độ lớn của lực hướng tâm tỷ lệ (thuận) với khối lượng của vật và bình phương vận tốc; tỷ lệ nghịch với bán kính của vòng tròn.

    Một ứng dụng nhỏ: Khi thực hiện các đòn thế AIKIDO, nếu dẫn đối thủ hoặc ra đòn theo vòng cung thì lực cần ra tương ứng với lực hướng tâm. Vì lực hướng tâm tỷ lệ nghịch với bán kính nên nếu đánh theo vòng lớn (r lớn) thì chỉ cần một lực nhỏ (F nhỏ); ngược lại nếu đánh theo vòng nhỏ (r nhỏ) thì phải dùng một lực lớn (F lớn).
    Khi chúng ta dùng công thức F = mv2/r xem xét thì nhớ là vật có khối lượng m đang chuyển động tròn đều. Nếu vật khảo sát nối với tâm (trục quay) bằng một sợi dây thì lực hướng tâm là lực căng trên sợi dây phải chịu để giữ vật m quay tròn.

    Áp dụng công thức này vào đòn dánh Aikido xoay tròn thì nói lên thời điểm - giai đoạn: nage và uke đã kết nối với nhau và đang xoay tròn đều, uke đóng vai trò là vật m, nage đóng vai trò là trục quay, cánh tay nage nắm giữ uke là sợi dây kết nối. Lực hướng tâm lúc này là lực kéo căng trên cánh tay của nage. Nếu tốc độ quay càng lớn thì lực căng này càng lớn (bình phương vận tốc) và khoảng cách càng tăng thì lực căng này giảm đi. Lực này là do nage bị trọng lượng m của uke xoay tròn kéo giãn ra, chứ không phải là lực nage chủ động phát ra hay "cần ra" (như chủ top nói) để đánh hay tác động vào uke. Lực hướng tâm dùng duy trì chuyển động tròn đều mà thôi!
    Last edited by CatQuangThuong; 10-10-2012 at 01:40 PM.

  11. #7
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Va chạm và đàn hồi

    1.5 Lực đàn hồi

    Xem thử một lò xo S nằm ngang, một đầu cố định, một đầu gắn vào một vật nhẹ A. Dùng bàn tay ép vào vật A theo chiều dài của lò xo để lò xo nén lại. Ta cảm thấy có một lực ép lại vào bàn tay (theo đúng định luật Newton 3: Phản lực).

    Nếu tiếp tục ép cho lò xo ngắn lại hơn nữa, ta cảm thấy lực ép vào bàn tay tăng dần lên: Ép càng mạnh, lò xo càng ngắn lại, lực ép càng lớn.

    Nếu ta buông bàn tay ra, lò xo sẽ bung trở lại vị trí ban đầu, đẩy vật A trở về vị trí cũ. Lực đẩy làm cho vật A di chuyển từ vị trí bị ép trở về vị trí ban đầu được gọi là lực đàn hồi.

    Theo định luật Hook, độ lớn của lực đàn hồi được tính bằng công thức F = kx, trong đó x là độ dài từ vị trí ban đầu của lò xo đến vị trí khi bị nén; k là một giá trị số tùy thuộc vào từng lò xo (chất liệu làm lò xo).

    1.6 Động lượng

    Thử tưởng tượng tình huống chúng ta định chặn giữ một chiếc xe đạp. Nếu xe đang chạy (vận tốc trung bình khoảng 15 km/giờ) thì ta có thể giữ lại khá dễ dàng. Tuy nhiên nếu xe đang đổ dốc thì ý định của ta không dễ gì thực hiện. Khó khăn cũng tương tự khi chúng ta định chặn giữ một chiếc xe máy thay vì xe đạp, ngay cả khi chiếc xe máy đang chạy chậm với tốc độ tương đương (khoảng 15 km/giờ).

    Như vậy khi một vật đang chuyển động, nó hàm chứa một sức mạnh.

    Trong vật lý, người ta lượng hóa sức mạnh này bằng một đại lượng gọi là động lượng và đo đạc nó bằng công thức p = mv, trong đó p là động lượng (của vật đang chuyển động); m là khối lượng và v là vận tốc.

    1.7 Va chạm

    Lăn mạnh một viên bi lớn A cho va chạm với một viên bi nhỏ B đang đứng yên. Ta thấy sau khi va chạm, 2 viên bị đều bị dịch chuyển: A bật ngược lại chiều lăn ban đầu; B bị lăn tới theo chiều lăn ban đầu của A.

    Va chạm như trên được gọi là va chạm (có) đàn hồi: cả 2 viên bi đều không bị móp méo sau va chạm. Tổng động lượng trước khi va chạm (chỉ có A có vì A chuyển động; B đứng yên) và tổng động lượng sau khi va chạm đều như nhau (định luật bảo toàn động lượng): Động lượng của A (trước va chạm) truyền một phần cho B làm B chuyển động; phần động lượng của A (còn lại sau va chạm) làm cho A di chuyển ngược lại.

    Ứng dụng

    Hai cánh tay và toàn cơ thể có thể được sử dụng như lò xo: Trong nhiều chiêu thức phản đòn trực tiếp, khi đối thủ lao vào tấn công, chúng ta có thể giữ vững trọng tâm tại đan điền, sử dụng 2 cánh tay làm 2 lò xo nhận đòn của đối thủ, tạo ra một va chạm đàn hồi.

    Khi đó nếu được luyện tập để có được 2 lò xo "xịn", lực tấn công của đối thủ càng mạnh, phản lực của lò xo cánh tay càng mạnh, toàn bộ động lượng của đối thủ bị giữ lại và làm cho đối thủ bật ngược ra sau với tốc độ có khi gần bằng với tốc độ lao vào của đối thủ. Với tốc độ đó, nếu đối thủ không phản xạ kịp để bước chân kịp ra sau thì có thể té ngửa.

    PS: Tổ sư và võ sư Gozo Shioda thường sử dụng toàn thân làm lò xo (độ nhún của 2 chân và toàn cơ thể) khiến nhiều uke khi lao vào bị bật ngược ra sau vì sau khi va chạm, uke không làm cho nage di chuyển được (không truyền được động lượng).
    Last edited by BMTD; 02-09-2012 at 04:45 AM.

  12. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  13. #8
    Steven
    Guest
    Bài viết hay. Nhưng mình nghĩ nên thêm vào phần mục lục trước: Như i,ii,iii..,1,2,3 chẳng hạn cho người dọc dễ nắm bắt hơn.
    Nên chăng chọn tên chủ đề là : "khoa học aikido".
    Vì mình thấy cũng đã có nhiều tiêu đề như: Nguyên lý aikido, triết lý aikido, aikido và đời sống...
    Thì việc phân tích aikido theo khoa học, mình nghĩ là một đề tài cần thiết.
    Thứ hai: Những bài viết của bạn nếu được trích từ những luận văn aikido, sách aikido... Thì mình nghĩ bạn cứ để nguồn dẫn để có sự tôn trọng những tác giả trên.
    Thân.

  14. #9
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Steven Xem bài viết
    Bài viết hay. Nhưng mình nghĩ nên thêm vào phần mục lục trước: Như i,ii,iii..,1,2,3 chẳng hạn cho người dọc dễ nắm bắt hơn.
    Nên chăng chọn tên chủ đề là : "khoa học aikido".
    Vì mình thấy cũng đã có nhiều tiêu đề như: Nguyên lý aikido, triết lý aikido, aikido và đời sống...
    Thì việc phân tích aikido theo khoa học, mình nghĩ là một đề tài cần thiết.
    Thứ hai: Những bài viết của bạn nếu được trích từ những luận văn aikido, sách aikido... Thì mình nghĩ bạn cứ để nguồn dẫn để có sự tôn trọng những tác giả trên.
    Thân.
    Cảm ơn Steven đã góp ý. BMTD có vài dòng giải thích:

    1. Tên chủ đề là "Cơ sở võ học của AIKIDO", có nghĩa là "Cơ sở khoa học của môn võ AIKIDO". Trong tiếng Việt, chữ "học" trong các từ ghép như Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, ..., có nghĩa là ngành học, ngành khoa học.

    2. Các bài viết này được trích dẫn (tóm lược) từ cuốn sách "Cơ sở võ học AIKIDO" của BS. Trần Đức Quang. Cuốn sách này chưa xuất bản nhưng tác giả đã đồng ý cho trích đăng ở đây dưới dạng những bài viết tóm lược.

    3. Mỗi bài viết thường rất ngắn và tương đối độc lập nên BMTD thấy chưa cần thiết phải đánh số mục. Tuy nhiên BMTD sẽ chú ý đến điều này trong những bài viết sau.

    Thân mến,
    BMTD

  15. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  16. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi BMTD Xem bài viết
    1.6 Động lượng

    ... khi một vật đang chuyển động, nó hàm chứa một sức mạnh.

    Trong vật lý, người ta lượng hóa sức mạnh này bằng một đại lượng gọi là động lượng và đo đạc nó bằng công thức p = mv, trong đó p là động lượng (của vật đang chuyển động); m là khối lượng và v là vận tốc.

    1.7 Va chạm

    Lăn mạnh một viên bi lớn A cho va chạm với một viên bi nhỏ B đang đứng yên. Ta thấy sau khi va chạm, 2 viên bị đều bị dịch chuyển: A bật ngược lại chiều lăn ban đầu; B bị lăn tới theo chiều lăn ban đầu của A.

    Va chạm như trên được gọi là va chạm (có) đàn hồi: cả 2 viên bi đều không bị móp méo sau va chạm. Tổng động lượng trước khi va chạm (chỉ có A có vì A chuyển động; B đứng yên) và tổng động lượng sau khi va chạm đều như nhau (định luật bảo toàn động lượng): Động lượng của A (trước va chạm) truyền một phần cho B làm B chuyển động; phần động lượng của A (còn lại sau va chạm) làm cho A di chuyển ngược lại.
    Phần va chạm tác giả đưa ra ví dụ không chính xác. Ở đây mình giả thiết viên bi A và B có cùng khối lượng m. Theo định luật bảo toàn động lượng - sách giáo khoa vật lý lớp 10, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam in tháng 5-2012 phát biểu : "Vectơ tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn", vì thế tổng động lượng trước và sau va chạm của hai viên bi trong ví dụ trên phải bẳng nhau.

    Ta có công thức mA*vtA + mB*vtB = mA*vsA + mB*vsB

    trong đó: mA, mB là khối lượng viên bi A, B tương ứng
    vtA: vận tốc viên bi A trước khi va chạm, vsA vận tốc viên bi A sau khi va chạm
    vtB: vận tốc viên bi B trước khi va chạm, vsB vận tốc viên bi B sau khi va chạm

    Vì lúc đầu viên bi B đứng yên nên vận tốc bằng 0, khối lượng hai viên bi bằng nhau là m nên ta viết lại:

    m*vtA = m*vsA + m*vsB

    rút gọn biểu thức ta có:

    vtA = vsA + vsB

    vsA và vsB phải cùng hướng vecto và có độ lớn nhỏ hơn vtA. Nghĩa là sau khi va chạm hai viên bi tiếp tục chuyển động cùng chiều.

    Nếu viên bi A sau va chạm bật ngược trở lại nghĩa là vtA = -vsA + vsB hay vsB lớn hơn vtA. Tức là vận tốc viên bi B sau va chạm còn lớn vận tốc viên bi A trước va chạm là điều vô lý. Hay động năng mà B nhận được từ A còn lớn động năng A truyền cho B -> vô lý.

    Kết luận đúng là sau va chạm hai viên bi có khối lượng bằng nhau chuyển động cùng chiều.
    Nếu tác giả cho là khối lượng A còn lớn hơn B thì càng không có chuyện viên bi A bật ngược trở lại!
    Last edited by CatQuangThuong; 10-10-2012 at 02:33 PM.

Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •