Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 45

Chủ đề: Cơ sở võ học của AIKIDO

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Chương 2. Cơ sở y học phương Tây

    Y học phương Tây dựa trên những luận chứng khoa học rõ ràng và chặt chẽ về cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành. Trong chương này chúng ta tập trung vào những (hệ) cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc luyện tập các đòn thế Aikido, đó là:

    1. Cấu trúc giải phẫu và vận động của chi trên (tay)
    2. Cấu trúc và hoạt động cơ bản của hệ thống tiền đình (trong tai)
    3. Cấu trúc và hoạt động cơ bản của hệ thống thần kinh

    Tài liệu tham khảo: Những gì được trình bày ở đây không phải là những khái niệm quá chuyên sâu trong ngành y nên BMTD thiết nghĩ ACE có thể đọc và kiểm chứng ngay trên cơ thể của mình. Nếu cần tham khảo, ACE có thể tìm đọc trên mạng. Dưới đây xin nêu vài cuốn sách tiêu biểu.

    1. Harold Ellis, "Clinical Anatomy", 11e, Blackwell Publishing, 2006.
    2. Schaum's Easy Outlines "Human Anatomy and Physiology", McGraw-Hill, 2001.

  2. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  3. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy bài này của anh BMTD là phân tích HKD theo khoa học. Hồi xưa khi sư tổ hay thầy Takeda chắc đâu có nghĩ như thế này đâu hả? Anh BMTD có áp dụng được những gì anh viết vô đòn chưa? Giũa lý thiết và áp dụng thực tế là 1 trời 1 vực đó!

    Đọc mấy bài anh viết làm tui nhớ tới 1 sư huynh, anh ấy là tiến sĩ và khi anh ấy tập HKD, mổi đòn anh ấy phân tích kiểu " phải quay xx độ về hướng này, khoảng cách tay với uke cỡ x cm ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Cucat thấy các bài của anh BMTD cũng là một cách hay để mọi người có một cái nhìn tổng thể hơn về Aikido. Chưa biết hết các phần sau của anh BMTD sẽ có liên quan nhiều đến giải phẩu học, tâm lý học, những quá trình sinh hoá ( như vì sao bạn lại không thấy đau/sung hơn bình thường hoặc hoặc vì sao tay chân lại hay bị gồng cứng khi bắt đầu có xung đột, ...) hay không!??? Nếu có thì sẽ rất hay....

    Từ kiến thức chung trên, nâng lên một bậc, một người "thầy" hay sẽ nghĩ được daily practice cho các học trò của mình để có thể tập đạt được tốt và nhanh nhất, nếu không sẽ bị tình trạng "Lực bất tòng tâm".

    P/s: Nếu cucat không nhầm, trong một số tài liệu CC đọc được thì việc ngâm cứu "khoa học" từ vật lý đến giải phẩu học,...của các võ sư cổ của Nhật Bản cũng đã rất phát triển. Chính vì thế mà đòn thế của các môn võ Nhật bản khá là hiệu quả và gọn gàng.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  5. #14
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Mấy bài này của anh BMTD là phân tích HKD theo khoa học. Hồi xưa khi sư tổ hay thầy Takeda chắc đâu có nghĩ như thế này đâu hả?
    Mấy bài vừa rồi đâu đã phân tích gì về HKD! BMTD mới chỉ trình bày lại các quy luật vật lý mà các ACE đều đã biết từ lâu. Các quy luật này tồn tại khách quan, cho dù ta có biết hay không biết.

    Theo nhận xét chủ quan của BMTD, bằng cảm nhận tinh tế và bằng kinh nghiệm, tổ sư và nhiều võ sư đã thực hiện theo đúng các quy luật dù họ chẳng biết gì về chúng.

    Anh BMTD có áp dụng được những gì anh viết vô đòn chưa? Giũa lý thiết và áp dụng thực tế là 1 trời 1 vực đó!
    Dùng võ mồm thì có thể có ngày bị vỡ mồm!!!


    Một sự việc đều có nhiều khía cạnh, đa chiều. Xem xét sự việc ở nhiều góc độ giúp ta hiểu rõ sự việc hơn, đánh giá khách quan hơn và từ đó nhìn nhận khách quan hơn.

    Những bài viết ở đây chỉ là một góc nhìn.

  6. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  7. #15
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Cấu trúc giải phẫu cơ xương khớp chi trên

    2.1 Hệ thống vận động

    Hệ thống vận động gồm có bộ xương làm khung, khớp giữa các đầu xương làm điểm nối và truyền lực, các bám vào xương làm động cơ tạo lực. Xung quanh khớp có nhiều dây chằng rắn chắc bao bọc và ràng giữ các đầu xương cho khỏi trệch ra khỏi khớp.

    Mỗi cơ thường phình to ở giữa (phần thịt) và thon nhỏ lại ở các đầu tận tạo thành các sợi gân rắn chắc bám vào xương. Đa số các cơ đều có 2 đầu: một đầu bám (gần) ở một xương, đầu kia bám (xa) vào xương kế cận (một số cơ có 3 hoặc 4 đầu như cơ tam đầu cánh tay, cơ tứ đầu đùi).

    Khi co, các sợi cơ ngắn lại tạo ra lực kéo đầu cơ bám ở xa gần lại làm cho xương có đầu xa bám vào chuyển động theo chiều co của cơ quanh một khớp. Để co và tạo ra lực, cơ sử dụng năng lượng từ phản ứng đốt cháy glucose (đường) bằng oxy do máu cung cấp. Oxy này máu lấy từ khí trời trong quá trình hít thở ở phổi. Do vậy khi vận động mạnh và nhiều, phổi phải hít thở nhanh và nhiều để lấy đủ oxy; tim phải đập nhanh và mạnh hơn để kịp mang oxy đến cho cơ sử dụng.

    AIKIDO chủ yếu ra đòn tác động vào chi trên (tay) của đối thủ nên ở đây chỉ trình bày cấu trúc giải phẫu và vận động của chi trên.

    2.2 Phân đoạn chi trên

    Chi trên có thể được phân thành 4 vùng (đoạn):

    1. Vùng vai: Phần cao nhất của lồng ngực
    2. Cánh tay: Đoạn đi từ vai đến cùi chỏ
    3. Cẳng tay: Đoạn đi từ cùi chỏ đến cổ tay
    4. Bàn tay: Đoạn cuối từ cổ tay đến các ngón tay

    Giữa các đoạn này là các vùng khớp: khớp vai, khớp khuỷu (cùi chỏ) và cổ tay. Chúng ta tạm gọi là vùng khớp vì ở đây có nhiều khớp chứ không phải chỉ có một khớp.

    Quy ước giải phẫu: Đứng thẳng, hai tay để dọc sát 2 bên thân, lòng bàn tay hướng ra trước, ngón út ở sát thân người (phía trong), ngón cái ở xa thân (phía ngoài).

    2.3 Xương và khớp chi trên

    Vùng vai có 2 xương tạo thành đai vai: Xương đòn nằm vắt ngang phía trước (từ giữa ngực chạy ngang ra chỗ khớp vai) và xương bả vai hình tam giác nằm úp vào phía sau lồng ngực. Góc trên ngoài của xương bả vai là một ụ xương có hình dạng như một cái chén (lõm) gọi là ổ chảo. [Chúng ta có thể sờ thấy xương đòn ở phía trước ngực và các u gờ của xương bả vai ở phía sau lưng.] Đai vai là bệ đỡ để chi trên tựa vững vào thân.

    Cánh tay chỉ có một xương to gọi là xương cánh tay: Đầu trên phình to và hướng vào trong tạo thành một hình bán cầu (khớp với ổ chảo của xương bả vai để tạo thành khớp vai). Đầu dưới tận cùng bằng một ụ xương bè ngang hình ròng rọc tạo thành một trụ (ròng rọc) nằm ngang.

    Cẳng tay có 2 xương: Một xương làm trục chính gọi là xương trụ (nằm phía trong); xương còn lại có thể xoay một phần quanh xương trụ gọi là xương quay (nằm phía ngoài). Đầu trên xương trụ to và lõm vào để khớp với trụ ròng rọc nằm ngang của xương cánh tay.

    Chú ý rằng xương quay nằm phía ngoài (phía ngón cái) và đóng vai trò chính trong động tác sấp ngửa. Khi tay đang ở tư thế ngửa, hai xương trụ và quay nằm song song với nhau: xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài. Khi chuyển qua tư thế sấp, đầu trên xương quay chỉ xoay nhẹ nhưng vẫn ở phía ngoài, còn đầu dưới xương quay chồm lên phía trước xương trụ và đi vào trong, làm cho thân của 2 xương vắt chéo với nhau: xương quay ở trên, xương trụ ở dưới.

    Vùng cổ tay có nhiều xương nhỏ xếp khớp với nhau và nối với các xương bàn tay, làm cho vùng cổ tay rất linh hoạt. Nối với xương bàn tay là các xương ngón tay, mỗi ngón có nhiều đốt.

    PS: Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về các khớp trong bài sau (phần "Vận động của chi trên").

    2.4 Các cơ chi trên

    Chi trên gồm rất nhiều cơ, khi vận động phối hợp với nhau cho phép chi trên thực hiện nhiều cử động đa dạng và phức tạp. Ở đây chúng ta chỉ phác họa một số nhóm cơ chính:

    Nhóm cơ vùng ngực nằm xòe rộng phía trước ngực, bám vào các xương sườn rồi tụ lại chạy ra ngoài bám vào vùng đầu trên xương cánh tay. Khi co nhóm cơ này làm khép cánh tay vào thân và xoay cánh tay ra trước.

    Nhóm cơ vùng lưng nằm tỏa rộng bám vào xương bả vai và lồng ngực phía sau rồi tụ lại chạy ra ngoài bám vào vùng đầu trên xương cánh tay. Khi co nhóm cơ này làm khép cánh tay vào thân và xoay cánh tay ra sau.

    Nhóm cơ mặt trước cánh tay có đầu xa bám vào mặt trước các xương cẳng tay và làm gập cẳng tay vào cánh tay. Ngược lại nhóm cơ mặt sau cánh tay làm duỗi cẳng tay (kéo cẳng tay ra xa khỏi cánh tay).

    Tương tự như trên, nhóm cơ ở mặt trước cẳng tay làm cho bàn tay gập vào cẳng tay (gập cổ tay), còn nhóm cơ mặt sau làm duỗi cổ tay. Ngoài ra còn một số cơ làm sấp ngửa bàn tay.

    Chú ý rằng vùng cẳng tay có nhiều cơ chạy xuống bàn tay. Các cơ này khi đến vùng cổ tay thì không còn phần thịt nữa mà trở thành các sợi gân. Ngoài ra vùng cổ tay còn có nhiều dây chằng rất rắn chắc để bó giữ khối xương cổ tay lại với nhau. Chính vì vậy cổ tay là một vùng rất mạnh và linh hoạt, nhất là khi xòe rộng bàn tay.

    PS: Các võ sư AIKIDO thường xòe rộng bàn tay khi thực hiện các đòn thế và nhiều người giải thích rằng làm như thế để khoáng trương KHÍ.
    Last edited by BMTD; 02-09-2012 at 07:41 PM.

  8. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  9. #16
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    BMTD có file nào upload lên luôn chứ chờ viết xong chắc tới Tết quá.

  10. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chauluong Xem bài viết
    BMTD có file nào upload lên luôn chứ chờ viết xong chắc tới Tết quá.
    Lực bất tòng tâm. Vì vấn đề bản quyền, BMTD phải viết ngắn gọn lại, tóm lược những điểm chính nên mất khá nhiều thời gian. Tới Tết năm sau thì hơi quá nhưng có lẽ cũng phải mất vài tháng. Xin thông cảm.

  11. #18
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Vận động của chi trên

    2.5 Sự co cơ

    Như chúng ta đã biết từ phần trước, mỗi cơ thường có 2 đầu là những sợi gân rắn chắc. Một đầu bám vào một xương ở gần thân làm điểm tựa, đầu kia bám vào một xương khác ở xa thân hơn (giữa 2 xương này thường là một khớp).

    Khi cơ co, phần giữa của cơ (phần thịt) sẽ ngắn lại và phồng to lên (thí dụ như bắp chuột ở cánh tay mà bên y khoa gọi là cơ nhị đầu cánh tay), kéo đầu xa hướng về phía đầu gần và như vậy sinh ra một lực có phương là chiều co của cơ, làm cho xương ở xa chuyển động xoay quanh khớp hướng về phía xương ở đầu gần.

    Thí dụ: Khi gập cẳng tay vào cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay (ở mặt trước) sẽ co phồng lên và kéo cẳng tay gập vào cánh tay. Khi duỗi cẳng tay, cơ tam đầu cánh tay (ở mặt sau) sẽ co lại và kéo cẳng tay ra xa. Chú ý rằng hai cơ này phải hoạt động nhịp nhàng với nhau, khi gập cẳng tay thì cơ nhị đầu co lại còn cơ tam đầu duỗi ra; ngược lại khi duỗi thì cơ tam đầu co lại còn cơ nhị đầu duỗi ra.

    2.6 Trương lực cơ

    Ở trạng thái bình thường, các cơ thường không co hết mức hoặc thả lỏng hoàn toàn. Thay vào đó, các cơ luôn giữ ở một trạng thái trung gian: co vừa phải. Trạng thái này được gọi là trương lực cơ.

    Chẳng hạn khi đứng thẳng, các cơ vùng cổ và cột sống phải ở trạng thái trương lực để giữ cho cổ và thân không bị gập xuống. Các cơ vùng mông và chân cũng phải ở trạng thái trương lực để giữ cho 2 chân đứng thẳng.

    Như vậy đối với cơ, trạng thái trương lực là trạng thái phổ biến chứ không phải trạng thái co hết mức (gồng cứng) hoặc duỗi hết mức (thả lỏng). Ở trạng thái này, cơ duy trì hoạt động và tiêu dùng oxy ở mức tối thiểu và sẵn sàng chuyển qua trạng thái co khi cần.

    Trong các môn võ nhu như AIKIDO hoặc Thái Cực Quyền, người tập luôn được nhắc nhở rằng phải thả lỏng toàn cơ thể. Trạng thái thả lỏng trong trường hợp này thật ra là trạng thái trương lực: người tập chỉ cần giữ cho cơ thể ở trạng thái tự nhiên (thư giãn) thay vì tập trung quá mức làm cho các cơ gồng cứng.

    Trong AIKIDO, hiện tượng "cánh tay không bẻ được" (unbendable arm) mà võ sư Koichi Tohei hay trình diễn là do cánh tay được giữ ở trạng thái trương lực: không co hẳn và cũng không duỗi hẳn. Ở trạng thái này, toàn bộ các cơ của cánh tay và cẳng thay đều tham gia giữ vững tư thế cho cẳng và cánh tay. Lực tổng hợp khi này rất lớn khiến cho người ngoài khó mà bẻ gập cẳng tay vào cánh tay. Hơn nữa, các cơ lúc này ở trạng thái sử dụng glucose và oxy tối thiểu nên không bị mỏi, cho phép người bị bẻ giữ nguyên trạng thái này trong một thời gian dài.

    2.7 Biên độ vận động của các khớp chi trên

    Khớp vai: Chúng ta đã biết rằng khớp vai là do đầu trên của xương cánh tay (nửa hình cầu) khớp với ổ chảo của xương bả vai (hình lõm chén) nên biên độ của khớp vai khá rộng. Nhờ đặc điểm này mà cánh tay có thể hoạt động trong một nửa hình cầu có tâm là khớp vai và bán kính là chiều dài của chi trên.

    - Dạng vai: Khi khuỷu gập 90 độ hoặc bàn tay sấp thì vai chỉ dạng được khoảng hơn 90 độ.
    - Xoay vai: Khi khuỷu gập 90 độ thì biên độ xoay vai cỡ khoảng 180 độ, từ vị trí cẳng tay hướng lên trời, xoay ra trước đến vị trí cẳng tay hướng xuống đất.

    Khớp khuỷu: Khớp khuỷu cho phép gập duỗi cẳng tay vào cánh tay với biên độ khoảng 145 độ. Lực duỗi khuỷu mạnh nhất khi khuỷu gập khoảng 90 độ; ngược lại lực gập mạnh nhất khi khuỷu chỉ mới gập khoảng 65 độ.

    Một ứng dụng nhỏ: Khi bị nắm cổ tay (đối thủ dùng 1 hoặc 2 tay), chúng ta phải di chuyển sao cho khuỷu tay hơi gập lại (chẳng hạn bằng cách lỏng vai trầm trỏ).

    Khớp cổ tay: Cổ tay có thể gập duỗi, nghiêng trong-ngoài hoặc xoay tròn theo cả 2 chiều. Động tác sấp ngửa bàn tay thật ra là động tác của cẳng tay.

    - Gập duỗi: Gập cổ tay có biên độ gần 90 độ còn duỗi có biên độ nhỏ hơn, cỡ khoảng 75 độ.
    - Sấp ngửa: Vì cẳng tay ở giữa cổ tay và cánh tay và sấp ngửa thật sự là chuyển động của xương cẳng tay (xem ở bài trước) nên động tác này có ảnh hưởng đến cánh tay và cổ tay. Cụ thể, (1) Đối với cánh tay, sấp ngửa khi cẳng tay duỗi thẳng làm xoay xương cánh tay quanh trục của nó, còn sấp ngửa khi cẳng tay gập thì không; (2) Đối với cổ tay, khi đang ở tư thế sấp, động tác ngửa khi cổ tay gập làm cho bàn tay chuyển động một nửa vòng tròn phía trong, ngược lại khi cổ tay duỗi thì làm cho bàn tay chuyển động một nửa vòng tròn phía ngoài.

    Ứng dụng trong AIKIDO: Kote gaeshi là khóa bẻ gập cổ tay ở tư thế ngửa; Nikyo là khóa bẻ gập cổ tay ở tư thế sấp; Sankyo là khóa bẻ duỗi cổ tay ở tư thế sấp.

    Chú ý rằng biên độ các khớp sẽ được ứng dụng để làm mất thăng bằng và khống chế đối thủ. Đề tài này sẽ được thảo luận trong phần Nguyên tắc thăng bằng và Nguyên tắc khóa khớp.

    PS: Chúng ta chỉ trình bày những động tác và biên độ có thể ứng dụng vào các đòn thế AIKIDO.
    Last edited by BMTD; 02-13-2012 at 09:54 AM.

  12. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  13. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Một vài ứng dụng

    2.8 Tầm chủ lực

    Dựa trên kết quả nghiên cứu giải phẫu và sinh lý của hệ thống vận động, chúng ta nhận thấy rằng vùng không gian ngay phía trước mặt là nơi chúng ta có thể kiểm soát tốt nhất các động tác vận động của mình. Vùng này gần như là một khối trụ mà phía trên chúng ta có thể ôm khít bằng 2 tay và phía dưới không vượt quá tầm bước tự nhiên. Chúng ta gọi đây là tầm chủ lực của mình.

    Về mặt võ học, tầm chủ lực là vùng chúng ta có lợi thế nhất: ra đòn chính xác và mạnh nhất, có thể kiểm soát để giữ thăng bằng hoặc lấy lại thăng bằng tốt nhất.

    PS: Nhiều tài liệu gọi tầm chủ lực là trục chính tâm (center line).

    2.9 Vùng nhược thế

    Nói chung ở bên ngoài tầm chủ lực, khả năng kiểm soát các động tác thường kém chính xác; sức mạnh của các cơ đều giảm đi nhiều, đặc biệt là các cơ chi trên, mặc dù vẫn còn trong tầm với của tay khi đánh hoặc đấm hoặc của chân khi đá.

    Khoảng không gian phía sau lưng rõ ràng là vùng chúng ta khó kiểm soát nhất. Ở khu vực này, 2 vùng ngay phía sau hai vai được gọi là vùng nhược thế: hoạt động của các cơ tay khi chuyển vào vùng này rất yếu và khó kiểm soát; 2 chân chỉ có thể bước lùi lại còn các cơ vùng thân và lưng không đủ mạnh để giữ thẳng, khiến cho cơ thể rất dễ bị mất thăng bằng nếu bị nghiêng về một phía.

    PS: Chúng ta sẽ phân tích nhiều hơn khi thảo luận về các nguyên tắc võ học AIKIDO.
    Last edited by BMTD; 02-12-2012 at 08:58 PM.

  14. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


  15. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts

    Các hệ thống kiểm soát

    2.10 Hệ thống tiền đình

    Đa số chúng ta đều biết rằng tai là cơ quan ghi nhận âm thanh (thính giác). Thực sự, tai còn là cơ quan cảm nhận tư thế và thăng bằng. Bộ phận của tai đảm nhận chức năng này gọi là hệ thống tiền đình.

    Hệ thống này nằm ở tai giữa, bao gồm 3 ống bán khuyên, một xoang nang và một cầu nang, tất cả đều thông nối với nhau, bên trong chứa một chất lỏng gọi là nội dịch. Ba ống bán khuyên được sắp đặt theo 3 chiều không gian, mỗi ống "đo đạc" tư thế của cơ thể theo một chiều không gian dựa theo sự chuyển động và cân bằng của nội dịch. Nội dịch như vậy đóng vai trò của mực nước trong cái thước cân của người thợ xây.

    Khi đầu bị nghiêng đột ngột sang một bên, cơ thể nhận biết và phản ứng lại bằng cách co cứng các cơ vùng cổ, vai và thân của bên đối diện, trong khi đó thả lỏng các cơ tương ứng ở bên đầu bị nghiêng.

    Trong AIKIDO, phản xạ này được nhiều võ sư sử dụng để làm cho đối thủ mất thăng bằng và dễ dàng bị đánh ngã.

    2.11 Hệ thống thần kinh

    So với các động vật khác, hệ thống thần kinh của người phức tạp hơn rất nhiều. Về cấu trúc, hệ thống thần kinh gồm có não bộ (ở đầu) và tủy sống (trong xương sống). Não bộ chứa các trung khu thần kinh kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể; tủy sống chứa một số trung khu phản xạ tự động và là đường dẫn truyền thông tin. Ngoài đường truyền thông qua tủy sống, hệ thần kinh còn có 12 đôi dây thần kinh sọ não nối trực tiếp từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể.

    Hoạt động của hệ thần kinh về cơ bản như sau: Các thụ thể cảm giác nhận các tín hiệu và truyền về não qua các dây thần kinh cảm giác. Não (trung khu thần kinh) ghi nhận các tín hiệu này, phân tích và tổng hợp. Cuối cùng, não ra lệnh phản ứng bằng cách truyền tín hiệu qua các dây thần kinh vận động đến các cơ để các cơ thực hiện.

    Ở người, chu trình phản ứng như trên chỉ có một số ít là bẩm sinh (bản năng) còn đa số là phản xạ có điều kiện (hỏi học, kinh nghiệm). Khi trở thành phản xạ có điều kiện, não không cần phải phân tích và tổng hợp nữa mà có thể phản ứng ngay lập tức. Tuy nhiên, các phản xạ có điều kiện không phải là bất biến mà có thể bị mất đi nếu không được lập lại thường xuyên. Lời cổ nhân "Văn ôn, võ luyện" quả là chí lý!

    Chúng ta cần biết rằng các thụ thể cảm giác nằm ở rất nhiều nơi trong cơ thể, không phải chỉ ở 5 ngũ quan (mắt, mũi, tai, lưỡi, da) như nhiều người vẫn nghĩ. Chẳng hạn ở cơ xương khớp có các thụ thể ghi nhận sức căng của cơ, độ căng của dây chằng, bao khớp; ở trong lòng động mạch có các thụ thể ghi nhận nồng độ khí oxy và các-bô-nic trong máu, hoặc áp suất của máu. Từ các tín hiệu của những thụ thể này, hệ thống thần kinh sẽ có những phản ứng phù hợp, chẳng hạn như tăng nhịp tim hoặc tăng nhịp thở.

    Về mặt chức năng tổng quát, hệ thống thần kinh bao gồm 2 hệ thống tương đối độc lập: hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh vận động cho phép chúng ta thực hiện các hành động chủ ý như đứng dậy, bước đi, vươn vai. Ngược lại, hệ thần kinh thực vật hoạt động theo cơ chế tự động và nằm ngoài mọi chủ ý của chúng ta. Nó kiểm soát nhịp tim, huyết áp, sự co bóp của dạ dày, ruột non, ruột già, các phản xạ bẩm sinh. Chú ý rằng nhịp thở chịu sự kiểm soát của cả 2 hệ thống này: trong trường hợp bình thường, chúng ta có thể chủ ý hít thở theo ý mình (hệ thần kinh vận động); tuy nhiên nếu nồng độ khí các-bô-nic trong máu quá cao, hệ thần kinh thực vật buộc chúng ta phải hít thở liên tục, không thể kìm hãm được nhằm thải nhanh lượng khí các-bô-nic trong máu.

    Luyện tập khí công là một phương pháp gián tiếp giúp chúng ta kiểm soát được hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Đề tài này sẽ được thảo luận nhiều hơn trong Chương 3: Cơ sở y học phương Đông.
    Last edited by BMTD; 02-12-2012 at 09:01 PM.

  16. The Following User Says Thank You to BMTD For This Useful Post:


Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •