Trang 7 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 567
Kết quả 61 đến 69 của 69

Chủ đề: Ebook Aikido: Aikido from the inside out

  1. #61
    nhhung
    Guest
    Phần "Giá trị của đòn thế" mà anh Levan dịch là điều mà tui cứ thắc mắc lâu nay. Mọi người ai cũng nói Aikido là con đường hoà hợp. Nhưng nhiều người khi truyền đạt kiến thức Aikido lại thì luôn luôn tự cho rằng mình đúng nhất, chỉ có cách của mình là hợp lý nhất. Nhưng theo tui Aikido hợp lý nhất chính là Aikido không có đòn thế nào tồn tại cả, cứ tự nhiên theo Uke bằng phương pháp hiệp khí là được - đó mới chính là hoà hợp. Còn nếu với ý định dùng bất cứ hình thức đòn thế nào để đánh đối phương thì không hoà hợp, mà đó là áp đặt cứng ngắt thôi. Kiểu đó thế nào cũng bị thất bại.

  2. #62
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Cám ơn anh nhhung đã góp ý. Tui thấy có dư luận đã ví von aikido với khiêu vũ. Những người khiêu vũ thành thạo thì thường khiêu vũ với một thái độ thảnh thơi thoải mái. Khi gặp những bạn nhảy mới họ mau chóng bắt đúng nhịp sau vài bước nhảy để rồi cả hai đều di chuyển ăn ý nhịp nhàng. Những người giỏi aikido cũng vậy, dù uke là ai, đánh đỡ cách nào đi nữa thì họ cũng mau chóng "bắt đúng nhịp" để rồi "nhịp nhàng" đưa uke vào chỗ bị kềm chế ! Đòn thế ra thật tự nhiên nhẹ nhàng không gò ép nhưng cũng thật hiệu quả, uke té hay bị khóa rồi mà vẫn còn ngạc nhiên! Muốn "bắt nhịp" khéo như vậy thì tinh thần nage phải ở trong một trạng thái thư thả. Cái này mới thật là khó, khi đụng trận người ta đang lăm lăm muốn hạ mình mà mình vẫn bình thản xem đối phương như một uke cùng lớp, thản nhiên tìm cách "bắt nhịp" với kẻ đang đánh mình ! Phải chăng vì lối rèn luyện tinh thần khoan hòa như vậy mà aikido đã được xem là một môn võ nhân ái ?

  3. #63
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh Levan và Nhhung nói đúng wá. Sự so sánh Aikido với mầy người khiêu vũ!

    Cái bài ''kỹ thuật'' này tóm tắt hay lắm. Tui thích nhất câu này

    Nắm vững nguyên lý thì tình huống nào áp dụng cũng được. Cái hay là khi bạn lồng các nguyên lý Hiệp Khí Đạo vào việc luyện tập rồi thì đột nhiên bạn thấy các chi tiết tay chân không còn quan trọng nữa
    .

    Hiểu nguyên lý và căn bản là điều chính, và muốn nắm vững được cũng cần thời gian. Tui chỉ khuyên là lúc đầu nên tập ''đàng hoàng'', có nghĩa là đòn nào ra đòn đó và khi tới 1 trình độ nào đó, thì mình sẽ tự cảm thấy và có thể ''nhẩy muá'' như anh Levan đã nói.

    Khi chưa tới trình độ đó mà đã bắt đầu ''khiêu vũ'' thì sẽ không đi tới đâu hết!

    Các thầy (shihan) khi lớn tuổi hay đánh 1 cách rất ''quái'' lạ! nhìn nhẹ nhàng và ''không ra gì hết'', không tấn, bộ pháp như không có, điển hình là thầy Tamura. Các bạn chớ nên ''rơi'' vào cái bẫy đó nếu chưa nắm vững nguyên lý! Tui đã thấy quá nhiều người ''áp dụng sự hoà hợp'' cuả HKD qua nhiều cách khác nhau ....

    Nắm vững lý thuyết nguyên lý là 1 chuyện, áp dụng được nguyên lý đó lại là chuyện khác. Muốn áp dụng được thì chỉ có cách duy nhất là bước lên sàn tập và tập hoài mà thôi.

    Trích dẫn Gửi bởi nhhung
    Nhưng nhiều người khi truyền đạt kiến thức Aikido lại thì luôn luôn tự cho rằng mình đúng nhất, chỉ có cách của mình là hợp lý` nhất
    Theo kinh nghiệm cá nhân sau khi học nhiều môn võ khác nhau với đủ loại thầy, sao tui chỉ thấy phần đông các thầy VN mới có thái độ này (không nói tới việc giấu nghề nữa). Cái thái độ đó là vì không hiểu rõ nguyên lý và chỉ học đòn thế bề ngoài thôi .... Sorry nếu tui có làm ai mất lòng Tui nói câu này không có ý chê bai gì hết mà là 1 nhận xét cá nhân.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #64
    nhhung
    Guest
    Đúng như anh Aiki nói một điều là trước tiên phải tập đòn nào ra đòn đó đã, Nhưng không phải là cứ chìm sâu trong đòn thế đó. Phải biết suy nghĩ và tìm hiểu tại sao mình lại đánh như vậy, nếu không thì sẽ không bao giờ hiểu được bản chất Aikido là gì.
    Còn một vấn đề nầy nữa, đôi khi chúng ta nghe, thấy, đọc nhiều về các nguyên lý của Aikido cũng như bản chất của Aikido nhưng chắc chắn một điều là có cở 90% là chỉ nghe, thấy, đọc thôi chứ hổng biết, hiểu, cảm nhận được gì hết. Bởi lẽ chỉ những điều chúng ta thu hoạch được mới chính là của chúng ta. Chỉ có những gì mà chúng ta cảm nhận được nguyên lý của Aikido rồi thì chúng ta mới biết, hiểu, cảm nhận được. Khi đó có thể chúng ta lại cười khà khà khi nhận ra rằng đó chính là những điều mình nghe, thấy, đọc thẩm chí thuyết giản ì xèo trước người khác, nhưng giờ chúng ta mới hiểu hì hì..... Mà để cảm nhận được thì như trong sách có viết đó chính là chỉ tập để hiểu Aikido thôi chứ đừng chết chìm trong hình thức đòn thế của Aikido. CÁ nhân tui hiểu điều nầy khi tui tập Karate, lúc cuối giờ thường đánh chơi với mấy đứa bạn cùng tập. Khi tui có ý là sẽ áp dụng một đòn ví dụ Kotegaeshi chẳng hạn, lúc vừa chụp tay nó định vô đòn thì thấy cứng ngặt. Nhưng có những lúc tui không cố ý đánh lại được. Dần dần tui hiểu không nên chết chìm trong hình thức kỷ thuật.
    Từ khi hiểu được điều nầy tui lại khoái cách tập mà các cấp dai cùng tập một đòn bên nước ngoài, vì với cách tập đó vô hình chung người tập không có thời gian, không kịp chết chìm trong hình thức đòn, và cũng được thấy nhiều đòn - mặt biểu hiện của Aikido hơn, từ đó dể tiếp thu hơn.

  5. #65
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Bài "Giá trị của đòn thế" này hay quá. Đúng như anh Aiki nói hiểu nguyên lý là một chuyện, còn áp dụng được hay không mới là một chuyện khác và khó rất nhiều. Để đạt đến mức độ "Giá trị của đòn thế" thì phải luyện tập nhiều lắm (hic hic .Như anh Fourever nói đòn Irimi nage mất đến 20 năm khổ luyện).

  6. #66
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Bài viết về đòn thế có những yếu tố chính xác, nhưng nó có thể làm cho ngươì đọc ngộ nhận vì không biết phải áp dụng như thế nào.
    Bài viết nói rõ, nguyên lý Aikido sẻ giúp đòn thế và chiến thuật được áp dụng đúng cách. Nhưng việc đầu tiên là võ sinh cần học chiến thuật và đòn thế từ thầy dạy trực tiếp, từ đó võ sinh sẻ suy luận ra được nguyên lý.
    Bài viết lại khuyên võ sinh đừng nên học từ các thầy giáo chỉ dạy nghiêm túc, nhưng không học rõ thì làm sao mình tìm ra nguyên lý!
    Tại một số võ đường, các huấn luyện viên cho rằng chỉ có lối ra đòn của họ mới đúng và hiệu quả nhất. Gặp phải những chỗ như vậy bạn nên tìm nơi khác học thì hơn. Cách dạy của một huấn luyện viên chịu ảnh hưởng từ phong cách, cá tính, thể trạng và quá trình luyện tập của cá nhân người đó. Lối ra đòn lại còn tùy thuộc vào uke là ai và tấn công như thế nào. Nếu ông thầy cứ khăng khăng bắt học trò phải đặt chân thế này, để tay thế kia tức là ông ta đang lẫn lộn. Ông ta không phân biệt được rằng cách thể hiện đòn thế của ông ta và những nguyên lý, chiến thuật Hiệp Khí Đạo là hai điều khác nhau.
    Vì có nhiều trường hợp, để áp dụng nguyên lý Aikido, chân hoặc tay phải ở đúng một số vị trí. Và nhiều nguyên lý đưa đến lối giải quyết về chiến thuật khác nhau. Tùy theo kinh nghiệm của ngươì áp dụng, họ sẻ chọn nguyên lý hay chiến thuật thích ứng. Do đó chi tiết về tay chân rất ư là quan trọng!
    Cái hay là khi bạn lồng các nguyên lý Hiệp Khí Đạo vào việc luyện tập rồi thì đột nhiên bạn thấy các chi tiết tay chân không còn quan trọng nữa. Bạn không cần đánh theo khuôn mẫu như thầy dạy nữa mà đòn vẫn đúng.
    Tóm lại, muốn giỏi võ thì phải học từ thầy có khả năng. Nhiều ngươì học trên 20 năm nhưng không có thực lực, vì họ học nhiều lối ứng dụng sai lầm và lâu ngày không thể cải thiện được. Nếu gặp được thầy giỏi, thì trong vòng 4 đến 5 năm là mình sẻ học được hết nghề. Như vập làm sao biết được ai là thầy giỏi. Tôi xin góp ý như sau. Khi thầy giáo thực hiện một đòn thế để học trò học tập. Với ngươì thầy có khả năng, tất cả các lần thực hiện chiêu thức đều giống nhau, ngay cả vị trí té của Uke phải cùng một chổ so với Nage. Uke không có trạng thái sợ sệt hay đau đớn khi bị đánh vì Nage dùng sức lực chính xác, không nhiều và không ít. Phải quan sát với nhiều Uke khác nhau. Trong khiêu vũ, nếu 2 vũ công tương đồng với nhau, sự trình diển trở nên đẹp đẻ, làm cho mọi ngươì yêu thích. Nhưng khi có một vũ công không hợp tác, vũ điệu sẻ ngưng trệ. Kỹ thuật đúng đắn của Aikido không phải như vậy, Uke không bao giờ có thiện chí để hợp tác, nhưng với nguyên lý của Aikido Nage sẻ hoà đồng và điêu khiển Uke theo ý mình. Do đó, khi thầy giáo chỉ dạy chiêu thức, dù Uke có ý hợp tác nhưng khi lập lại chiêu thức vài lần, ta vẩn có thể thấy được sự không đồng bộ lúc ban đầu, nhưng với thầy giáo có khả năng, chiêu thức sẻ giống như nhau.
    Sau khi có được thầy giỏi, lúc đó mới áp dụng những gì đọc được từ bài viết trên.

    @David: Câu nói Irimi nage cần 20 năm đến từ các bậc thầy của Aikido, họ còn nói Tenchi nage cần đến 30 năm. Có lẻ, mấy thầy nói đến sự suy ngẩm về nguyên lý của nó. Chứ bình thường sau 3 đến 5 năm mình có thể áp dụng chiêu thức được rồi. Nên nhớ hầu như các bậc thầy học từ O'sensei, mọi người cũng học khoãng 4-7 năm.
    @Aiki: Sự quan trọng về vị trí tay và chân, tôi nói ở đây có lẻ áp dụng cho võ sinh ở bước đầu, như anh tập lâu năm thì không còn vấn đề nửa.
    @Levan: Tôi nhìn sự khiêu vũ ở khía cạnh hơi khác một chút, còn ví dụ anh đưa ra rất hay ở sự khéo léo và ổn định của Nage.

  7. #67
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Phần kế của ebook: Ukemi Nghệ thuật ngã

    Những người mới tập thường có quan niệm sai lầm về kỹ thuật ngã (Ukemi) đó là nó hết sức thụ động, khó khăn và có vẻ tẻ nhạt. Với họ, phần thú vị chính là được ném người khác, còn bị ném thì chẳng hay ho chút nào. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận khác khiến cho kỹ thuật ukemi trở nên thú vị, dễ tập, dễ thực hiện và hiệu quả hơn nhiều.

    Ukemi chủ động
    Kể cả khi đóng vai trò uke - nghĩa là người bị ném - thì Ukemi cũng vẫn là một khía cạnh tích cực. Một uke đúng nghĩa có hai vai trò. Thứ nhất là người tấn công, uke cần tấn công thật sự, dứt khoát tạo điều kiện thuận lợi cho nage dễ luyện tập. Một khi nage hợp với lực của đòn tấn công và bắt đầu dẫn lực sang hướng khác, vai trò sẽ thay đổi. Lúc này uke không còn là người dẫn lực mà trở thành người đi theo, nage trở thành người dẫn đường và dẫn lực sang hướng khác.

    Sai lầm của người mới tập là tại thời điểm này họ trở thành người thụ động, để mặc cho nage kéo đi vòng vòng rồi ném xuống đất như những bao gạo. Là uke, bạn cũng cần luôn giữ thế chủ động, thay vì để mặc bị kéo vòng vòng và ném xuống đất hãy chủ động đi theo hướng của nage. Khi nage thực hiện kỹ thuật làm bạn mất thăng bằng, bạn hãy chủ động tách ra khỏi nage và hạ thấp cơ thể xuống mặt thảm. Lưu ý rằng, bất kể trong tình huống nào, uke luôn luôn phải chủ động, kể cả khi bị ném.

    Chủ động hạ thẩp cơ thể
    Lấy đòn Shomen uchi ikkyo làm ví dụ, uke chém mạnh và dứt khoát vào đầu nage, khi nage thực hiện ikkyo, người uke bị uốn cong và lực chém bị hướng xuống đất. Bạn có thể chọn một trong hai cách, đơn giản là bị ném xuống đất như một cái giẻ ướt hay là chủ động ngã. Khi muốn lấy lại thăng bằng, bạn cần chú ý hạ thấp người và giữ trọng tâm. Nếu nage vẫn cố gắng tiếp tục làm bạn mất thăng bằng, bạn vẫn có thể lấy lại thằng bằng nhờ thực hiện kỹ thuật ukemi chủ động. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi bạn đã chạm đất hoặc nage thực hiện kỹ thuật bất động hoá.

    Lý do của việc thực hiện động tác này là trong khi bạn vẫn thăng bằng và kiểm soát được nếu nage thực hiện sai kỹ thuật, khi đó bạn có thể lợi dụng sơ hở để đảo ngược kỹ thuật nếu bạn giữ thăng bằng và làm chủ được được kỹ thuật ngã của mình.

    Phương pháp ukemi chủ động rất đơn giản, khi bạn cảm thấy mất thăng bằng, đừng chống lại. Hãy bước một hay hai bước để lấy lại thăng bằng và chủ động hạ thấp cơ thể xuống tới mặt thảm. Tất nhiên, tốc độ di chuyển của bạn phải tương ứng với tốc độ của nage.
    Để có thể cảm nhận được, hãy hình dung bạn là uke. Tấn công nage và tưởng tượng cách anh ta thi triển kỹ thuật chống lại bạn, hãy chậm rãi đi theo. Nếu bạn vẫn kiểm soát được cơ thể trong khi di chuyển, bạn có thể chuyển hướng bất cứ lúc nào và có thể cảm nhận được khi nage thực sự ném bạn đi.

    Nếu bạn có thể thực hiện kỹ thuật ukemi theo cách này, bạn sẽ trợ giúp rất tích cực cho các học viên mới vì bạn có thể vừa dạy họ cách ném vừa dạy họ kỹ thuật thông qua kỹ thuật ukemi của bạn.

    Một cách khác của ukemi đó là sau khi mất thăng bằng, bạn di chuyển theo một hướng không mong muốn (nghĩa là không đúng nơi mà nage muốn bạn ngã xuống). Điều này có thể làm cho nage đột ngột mất thăng bằng mà phải thực hiện ukemi

    Hơi thở trong khi Ukemi
    Trong Ukemi, hơi thở rất quan trọng, nếu bạn nín thở thì cơ thể sẽ không mềm mại. Nếu bạn thấy ukemi khó khăn, hãy sử dụng hơi thở để hoàn thành cú ngã.

    Nếu bạn làm chủ được động tác ukemi của mình, kiểm soát hơi thở, và thả lỏng với cảm giác luồng khí chảy trong cơ thể, bạn sẽ thấy ukemi theo một khía cạnh hoàn toàn khác, thú vị hơn nhiều khi ném người khác.

  8. #68
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài Ukemi này cũng hay và thấm thiá lắm anh Levan.


    Một uke đúng nghĩa có hai vai trò. Thứ nhất là người tấn công, uke cần tấn công thật sự, dứt khoát tạo điều kiện thuận lợi cho nage dễ luyện tập. Một khi nage hợp với lực của đòn tấn công và bắt đầu dẫn lực sang hướng khác, vai trò sẽ thay đổi. Lúc này uke không còn là người dẫn lực mà trở thành người đi theo, nage trở thành người dẫn đường và dẫn lực sang hướng khác.
    Nhớ lại hồi mới bắt đầu tập HKD, tui ghét làm Uke lắm vì nghĩ là không học được gì hết. Sau 1 thời gian mới tự thấy là muốn tiến bộ trong HKD thì mình phải là 1 Uke tốt. Câu trên diễn tả rất hay vai trò của Uke. Trong tiếng Việt có câu ''Không thầy đố mày làm nên''! Câu này có thể đổi chút xíu để áp dụng cho Aikido ''Không Uke đố mày học đòn''.


    Trong phần ''chủ động và hạ thấp cơ thể'', có 1 điều mà tác gỉa không nói đến là phản đòn. Muốn phản đòn thì Uke phải :

    1. đi theo nage
    2. chủ động và
    3. hạ thấp cơ thể
    Những bạn nào đã học phản đòn thì sẽ hiểu tui nói gì ở đây.



    Một cách khác của ukemi đó là sau khi mất thăng bằng, bạn di chuyển theo một hướng không mong muốn (nghĩa là không đúng nơi mà nage muốn bạn ngã xuống). Điều này có thể làm cho nage đột ngột mất thăng bằng mà phải thực hiện ukemi
    Câu trên có thể được bồi đắp nếu Nage có nhiều kinh nghiệm. Nage sẽ đem Uke tới điạ điểm hắn muốn và lúc đó sẽ té nơi hắn muốn.


    Nếu bạn làm chủ được động tác ukemi của mình, kiểm soát hơi thở, và thả lỏng với cảm giác luồng khí chảy trong cơ thể, bạn sẽ thấy ukemi theo một khía cạnh hoàn toàn khác,.
    Việc thả lỏng khi làm Ukemi cũng rất quan trọng và chỉ được đề cập sơ qua trong bài trên. Khi thả lỏng cơ bắp, Uke sẽ bớt cứng và như vậy sẽ đỡ mệt và cũng ít bị chấn thương. Nhờ vậy, Nage nhiều khi dùng rất ít sức và trông đòn đánh 1 cách rất nhẹ nhàng.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #69
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    ebook (tiếp theo)
    Khía cạnh "Võ" của aikido

    Khi muốn ứng dụng aikido vào chiến đấu, có 2 khía cạnh cần lưu ý: Chủ ý và tính thực tiễn của đòn thế.

    Khi bạn đã thuần thục aikido đến một mức độ nào đó, đòn ra hiền hay dữ hoàn toàn tùy thuộc vào chủ ý của bạn khi ra đòn. Cùng một đòn thế nhưng nếu đánh hiền thì chỉ đủ để khống chế đối thủ nhưng đánh ác thì hậu quả rất tàn khốc.

    Đạt đến trình độ đó thì bạn cũng yên tâm vì biết mình có khả năng tự vệ nhưng cũng lo vì phải có ý thức trách nhiệm. Nếu nóng nảy đánh ác quá thì sẽ gặp bao rắc rối. Cách hay nhất là trong khi tập luyện, luôn tìm cách nào đánh đòn hiệu quả nhưng dùng ít sức nhất, như vậy nhìn chung đòn thế sẽ có khuynh hướng hiền lành hơn.

    Việc một đòn thế có thể ứng dụng trong thực chiến hay không chính là thước đo mức độ thực tiễn của đòn thế đó. Khi thực hành bạn nên tự hỏi xem "đòn này áp dụng được không?" và "đánh như vậy có hở đòn không ?"

    Để trả lời câu hỏi thứ nhất, khi chống trả đòn tấn công, bạn phải xét xem bạn đã chuyển hoá sức tấn công thế nào, có đơn giản hài hoà và ít tốn sức không ? Vấn đề không phải là cứ đánh ngã uke là xong, mà quan trọng là đã tốn bao nhiêu công sức để làm việc đó ?

    Để trả lời câu hỏi thừ nhì, hãy tưởng tượng bạn đứng vừa khít trong một trái banh, hai tay giang ra vừa chạm lớp vỏ banh, toàn bộ bề mặt quả cầu được coi là lớp vỏ an toàn của chính bạn. Những chỗ hở là các thời điểm và vị trí trên lớp vỏ đó mà bạn bị thất thế, đối phương sẽ lợi dụng những điểm này để lẩn tránh và tấn công. Mỗi khi tập đòn nào bạn cũng phải để ý xem có để hở chỗ nào không. Tập quan sát như vậy chẳng những giúp bạn tránh bị hở mà còn giúp bạn phát hiện các chỗ hở của đối phương.

    Kinh nghiệm tập aikido của tác giả

    Theo tác giả ebook - Howard Bornstein, đối với aikido thì cái chính là phải tập luyện thường xuyên mới khá được, không có cách nào khác. Tác giả cũng đưa ra một số nhận xét và đề nghị nhằm giúp việc tập luyện hiệu quả và hứng thú hơn. Từ những kinh nghiệm này, tác giả hy vọng mỗi người sẽ rút ra được những điều hữu ích cho chính mình.

    - Với aikido, mỗi người học và tiến triển một cách khác nhau, so sánh ganh đua với nhau không có lợi.
    - Tập luyện chậm rãi tốt hơn là hối hả. Tập chậm giúp cơ thể có thời gian từ từ cảm nhận được các động tác.
    - Tập cách đạt nhiều kết quả bằng cách ít gắng sức. Dùng ít sức mà hiệu quả mới đúng là nguyên lý Hiệp Khí.
    - Nên mạnh dạn tìm tòi thử nghiệm, xem những kỹ thuật công hiệu tới đâu.
    - Đừng làm những gì quá sức hay nguy hiểm, tránh để bị áp lực làm những điều không phù hợp với khả năng.
    - Tập phải thấy vui, đừng gò ép.
    - Khi tập nên giữ cho cơ thể thư giãn, thong thả, đầu óc tỉnh táo bình thản, thái độ khoan hoà không tranh chấp.

    Cuốn sách "Aikido from the inside out" đến đây đã gần hết. Chỉ còn một phần ngắn trong đó tóm tắt các điểm chính trong sách, sẽ được đưa lên khi dịch xong.

Trang 7 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 567

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •