Kết quả 1 đến 10 của 12

Chủ đề: Shu Ha Ri 3 giai đoạn tập luyện

Threaded View

  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Đang ở
    Bài viết
    27
    Thanks
    1
    Thanked 3 Times in 2 Posts

    Shu Ha Ri 3 giai đoạn tập luyện

    Thấy bài này hay xin chia sẻ với mọi người
    ====

    Ba từ Shu Ha Ri được dùng để miêu tả các giai đoạn rèn luyện trong các môn nghệ thuật truyền thống của Nhật. Các từ này được lấy dùng trong kendo, aikido và các môn võ của Nhật chịu ảnh hưởng từ văn hóa của mình như karate, ikebana (nghệ thuật cắm hoa), cha-no-yu (trà đạo), sumi-e (tranh truyền thống) và các môn nghệ thuật khác

    Shu Ha Ri có thể dịch là “gìn giữ”, “phá vỡ” và “rời khỏi”. Hoặc cũng có thể dịch là “noi theo”, “tạo riêng” và “tách rời”. Có những rất nhiều kiểu dịch khác nhau nhưng hiểu theo nghĩa này có thể tạm gọi là hợp với các khái niệm trên (xin lỗi, người dịch chưa thể hiện được hết ý nghĩa của 3 từ này )

    Shu, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tập luyện, có thể hiểu là giai đoạn người tập siêng năng học hỏi người thầy và học hỏi các kĩ thuật một cách chính xác. Ha, giai đoạn thứ hai là giai đoạn người tập bắt đầu phát triển những cách diễn đạt, cách thức mới, và những xu hướng mới của môn võ mà họ đã lão luyện. Ri, giai đoạn thứ 3 là thời gian người tập bỏ qua các hình thức/chiêu thức võ học và phát triển một cách tự do và tự phát.


    Tuy nhiên, còn có một cách diễn đạt khác sẽ giúp ích cho người tập luyện hơn. Với một số người, đi theo thầy là một việc không bình thường. Đôi khi những người tập luyện phương Tây sẽ không chấp nhận ý kiến này, hoặc thực hiện một cách thái quá rằng mình phải tuân thủ thầy và không được thắc mắc gì. Mặt khác, khi nghe về Shu Ha Ri, họ lại càng hiểu sai hơn nữa về việc siêng năng làm theo người thầy.

    Khi nhắc tới Ha, chúng ta có thể nghĩ đó là giai đoạn “cá nhân hóa” những động tác của mình, biến nó thành của riêng mình, giống như một nhãn hiệu riêng biệt khi người xem nhìn vào có thể phân biệt cách thức của mình với những người khác. Điều đó là không chính xác, nhưng nhiều người lại hiểu theo cách đó.

    Khi nói tới Ri, nhiều người cho rằng để đạt được “cảnh giới” thì chúng ta phải gạt bỏ những hình thức mà họ đã học kỹ từ lúc bắt đầu. Rằng họ nên thực hiện một cách ngẫu nhiên, hoặc bốc đồng. Rằng họ ra các bài kata hoặc kĩ thuật đặc biệt, có như vậy họ mới trở thành độc nhất và đáng chú ý.

    Nhưng việc tận tình phụng sự một người cả đời, hay máy móc lập lại những tư thế, hay từ bỏ những tư thế truyền thống đều không phải con đường đi tới “cảnh giới”/tinh thông

    Có một cách nhìn nhận về Shu Ha Ri sẽ dễ hiểu hơn cho những người phương Tây luyện tập các môn võ châu Á

    Hãy nghĩ tới quá trình ra đời của đại bàng

    Lúc còn trong trứng, tất cả các điều kiện phải được hoàn hảo. Trứng được sản sinh, thụ tinh và bảo vệ. Nếu mọi việc suôn sẻ, các chất hóa sinh bên trong, nguồn năng lượng tạo ra trứng, và những điều kiện bên ngoài do chim bố mẹ cung cấp. Thì đại bàng con sẽ phát triển và hình thành ra trứng. Nhưng đại bàng rồi sẽ có một ngày phải chui ra khỏi trứng

    Giai đoạn đầu của nó là Shu, giai đoạn gìn giữ, đảm bảo các điều kiện được chính xác cho một sinh linh mới vào đời
    Giai đoạn thứ hai có thể gọi là phá vỡ. Phá vỡ lớp vỏ để ra ngoài là một giai đoạn khó khăn. Nếu đại bàng con không đủ sức phá vỏ trứng thì nó sẽ bị dị tật hoặc chết. Tuy nhiên, nếu chim con có khỏe mạnh thì việc đục lớp vỏ để chui ra vẫn cần sự trợ giúp ở bên ngoài của chim bố mẹ, cũng như một học trò cần sự trợ giúp của người thầy để phát triển.

    Trứng không chỉ nở từ bên trong. Mà chim bố mẹ phải biết lựa chọn thời điểm, đúng lúc đúng chỗ mổ vỏ trứng để giúp chim con nở ra. Cả hai cùng làm việc với nhau để thành công trong giai đoạn này.

    Giai đoạn thứ hai đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nó không phải là vấn đề cá nhân hóa hay trở nên khác biệt, đặc biệt hay giỏi hơn những người trước đó. Giai đoạn này nghĩa là dành thế chủ động, đối mặt với khó khăn, gìn giữ và tinh thong “vật liệu” mà mình đang tập luyện. Trong trường hợp này, cơ thể và trí óc là vật liệu mà chúng ta đang tập

    Giai đoạn thứ ba là bay đi. Giống như rời tổ. là giai đoạn khi ta đã chin chắn, trưởng thành, được tự do lựa chọn, chấp nhận những khó khăn để thành công hay thất bạilà dựa vào nỗ lực, nguyện vọng và tầm nhìn của chính bản thân. Nó không có nghĩa là từ bỏ thầy, hay môn nghệ thuật mình theo. Nó không ám chỉ việc phải gạt qua những gì chúng ta có được do chăm chỉ mà ra

    Mà nghĩa là dùng những công cụ do chúng ta phát triển cho mục đích mà ta chọn

    Nếu chúng ta không ở trong các cuộc chiến, ở ngoài đường hoặc chiến trường như một người biết võ, để đạt được giai đoạn thứ 3 này, chúng ta phải biết áp dụng những kĩ năng của mình vào những việc có ích. Và làm một cách khéo léo, quả quyết, can đảm trong suốt cuộc đời

    Hi vọng đây là một cách nhìn nhận Shu Ha Ri có ích cho các bạn

    Nguồn:http://sites.google.com/site/jeffbro...a-ri-three-sta
    Last edited by dzu; 12-16-2010 at 12:06 PM.

  2. The Following User Says Thank You to dzu For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •