Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 28

Chủ đề: Bài dịch phần Hòa Hợp, Atemi và Kỹ Thuật

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi levan
    Xin cám ơn sự góp ý của các anh aiki và Ngdalat. Với một số chữ, có lẽ mình nên ghi cả từ thuần Việt và Hán Việt dưới dạng ghi chú trong ngoặc đơn, hoặc ở cuối trang hay cuối sách.
    Hay đó

    Thật ra tui đề nghị mấy từ hán việt để có sự liên hệ từ ngũ võ học với mấy môn võ khác Như Thái Cực Quyền. Vịnh Xuân .... chẳng hạn

    Các anh dịch như vậy là quá hay rồi
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #12
    Moderator
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat

    Hay đó

    Thật ra tui đề nghị mấy từ hán việt để có sự liên hệ từ ngũ võ học với mấy môn võ khác Như Thái Cực Quyền. Vịnh Xuân .... chẳng hạn

    Các anh dịch như vậy là quá hay rồi
    Mình có thể làm một phụ lục nhỏ các từ chuyên môn thường dùng, cái này anh NgDalat rành nên có gì anh làm hen
    I have faith in life, and life responds in kind.

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Zen
    Mình có thể làm một phụ lục nhỏ các từ chuyên môn thường dùng, cái này anh NgDalat rành nên có gì anh làm hen
    Không biết có làm được không nữa. Chỉ nói dóc chớ đâu có rành gì. Mấy cái từ đó nhiều khi nghe mà có hiểu gì đâu
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    GIÁ TRỊ CỦA ĐÒN THẾ

    Với mỗi đòn thế, động tác thuộc về phần hình thức trong khi những nguyên tắc ra đòn là phần nội dung. Mỗi khi học đòn nào bạn nên chịu khó tìm hiểu nội dung của đòn đó. Nhờ có thói quen tập cảm nhận nội dung tiềm ẩn trong từng đòn, bạn sẽ mau chóng bỏ qua được phần hình thức để chuyên luyện phần nội dung đòn.

    Nói đến đây chúng ta lại nhớ đến một định đề thường gặp trong võ học: Hãy quên hết chiêu thức đi, quên càng sớm càng tốt. Sớm rời bỏ được phần hình thức khô khan và chuyển qua cảm nhận những đặc trưng đòn thế hkđ thì hkđ sẽ mau chóng trở thành một phần của chính bạn. Có khi tập suốt mấy năm mới nhập tâm được một đòn, nhưng nếu bạn chịu tập theo tinh thần "hình thức chỉ là vỏ ngoài, nội dung mới là thực chất" thì bạn đã đi đúng đường rồi.

    Nếu bạn chỉ tập đi tập lại theo một lối thì đòn thế của bạn chỉ dùng được trong một số trường hợp nhất định. Nếu tình huống thay đổi mà lối ra đòn đó không còn phù hợp thì bạn kẹt ngay. Hoặc là ra đòn không được, hoặc đòn ra không theo nguyên lý hkđ mà phải nhờ vào sức hay mánh lới.

    Vì vậy tập theo hướng nội dung (nguyên lý) có lợi hơn. Nắm vững nguyên lý thì tình huống nào áp dụng cũng được. Cái hay là khi bạn lồng các nguyên lý hkđ vào việc luyện tập rồi thì đột nhiên bạn thấy các chi tiết tay chân không còn quan trọng nữa. Bạn không cần đánh theo khuôn mẫu như thầy dạy nữa mà đòn vẫn đúng. Cuối cùng thì bạn thấy nhờ áp dụng đúng nguyên lý mà bạn đã tự tạo cho mình những khuôn mẫu riêng. Nói cách khác, mỗi lần tập dợt bạn lại tạo ra một cách đánh ikkyo hay kote gaeshi mới. Chính những nguyên lý đã tạo nên đòn thế.

    Kỹ thuật bao hàm cả kiến thức và cảm nhận. Hkđ là một môn võ, mà võ dùng để chiến đấu, chiến đấu thì phải có chiến thuật. Khi học đòn thế nào, bạn phải hiểu những chiến thuật liên quan đến đòn đó. Nhờ áp dụng những nguyên lý hkđ vào những chiến thuật này mà bạn mới ra đòn đúng được.
    Mỗi đòn hkđ đều có những chiến thuật đi kèm. Có những chiến thuật xài chung cho nhiều đòn nhưng cũng có những chiến thuật chỉ dùng riêng cho đòn này đòn kia. Bạn hãy ráng nhận ra và sử dụng rành rẽ từng loại chiến thuật.

    Thí dụ, đòn tenshi nage chứa đựng nhiều chiến thuật. Đối với 2 tay của uke, mỗi tay có một cách đối phó riêng. Phải dẫn khí của cánh tay dưới của uke vào điểm 'yếu' nằm dưới đất ngay sau lưng uke. Với cánh tay bên trên của uke, bạn phải dẫn khí chạy xoắn quanh cánh tay đó rồi từ khuỷu tay đẩy duỗi ra vòng qua vai uke. Một yếu tố chiến thuật khác của đòn này là tách luồng năng lượng tấn công ra. Thêm một chiến thuật khác nữa là bạn chập hai cánh tay lại thành một hình tam giác rồi xỉa thẳng luồng khí vào trục chính tâm của uke trước khi uke kịp nắm lấy cổ tay bạn. (Ghi chú của levan: dẫn khí xoắn theo tay là sao ? nhờ anh em góp ý dùm)

    Xin thí dụ thêm. Giả như phải áp dụng 10 chiến thuật thì đòn mới hiệu quả. Làm đủ hết thì tuyệt nhưng dễ gì được. Cũng may là trong các chiến thuật cũng có chỗ du di nên không cần xài hết cả 10 mà đòn vẫn có kết quả. Nếu bạn chỉ xài 7, dù khó khăn đôi chút nhưng đòn vẫn có thể đúng. Nếu bạn chỉ xài 5 thì chắc phải dùng sức hơi nhiều. Còn nếu chỉ xài có hai, ba chiến thuật thì chắc sẽ hư đòn thôi. Nếu bạn chịu khó thường xuyên tập luyện đủ cả 10 chiến thuật thì lúc hữu sự ít ra bạn cũng dùng được bảy tám phần, như vậy đủ để thành công rồi.

    Sách này không đi vào chi tiết những chiến thuật đi kèm theo các đòn thế. Chẳng có gì hiểm hóc hay bí truyền, nhưng chiến thuật thì bước đầu phải do thầy truyền thẳng cho học trò mới có kết quả. Tập quen rồi bạn sẽ nhận ra có một số hình thức khuôn mẫu chung, qua đó bạn sẽ tự tìm ra những chiến thuật phù hợp cho từng đòn. Chỉ cần phân tích dưới khía cạnh chiến đấu, bạn sẽ nhận ra được điều nào là quan trọng. Làm sao để khỏi ăn đòn, tức là di chuyển làm sao để ít hở mà vẫn lợi dụng được những khuyết điểm của đối phương ? Làm sao để hoá giải đòn tấn công ? Làm cách nào để kiểm soát được tình hình ? Những điểm này quyết định những yếu tố chiến thuật của mỗi đòn thế.

    Trong quá trình luyện tập, bạn hãy luôn tìm cách kết hợp những yếu tố chiến thuật với các nguyên lý của hkđ. Điều này cho phép bạn đua khả năng thực chiến vào môn võ nhân ái Hiệp Khí Đạo.

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Đọc bản dịch này còn hay hơn bản chính nữa à nha. Tiếng Anh tiếng U hỉnh như nó ghét tui sao đó

    (Ghi chú của levan: dẫn khí xoắn theo tay là sao ? nhờ anh em góp ý dùm)

    Tui thấy phần tay trên của Tenchi Nage chinh là hình thức của phần tay trên của Kokyu-Dosa. Theo hình sau Thầy Yamanda không chỉ đẩy mà còn xoắn ngược chiều kim đồng hồ



    Tương tự với Nikyo trong hình này xoắn treo chiều kim đồng hồ

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    (Ghi chú của levan: dẫn khí xoắn theo tay là sao ? nhờ anh em góp ý dùm)
    Anh Ngdalat nói đúng rồi đó ănh Levan. Khi đánh Tenchi Nage nên quay/xoắn tay như clip thầy Yamada ở trên.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #17
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Thì ra là xoắn tay, cảm ơn sự bổ sung của các anh aiki và Ngdalat.
    Sau đây là phần còn lại của chủ đề Kỹ Thuật. Trong suốt phần 9, chữ Techniques được dịch là Kỹ thuật hoặc Đòn thế hay Chiêu thức. Hy vọng không làm sai ý của tác giả.

    NHỮNG MẶT H N CHẾ CỦA ĐÒN THẾ

    Đòn thế là con dao hai lưỡi. Nó giúp ta hiểu biết các nguyên lý hkđ nhưng nó cũng là đầu mối dẫn đến bế tắc. Đòn thế như lưỡi dao vừa giết người vừa cứu người, mở ra sinh lộ nhưng cũng dẫn đến tử lộ. Khi đòn thế dần trở nên khô cứng, bó buộc, nó dẫn ta vào ngõ cụt. Mặt khác đòn thế cũng mở ra cánh cửa cho ta nhìn thấy những ý nghĩa ẩn chứa trong Hiệp Khí Đạo.

    Tại một số võ đường, các huấn luyện viên cho rằng chỉ có lối ra đòn của họ mới đúng và hiệu quả nhất. Gặp phải những chỗ như vậy bạn nên tìm nơi khác học thì hơn. Cách dạy của một huấn luyện viên chịu ảnh hưởng từ phong cách, cá tính, thể trạng và quá trình luyện tập của cá nhân người đó. Lối ra đòn lại còn tùy thuộc vào uke là ai và tấn công như thế nào. Nếu ông thầy cứ khăng khăng bắt học trò phải đặt chân thế này, để tay thế kia tức là ông ta đang lẫn lộn. Ông ta không phân biệt được rằng cách thể hiện đòn thế của ông ta và những nguyên lý, chiến thuật hkđ là hai điều khác nhau. Thấy lối thực hành hkđ của mình có kết quả, mấy ông thầy kiểu này cho rằng cách đó cũng hạp với mọi người, và muốn học trò cũng phải làm theo như vậy. Họ quên rằng hkđ bao hàm những nguyên lý tổng quát nhưng biểu hiện rất đa dạng, mỗi lần mỗi khác.

    Bạn có thể dễ dàng tự nhận ra sự phong phú này của hkđ. Nếu có dịp tập luyện ở nhiều võ đường khác nhau, dù cùng hay khác phái, bạn sẽ thấy rằng cùng một đòn nhưng có nhiều cách đánh khác nhau. Dù những cách đánh đó khác với cách của bạn, tất cả đều hiệu quả, nếu người ra đòn có căn bản vững vàng.

    Có một điều dù nhắc đi nhắc lại vẫn không thừa: kỹ thuật hkđ chỉ là cách thể hiện của mỗi cá nhân. Những nguyên lý hkđ mới là yếu tố mang lại hiêu quả cho đòn thế. Dù tình huống nào, dù ai thực hành, các nguyên lý này vẫn giữ nguyên.

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm anh Levan :no1: :no1: :no1:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Bài dịch của mấy anh hay quá, em nhận phần Ma ai cũng chưa xong! Tại em đang thi, hehe,...các anh thông cảm cho em với nghen! Để hết tháng em thi xong, thư thả hơn thì em sẽ cố gắng dịch xong luôn phần của em! Em biết các anh có nhiều người có thể dịch nhanh và đủ nghĩa hơn em nhiều nhưng em xin "dành phần" này để - dù sao - cũng góp phần vào sự phát triển Aikido của diễn đàn - hic hic, trước h lên toàn post câu hỏi mấy anh thui ,chưa chia sẻ được điều gì với ai hêt trơn, ...hehe, nên các anh cho em dịch phần này ha! Em xin cảm ơn các anh!
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  10. #20
    Moderator
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    Bài dịch của mấy anh hay quá, em nhận phần Ma ai cũng chưa xong! Tại em đang thi, hehe,...các anh thông cảm cho em với nghen! Để hết tháng em thi xong, thư thả hơn thì em sẽ cố gắng dịch xong luôn phần của em! Em biết các anh có nhiều người có thể dịch nhanh và đủ nghĩa hơn em nhiều nhưng em xin "dành phần" này để - dù sao - cũng góp phần vào sự phát triển Aikido của diễn đàn - hic hic, trước h lên toàn post câu hỏi mấy anh thui ,chưa chia sẻ được điều gì với ai hêt trơn, ...hehe, nên các anh cho em dịch phần này ha! Em xin cảm ơn các anh!
    cứ từ từ mà dịch cucat ơi, đâu có ai hối thúc em đâu. Mà như Zen đã nói lúc trước áh, dịch ko được hay lắm hay dịch chậm cũng đâu có sao, miễn là có lòng là đáng quí rùi :friends: :friends: :friends: Together we can make a difference
    I have faith in life, and life responds in kind.

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •