Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 19

Chủ đề: Seishiro Endo Shihan

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Endo Shihan- 8th dan

    Dude đăng bản tiếng Anh trước. Để có thơi` gian sẽ dịch lại sang tiếng Việt :biggrin:

    In 1943, Endô Seishirô was born in Shimohirao, Saku-shi, Nagano prefecture. He graduated from Nozawa-kita High School, then Gakushin University, Tokyo. While in the university, he captained the Gakushin Univ. Aikidô Club.

    Entering AIKIKAI HOMBU DOJO as UCHIDESHI c. 1964, from 1967 he studied Aikidô at Aikidô Hombu Dôjô, Aikikai Foundation under Ueshiba Morihei, the founder of Aikidô, as one of the last apprentice students of the grand master. Inspired by his master, he has endeavored to introduce Aikidô not only in Japan but the world over. To date he visited numerous dôjôs not only in Japan as well as dôjôs in more than 30 other countries.

    Endô Seishirô Shihan, now an eighth dan shihan of Hombu Dôjô, Aikikai Foundation, conducts Aikidô Saku Dôjô and Rikuyôkai, a Sunday Aikidô class at Gakushuin University as well. He is also a part-time lecturer at Tokai University, Kanagawa. He teaches Aikidô classes at various companies, universities, and local clubs throughout Japan; Overseas seminars are held every year, for example, in France, Sweden, Finland, Liechtenstein, Switzerland, Austria, Holland and Spain. He visited England the 1st time in 2003, and the U.S in April 2005, and just came back to the US recently in April 2006 for a seminar in Seattle.

    In 1993 Endô Sensei constructed Aikidô Saku Dôjô in his home town.

    In 2001, he was awarded 8th dan.

    Nhiêu` ngươi` gọi Sensei la` "Sứ giả của Hoa` Binh`" vi` những thông điệp được gửi đến mọi ngươi` qua những kỹ thuật Aikido của ông.



    Endo Sensei chú trọng vê` sự hoa` hợp va` thả lỏng, va` đặc biệt vê` di chuyển. Kỹ thuật của ông rất nhẹ nhang` , nhưng đây` uy lực. Sensei chú trọng đến sự kết nối ( connection or "musubi") giữa Uke va` Nage, va` sự di chuyển hợp lý để luôn có sự kết nối va` uke luôn bị mất thăng băng` thay vi` dung` lực lôi kéo hoặc tư` tay. Ngoai` việc giữ sự kết dính với uke ra, Nage con` phải cảm nhận lực của uke để thay đổi đon` khi cân` thiết va` thay đổi cách vao` đon` khi uke tấn công với những cách khác nhau. Sensei thương` nói: " You just move to where you can move to" va` "không nên tập một cách máy móc như Robot, ma` phải biết cảm nhận".

    Các bạn xem những hinh` minh họa sẽ thấy thân` thái va` dáng ngươi` của ông khi ra đon` : ung dung, thư thái thể hiện sự cực ky` thoải mái va` thả lỏng.




    Nguôn`: Aikido Saku Dojo Website - http://homepage3.nifty.com/aikido_sakudojo/index.html

    Dude con` vai` bai` viết của Sensei va` bai` viết vê` Sensei, sẽ dịch sau.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  2. The Following 2 Users Say Thank You to aikidude For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm Đude! tui ít khi nghe nói tới ông này lắm! còn bài nào không, tiếp đi!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Vi` Endo Sensei chỉ mới sang Mỹ để dạy tập huấn có hai lân`trong 2 năm trở lại nên ít ngươi` nghe nói hay biết đến.Nhưng Sensei thương` đi dạy nhiêu` seminar ở nhiêu` nước Châu Âu hang` năm. Ở Hombu dojo ( tổng đan` Aikikai tại Nhật) ông cũng rất nổi tiếng, va` có rất nhiêu` Shihan khác tham gia tập luyện trong giơ` dạy của minh`.

    Ở Hombu Dojo ngoai` những Shihan thế hệ một được biết đến như Tada Shihan, Ishoyama Shihan, Fujita Shihan, Mátuda Shihan, Suganuma Shihan, Endo Shihan, v.v...con` có những thây` khác cực ky` giỏi nhưng ít ngươi` biết đến. Một ngươi` trong những số đó la` Hiroshi Kato Shihan- 8 Dan ma` khi có dịp dude sẽ viết một bai` vê` ông. Những thây` khác như Yasuno Shihan, Seki Shihan, Miyamoto Shihan, Yokota Shihan, Osawa Shihan, Kuribayashi Shihan, v.v... thuộc thế hệ sau nữa la` những ngươi` rất giỏi.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  5. #4
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aikidude
    Endo Shihan- 8th dan

    Dude đăng bản tiếng Anh trước. Để có thơi` gian sẽ dịch lại sang tiếng Việt :biggrin:

    In 1943, Endô Seishirô was born in Shimohirao, Saku-shi, Nagano prefecture. He graduated from Nozawa-kita High School, then Gakushin University, Tokyo. While in the university, he captained the Gakushin Univ. Aikidô Club.

    Entering AIKIKAI HOMBU DOJO as UCHIDESHI c. 1964, from 1967 he studied Aikidô at Aikidô Hombu Dôjô, Aikikai Foundation under Ueshiba Morihei, the founder of Aikidô, as one of the last apprentice students of the grand master. Inspired by his master, he has endeavored to introduce Aikidô not only in Japan but the world over. To date he visited numerous dôjôs not only in Japan as well as dôjôs in more than 30 other countries.

    Endô Seishirô Shihan, now an eighth dan shihan of Hombu Dôjô, Aikikai Foundation, conducts Aikidô Saku Dôjô and Rikuyôkai, a Sunday Aikidô class at Gakushuin University as well. He is also a part-time lecturer at Tokai University, Kanagawa. He teaches Aikidô classes at various companies, universities, and local clubs throughout Japan; Overseas seminars are held every year, for example, in France, Sweden, Finland, Liechtenstein, Switzerland, Austria, Holland and Spain. He visited England the 1st time in 2003, and the U.S in April 2005, and just came back to the US recently in April 2006 for a seminar in Seattle.

    In 1993 Endô Sensei constructed Aikidô Saku Dôjô in his home town.

    In 2001, he was awarded 8th dan.

    Nhiêu` ngươi` gọi Sensei la` "Sứ giả của Hoa` Binh`" vi` những thông điệp được gửi đến mọi ngươi` qua những kỹ thuật Aikido của ông.



    Endo Sensei chú trọng vê` sự hoa` hợp va` thả lỏng, va` đặc biệt vê` di chuyển. Kỹ thuật của ông rất nhẹ nhang` , nhưng đây` uy lực. Sensei chú trọng đến sự kết nối ( connection or "musubi") giữa Uke va` Nage, va` sự di chuyển hợp lý để luôn có sự kết nối va` uke luôn bị mất thăng băng` thay vi` dung` lực lôi kéo hoặc tư` tay. Ngoai` việc giữ sự kết dính với uke ra, Nage con` phải cảm nhận lực của uke để thay đổi đon` khi cân` thiết va` thay đổi cách vao` đon` khi uke tấn công với những cách khác nhau. Sensei thương` nói: " You just move to where you can move to" va` "không nên tập một cách máy móc như Robot, ma` phải biết cảm nhận".

    Các bạn xem những hinh` minh họa sẽ thấy thân` thái va` dáng ngươi` của ông khi ra đon` : ung dung, thư thái thể hiện sự cực ky` thoải mái va` thả lỏng.




    Nguôn`: Aikido Saku Dojo Website - http://homepage3.nifty.com/aikido_sakudojo/index.html

    Dude con` vai` bai` viết của Sensei va` bai` viết vê` Sensei, sẽ dịch sau.
    CỤ đây mà!!! hu hu sao mà em có đủ tiền
    http://www.aikido-am-ufer.de/Dateien/EndoBerlin2006.pdf
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  6. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nếu khg tập được thì đi coi đi A A! coi cũng học được nhiều đó!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Thầy bắt đầu aikido như thế nào?
    Tôi không biết gì về môn võ cho đến tháng Tư năm 1963, không lâu sau khi tôi vào trường Gakushuin. Tôi đang loanh quanh trong sân trường đại học (campus) khi đó một trong những đàn anh hỏi liệu tôi có muốn đến và xem câu lạc bộ aikido của trường. Chúng tôi xuống đạo đường và cuối cùng tôi bắt đầu tập ngay ngày hôm ấy. Họ bắt tôi đi shikko và bật cóc 200 cái. Tôi có tập judo thời còn trung học, nên tôi không phải hoàn toàn yếu, nhưng tôi chắc chắn không sẵn sang cho 200 cái nhảy cóc. Tôi nhớ rõ mồm một chân của tôi không di chuyển nổi khi tôi cố leo lên bậc ga tàu cuối ngày hôm đó.

    Trường đại học có công nhận câu lạc bộ aikido như là một câu lạc bộ thể thao chính thức không?
    Không, nó chỉ được xem như một nhóm thể thao không chính thức. Trường đại học Gakushuin là một trường khá lâu đời mang nhiều tính truyền thống, nên rất khó để một câu lạc bộ mới được công nhận là chính thức. Đầu tiên họ phải chứng minh được sự nghiêm túc của mình và triển vọng về lâu dài. Câu lạc bộ không được công nhận là bán chính thức cho đến khoảng ba năm sau khi tôi trở thành đội trưởng thứ tư ở đó, và mất khoảng mười năm sau nữa nó mới trở thành câu lạc bộ thể thao chính thức. Tính tổng, mất khoảng 20 năm để từ một nhóm thể thao không chính thức thành một câu lạc bộ thể thao chính thức.

    Ai là người dạy vào thời gian đó?
    Shihan đầu tiên dạy chúng tôi là thầy Hiroshi Tada, nhưng sau thầy đi Ý vào tháng 9 năm thứ hai đại học của tôi. Mitsunari Kanai, thay thế dạy chúng tôi khoảng 1 năm, và sau đó là thầy Yasuo Kobayashi khoảng 6 tháng. Sau khi tôi tốt nghiệp tôi gia nhập Aikikai, bản thân tôi được gửi trở lại để dạy ở đó.

    Tôi biết rằng sau bốn năm tập luyện ở trường đại học, thầy đã quyết định không đi làm, mà đi theo con đường aikido chuyên nghiệp.
    Các sinh viên Nhật thông thường bắt đầu kiếm việc vào tháng Sáu của năm cuối. Cho tới tháng Bảy thì đa phần đều kiếm được một vị trí. Khi thời điểm đó đến tôi không biết mình muốn làm cái gì. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi tôi từ quê nhà Nagano lên Tokyo, tôi ngồi trên tàu Yamanote vòng thành phố từ Ueno, và tôi có thể thấy cụm nhà cao tầng trôi qua khi tôi đi ngang các ga Tokyo, Yurakucho và Shimbashi. Tôi nhớ mình đã nghĩ “mình đoán một ngày mình sẽ làm việc trong những tòa nhà đó.” Nhưng tôi càng tập aikido, tôi cảm thấy đam mê, nên khi đến thời điểm phải kiếm việc, tôi cảm thấy khó quyết định tôi thật sự cần phải làm gì. Tôi thật sự đã nhận được một công việc, nhưng sau khi suy nghĩ một lúc tôi đã quyết định tôi muốn theo đuổi aikido.

    Chắc là phải rất can đảm khi một sinh viên mới tốt nghiệp bỏ đi một sự nghiệp hứa hẹn, đặc biệt là ở Nhật.
    Anh có thể nhớ lại vào khoảng năm 1960 nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu tang trưởng. Tôi tốt nghiệp vào khoảng giữa thời kỳ kinh tế cực thịnh vào năm 1967, nên có nhiều cơ hội việc làm cho các công ty lớn, thậm chí có cả cơ hội dành cho cả những người như tôi. Tôi phải thừa nhận tôi đã không học nhiều ở đại học, mặc dù tôi là người ham đọc sách. Thậm chí có khi tôi đã cố gắng có mặt ở lớp, tôi ngủ gục chỉ sau 10 phút [cười]. Thực tế, tôi nghĩ tôi có thể ngủ qua phần lớn các lớp. Phần thời gian còn lại tôi ở thư viện. Giờ cơm tôi ra căn tin ăn và sau quay trở lại thư viện. Lúc 2 giờ tôi lẻn ra để kịp tập lúc 3 giờ ở Hombu và quay lại trường tập ở câu lạc bộ trường.

    Dường như thầy ở trường rất nhiều nhưng tôi không biết liệu thầy có phải là một sinh viên nghiêm túc hay không [cười]!
    Có lẽ tôi dành nhiều thời gian ở trường vì tôi chẳng có chỗ nào để đi [cười]. Trong suốt năm đầu tôi quyết định rằng tôi có thể học tốt 8 trong số 14 môn, nên tôi đã nỗ lực để học. Dẫu vậy tôi chỉ qua được một môn, nên tôi giống như bỏ cuộc sau đó. Tôi biết tôi cần điểm tương đối khá để kiếm được một công việc tốt sau này, nhưng tôi khám phá ra nếu tôi tập luyện siêng năng aikido tôi có thể dùng đó làm điểm thu hút với các nhà tuyển dụng tương lai. Quan điểm vậy là khá ngây thơ.

    Dường như thầy có kế hoạch và những tham vọng riêng.
    Tôi đoán rằng anh đang nói về việc tôi quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình. Người ta thường bảo rằng tôi là kẻ mơ mộng. Họ hỏi tôi tại sao tôi chọn làm cái dường như vô dụng và không liên quan như aikido khi mà tôi có hoàn toàn có triển vọng kiếm được cái gọi là công việc “đáng kính”. Nhưng tôi đã nghĩ rằng tập luyện aikido siêng năng là điều đáng khen ngợi. Tôi không thấy bất cứ lý do gì khiến tôi không thể sống tự lập được, nhưng tôi hiểu ra rằng cho dù mọi việc có xảy ra không được hoàn hảo, tôi vẫn muốn cố gắng hoàn thiện bản thân, dù chỉ là chút ít. Nên tôi dốc toàn tâm toàn ý vào luyện tập. Để động viên bản thân tôi thường hát những bài hát về tuổi trẻ và tính độc lập và tự phát huy. Anh biết về “Tôi tuy nghèo nhưng tôi có một tấm lòng vàng”, một kiểu thái độ như vậy.

    Tôi tưởng tượng ra rằng 30 năm kể từ thời điểm ấy mọi chuyện đã thay đổi, khi mà nhiều bạn học đại học của thầy đến nhìn vị trí của thầy với kiểu ghen tỵ.
    Có thể vậy. Nếu tôi nhận một công việc từ một trong những công ty to mà tôi đã thấy qua cửa sổ tàu điện, tôi chắc rằng bây giờ tôi đã bị đẩy góc tối tăm nào đó của văn phòng hay bị đẩy ra ngoài cày ở một công ty con nào đó. Một vài người bạn học của tôi nói rằng có trong lúc cuộc sống văn phòng cho họ những thời điểm tốt, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế tốt, họ vẫn cảm thấy tốt hơn là họ nên theo đuổi những gì họ thích.

    Thầy có lẽ tự do hơn họ gấp 10 lần.
    Không nghi ngờ gì hết.

    Ấn tượng lần đầu gặp Tổ sư thế nào?
    Tôi không thể nói rằng tôi có ấn tượng với sức mạnh to lớn hay cái gì đại loại như vậy. Dĩ nhiên, mắt của tổ sư thật sắc khi thầy ra đòn, nhưng nói chung Tổ sư dường như với tôi như một ông lão dễ chịu, dễ thương. Trong buổi tập tổ sư không bao giờ ném tôi quanh hay đại loại như thế.

    Thầy vẫn còn là sinh viên khi thầy lần đầu tiên gặp Tổ sư?
    Tôi thấy Tổ sư lần đầu tiên khi tôi năm ba đại học, khi mà tôi bắt đầu luyện tập ở Hombu hằng ngày. Tôi chưa bao giờ thật sự nói chuyện với Tổ sư cho đến tháng Bảy năm cuối đại học của tôi, khi mà tôi quyết định gia nhập Aikikai. Cha tôi theo tôi đến đạo đường để chào hỏi thầy Kisshomaru một cách chính thức cho tôi và tôi đã nói chuyện với Tổ sư lần đầu tiên khi đó. Có lần Tổ sư bảo tôi hãy đẩy đầu gối ông từ bên hông. Tôi đã ngạc nhiên vì đầu gối Tổ sư rất mềm. Nhưng hai đầu gối Tổ sư mềm theo kiểu mà không thể nào đẩy chúng lại với nhau, giống như là nếu tôi đẩy tiếp tôi sẽ rơi vào khoảng không. Cái kiểu mềm kỳ lạ đó để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Một lần khác khi mọi người đều không có ở đạo đường và tôi được làm uke cho Tổ sư khi Tổ sư biểu diễn cho một vài nhà báo. Thầy biểu diễn vài kỹ thuật giống như kỹ thuật suwari waza kokyuho, nhưng khi tôi tiến đến để khóa tay thầy, bất chợt tôi thấy như mình đụng phải tảng đá lớn và tôi bay vèo.

    Để trở thành thầy dạy aikido việc luyện tập như thế nào?
    Ờ thì cũng không nhiều như thế, thật đấy [cười]. Chúng tôi tập từ 6.30 đến 9.00 vào buổi sang, nhưng sau đó tôi ra biển ở Enoshima với các học trò khác. Vào thời ấy không có nhiều nơi để chúng tôi dạy, nên chúng tôi có khá rảnh để làm những việc như vậy.

    Thầy chắc phải rất thích những kỷ niệm về những ngày ấy!
    Ừ, nó thật tuyệt vời! Ngày nay những kỳ tập huấn ở trường đại học kéo dài vài ngày, nhưng vào ngày ấy nó kéo dài đến cả tuần lễ. Nếu không chúng tôi chẳng có việc gì để làm. Dĩ nhiên, tôi đã luyện tập phần mình rất nghiêm túc. Một phần trong đó là lau dọn đạo đường từ trên xuống dưới mỗi sang sau giờ tập. Không ai bảo tôi làm, tôi thích làm điều ấy. Tôi lau toilet mỗi ngày đến mức đáy bồn trắng tinh, không tỳ vết, sạch đến mức anh có thể ăn được trong ấy. Đạo đường giờ đã cũ, nên chắc chắn là bẩn một chút nhưng nhà vệ sinh là nơi anh có thể giữ sạch nếu anh dành thời gian tận tâm lau dọn nó. Bây giờ tôi tự hỏi liệu điều đó không giá trị hơn việc luyện tập trên thảm hay sao. Nó là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Chúng tôi có câu “intoku wo tsumu” có nghĩa là rèn luyện bản thân bằng tự nguyện làm những việc mà mọi người thường tránh. Tôi nghĩ “sự khổ hạnh” như vậy là một phần quan trọng trong việc luyện tập của tôi.

    Thầy có nói thầy là người ham đọc. Có tác phẩm nào thầy thấy thầy thật sự thích hay thầy cảm thấy đặc biệt hữu ích?
    Có nhiều sách mà tôi thích, nhiều đến mức mà tôi không thể đưa ra một cuốn nào đặc biệt. Khi tôi 20, tôi đọc nhiều về Thiền Phật học, đặc biệt là hệ phái Rinzai. Sau đó tôi bắt đầu đọc về phái Soto nữa. Tôi đọc khá nhiều, nhưng tôi không chuyên sâu về bất kỳ chủ đề nào. Rộng nhưng không sâu, như mọi người thường nói. Tôi chỉ là người ham đọc sách. Tôi không cảm thấy ổn trừ khi tôi có cái gì đó bên cạnh để đọc. Tôi luôn mang theo một cuốn sách, cho dù cuốn sách ấy nó nặng và thậm chí tôi không có thời gian để đọc nó. Thời điểm này tôi đang đọc các tác phẩm của Tempu Nakamura.

    Thầy bắt đầu quan tâm đến Tempu Nakamura như thế nào?
    Tôi thường nghe về ông ấy từ đàn anh của tôi. Anh ta đã đến Tempukai. Ngoài ra tôi thật sư không biết nhiều về ông ấy vào những ngày ấy.

    Shihan nào có ấn tượng đặc biệt với thầy?
    Thầy Koichi Tohei có lẽ là người có ấn tượng nhiều nhất với tôi. Ngoài việc thầy là người lớn tuổi nhất, thầy rất mạnh, là người có tính cách đặc biệt. Thầy Osawa cũng là người có ấn tượng với tôi. Thầy thường mang tôi dưới cánh của thầy và nói chuyện với tôi nhiều về aikido và về cuộc sống nói chung. Tôi đã trở thành người như tôi bây giờ phần lớn là nhờ thầy Osawa. Các thầy ở Hombu tất cả đều khá trẻ, và cả thầy và trò đều luyện tập hang say, nên khó để tách biệt ra cá nhân nào có ảnh hưởng đến việc luyện tập của tôi.

    Cách thầy Tohei dạy như thế nào?
    Nói chung thì thầy làm mọi thứ trở nên dễ học. Giờ ngẫm lại, tôi nhận ra rằng cách dạy của thầy bị ảnh hưởng nhiều bởi Tempu Nakamura. Thầy thường nói, ví dụ, “Hãy nghĩ trọng lượng của cánh tay bạn nằm ở phía dưới,” và những thứ tương tự như vậy. Tôi đã cố theo lời dạy, nhưng dĩ nhiên nó không đơn giản như vậy. Thầy Tohei thường sửa đi sửa lại tôi cho đến một lúc thầy nói, “à, cậu tiến bộ rồi.” Vấn đề là ở chỗ tôi chẳng hiểu tôi đã thay đổi gì để nhận được lời nhận xét như vậy. Tại sao thầy ấy lại bảo tôi đã tiến bộ khi mà tôi chẳng thấy có gì khác biệt? Điều đó cứ lập đi lập lại, và có lúc tôi bắt đầu thấy kỳ kỳ. Thầy Tohei thường có nhiều thứ để chỉ đến mức đôi lúc tôi tự hỏi chắc tôi sẽ tiến bộ hơn nếu thầy chấp nhận những cách chỉ dạy khác.

    Tôi biết rằng aikido của thầy đã thay đổi khi thầy bước vào tuổi 30?
    Khi tôi 30 tuổi tôi bị lật vai. Sự kiện này đã đem tôi đến một bước ngoặc. Thầy Seigo Yamaguchi nói với tôi, “anh đã tập aikido hơn 10 năm rồi, nhưng giờ anh chỉ còn tay trái, anh sẽ làm gì? Cho tới thời điểm đó tôi không tập với thầy Yamaguchi nhiều, nhưng sau khi thầy nói điều đó tôi đã cố gắng đến lớp của thầy nhiều nhất có thể. Qua tập luyện tôi bắt đầu nhận ra được tôi đang dựa vào sức mạnh của tay và cơ thể thế nào. Tôi tự hỏi liệu mình có thể tiếp tục tập aikido như thế cho đến hết cuộc đời mình không. Câu hỏi của thầy Yamaguchi đưa tôi vào vòng xoáy, vào cấp độ luyện tập cao hơn mà tôi cần theo đuổi. Tôi nắm lấy cơ hội và thay đổi hướng đi aikido của mình 180 độ. Tôi chắc rằng mọi người đều nhớ sẽ có lần được chỉ là “phải thả lỏng vai”. Thầy Yamaguchi cũng nói về điều này – về cách tập luyện aikido mà không dùng sức. Dĩ nhiên, là nói dễ hơn làm. Khi bạn cố thả lỏng vai, thường là ki cũng sẽ mất! Nó sẽ là như vậy. Bạn sẽ thấy nó giống như bạn tập chơi trượt tuyết. Nếu bạn theo một người thầy giỏi, bạn dường như sẽ tiến bộ rất nhanh và sẽ trượt xuống dốc trơn tru. Nhưng mọi thứ sẽ khác khi bạn thử trượt một mình mà không có thầy hướng dẫn. Tôi đã gặp phải những điều tương tự khi cố bỏ đi aikido dùng sức của mình. Tôi có thể đánh được nếu thầy Yamaguchi ở quanh đấy, nhưng khi tôi đi đến nơi nào khác, tôi thấy mình bỗng nhiên không làm được. Thật sự rất khó chịu và cuối cùng tôi tôi luôn quay trở lại việc dùng sức để thực hiện kỹ thuật. Tôi đánh vật với điều đó cho gần sáu tháng.

    Tôi nghĩ đến câu nói của sư Thân Loan [1173-1263, người sang lập ra hệ phái Tịnh Độ Chân Tông của Phật Giáo Tịnh Độ Tông] : “cho dù cái mà thầy Pháp Nhiên nói với tôi có thể sai; thậm chí liệu tôi đang bị lạc lối, tôi có niềm tin tuyệt đối về những gì tôi đang làm và vì thế tôi đi theo con đường của thầy tôi, cho dù nó có dẫn đến Địa ngục.” Tôi nghĩ rằng ờ tại sao không? Nếu tôi đang bị thầy Yamaguchi chỉ một con đường sai, thì cũng có sao! Thầy Yamaguchi nói với tôi điều tương tự, “Thậm chí khi anh không hiểu, anh cứ giữ lấy lời tôi và tập theo nó. Cứ tập như thế 10 năm hay nhiều hơn.” Đó là những gì tôi đã làm. Thay vì cố gắng bỏ đi sức mạnh và rồi thất bại quay trở lại dùng sức khi đánh không được, tôi đã quyết tâm tìm ra con đường không dùng sức mạnh riêng, bất chấp mọi thứ. Nhưng, ngay cả khi tôi đã quyết tâm như vậy, môi trường luyện tập không hề thay đổi. Không quá lâu để nhận ra rằng bạn tập của tôi không đơn giản ngã khi mà tôi cố ném họ đi mà không dùng sức.

    Tôi không có cách nào khác ngoại trừ việc bảo với họ rằng “Tôi không thể thực sự thực hiện được những kỹ thuật này được, nhưng tôi có thể nhờ anh ngã được không?” Để một đai đen 4 đẳng nói ra điều đó là một điều không bình thường. Mọi người có chút ngạc nhiên. Dù gì, đó là cách giải quyết “ngọt ngào” của tôi. Tôi thật sự chú tâm để không mất bình tĩnh, bởi vì tôi biết rằng mất bình tĩnh sẽ làm tôi quay trở lại dựa vào sức. Khi tôi làm uke cho thầy Yamaguchi, thầy thường lẩm nhẩm trong hơi thở như là “anh càng buông sức đi, ki của anh càng tập trung lại” và “tập trung sức mạnh của anh ở phần bụng dưới”. Tôi cố gắng cảm nhận sâu sắc cái gì đang xảy ra khi tôi làm uke, không quan trọng đó là kỹ thuật gì, và sau vài năm tôi bắt đầu hiểu thầy đang nói về cái gì và thầy đang làm cái gì. Tôi biết rằng tôi đã tìm ra cách tập luyện hiệu quả cho tôi.

    Từ đó trở đi tôi tập luyện để tang dần cảm giác đó bằng cách thực hiện một kỹ thuật đơn nhất cho một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, tôi không tập đòn nào khác ngoài đòn shomenuchi ikkyo trong sáu tháng, cho dù tôi đến đạo đường nào. Tập như vậy cho tôi hiểu biết sâu hơn về từng kỹ thuật. Nó giúp tôi nhận ra làm thế nào để thực hiện một kỹ thuật cho những tình huống khác nhau, và làm thế nào nguyên lý của một kỹ thuật có thể được áp dụng cho các kỹ thuật khác. Ngày nay khi tôi giảng dạy, tôi thường nói, “hãy quan sát bản thân mình và cảm nhận cái bạn đang làm,” hay “Hãy cảm nhận đối phương và biết được mối liên kết giữa bản thân bạn và đối phương”. Nói chữ “bản thân” tôi ám chỉ trạng thái tinh thần của bạn và thăng bằng vật lý của cơ thể, cũng như là mối liên hệ giữa hai bên. Có câu nói “Shigitai ichi” (tinh thần, kỹ thuật, và thể xác làm một). Khi bạn bị phân tâm, cơ thể bạn không không thể di chuyển linh hoạt và hiệu quả được. Cũng như vậy cơ thể mất cân bằng có thể làm bạn bối rối đến nỗi bạn không thể thấy được mối liên hệ với bạn tập, và điều này sẽ làm bạn không thực hiện được kỹ thuật mà bạn cần thực hiện. Khi bạn tiếp đòn (deai), di chuyển cơ thể (taisabaki), và làm đối phương mất thăng bằng (kuzushi), cần phải nhận nhận ra trong tích tắc kỹ thuật gì sẽ được tự nhiên sinh ra trong những điều kiện nảy sinh giữa hai bên.

    Tổ sư nói về “trở thành một với vũ trụ”. Có một cách diễn giải điều này là, thay vì ép mình vào những kỹ thuật theo ý của riêng bạn, bạn nên nhận ra kỹ thuật gì được sản sinh một cách tự nhiên. Nghĩa là, các kỹ thuật được phát sinh một cách tự nhiên, dựa trên mối quan hệ giữa bạn và bạn tập. Chúng ta thường học aikido bằng cách tập từng kỹ thuật một, luyện tập đi luyện tập lại những gì thầy chỉ. Điều đó có nghĩa chúng ta phải thực hiện kỹ thuật đó bất kể, thậm chí cho dù dùng them sức hay động tác thật sự không tự nhiên. Quan trọng là khả năng quan sát bản thân và nhận ra sự rang sức không tự nhiên. Bạn cần phải nhận thức và khách quan đủ để có thể nói với bản thân mình, ví dụ, “kỹ thuật vừa rồi của tôi tốt, nhưng cách tiếp đòn (deai) giữa tôi và bạn tập không hiệu quả.” Điều quan trọng là bạn thường xuyên soi lại bản thân để chắc rằng bạn đang giữ được nhận thức rằng liệu động tác của bạn có thật sự là tự nhiên hay không.

    Chỉ sau khi tôi bắt đầu luyện tập mà không dùng sức tí nào tôi mới có thể trong khoảnh khắc thay đổi bất kỳ kỹ thuật nào tôi đang thực hiện sang một kỹ thuật khác. Dĩ nhiên điều hợp lý là càng dùng ít sức, càng dễ để đổi sang một kỹ thuật khác. Khi tôi tập như vậy, tôi cũng nhớ lại điều Tổ sư thường nói, “khi như thế này, anh làm thế này, khi như thế kia, anh làm thế kia” trong mọi lúc Tổ sư không bảo giờ thực hiện cùng một kỹ thuật đến hai lần. Tôi nghĩ, “à, tôi nghĩ rằng hiểu thầy ám chỉ cái gì khi nói như vậy!” Với cách tập như vậy bạn không bao giờ thấy mình dùng sức bởi vì đơn giản chỉ việc thay đổi sang cái khác khi cần.

    Thử tưởng tượng một dòng sông đầy đá. Nước sẽ chảy qua khi nó gặp đá nhỏ. Khi gặp đá lớn, nước sẽ chảy quanh đá lớn. Thậm chí nếu bạn đắp đê ngăn con sông lại, nước không dừng lại; năng lượng sẽ vẫn ở đó tạo thành dòng xoáy và dâng lên cao, tìm cách phá vỡ hay vượt qua con đê. Aikido cũng vậy. Nó sẽ không còn là Đạo sống nếu bạn tự giới hạn mình khi tiếp đòn với một kỹ thuật nào đó. Quan trọng là khả năng thay đổi và chuyển sang kỹ thuật khác ngay khoảnh khắc mà các điều kiện thay đổi và những kỹ thuật bạn đang thực hiện không còn mang lại kết quả mong muốn. Nó không phải là chuyển sang cái gì khác khi bạn cảm thấy bị chặn đứng lại; điều cần thiết là tìm hiểu xem làm thế nào “tập trung lực lại”. Chúng ta tất cả đều có những khả năng mà chúng ta không hề biết, nên chúng ta cần phải nghĩ làm sao chúng ta có thể lấy nó ra, phát huy nó và ứng dụng nguồn năng lượng tiềm tàng đó.

    Trong cuốn “Tora no Maki”, một tác phẩm nói về các tinh hoa võ thuật và binh pháp, có câu, “Cái gì đến thì đón, cái gì đi thì tiễn; cái gì đối nghịch thì hòa hợp. Năm với năm là 10; hai với tám là 10; một với chin là 10. Theo cách đó thì vật sẽ hòa hợp. Phân biệt hư và thực, nắm được ý định thật và âm mưu và sự dối trá; biết được thực lực và hàm ý. Hiều được cái gì thuộc về bức tranh lớn và để ý đến chi tiết và tiểu tiết khi cần. Khi sự sống và cái chết gần kề, làm chủ được sự biến đổi và đối diện với sự bình thản.”

    Đoạn văn trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Những lời ấy có thể không chỉ áp dụng trong aikido, mà còn nhiều bên ngoài cuộc sống. Chắc chắn, chúng ta học được những điều ấy từ aikido nhưng, thực tế mà nói, phần lớn thời gian chúng ta ở ngoài đạo đường nhiều hơn, cho nên thật lạ nếu không hiểu rằng những gì chúng ta học ở đạo đường được cũng lan ra bên ngoài cuộc sống. Cũng không phải khi nói về thắng và thua khi bàn về aikido, nhưng chiến thắng tốt nhất, theo tôi nghĩ, là khi bạn được sự hòa hợp với đối phương, và cả bạn và đối thủ đều cảm thấy sự hòa hợp đó.

    Trong quan điểm của tôi, kỹ thuật tốt nhất là kỹ thuật mà không bên nào phải trải qua cảm giác thắng hay thua, mà là phải trải qua cảm giác “đã gặp được nhau”. Điều như vậy tồn tại, thậm chí nếu nó chỉ xảy ra một lần trên một triệu lần. Mục tiêu tập luyện là làm cho chuyện ấy xảy một lần cho mỗi nửa triệu lần, hay một lần cho mỗi tram nghìn lần, và ít hơn nữa. Liệu một người có niềm tin rằng khi một lần đó đến, và liệu họ có bỏ lỡ hay không khi một lần đó xảy đến, phụ thuộc vào họ nghiêm túc tập luyện đến đâu. Người nào giữ được ý thức về bản thân mình sẽ nhận ra điều đó khi một lần đó đến. Với sự ý thức bạn có thể chăm chú quan sát được bản thân và cảm nhận được mối liên kết với bạn tập. Khi một kỹ thuật diễn ra hoàn hảo, nó chỉ hoàn hảo thời điểm đó; khi bạn và bạn tập gặp nhau có chỗ không hoàn hảo kỹ thuật sẽ trở nên không hoàn hảo. Khi điều đó xảy ra, bạn không cần thiết phải cố tránh mà nên chấp nhận cái không hoàn hảo và suy ngẫm làm sao để tạo nên mối quan hệ tốt nhất.

    Ki no nagare có quan trọng trong aikido của thầy không?
    Nếu anh nói đến việc thực hiện kỹ thuật trước khi tôi bị nắm hay ném đối thủ mà không chạm vào họ, thì không, đó không phải là một phần trong aikido của tôi. Khi tôi nói về việc không dùng sức tôi không có ý nói rằng di chuyển khi mà đối thủ sắp nắm lấy tôi. Cái mà tôi đang nói không chỉ là về vấn đề vật lý, nó có nhiều thứ mà cần phải luyện tập về tâm và trí cùng với luyện tập cơ thể. Động tác mềm sẽ không có hiệu quả khi đối phó với các đòn tấn công mạnh nếu trí óc không bình tĩnh hay anh không thể sử dụng nó hiệu quả. Khi đối phương nắm bạn thật chặt điều đầu tiên cần phải làm là đặt tâm trí của bạn vào việc đặt toàn bộ con người bạn vào trong cái nắm của đối phương. Không tốt nếu chỉ cố gắng thực hiện kỹ thuật với chỉ các ngón tay, cổ tay hay cánh tay. Bạn phải tấn công vào trọng tâm đối phương từ trọng tâm của bạn, một kiểu giao tiếp tự nhiên khiến bạn hiểu được hướng lực và năng lượng của đối thủ. Có một võ sinh châu âu có lần nói với tôi, “Tất cả mọi shihan đều luôn nói không dùng sức, nhưng rồi họ tất cả đều dùng nhiều sức khi thực hiện đòn. Thầy là người duy nhất mà thực hiện kỹ thuật mà rõ ràng không dùng sức.” Tôi vui khi nghe vậy vì nó khẳng định con đường của tôi là đúng.

    Thầy suy nghĩ thế nào với việc luyện tập với kiếm?
    Gần đây tôi mới suy nghĩ có thể ít nhất cần tập suburi, thậm chí nếu bạn không đi quá xa đến các bài tập đối luyện kiếm. Về bản thân mình, còn nhiều thứ tôi không hiểu về kỹ thuật tay không nên tôi chưa cảm thấy có thích luyện tập lắm với kiếm. Tôi thích đợi khi tôi già hơn và tập những cái na ná “điệu nhảy” với jo và ken – những cái mà Tổ sư làm trong những năm cuối đời. Đó là lúc mà tôi muốn bắt đầu suy nghĩ về cách ứng phó khi đối thủ chém mình hay giao tranh bằng kiếm có ý nghĩa gì.

    Thầy bắt đầu đi ra nước ngoài khi nào?
    Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tôi là năm tôi 29 hay 30 khi tôi tháp tùng Đạo chủ trong một chuyến đi đến vùng Đông Nam Á. Tôi bắt đầu đến Pháp một cách thường xuyên cách đây 15 hay 16 năm, và Phần Lan và Thụy Điển khoảng 11 năm trước. Sau đó có một võ sinh Châu Âu tập ở một trong những lớp của tôi ở Hombu thích cách tập của tôi, và thấy nó rõ ràng khác thường. Anh ta muốn mời tôi sang để dạy, nhưng anh ta cảm thấy hơi kỳ vì anh ta đã và đang tập với nước anh ta với một người thầy khác. Sauk hi suy nghĩ khoảng một năm hay hơn, anh ta đã quyết định có lẽ nó chẳng làm hại ai. Bây giờ thì càng lúc càng nhiều người đến khi tôi đến cho seminar ở đó. Họ thậm chí góp tiền lại để xay dựng một đạo đường của riêng họ và tôi nhận lời mời trực tiếp. Đi ra nước ngoài dĩ nhiên không phải là chuyện dễ. Rào cản ngôn ngữ là một thách thức, giao tiếp bằng tiếng Anh luôn là thử thách với tôi. Có một lần nghỉ tại một nhà một người nước ngoài tôi bị dội bom bởi rất nhiều câu hỏi đến nỗi khi tôi đi ngủ tôi không biết là tôi tỉnh hay mơ vì tiếng Anh cũng quay vòng vòng trong đầu tôi [cười]! Tôi biết tôi cần phải học thêm tiếng Anh, nên tôi đã bắt đầu học một ít. Tôi thích đi ra ngoài, và nếu tôi có thể cải thiện tiếng Anh tôi muốn được đi nhiều hơn.

    Những người nước ngoài có thử thầy và cách đánh nhẹ nhàng của thầy?
    Vâng, những thứ như vậy cũng xảy ra ở Nhật. Tôi luôn luôn để người nào muốn thử tôi nắm tôi thật chặt trước khi tôi thực hiện kỹ thuật nào đó. Tay tôi không quá to, tôi cũng không đặc biệt khỏe, và kỹ thuật tôi dùng hẳn nhiên không có lực, nên nhiều người nghĩ rằng tôi không thể làm gì nếu họ nắm tôi thật chặt. Họ thường khá ngạc nhiên khi họ thấy sự khác biệt. Chúng tôi có cơ hội thử nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng có thể không cần thiết để học quá nhiều kỹ thuật. Tôi có thể nói quá rằng các kỹ thuật được kiểm tra cấp kyu 5 – shomenuchi ikkyo, shomenuchi iriminage, katedori shihonage, và suwari waza kokyuho – có thể dạy cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết về deai, maai, sabaki, kuzushi và cách sử dụng cơ thể và tinh thần. Nhiều người không cảm thấy thỏa mãn trừ phi họ học được một số lượng lớn kỹ thuật, nhưng sự thật là những thứ bạn được dạy cũng chỉ là những thứ được dạy cho bạn, và không hơn. Nó sẽ không trở thành của bạn cho đến khi nào bạn có thể tiếp thu được nó qua những nỗ lực bản thân.

    Thầy so sánh như thế nào giữa việc luyện tập ở Nhật và ở ngoài nước Nhật?
    Tôi ghét phải nói điều này, nhưng tôi cảm thấy các aikidoka Nhật Bản quá cứng. Một phần vấn đề là thiếu luyện tập, nhưng người Nhật khó thả lỏng ở đạo đường. Những người ở nước ngoài lại mềm hơn và “cởi mở” hơn. Tôi nghĩ việc giữ trạng thái thả lỏng (relaxed), mềm trong suốt quá trình luyện tập là rất quan trọng. Tôi không nghĩ điều này làm giảm tính “võ” trong môn võ dù hiểu theo cách nào một khi bạn đã luyện tập nó thật sự nghiêm túc.

    Có một câu chuyện nổi tiếng ở Thời lãnh chúa Tokugawa đệ III, Iemitsu [1604-51]. Lúc đó lãnh chúa nhận được quà từ nước Hàn là một con hổ. Ông ta cho vào lồng hổ nhiều loại hổ khác nhau để xem sự sợ hãi của chúng. Nhưng chưa đủ thấy thú vị, Iemitsu quyết định tang mức độ thú vị bằng cách cho Yagyu Tajima no Kami, một kiếm sĩ tài năng hoàn hảo cũng là thầy dạy kiếm của Iemitsu vào lồng. Yagyu đã đi vào với bokuto (kiếm gỗ), nhưng ông ta chỉ giữ được mạng và thoát khỏi lồng trong tình trạng kiệt sức và ướt sung mồ hôi. Kế đó Iemitsu quyết định cho thiền sư Takuan vào lồng. Hai người có sự bất đồng và Iemitsu muốn trừng phạt vị thiền sư. Tuy nhiên khi vị thiền sư vào lồng, con hổ đơn giản khép mình trước vị thiền sư và lăn dưới chân ông! Câu chuyện là ví dụ điển hình về việc luôn luôn giữ sự bình thản bình thường hằng ngày. Không quan trọng đối thủ bạn là hổ hay là người, nếu bạn lại gần với ý đồ gây hại, một cách tự nhiên nó hay người đó sẽ tấn công lại bạn. Nhưng bằng cách luyện tâm với tâm không như vậy, bằng cách để bản thân mình tràn ngập sự bình tĩnh bình thường hằng ngày, bạn sẽ đạt trạng thái thanh thản.

    Nếu luyện tập aikido không hơn gì bài tập theo khuôn mẫu mà bạn phải thực hiện kỹ thuật đúng và bạn tập theo đó té cho bạn. Nhưng aikido kata không phải như vậy. Nếu, trong khi cố gắng thực hiện một kỹ thuật nào đó, bạn thấy mình đang phải dùng sức quá mức đó là cơ hội bạn lùi lại và tìm hiểu xem cái gì không ổn. Nó có phải là vấn đề trong cách bạn tiếp đòn? Bạn có làm đối phương mất thăng bằng đúng cách? Bạn có được thời điểm và khoảng cách đúng hay không? Bạn có sử dụng khí lực hiệu quả không? Hay đó là vấn đề với phương pháp tổng thể của bạn?

    Một trong những mục tiêu quan trọng của luyện tập là tìm ra bạn đang làm sai cái gì và nghĩ những cách để thực hiện những cái mà bạn đã không thể làm được trước đây. Bước đầu tiên dĩ nhiên là khả năng nhận ra, hay cảm nhận, tôi có thể nói vậy, khi bạn đạt đến điểm giới hạn. Ở trong trạng thái không nhận ra được khi nào mình đang sử dụng sức một cách thừa thãi - hay nói cách khác, ở trọng trạng thái bị vướng vào cái gì khiến bạn không thể làm cái gì khác – là trạng thái tinh thần đứng im không khác gì “chờ chết”. Không có sự tiến hóa và sự tiến bộ. Tôi nói về tầm quan trọng của những khái niệm khác nhau như henka (sự biến đổi), nagare (dòng chảy), và tránh dùng sức, nhưng tất cả các khai niệm đều để nói về một thứ giống như châm ngôn trong kiếm phái Jigen-ryu “Không có đường kiếm thứ hai trong Jigen-ryu”. Nếu cách diễn giải của tôi đúng, tôi nghĩ nó phản ánh cái tôi nghĩ là mục tiêu luyện tập cốt lõi và cao nhất của tôi có thể nói ngắn gọn như sau, “Chỉ có tiến lên phía trước”.

    Kế hoạch tương lại của thầy là gì?
    Đối với tôi dường như ngày nay các đạo đường ở Nhật khó có được cái không khí thật sự đúng nghĩa với từ “Đạo đường”. Nhiều chỗ chỉ là nơi thuê mướn trong các khu thể thao công cộng và các trung tâm văn hóa. Không may, những nơi như vậy không cho phép người ta phát triển mối quan hệ thầy trò "dĩ tâm truyền tâm" *. Một điều may mắn lớn của tôi là được luyện tập với nhiều người khác nhau ở Nhật và ở nước ngoài, và những cuộc trò chuyện với họ về Tổ sư luôn khiến tôi phải đối diện với những điều chưa biết trong môn võ. Đó là tại sao trong thời gian dài tôi vẫn mong ước có được một võ đường có môi trường luyện tập vững vàng, chậm rãi và cẩn trọng. Tháng Tư này, dưới sự hỗ trợ của Đạo chủ và nhiều người khác, tôi cuối cùng đã có thể mở một đạo đường của riêng mình. Tôi vô cùng biết ơn Đạo chủ đã cho phép tôi theo aikido của riêng tôi trong suốt 30 năm qua, và tôi hy vọng biến đạo đường mới thành nơi gặp nhau luyện của những người có đam mê và theo đuổi aikido một cái nghiêm túc.

    Thầy Endo, cảm ơn thầy đã chia sẻ những tâm tư và kinh nghiệm của thầy.
    Aikido Journal #106 (1996)

    *quan hệ thầy trò "dĩ tâm truyền tâm": nguyên bản tiếng Anh là "true heart-to-heart training relationship between teacher and students". Vì cái gọi là true heart-to-heart training relationship wago thật sự không tìm được cách dịch có thể truyền tải được hết ý nên mượn cụm từ "dĩ tâm truyền tâm" trong giai thoại Nam hoa vi tiếu của thiền Phật giáo. Hy vọng đây là cách gần đúng nhất.
    Last edited by wago; 04-14-2016 at 08:08 PM.

  8. The Following 5 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


  9. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài hay lắm Wago!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    anh aikidude bỏ aikido rồi. Không biết có nên xóa account của ảnh không ta???

  11. #9
    Surfgrass
    Guest
    ủa wago, không tập aikido thì không có account được sao? Surfgrass cũng không còn tập aikido từ 2011.

  12. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    đùa mà

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •