Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 16

Chủ đề: Aikido VS Boxing???

  1. #1
    maisonhai3
    Guest

    Talking Aikido VS Boxing???

    Boxing là môn võ chủ yếu là dùng đòn đấm. Những cú đấm của họ cực nhanh, ngay cả dân ko chuyên, vừa tập vài ba tháng đã có thể đấm với tốc độ 200 -300 đấm/phút. Với tốc độ đấm (và rút tay về) nhanh như vậy thì cực khó để tiếp xúc được với tay họ, thì làm sao mà anh em ta vô đòn??

    Thứ nữa, là khi đấm, họ đứng rất vững, mục đích là người không bị bật ra sau khi đấm chạm đích, và ko lao người theo cú đấm, chỉ xoay hông, chứ ko như trong các video là uke lao cả người vào địch thủ, vậy làm sao để làm họ mất thăng bằng được đây ạ???

    Mong các anh giải đáp cho em thắc mắc này, và nếu có video hay kinh nghiệm thực tế thì càng tốt ạ

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cái này thì chịu thua! chưa có kinh nghiệm để trả lời !

    Chỉ biết hồi xưa thầy Tohei hay Shioda đã hạ 1 boxer, nhưng khg biết rõ là như thế nào!

    Tuy nhiên trên lý thuết thì phải nhập nội khi boxer rút tay về. Maisonhai3 coi thử mấy clip này đi, chắc chắn sẽ lãnh đầm nhưng thấy có thể áp dụng được nhưng phải tập hoài.




    cách tập: ra ngoài trục công ...


    Có ai có kinh nghiệm thì chia sẻ nhe!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi maisonhai3 Xem bài viết
    Boxing là môn võ chủ yếu là dùng đòn đấm. Những cú đấm của họ cực nhanh, ngay cả dân ko chuyên, vừa tập vài ba tháng đã có thể đấm với tốc độ 200 -300 đấm/phút. Với tốc độ đấm (và rút tay về) nhanh như vậy thì cực khó để tiếp xúc được với tay họ, thì làm sao mà anh em ta vô đòn??

    Thứ nữa, là khi đấm, họ đứng rất vững, mục đích là người không bị bật ra sau khi đấm chạm đích, và ko lao người theo cú đấm, chỉ xoay hông, chứ ko như trong các video là uke lao cả người vào địch thủ, vậy làm sao để làm họ mất thăng bằng được đây ạ???

    Mong các anh giải đáp cho em thắc mắc này, và nếu có video hay kinh nghiệm thực tế thì càng tốt ạ
    Kỹ thuật Aikido dựa vào sự kết nối (connection) giữa Uke và Nage. Các môn võ như Boxing dựa vào sự linh động của thân thể và nắm tay luôn đưa về trục chính tâm sau khi ra đòn, làm võ sinh Aikido không biết tạo ra sự kết nối như thế nào ?
    Sự khó khăn hầu hết do tập luyện thiếu chú trọng đến bộ pháp khi tạo nên sự kết nối. Mọi người chỉ dùng cánh tay chứ không có kết hợp hoàn hảo với bước chân.
    Thí dụ đơn giản, tốc độ bàn tay khi di chuyển là 1 mét trong 1 giây, tốc tộ cả thân thể khi bước đi là 1 mét trong 1 giây. Nếu kết hợp hai động tác trên, tốc độ của bàn tay từ con mắt của uke là 2 mét trong 1 giây. Đây là nguyên lý quan trọng trong Aikido, tại sao người già 80 tuổi vẩn có thể đánh với người 18 tuổi vì sự kết hợp từ tay đến chân tạo ra tốc độ và khoảng cách lớn hơn để tấn công hay né tránh và tạo kết nối.
    Để đạt được các khả năng trên, võ sinh phải biết cách tập luyện sự di động của thân thể (tai sabaki) đúng đắn. Hầu hết các võ đường Aikido không chú ý đến các căn bản trên.
    Tôi không biết nên bắt đầu từ đâu, vì những gì mọi người đang học cách tấn công, hay phòng vệ trong các võ đường Aikido đều không có chuẩn bị cho các trường hợp trên, đưa đến các lề lối kết nối nửa vời như clip boxing do anh Aiki đưa lên. Nếu Nage trông đợi Uke đưa cánh tay mời mọc Nage khi luyện tập, thì Nage sẽ không bao giờ biết phải làm như thế nào khi Uke rút bàn tay về.

  4. #4
    maisonhai3
    Guest
    @anh Aiki: qua clip 2 anh gửi, em nhận ra một điều, đấy là tuy tốc độ của cú đấm và số lượng cú đấm tung ra là khá lớn, nhưng có một điểm hạn chế, đó là có những góc ko thể đấm được. Ví dụ cụ thể như ở clip anh post, người boxer đưa tay trái ra để thủ (cách thủ chung của boxing thì phải), thì phái bên trái của boxer sẽ là khoảng không gian mà người đó rất khó đấm vào. Nếu muốn đấm, thì sẽ phải xoay cả thân người hoặc di chuyển, còn không sẽ bị vướng tay, hoặc là sẽ phải dùng cùi chỏ để tấn công khoảng không gian đó.

    Đây cũng không hẳn là hạn chế lớn lắm, nhưng nếu có thể tận dùng thì cũng tốt các anh nhỉ

  5. #5
    maisonhai3
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Sự khó khăn hầu hết do tập luyện thiếu chú trọng đến bộ pháp khi tạo nên sự kết nối. Mọi người chỉ dùng cánh tay chứ không có kết hợp hoàn hảo với bước chân.

    Nếu Nage trông đợi Uke đưa cánh tay mời mọc Nage khi luyện tập, thì Nage sẽ không bao giờ biết phải làm như thế nào khi Uke rút bàn tay về.
    Đây quả là 2 điều em thấy khá khó khăn trong khi luyện tập. Về sự quan trọng của bộ pháp trong khi kết nối, tới tận thời gian gần đây em mới để ý khi đánh những đòn đơn giản như Ikkyo, Nikkyo. Theo em nghĩ, bộ pháp dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa uke và nage. Nếu khoảng cách không tốt, xa quá thì mất đi sự khống chế của mình, mà gần quá thì chỉ có nhìn uke mà đứng cười, không làm họ mất thăng bằng được. Trong khi nếu các bước di chuyển phối hợp tốt với tay, thì tay rất dễ dàng giữ được sự kết nối với uke.

    Còn điều thứ 2 anh nói, thì quá quá quá đúng luôn anh ạ Khi uke rút tay về, mà mình không biết phản xạ thế nào với sự rút tay ấy, thì chẳng biết đánh đòn gì luôn. Anh Fourever có thể chỉ rõ hơn cho bọn em về cách khắc phục điều này ko??

  6. #6
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Tập, tập nữa, tập mãi.

  7. #7
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    anh Fourever đã viết:
    [.....
    Thí dụ đơn giản, tốc độ bàn tay khi di chuyển là 1 mét trong 1 giây, tốc tộ cả thân thể khi bước đi là 1 mét trong 1 giây. Nếu kết hợp hai động tác trên, tốc độ của bàn tay từ con mắt của uke là 2 mét trong 1 giây. Đây là nguyên lý quan trọng trong Aikido, tại sao người già 80 tuổi vẩn có thể đánh với người 18 tuổi vì sự kết hợp từ tay đến chân tạo ra tốc độ và khoảng cách lớn hơn để tấn công hay né tránh và tạo kết nối.
    Để đạt được các khả năng trên, võ sinh phải biết cách tập luyện sự di động của thân thể (tai sabaki) đúng đắn. Hầu hết các võ đường Aikido không chú ý đến các căn bản trên.
    ....]


    Phần này,em nhớ hồI xưa thày (thày Phong) có chỉ cách di chuyển ngườI lùi chéo 45 độ về sau ,trong khi đưa tay lên đỡ thế chém yoke men,thấy khá hiệu nghiệm,nay anh nhắc lạI và thành một nguyên lý tổng quát trong mọI trường hợp,em mới nhớ ra. Đúng là một nguyên lý quan trọng làm cơ sở cho sự tập luyện để kết nốI ở tốc độ cao.cám ơn anh Fourever nhiều.

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    cái taisabaki đó bên tui gọi là "tenchin". Võ Sa Long Cương có cái di chuyển y hệt vậy! Khi nói chuyện với anh HLV nơi đó, anh ấy công nhận các thế di chuyển của aikido rất hay.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Tui thấy cái kiểu đấm nhanh và rút tay về nhanh của Boxing , không thấy có cách hoá giải trong Aikido cho một ngườI tập luyện bình thường,trong khi đó Thái cực quyền thì có,chủ yếu giống như dùng Atemi để khắc chế vậy,tốc độ cũng khá nhanh tương đương vớI boxing, ví dụ như 2 clip sau.





    còn 1 clip có kiểu tấn công đúng như của boxing,đấm liên hoàn,bị lạc mất link chưa tìm thấy.
    Last edited by aiki; 12-11-2011 at 02:05 AM.

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi maisonhai3 Xem bài viết
    Đây quả là 2 điều em thấy khá khó khăn trong khi luyện tập. Về sự quan trọng của bộ pháp trong khi kết nối, tới tận thời gian gần đây em mới để ý khi đánh những đòn đơn giản như Ikkyo, Nikkyo. Theo em nghĩ, bộ pháp dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa uke và nage. Nếu khoảng cách không tốt, xa quá thì mất đi sự khống chế của mình, mà gần quá thì chỉ có nhìn uke mà đứng cười, không làm họ mất thăng bằng được. Trong khi nếu các bước di chuyển phối hợp tốt với tay, thì tay rất dễ dàng giữ được sự kết nối với uke.

    Còn điều thứ 2 anh nói, thì quá quá quá đúng luôn anh ạ Khi uke rút tay về, mà mình không biết phản xạ thế nào với sự rút tay ấy, thì chẳng biết đánh đòn gì luôn. Anh Fourever có thể chỉ rõ hơn cho bọn em về cách khắc phục điều này ko??

    Tôi sẽ dùng clip do anh Aiki đưa lên để giải thích những gì nên hay không nên làm tại phút 1:42

    KHÔNG NÊN:
    1- Nage né đòn bằng nghiên thân về phía sau trong khi chân không di chuyễn và bám vào đất
    2- Nage niêm bàn tay vào bàn tay của Uke (tốc độ bàn tay của Uke rất nhanh, Nage không có khả năng theo kịp)

    NÊN:

    1- Nage đứng tấn Hamni (khoảng cách giữa 2 chân phõng chừng 20 cm hay ít hơn) với trọng lượng 90% vào chân trước
    2- Khi Uke đấm vào mặt, Nage di chuyễn chân sau phõng chừng 10 cm và di chuyễn trọng tâm lên chân sau 90% để tránh bàn tay của Uke, cùng lúc đưa bàn tay lên niêm vào cùi chõ của Uke (thân người luôn luôn nghiên về phía trước khoảng 80 độ - với 90 độ là thẳng đứng)
    Lưu ý:
    a) khi Uke đấm, nắm tay sẽ đi sâu vào mục tiêu 10 đến 15 cm, nên Nage cần di chuyễn phõng chừng 20 cm.
    b) Cùi chỏ của Uke di chuyễn với tốc độ bằng 1/2 khi so với nắm tay, nên Nage có thể theo được.
    c) Áp dụng nguyên lý cả thân hình cùng bàn tay cùng di chuyễn để theo kịp cùi chõ của Uke
    d) Khi Nage niêm được cùi chõ của Uke, nắm tay của Uke không bao giờ đụng được Nage vì Maii được giử đúng.

    3- Khi Uke rút cánh tay về để đấm liên hoàn, Nage dùng lực từ chân sau để "phóng" thân hình về hướng của Uke trong khi bàn tay của Nage vẫn tiếp tục niêm vào cùi chỏ của Uke
    Lưu ý:
    a) Cánh tay của Nage phải ở trạng thái không bẻ gãy (unbendable arm)
    b) Cánh tay của Nage phải hướng về trục chính tâm của Uke khi đang niêm vào cùi chõ của Uke, để ngăn chận cánh tay còn lại của Uke đấm liên hoàn
    c) Áp dụng nguyên lý cả thân hình cùng bàn tay cùng di chuyễn để theo kịp cùi chõ của Uke

    4- Bàn tay còn lại của Nage, từ phía dưới, đưa lên để thay thế bàn tay đang niêm
    Lưu ý:
    a) Hai bàn tay của Nage phải tạo hình chử X (đan tréo nhau) khi chuyễn bàn tay niêm

    5- Bây giờ Nage có thể vào đòn như Kokkyu Nage, Irimi nage, Kote gaeshi ...


    Trong giai đoạn số 2. Nếu Uke đấm liên hoàn ngay trong khi đang rút tay về, Nage có thể hũy cái niêm đang có để chuyễn qua niêm cùi chõ cánh tay thứ hai của Uke. Tiếp tục giai đoạn số 3, bỏ qua giai đoạn 4, rồi ra đòn như Ikkyo hay Irimi nage



    Đây là các tập luyện trong chương trình "Fourever-ryu", không thấy phổ biến trong các võ đường Aikido. Điều tiên quyết là phải có tấn nhỏ (khoãng cách giữa 2 chân). Bình thường chỉ thấy ở đai cao trong Aikikai. Ki-Aikido có những bài tập hay để đứng vững với tấn nhỏ, nên trong Ki-Aikido có võ sinh với tấn nhỏ xuất hiện sớm hơn.
    Sensei biểu diễn từ clip trên là 6 dan, nhưng cũng không có liên kết giữa tay và chân những lúc quan trọng. Do đó, muốn tập liên kết, cần phải tập ngay từ đầu, nếu không, lên đai cao hơn sẽ không có được cái niêm hiệu quả (như hình ảnh từ sensei Fukakusa trong post: http://hiepkhidao.com/showthread.php...ll=1#post13702 )

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •