Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 28 của 28

Chủ đề: Tập huấn và biểu diễn Aikido tại Hà Nội 10/2011

  1. #21
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    CT nghĩ cả uke và nage đều phải giữ cái niêm. Uke mà tấn công kiểu nửa vời thì nage cũng không thể (không cần) hoàn thành đòn đánh

  2. #22
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Đòn thế Aikido dựa trên năng lượng và thái độ hiếu chiến của đối thủ.
    Uke giữ niêm để thể hiện thái độ quyết liệt và tính "thật" của đòn đánh, đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng. Nage giữ niêm để sử dụng năng lượng.

  3. #23
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Có hai bài tập của thầy Tohei mà tui rất thích như trong clip sau đây từ phút 6:40 và 6:56. Theo tui thì đây là cách tập để giử niêm giữa Uke va Nage. Nage từ từ biến đổi sang vị trí làm Uke, va Uke từ từ biến đổi thành vị trí của Nage.
    Nếu không đúng mong các huynh đệ chỉ giáo.

  4. #24
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Lần đầu tiên thấy cách này! Khg biết anh 4ever có ý kiến khg!

    Tui khg biết nhiều về Ky society nên khg dám nói!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #25
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Dạ kg phải của riêng Ki Society đâu anh Aiki. Lúc video này quay thì thầy Tohei chỉ có 9 dan, và vẩn còn chưa tách ra Aikikai. Tui cũng thấy thầy Hỉoshi Tada cũng tập như vậy đó. Video dài và tui kg biết cách cắt xén nên kg thể đưa lên được, chỉ dùng clip có sẳn ở Youtube thôi.

  6. #26
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chithanh Xem bài viết
    CT nghĩ cả uke và nage đều phải giữ cái niêm. Uke mà tấn công kiểu nửa vời thì nage cũng không thể (không cần) hoàn thành đòn đánh
    Trích dẫn Gửi bởi chauluong Xem bài viết
    Đòn thế Aikido dựa trên năng lượng và thái độ hiếu chiến của đối thủ.
    Uke giữ niêm để thể hiện thái độ quyết liệt và tính "thật" của đòn đánh, đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng. Nage giữ niêm để sử dụng năng lượng.
    Có lẽ tôi nói không rõ, nên các bạn có thể hiểu lầm!
    Nếu đòn tấn công là nắm tay (katatedori), thì Uke nên nắm chặc một chút để Nage thuận tiện ra đòn (thực tế không hẳn như vậy, tôi sẽ nói sau).
    "Niêm" ở đây là sự kết nối tạo ra bởi Nage vào Uke. Trong thực chiến Uke luôn luôn tìm cách phá hũy cái niêm từ Nage.
    Khi Uke tấn công, Nage phải hóa giải (bằng cách tránh né, gạt đở) và sau đó tạo ra sự kết nối liên tục với Uke. Nhờ vào sự kết nối, đòn thế Aikido mới có kết quả
    1- phút 4:24, 4:29, 4:50, 4:52, 5:21 Nage không có tạo được kết nối
    2- phút 5:17, 5:21, Nage không cảm nhận được vị trí của Uke
    3- phút 5:34, Nage ra đòn không rõ ràng, nếu Uke phản kháng, đòn thế sẽ vô dụng

    Đây là một hiện tượng chung cho một số võ sư đai cao. Khi ra đòn với các đệ tử của mình, các đệ tử sẽ tự động đưa cái đầu vào cánh tay của sư phụ, làm cho sư phụ cứ tưởng rằng võ công của mình quá giõi, nên họ trở nên lười biếng không đánh đòn rõ ràng và chính xác. Lâu ngày, nó trở nên thói quen xấu. Tại Âu Mỹ, học trò bản xứ có thói quen, luôn luôn thử thách sư phụ, nên sư phụ Nhật Bản tại phương Tây ít đi vào thói quen trên.
    Một phương cách cho mọi người thử nghiệm khả năng kết nối, là dành một số thời gian để tập với người mới học Aikido. Những người nầy chưa quen thuộc với các đòn thế Aikido, chưa biết chìu theo Nage, họ sẽ phản xạ tự nhiên để tránh đòn. Luôn luôn để Uke đánh tự nhiên và Nage áp dụng các kỹ thuật niêm, kết nối để thực hiện chiêu thức.

    Bây giờ trở lại cách tấn công như nắm tay của Uke. Trong bước đầu, Uke nên nắm chặc để giúp Nage. Nage có thể tập trung tinh thần vào chiêu thế. Một khi Nage đã có khã năng, Nage sẽ cảm nhận được mức độ nắm tay từ Uke, và di chuyễn đúng đắn, tạo cơ hội cho Uke tiếp tục nắm tay. Nếu Uke có ý định thả tay, Nage sẽ lơi dụng cơ hội đó để kết thúc đòn. Chỉ có Nage ở trình độ thấp mới đánh đòn nhưng không có cảm nhận rõ ràng lực đến từ Uke. Họ không sửa chửa cho chính mình, chỉ biết đòi hỏi nage cần phải nắm chặc tay hơn mà thôi. (Lưu ý, khi đang học tập đòn thế, Uke nên nắm chặc để giúp đở Nage hửu hiệu hơn)

  7. #27
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trong thời gian làm võ sư trưởng tại Hombu Dojo (1952-1974), thầy Tohei hệ thống hóa rất nhiều bài tập. Rất nhiều võ đường Aikikai đã và đang áp dụng.
    Các bài tập như anh Iwama aikido nhắc đến tương tự như "Thôi Thủ" trong Thái Cực Quyền. Các bài tập trên đưa đến khã năng cảm nhận về Uke, về Maii, và về thời gian.
    Vì thầy Tohei là soshu (Sáng Tổ) của Shinshin Toitsu Aikido và Ki no Kenkyukai, nên các võ đường và võ sinh Ki-Aikido xem trọng đến các bài tập Aiki-Taiso.

  8. #28
    Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Đang ở
    HCM
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    thích nhất tiết mục biểu diển của thầy P. Hay dễ sợ !

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •