Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 28

Chủ đề: Bài dịch phần Hòa Hợp, Atemi và Kỹ Thuật

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    164
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đây là bài dịch của bạn levan tôi đem qua đây để dể quản lý và trao đổi.

    ATEMI
    Atemi thường có nghĩa là đánh vào các chỗ nhược của đối thủ nhưng trong Hiệp Khí Đạo lại được hiểu một cách khác. Đòn atemi dùng để đánh vào những chỗ đối phương sơ hở, nhưng không cốt đả thương mà nhằm làm phân tâm hoặc để chi phối hay dẫn dắt luồng khí của đối phương. (Ghi chú: việc chi phối và dẫn dắt luồng khí sẽ được nói rõ hơn trong phần Khí)

    Giả dụ khi uke đang lao vào đấm, bạn bước sang một bên và đấm vào chỗ mà đầu của uke đang hướng tới. Nếu cứ tiếp tục lao vào thì uke sẽ lãnh trọn cú đấm trả vào đầu, thành ra uke buộc phải đổi hướng tấn công. Tránh đòn như vậy thì đà tấn công của uke sẽ không còn, chưa kể nhiều lúc uke còn bật lùi để né đòn nữa. Điều cần lưu ý ở đây là bạn không cố tình đấm uke mà chỉ hướng cú đấm vào chỗ uke đang lao tới thôi, nhiêu đó đủ để bẻ đòn đánh của uke sang một hướng khác rồi.

    Nếu bạn đang đi ngoài đường mà bất chợt gặp phải một nhánh cây loà xoà trước mặt thì theo phản ứng tự nhiên bạn sẽ giật ngược người ra sau hoặc cúi đầu xuống tránh. Khi ứng dụng phản ứng này vào cách đánh atemi, nếu phán đoán đúng và tung ra cú atemi đúng lúc đúng chỗ, đòn atemi của bạn sẽ làm rối loạn khí lực và bộ vị của đối phương ngay.

    Tuy nhiên không phải lúc nào dùng atemi cũng có lợi. Trong aikido bạn cần lợi dụng chính năng lượng của đối phương để phản công, thành ra dùng atemi khiến đối phương đổi hướng tấn công chưa chắc đã hay. Atemi chỉ nên xem là một trong những cách để làm rối loạn khí lực của đối phương thôi.

    Một chức năng khác của atemi là để trám những chỗ sơ hở của mình, không để lộ những điểm hở để đối phương tấn công. Thí dụ như khi uke dùng tay trái nắm lấy tay phải bạn, bạn sẽ hất xéo tay lên rồi luồn dưới nách uke để vô đòn quật ngã. Nhưng luồn nách kiểu này mà tay phải uke đang hờm sẵn thì bạn không tránh khỏi ăn đòn. Vì vậy trong lúc luồn vào bạn đồng thời đánh thẳng tay trái vào mặt uke. Đòn này không chủ đích tấn công, chỉ buộc uke phải đưa tay phải lên đỡ nên không còn rảnh rang để đánh bạn nữa. Trong tích tắc ra đòn bạn đã để lộ một chỗ hở nhưng một đòn atemi đã giúp bạn vá lại lỗ hổng đó ngay.

    Nói chung, atemi có 3 khía cạnh thực tế:
    - Gây rối loạn đòn thế hay khí lực của đối phương
    - Bịt kín những chỗ hở của mình khiến đối phương tấn công không được
    - Nếu không còn biện pháp nào khác thì dùng atemi thực sự tấn công đối phương

    Nếu tính mạng bạn đang lâm nguy thì bạn phải tự vệ bằng mọi cách, kể cả dùng đòn atemi. Khi đó đòn atemi không còn để đánh dọa nữa mà phải là một đòn sát thương thực sự.

    KHÍ

    Chữ Khí nằm ngay trong chữ Hiệp Khí Đạo nên Khí chắc chắn rất quan trọng đối với hkđ. Nhưng Khí là gì ? Căn bản thì Khí có nghia là Năng Lượng, nhưng là thứ năng lượng bao trùm vu trụ. Ghê thật, nghe rất trừu tượng và bí hiểm. Vậy làm sao cắt nghia chữ Khí này một cách đơn giản và thực tế ?

    Khi mới học aikido, ai mà chẳng thi triển đòn thế bằng sức mạnh cơ bắp. Thể dục thể thao mà dùng cơ bắp thì đúng quá rồi. Nhưng khổ nỗi cơ bắp mà xài trong aikido lại không ăn thua, phải dùng một thứ năng lực khác, đó chính là Khí.

    Tôi nhớ lần đầu tập với những môn sinh aikido giàu kinh nghiệm, tôi đã kinh hãi trước sức mạnh của họ. Đòn ra rất nhẹ nhàng nhưng mạnh khủng khiếp, họ chỉ cần lắc nhẹ một cái là tôi văng ra xa rồi. Nắm cổ tay họ mà tôi cảm thấy như nội lực chạy rần rật bên trong. Chứng kiến mấy cảnh này xong tôi đâm nản, chẳng biết học đến bao giờ mới đạt được thứ "quyền năng" ghê gớm này ? Cung may là những hiện tượng này có sức thu hút đặc biệt, kích thích trí tò mò nên tôi mới tiếp tục ở lại võ đường học đến bây giờ.

    Đến nay thì tôi đã đủ tự tin để nói rằng năng lượng mạnh mẽ đó có được nhờ vận Khí. Trong quá trình học aikido thì một trong những giai đoạn chuyển tiếp quan trọng nhất là chuyển từ dụng sức sang dụng Khí. Sự chuyển tiếp này thú vị ở chỗ là không có một kỹ thuật đặc biệt nào dùng để đạt được khí cả. Một số huấn luyện viên nói rằng phải tập cách này cách kia để luyện khí. Kinh nghiệm bản thân cho tôi thấy chuyện đó hoàn toàn sai. Khí tồn tại và có sẵn trong muôn loài. Chẳng qua những luồng khí có sẵn đã bị tắc nghẽn chứ không phải chúng ta bị thiếu khí. Giống như nhiều lãnh vực khác trong aikido, thử thách lớn nhất trong việc luyện khí không phải là học một cái gì mới mà chính là học cách loại bỏ những tập quán cu. Chính những tập quán sẵn có này đã cản trở nhận thức của chúng ta về khí, xoá bỏ những chướng ngại vật này đi thì mới dụng khí có kết quả được.

  2. #2
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    KỸ THUẬT
    Kỹ thuật aikido là gì ?

    Nhiều võ đường aikido rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ thuật. Cứ theo lẽ thường thì biết càng nhiều đòn thế, đánh đòn càng nhuyễn thì việc học aikido càng tiến triển. Nhưng bạn hãy nghiệm lại xem, bạn đang phấn đấu để đạt cái gì qua nhiều năm cần mẫn tập dượt đòn thế ?

    Với những người học aikido lâu năm, đa số đều nhận ra rằng sau một thời gian dài luyện tập, có một cái gì đó thay đổi trong cách họ thực hành aikido. Họ không còn bận tâm về những chi tiết kỹ thuật nữa. Thay vào đó, khi đối đầu với các đòn tấn công họ chỉ đáp trả bằng chính 'aikido'. Thế là sao ? Sau khi tập dượt đòn thế hàng trăm hàng ngàn lần, kỹ thuật aikido đã nhập tâm, đã ngấm vào các môn sinh aikido. Giờ đây khi ra đòn, mỗi người có một sắc thái đòn thế riêng biệt.

    Đấy là lý do chính của việc rèn luyện kỹ thuật: aikido học từ thầy biến thành aikido của chính mình. Đòn thế được xem như lớp vỏ ngoài bao bọc 'aikido chân chính'. 'Aikido chân chính' là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nguyên lý aikido và các chiến thuật aikido. Trong bao năm tập luyện liên tục, bạn mới chỉ chạm được vào lớp vỏ bọc aikido thôi, thỉnh thoảng 'aikido chân chính' mới hiện ra trong thoáng chốc rồi lại biến đi. Từ chỗ chợt đến chợt đi, dần dần rồi 'aikido chân chính' sẽ lộ diện thường xuyên hơn, ở lại với bạn lâu hơn. Đó là lúc bạn bắt đầu chuyển từ việc tập luyện loại 'aikido vỏ bọc' sang việc tập luyện loại 'aikido chân chính'.

    Khi mổ xẻ tìm hiểu những kỹ thuật aikido, bạn sẽ thấy rằng dù đánh đỡ cách nào đi nữa thì các đòn thế đều có chung một số điểm. Mỗi đòn thế bao gồm những yếu tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định: hiệp, dẫn dắt, kiểm soát và hoá giải. Thêm một yếu tố nữa là Kết Nối, Kết Nối tạo nên một vòng tròn bao quanh những yếu tố kia.

    Hiệp là gì ? Khi bị tấn công người ta thường gia nhập vào trận đấu bằng cách đấm đá đỡ gạt ... Trong Hiệp Khí Đạo bạn nhập trận bằng nguyên tắc Hiệp, tức là nhập trận mà không hề kháng cự. Hiệp vừa giúp bạn tránh khỏi đụng độ với sức tấn công, vừa đưa bạn vào vị thế thuận lợi để chi phối năng lượng của đối phương.

    Dẫn dắt là thế nào ? Khi tấn công thì năng lượng cuả kẻ tấn công hướng vào mục tiêu, nếu bạn kéo được luồng năng lượng này đi quá đà một chút thì đối phương sẽ mất đi phần nào sự chủ động. Khi đó trọng tâm và thăng bằng của đối phương bị xô lệch và kém ổn định. Lúc này bạn có thể khá dễ dàng dẫn dắt đối phương di chuyển theo hướng bạn muốn.

    Kiểm soát ra sao ? Kiểm soát ở đây có nghĩa là bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách kết nối với Khí và Trọng tâm của đối phương và hướng chúng tới chỗ nào bạn muốn. Ngoài ra bạn còn phải nắm quyền kiểm soát Khí và Trọng tâm của chính mình nữa. Nhờ nắm được quyền kiểm soát, bạn có thể di chuyển đối phương hết sức nhanh gọn. Bạn cần rà soát lại tầm kiểm soát cho hoàn chỉnh để không lộ một khe hở nào cả. Bạn kiểm soát mà lỏng lẻo thì đối phương sẽ thoát ra được rồi kiểm soát ngược lại chính bạn hoặc phản công lại. Quyền kiểm soát được ví như lớp sơn ngoài cùng bảo vệ đòn thế. Lớp sơn phải liền lạc, vững chắc, không rò rỉ hay tì vết, bảo đảm không gì có thể lọt qua được. Xin đừng quên điều này, việc nắm quyền kiểm soát theo nguyên lý Hiệp Khí phải được thực hành trong tinh thần khoan hoà từ ái, chứ không được làm một cách thù hận sát phạt.

    Hóa giải là sao ? Ta thường kết thúc một đòn bằng một thế quật hoặc một thế khoá, đấy chính là hoá giải, dù đôi khi chỉ là hoá giải tạm thời. Những đòn quật bạn đã tập cả trăm ngàn lần tưởng chừng tầm thường nhưng thật ra rất nguy hiểm. Đối với những người không biết cách té mà bạn "hoá giải" bằng một đòn quật thì khó lòng tránh khỏi thương tích cho người ta. Vậy phải hết sức cẩn thận và kềm chế khi ra đòn quật mới được. Tốt hơn hết là nên tránh dùng đòn quật, dùng những thế khoá an toàn hơn. Gặp phải những người biết té thì quật ngã chẳng ăn thua mấy, té xuống thường họ nhỏm dậy được ngay, còn nếu họ ngồi dậy hết nổi thì bạn biết rằng đã quật mạnh hơn dự định rồi đấy. Nếu bạn đủ bản lãnh thì cũng chẳng cần quật khoá làm gì, có cách hoá giải hiệu quả hơn nhiều. Chỉ cần làm đối phương mất thăng bằng rồi gài họ vào một thế đứng chông chênh. Cảnh cáo như vậy đủ để người ta không dám làm tới rồi.

    Yếu tố sau cùng - Kết Nối. Hãy tạm gọi tắt những yếu tố nhắc trên là Hiệp, Dẫn, Kiểm, Hoá. Kết Nối chính là chất keo gắn Hiệp, Dẫn, Kiểm và Hoá thành một khối. Kết giúp Hiệp được hiệu quả và đúng lúc. Kết tạo nên đường truyền để Dẫn dắt khí của đối phương. Nhờ có Kết ta mới biết được quyền Kiểm soát đã hoàn chỉnh chưa. Và Kết giúp phần Hoá giải thêm phần chắc chắn gọn ghẽ.

    Theo kinh nghiệm của những bậc đàn anh aikido thì khó mà phân biệt đâu là ranh giới giữa các yếu tố Hiệp, Dẫn, Kiểm, Hoá và Kết. Tất cả đều trộn lẫn với nhau. Ngay thế đánh đầu tiên có thể đã bao gồm đủ các yếu tố Hiệp, Dẫn, Kiểm, Hoá và Kết.

    Quyển sách này không nhằm miêu tả chi tiết về những đòn thế riêng lẻ nào hết, vậy các bạn hãy thử dùng cách phân tích đòn thế mà tôi nhắc bên trên để tự phân tích đòn thế của các bạn xem sao. Mỗi khi ra đòn nào bạn hãy nhận xét xem đòn đó có hội đủ các yếu tố Hiệp, Dẫn, Kiểm, Hoá và Kết không ? Chỉ cần thiếu hoặc kém một yếu tố thôi là bạn đã gặp vấn đề rồi đấy.

  3. #3
    Moderator
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Zen có ý kiến này, anh levan có thể đợi mọi người post phần mìn đã dhịch lên rồi anh mới post theo đúng thứ tự được ko anh? Chứ bây h mạnh ai nấy dịch, mạnh ai nấy post sẽ rất loạn. người đọc cũng ko biết đọc ra sao hết.
    Mình nên post theo thứ tự các chương trong sách, sau này cũng dễ tổng hợp hơn
    I have faith in life, and life responds in kind.

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tôi lại nghĩ hơi khác Zen à. Thứ nhất, tôi cho rằng các chủ đề tương đối độc lập với nhau, người đọc không nhất thiết phải đọc theo thứ tự từng phần. Thứ hai, anh Yo lập riêng mục ebook cho nhóm dịch nên các bạn khác thực sự cũng chưa đọc được đâu. Tôi nghĩ anh Yo có ngụ ý để các anh em tham gia dịch có thể đọc và trao đổi lẫn nhau trước khi trình làng, do đó tôi mới dịch đến đâu post tới đó để anh em tham khảo. Thứ ba, tôi tin rằng bản dịch của mình chưa thể nào hoàn chỉnh, rất cần sự bổ sung góp ý của anh em, nhất là từ các huynh trưởng aiki, fourever, Ngdalat ... Mình đưa lên từ từ thì các anh ấy mới có thì giờ xem xét được, chứ đùng một cái mọi người đồng loạt đưa bài lên thì làm sao coi và sửa cho kịp. Nhiều khi theo chủ quan mình cho rằng đã hiểu đúng ý tác giả rồi, và cách diễn đạt ra tiếng Việt cũng xuôi rồi. Nhưng người khác đọc lại bản dịch của mình lại cảm thấy mù mờ thì sao ? Tóm lại, tôi đề nghị cách vừa dịch vừa sửa cho nhau, như vậy nhanh hơn. Để cho dễ nhìn, cùng trong box ebook, mình lập ra nhiều ngăn, chẳng hạn sẽ có những ngăn 'phần của levan', ngăn 'phần của Zen', 'phần của DCH' v.v... Anh em khi cần bổ sung góp ý cho ai thì post vào thẳng ngăn đó. Hy vọng project dịch này sẽ cho tất cả chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm về dịch thuật, aikido, và cách làm việc chung với nhau. Thân.

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Tui nghĩ ai post được gì cứ post. Thread này chưa "open to public" mà. Sau cùng là đóng tập, dán bìa đem bán hay trình làng. Cái tread này cuối cùng cũng delete khi đã hoàn tất nhiệm vụ.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Kiểm soát ra sao ? Kiểm soát ở đây có nghĩa là bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách kết nối với Khí và Trọng tâm của đối phương và hướng chúng tới chỗ nào bạn muốn. Ngoài ra bạn còn phải nắm quyền kiểm soát Khí và Trọng tâm của chính mình nữa. Nhờ nắm được quyền kiểm soát, bạn có thể di chuyển đối phương hết sức nhanh gọn. Bạn cần rà soát lại tầm kiểm soát cho hoàn chỉnh để không lộ một khe hở nào cả. Bạn kiểm soát mà lỏng lẻo thì đối phương sẽ thoát ra được rồi kiểm soát ngược lại chính bạn hoặc phản công lại. Quyền kiểm soát được ví như lớp sơn ngoài cùng bảo vệ đòn thế. Lớp sơn phải liền lạc, vững chắc, không rò rỉ hay tì vết, bảo đảm không gì có thể lọt qua được. Xin đừng quên điều này, việc nắm quyền kiểm soát theo nguyên lý Hiệp Khí phải được thực hành trong tinh thần khoan hoà từ ái, chứ không được làm một cách thù hận sát phạt.
    Tui có vài góp ý như sau

    Quán:

    Quán ở đây có nghĩa là bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách kết nối với Khí và Trọng tâm của đối phương và hướng chúng tới chỗ nào bạn muốn. Ngoài ra bạn còn phải Quán Khí và Trọng tâm của chính mình nữa. Nhờ nắm được quyền kiểm soát, bạn có thể di chuyển đối phương hết sức nhanh gọn. Bạn cần rà soát lại tầm kiểm soát cho hoàn chỉnh để không lộ một khe hở nào cả. Bạn kiểm soát mà lỏng lẻo thì đối phương sẽ thoát ra được rồi kiểm soát ngược lại chính bạn hoặc phản công lại. Quyền kiểm soát được ví như lớp sơn ngoài cùng bảo vệ đòn thế. Lớp sơn phải liền lạc, vững chắc, không rò rỉ hay tì vết, bảo đảm không gì có thể lọt qua được. Xin đừng quên điều này, việc nắm quyền kiểm soát theo nguyên lý Hiệp Khí phải được thực hành trong tinh thần khoan hoà từ ái, chứ không được làm một cách thù hận sát phạt.


    Yếu tố sau cùng - Kết Nối. Hãy tạm gọi tắt những yếu tố nhắc trên là Hiệp, Dẫn, Kiểm, Hoá. Kết Nối chính là chất keo gắn Hiệp, Dẫn, Kiểm và Hoá thành một khối. Kết giúp Hiệp được hiệu quả và đúng lúc. Kết tạo nên đường truyền để Dẫn dắt khí của đối phương. Nhờ có Kết ta mới biết được quyền Kiểm soát đã hoàn chỉnh chưa. Và Kết giúp phần Hoá giải thêm phần chắc chắn gọn ghẽ.
    Yếu tố sau cùng - Niêm. Hãy tạm gọi tắt những yếu tố nhắc trên là Hiệp, Dẫn, Quán, Hoá. Niêm chính là chất keo gắn Hiệp, Dẫn, Quán và Hoá thành một khối. Niêm giúp Hiệp được hiệu quả và đúng lúc. Niêm tạo nên đường truyền để Dẫn dắt khí của đối phương. Nhờ có Niêm ta mới biết được quyền Kiểm soát đã hoàn chỉnh chưa. Và Niêm giúp phần Hoá giải thêm phần chắc chắn gọn ghẽ.


    PS: Anh levan dịch hay quá
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #7
    Moderator
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    oh, vậy là box này chưa open cho public hả mấy anh?. Vậy mà em tường là đã open rùi.
    Sorry mấy anh, my bad :friends: :friends:
    I have faith in life, and life responds in kind.

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    ... Quán ở đây có nghĩa là bạn nắm quyền kiểm soát ...
    ... Niêm chính là chất keo gắn Hiệp ...
    Tui nhà quê và văn chương kém nên đề nghị đừng thế hẳn những từ VN bằng tiếng nôm hay Hán Việt. Hay là biên 'Quán/kiểm soát có nghĩa là ...'

    Như vậy cho dễ hiểu. Mình cũng nên lập 1 'tự điển nhỏ' không?


    Bài dịch hay lắm anh Levan ơi!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Xin cám ơn sự góp ý của các anh aiki và Ngdalat. Với một số chữ, có lẽ mình nên ghi cả từ thuần Việt và Hán Việt dưới dạng ghi chú trong ngoặc đơn, hoặc ở cuối trang hay cuối sách.

  10. #10
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Dude mấy bữa nay bận , nên dịch chậm. hôm qua lại bị technical problem với máy tính nên không dịch gi` được, chứ không cũng xong phân` 3 rôi`. Ngoai` ra, công nhận muốn dịch để nghe cho xuôi tai cũng rắc rối thiệt - Phải lam` sao để khúc chiết, ngắn gọn, dễ hiểu, rôi` đúng thuật ngữ .
    Đây la` một phân` của phân` 3, anh em coi thử , edit lại gium`.

    [color=darkblue]Phân` 3- Nguyên lý hoa` hợp

    Sự hoa` hợp la` nguyên lý căn bản nhất trong Aikido. "Hoa` hợp" trong tiếng Nhật la` "Ai" (tư` chữ Ai-Ki-Do). "Ai" có nghĩa la` sự hoa` nhập va` trộn lẫn các nguôn` lực hay năng lượng khác nhau. Nguyên lý hoa` hợp được dung` để giải quyết những xung đột, va chạm, hoặc mâu thuẫn, đối kháng trong tập luyện hoặc thực tê.

    Hợp lực ( blend) thay vi` đối đâu` với uke:

    Thông thương`, hanh` động đâu` tiên trong một kỹ thuật Aikido la` hoa` hợp với uke. Khi đon` tấn công được uke phát ra, bạn sẽ dung` một trong nhiêu` cách khác nhau để hoa` nhập vao` dong` tấn công đó, nhưng điêu` quan trọng la` phải lam` sao thoát ra khỏi sự tấn công của uke một cách thông minh va` khéo léo. Các di chuyển trong Aikido có mục đích giúp bạn thoát ra khỏi đương` tấn công của uke va` luôn đặt bạn ở vị trí an toan`. Băng` sự hoa` nhập vao` lực va` hướng tấn công của uke, bạn sẽ tránh được sự va chạm đáng kể ( có thể gây thương tích cho cả đôi bên), đông` thơi` tạo được cho uke một cảm giác ảo- uke nghĩ la` đon` tấn công có hiệu quả. Trong khi ngược lại thi` thực tế la`bạn đã ở vị trí an toan` va` khống chế được uke. Với cảm giác ảo bạn tạo ra cho uke, uke khi không cảm thấy lực đối kháng sẽ phát lực thêm mạnh hơn, va` nhơ` đó, bạn sẽ có cơ hội dung` lực của uke để ném uke, hoặc lái hướng lực đi theo chiêu` hướng khác.


    Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đánh giá hiệu quả đon` thế Aikido giữa hai ngươi` đang tập luyện với nhau la` quan sát, chú ý xem mực độ của sự va chạm, giăng` co, hoặc đối kháng giữa hai bên. Nguyên lý của sự hoa` hợp la` thay vi` di chuyển trực tiếp thẳng vao` hướng lực của uke, bạn phải di chuyển xung quanh hướng lực đó, hoặc lái nó đi hướng khác xung quanh bạn. Những kỹ thuật ( đon` thế) Aikido được hinh` thanh` để bạn có thể thực hiện điêu` nay`, nhưng bí quyết để có thể thực hiện va` hoan` chỉnh những kỹ thuật đó la` sự cảm nhận vê` xung đột va` đối kháng ngay trước khi thực hiện bất ki` kỹ thuật nao`.

    Nguyên lý của hợp khí (aiki) sẽ giải quyết được những đối kháng

    Khi tập luyện, cả uke va` nage đêu` cố gắng giữ trọng tâm va` phát lực để có lợi thế chiến thuật cho minh`. Do đó, khi uke nắm bắt, hay tấn công dưới mọi hinh` thức, bạn sẽ lam` sao để lam` chệch hướng tấn công va` lái nó đi theo hướng bạn muốn. Tuy nhiên, uke có thể thay đổi cách tấn công trong bất cứ lúc nao`. Do đó, bạn cân` chú ý va` tập trung để cảm giác được sự thay đổi đó, để có thể phản ứng đúng lúc va` thích hợp. 1 nguyên lý cơ bản của sự hoà hợp là khi bạn cảm thấy kháng cự, bạn phải biến đổi đon` thế hoặc cách vao` đon` cho tới khi không còn cảm giác đó nữa.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •