Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 16 của 16

Chủ đề: Aikido VS Boxing???

  1. #11
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Đây là các tập luyện trong chương trình "Fourever-ryu", không thấy phổ biến trong các võ đường Aikido. Điều tiên quyết là phải có tấn nhỏ (khoãng cách giữa 2 chân). Bình thường chỉ thấy ở đai cao trong Aikikai. Ki-Aikido có những bài tập hay để đứng vững với tấn nhỏ, nên trong Ki-Aikido có võ sinh với tấn nhỏ xuất hiện sớm hơn.
    Cái này vô cùng chính xác đó anh Fourever, tui tập cả hai nơi, buổi tối tập tại chổ gần nhà của bên Ki society, họ luôn luôn nhắc nhở mình "feet together". Đứng chân dang xa ra là không được. Mới đầu tập tui cứ bị lộn xộn hoài thôi. Sau này thấy "feet together" tức là giử tấn nhỏ chân gần nhau thì mình linh động hơn nhiều và sẳn sàng để ra đòn tiếp theo.

  2. #12
    Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Đang ở
    HCM
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    anh Fourever có thể nói rõ hơn ko ạ? anh chỉ nói di chuyển nhưng ko nói rõ là di chuyển lên trước hay di chuyển về phía sau.

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi khunglongcon Xem bài viết
    anh Fourever có thể nói rõ hơn ko ạ? anh chỉ nói di chuyển nhưng ko nói rõ là di chuyển lên trước hay di chuyển về phía sau.
    2- Khi Uke đấm vào mặt, Nage di chuyễn chân sau phõng chừng 10 cm và di chuyễn trọng tâm lên chân sau 90% để tránh bàn tay của Uke, cùng lúc đưa bàn tay lên niêm vào cùi chõ của Uke (thân người luôn luôn nghiên về phía trước khoảng 80 độ - với 90 độ là thẳng đứng)
    Chân sau của Nage lướt đi (slide) theo chiều hướng đấm của Uke.
    Chân sau chỉ dời 10 cm, cọng với sự chuyễn trọng tâm, nên cả thân hình dời xa nắm đấm khoãng 20 cm,
    Nếu di chuyễn lên phía trước, sẽ bị Uke đấm vào mặt ngay

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Iwama aikido Xem bài viết
    Cái này vô cùng chính xác đó anh Fourever, tui tập cả hai nơi, buổi tối tập tại chổ gần nhà của bên Ki society, họ luôn luôn nhắc nhở mình "feet together". Đứng chân dang xa ra là không được. Mới đầu tập tui cứ bị lộn xộn hoài thôi. Sau này thấy "feet together" tức là giử tấn nhỏ chân gần nhau thì mình linh động hơn nhiều và sẳn sàng để ra đòn tiếp theo.
    Tấn rộng (lớn) hay tấn hẹp (nhỏ) đều có nhu cầu của nó. Đệ tử từ các hệ phái Aikido hay có quan niệm cực đoan về khoãng cách của tấn pháp.
    Ví dụ, trong đời sống hằng ngày, với nhu cầu linh động, bước chân ta thường ngắn để dể xoay xở. Khi cần đến sức lực để kéo đẩy, thì bước chân rộng ra. Trong võ công, bộ pháp, tấn pháp cũng tương tự như vậy. Khi cần đến lực, tấn mới rộng ra, ngay sau đó, tấn cần thâu hẹp lại để linh động đối phó với nhu cầu mới. Nhiều võ đường yêu cầu võ sinh luôn luôn sẳn sàng và đứng tấn rộng, nhất là sau khi kết thúc đòn, gọi là Zanshin. Phương cách luyện tập trên không có gì sai trái khi chỉ có 1 Uke. Khi đối đầu với nhiều Uke, giai đoạn zanshin sẽ rất ngắn, để Nage chuẩn bị với Uke khác.
    Tóm lại, cần linh động, hai chân gần nhau, cần sức mạnh để đẩy và kéo, hai chân rộng ra.

  5. #15
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    "cần sức mạnh để đẩy và kéo, hai chân rộng ra."
    Nhưng ngay sau khi đó, kéo chân sau lên theo chân trước liền, để giử lại khoản cách hai chân rộng bằng tấm của hai vai.

  6. #16
    Hector
    Guest
    Trong sách của thầy Gozo Shioda có nói về việc nhà vô địch boxing Nhật Bản tên hiệu là Piston Horiguchi từng đến gặp sư tổ Ueshiba xin chỉ giáo. Sư tổ bảo anh ta đấm đi, khi cú đấm vừa tung ra thì thầy một tay bắt lấy nắm đấm, một tay đấm Atemi vào nách anh ta rồi ném đi. Hình như vậy, em không nhớ chính xác câu chữ. Một lần khác có một người cũng muốn thử, khi nắm đấm tung ra thì sư tổ đập bàn tay vào nắm tay của anh ta làm người đó bị văng về đằng sau. Sau này sư tổ giải thích cho thấy Shioda là: dù nắm đấm có nhanh đến đâu thì sau khi đi hết quãng đường nó cũng chỉ có một đường là rút về. Kỹ thuật sư tổ dùng không có gì phức tạp, nhưng khả năng timing thì người khác không thể bắt chước được.

    Em cũng vài lần có dịp giao hữu với các bạn boxing, em thấy có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
    - Về khoảng cách: Đó là một lần cách đây một năm, khi bạn đó thủ thế tiến lại gần, cứ lúc nào cảm thấy sắp lọt vào "tầm" của bạn đó thì em lại lùi ra hoặc xoay sang hướng khác. Khiến cho lúc nào em cũng ở ngoài tầm và bạn ấy không tung ra một cú đấm hiệu quả được. Cuối cùng trong lúc sốt ruột bạn ấy đấm một cú với. Vì là đấm với nên ở khoảng cách đó em đi irimi nhập nội kịp, bàn tay chạm nhẹ vào mặt bạn ấy vờ như đánh Irimi nage. Vì trao đổi giao hữu nên chạm đến là dừng và kết thúc ở đó.

    - Về ép đối phương di chuyển theo cách mình muốn: Chuyện xảy ra cách đây hơn 5 năm, bạn đó đấm rất nhanh, em thì không có kinh nghiệm nên cố đỡ gạt kết quả là mặt bị trúng 1-2 đòn vì tay không tài nào gạt kịp. Rồi em nhận ra bạn ấy có một phản xạ là mỗi khi em đấm, rất nhanh bạn đó thu tay về bo thủ mặt rồi đấm trả lại ngay lập tức. Thế phòng thủ phản công rất thuần thục và lợi hại. Nên em lần đó vờ đấm một cú rồi di chuyển luôn sang bên trái khiến cho cú đấm phản công của bạn ấy bị trượt. Em tiếp tục lặp lại thao tác đó và cú phản công thứ hai cũng trượt. Lúc này em đã nhập nội đủ gần nên đấm được một cú Atemi vào bụng khá nặng. Do hồi đấy kỹ thuật kém nên không dùng được đòn ném nào. Trận giao hữu cũng kết thúc ở đó.

    - Về nương theo lực: là một trận đấu cách đây 2 năm, lúc này em cũng giữ khoảng cách, nhưng bạn kia hơi kém hơn bạn ở chuyện đầu, liên tiếp đấm những cú đấm ngoài tầm. Tuy đấm dày đặc nhưng không trúng và bạn ấy bị tiêu hao thể lực rất nhiều. Được vài phút thì cú đấm của bạn đó chậm đi thấy rõ nên khi một đấm vừa tung ra em nắm được cổ tay. Rồi không giữ không kéo chi cả, bạn đó đấm ra thì lùi về, rút tay về thì tiến tới, hai bàn tay vẫn dính vào nhau. Bạn ấy đấm nốt tay kia và lại bị chụp cổ tay. Lúc đó em nhớ ra đòn Juji Garami nhưng vì kỹ thuật kém nên không thành công. Kết thúc giao hữu trong thế quân bình.

    Những lần đó dù sao cũng chỉ là giao hữu giữa những người nghiệp dư với nhau. Đấu với võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp chắc hẳn là khó hơn rất nhiều, nhưng nếu một Aikidoka đủ giỏi em nghĩ cũng có thể theo các nguyên lý nương lực, giữ khoảng cách và timing được ạ.

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •