Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 21

Chủ đề: JO Suburi

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong hình số 6,7,8 chém shomen uchi komi, có cần đưa gậy ra sau gần như là song song với xương sống như trong hình không ? Hay là chỉ cần hơi xiên so với phương ngang mặt đất một chút là được ???
    Câu hỏi khó trả lời nữa ...:ieek: :ieek: :iwink: Cái này là tùy .... (câu trả lời cho bất cứ câu nào không biết nói sao ... :funny: :funny: )
    Nhiều thầy nói là Jo từ Bokken ra. Cách Iwama chém bokken thì hay để kiếm ra tuốt luốt đằng sau lưng và hầu như song song với xương sống. Những ai theo lý thuyết trên thì khi chém Jo cũng như vậy luôn.

    Cá nhân tui và võ đường tui thì không làm như vậy! Tui để hơi xiên ra 1 chút rồi 'phang' luôn! Tui kh6ng làm vì những lý do sau (có thể mấy bạn không đồng ý, nhưng tui phát biểu ý kiến cá nhân thôi ...)

    1- Lúc đem ra sau (// với xương sống) tui thấy như mở 'banh ngực' ra, khó thủ...
    2- Suburi thì không sao, nhưng khi làm Jo kumitachi/ KumiJo thì cần phản đòn lẹ. Đem ra sau tui có cảm tưởng tốn thì giờ (có thể tại không quen và kỹ thuật còn kém)



    Hình số 10, lúc đỡ chém thì tay phải song song với gậy ? Cả bàn tay cũng phải duỗi song song với thân gậy ?
    Trứơc khi chém đó hả? Tui không hiểu Thevagrant nói "tay phải duỗi song song ..." là sao! Bên tui đươc dạy đỡ căn bản như sau:
    Khi đứng như 1 trong 2 hình sau,



    tùy theo cách cầm Jo lúc đầu, lúc đỡ thì tay trước hầu như khg cử động hay di chuyển. Tay đó như làm chuẩn đó. Chỉ có tay sau đưa từ dưới lên trên đầu, và Jo cỡ 45 độ với mặt đất, che từ đầu gối tới đầu tùy theo thế công (không nói tới cách rút chân về và góc độ với hướng công). Bàn tay đang cầm Jo làm sao thì cứ tiếp tục cầm như vậy thôi.

    Mấy hình sau là vị trí sau khi đỡ.




    Còn áp dụng vô suburi 10 thì nhiều ngươì không có đỡ mà chỉ quay/rút lên chém thôi .... Mấy cái suburi này có rất nhiều cách phân tích nên khó nói cái nào là đúng hết! tất cả đều tùy theo Uke tưởng tượng của mình ...hmy: hmy:

    Ai có ý kiến gì khác không?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Chỉ có tay sau đưa từ dưới lên trên đầu, và Jo cỡ 45 độ với mặt đất, che từ đầu gối tới đầu tùy theo thế công (không nói tới cách rút chân về và góc độ với hướng công). Bàn tay đang cầm Jo làm sao thì cứ tiếp tục cầm như vậy thôi.


    Anh Aiki nói đúng chỗ em cần hỏi rồi đó, ở chỗ em tập thì lúc đỡ chém, cánh tay cầm gậy phía trong sẽ đổi vị trí bàn tay một chút, phần từ bàn tay đến cùi chỏ sẽ song song với gậy, gậy sẽ nằm ở phần hổ khẩu của bàn tay. Cách này thì lấy cả phần khủy tay sẽ gánh lấy cú chém. Mấy anh có ý kiến gì không ?
    Hiệp khí vi thượng sách.

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    phần từ bàn tay đến cùi chỏ sẽ song song với gậy, gậy sẽ nằm ở phần hổ khẩu của bàn tay. Cách này thì lấy cả phần khủy tay sẽ gánh lấy cú chém. Mấy anh có ý kiến gì không ?
    Nghe có vẻ chắc ha. Tuy nhiên nói như vậy thì chưa đủ để bình luận đâu. Tất cả phải coi biểu diễn thì mới nói đươc. Kỹ thuật Aikido chủ yếu nằm ở thân pháp. Hình thức nằm, cầm, đánh nghe hay mà thiếu thân pháp thì coi như múa vui coi chơi.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cảm ơn anh Aiki và các anh! Kỹ thuật jo rất cơ bản hữu ích.
    Các anh và anh Aiki tôi có thắc mắc một chút. Đối với kỹ thuật shomen và tsuki trong jo khi kết thúc có "khóa" gậy giống khóa kiếm không?( nghĩa là khi kết thúc hai tay vắt khăn mặt).Trong clip của anh Aiki cùng kỹ thuật ushiro tsuki thì người tóc đuôi ngựa và người đầu trọc thực hiện khác nhau về hướng nhìn, theo tôi thì hướng nhìn của anh đầu trọc đúng có phải vậy không ạ?
    Các anh đã tập Jo lâu năm có thể trình bày kinh nghiệm khi tập jo như phương pháp tập, thời gian tập và kết hợp nhịp thở ra sao v.v?
    Rất mong được học tập kinh nghiệm của các anh!
    To : Anh Aiki- em có thể sử dụng bài viết của anh trên trang web của AikidoVJCCShudokan được không?
    Cảm ơn anh và các anh chị.
    Thân

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    @beginer: anh muốn chép bài nào thì cứ chép, chỉ cần ghi tác giả và nguồn là được.

    Về đòn Ushiro Tsuki, thì cũng tùy theo HLV và võ đường. Bên tui thì làm như ông đầu trọc, có nghĩa là nhìn hướng đánh. Nhưng ở 2 clip trên, mấy người đó không có tấn lắm.

    Đối với kỹ thuật shomen và tsuki trong jo khi kết thúc có "khóa" gậy giống khóa kiếm không?( nghĩa là khi kết thúc hai tay vắt khăn mặt).
    Khi kết thúc đòn chém thì có 'khoá' và hơi giống Bokken, nhưng tsuki ra phía trước thì xoáy như chìa vít nhưng không khóa như lúc chém. Có nhiều nơi làm khác ...

    Còn mấy câu hỏi khác thì tui sẽ trả lời sau vì bây giờ mắc bận ...

    Bên anh NgDalat và 4ever thì sao?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Chỗ tui chém thì giống bokken. Tsuki thì không xoáy. Nhiều chỗ tui thấy người ta xoáy và đưa phần cuối của Yo chống vô ba xườn của mình. Chỗ tui nói không nên làm vậy để tránh phản lực vào ba xườn.

    Chỗ tui nói không nên làm Tsuki mà tay sau vung lên như ông đầu trọc. Thay vì tay vung lên thì đè tay sau xuống như clip số 1 của ông tóc đuôi ngựa. Clip số 2 ông tóc đuôi ngựa không đè tay sau.

    Ushiro tsuki chổ tui tâp không nhìn ra sau như ông đầu trọc mà chỉ hơi liếc như ông tóc đuôi ngưa. Hơi liếc vì cón quan sát đối thủ khác.

    Nói chung chỗ tui tập giống như ông tóc đuôi ngựa hơn.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chỗ tui chém thì giống bokken. Tsuki thì không xoáy. Nhiều chỗ tui thấy người tay xoáy và đưa phần cuối của Yo chống vô ba xườn của mình. Chỗ tui nói không nên làm vậy để tránh phản lực vào ba xườn.

    Đúng là võ thuật chứ không phải võ học. Bên tùi thì làm những gì Ngdalat không làm nhưng không chống vô ba xườn. Nhìn ở ngoài thì tưởng chống vô, nhưng thật ra thì không. Tay nắm đầu Jo và tay lấy bên hông ngực làm điểm tựa thôi.


    Trả lời tiếp câu hỏi anh Beginer.
    Các anh đã tập Jo lâu năm có thể trình bày kinh nghiệm khi tập jo như phương pháp tập, thời gian tập và kết hợp nhịp thở ra sao v.v?
    Phương pháp dạy Jo và Bokken tùy theo mục đích của HLV.

    Hồi xưa bên tui có lớp riêng cho Jo và Bokken. Mỗi lớp 1g. Cũng có khởi động với vũ khí (bokken thì chém đủ mọi kiểu, cách khởi động y hệt Iaido, Jo thì cũng có đủ cách xoay và chuyển tay như côn nhị khúc ....). Vì làm lớp riêng nên có ít người rảnh lúc đó để tập, nhưng đối với ai ưa thích Jo và bokken, cách này là cách hay nhất để học.

    Từ hơn 4 năm nay, lớp riêng của Bokken và Jo đã bị loại bỏ và 2 môn đó được đem vô lớp Aikido. Cứ 15-30 phút cuối (lớp 1 g thì 15phút cuối, lớp 1,5g thì cỡ 30 phút cuối) lớp aikido thì tập Jo hay Bokken. Kiểu này thì ai cũng phải tập và Bokken cùng Jo trở thành dụng cụ để dạy Aikido. HLV lấy quyết định này vì rất nhiều người chỉ thích học aikido nhưng lại không thích tập vũ khí.

    Cách nhập aikido và vũ khí vô cùng 1 lớp thì những người có kinh nghiệm thích vì hiểu được hơn, nhưng đối với những người mới vô lại là cả 1 vấn đề. Đòn Aikido đã quá nhiều chi tiết để nhớ, bây giờ thêm Jo + Bokken thì lại quá phước tạp cho tân môn sinh. Rút cuộc họ không nhớ nhiều nhưng với thời gian và kiên nhẫn thì từ từ sẽ có tiến bộ.

    Jo và Bokken đều có cách khởi động, đòn căn bản (suburi), bài quyền, đối kháng (kumite) v.v... Lúc dạy chung với aikido thì vì quá ít giờ nên võ sinh không đủ thời gian để tập và nhớ đòn.

    Nói về cách thở thì tui cũng không để ý lắm. Tóm tắt là thở giống như đòn aikido, có nghĩa là thở ra khi quăng uke. Với vũ khí thì thở ra khi kết thúc đòn công (chém hay đâm).

    Không biết có ai khác có ý kiến nào khác không?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Đúng là võ thuật chứ không phải võ học. Bên tùi thì làm những gì Ngdalat không làm nhưng không chống vô ba xườn. Nhìn ở ngoài thì tưởng chống vô, nhưng thật ra thì không. Tay nắm đầu Jo và tay lấy bên hông ngực làm điểm tựa thôi.
    Theo tui hiểu thì kỹ thuât Yo một phần lấy từ thương pháp (thầy tui nói như vậy). Ngày xưa người ta mặc giáp nên lấy áo giáp làm điểm tựa để đâm xuyên qua đich thủ. Đầu bên phía đich thủ nhọn (Spear mà) trong khi đầu phía ta là cán nên có lơi thế hơn.

    Có thể vì vậy mà kỹ thuật đó được máy móc đem dậy chăng. Bây giờ không ai mặc giáp. Đầu Yo thì hai đầu như nhau thì ....... hổng biết ai hơn ai.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi David
    Đầu gậy nằm trong lòng tay sau để khi đâm sử dụng được thêm lực từ toàn thân. Chỉ biết dzậy thôi :focus: . Anh nào biết chỉ thêm với .
    Chổ tui thì nắm sao cho ngón út vừa ngay đầu gậy
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mới kiếm ra 1 vài hình về cách cầm Jo. Tui post lên đây cho mấy người xem để tham khảo ...


    Tui không dám nói cách nào là đúng hay sai vì mỗi ryu có cách cầm khác nhau.

    Cách cầm ''tự nhiên'' (Gyakute) mà khi chưa tập võ ai cũng sẽ cầm.




    Khi cầm kiểu này, khi đâm mạnh vô 1 vật cứng như 1 thân cây hay bức tường thì các bạn sẽ thấy cây Jo sẽ ''trượt'' trong tay.




    Cách thứ 2 được gọi là ''honte''. Tui cầm theo kiểu này .







    Khi cầm kiểu này thì tui cầm giống như bokken, có nghĩa là dùng 3 ngón tay chót nhiều hơn.

    Khi dùng Jo, tu hay đổi từ kiểu Gyakute sang Honte 1 cách tự nhiên, tùy theo đòn tui dùng. Chả biết vậy có đùng không nữa.

    Khi chém shomen với Jo thì cũng chả khác gì chém bokken. Tui xoắn chút xíu (vắt khăn) như tấm hình sau



    Có ai có ý kiến gì không?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •