Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Seminar 2010 với thầy Endo

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tuần này mới đi seminar với thầy Endo. Khg hiểu tại sao, kỳ seminar này cá nhân tui khg thích lắm và thấy thầy quá "khó tính". Kỳ này cũng như mọi lần trước, khg được chụp hình hay quay phim....

    Về mặt kỹ thuật thì khg có gì mới lắm, thầy chỉ cách thả lỏng như đã nói ở mấy bài seminar của mấy năm trước. Hôm đầu, thầy nhắc lại là

    1- Khg nên chú trọng nhìn vào 1 điểm mà nên nhìn 1 cách tổng quát để thấy hết mọi vật (panoramic view).

    2- Thầy tập cho nage giữ bình tĩnh, đứng gần uke, khi uke chém thì nage chỉ xoay ngươì để né rồi sau đó mới di chuyển. Nhiều người cứ sợ bị chém nên di chuyển quá sớm ... Thầy muốn là uke bước tới rồi mới chém. Ý thầy là Nage phải chờ Uke làm bư1ơc đầu rồi mới né, nhưng hơn phân nửa số người tham dự khg hiểu chuyện đó và cứ di chuyển ù ù, tưởng càng làm lẹ là càng hay ....

    3- Thầy rất chú trọng tới vai trò Uke. Thầy dạy từ thế công shomen, yokomen. Cách thầy chỉ là y hệt đánh kiếm. Bước chân cho vững rồi mới chém chứ khg chém lẹ rồi MTB.

    4- Thầy cũng chỉ cách bước tới và bước lui rồi mới chém. Bước tơi hay lui, sau khi đứng vững rồi mới chém. Thầy nhấn mạnh là khg lên chân trên thảm mà phải bước. Khi bước thì khg được nhô lên nhô xuống ... Khi nhìn thầy di chuyển thì thấy rõ như trong phim samourai nhật ... Thầy nói vậy vì nếu ở nogai đường, đất đâu có phẳng lì như trên thảm, vì vậy khg được lê chân ...

    5- Thầy nhắc lại cái niêm, giữ contact với 1 bộ phận của cơ thể nage, bàn tay, cổ tay, cánh tay v.v... và làm cho uke MTB bằng cách "dẫn uke" đi. Muốn làm được như thầy thì uke lúc nào cũng phải dùng lực để đẩy nơi contact với Nage, nếu khg thì khg làm được gì hết. Thầy cũng nói là nếu khg có contact thì Nage atemi uke lại. Tui có tập với 1 người Á đông cũng khá lớn tuổi và anh ấy cứng như que gỗ và khg biết khái niệm "niêm" là gì hết. Trả lẽ lại atemi anh ấy? nên đành tập mà khg làm được như ý muốn...

    6- Thầy lấy ví dụ mấy đòn "push hands" của TCQ. Thầy nhấn mạnh là khg dùng lực mà phải tập cảm nhận và đẩy lực công sang 1 bên.

    7- Thầy nói là uke phải "sống động". Khi công khg phải chỉ công 1 đòn, mà lúc nào cũng phải sẵn sàng chuyển sang thế công khác liền. Tuy tập chậm, nhưng điều này rất quan trọng cho cả uke lẫn Nage.

    8- Nage sau khi né đòn nênTaisabaki sang 1 thế khác để sẵn sàng né thế công thứ 2. nên di chuyển làm sao mà Uke khg thể "đụng tới được" nữa. Ví dụ uke chém shomen, rồi sang chém ngang.

    9- Thầy cũng nhấn mạnh là khi làm uke, tuy bị MTB, vẫn ráng giữ tấn / bộ pháp cho tới khi té thôi. Khg nên khi bị MTB mà "chổng mông" hay "cong đít" ra rồi đứng chờ cho Nage ra đòn...

    10- Ngoài ra, thầy cũng chỉ ikkyo bằng cách đẩy chéo lực công sang 1 bên.



    Buổi tập 2:30g mà qua 1 cách quá nhanh. Kỳ này tui thấy tính thầy hơi "quá khó". Thầy như khg chấp nhận có cách tập khác kiểu của thầy. Ngoài ra, thầy cũng như khg hiểu là "phong tục võ đường" mỗi nơi mỗi khác. Võ đường thầy thì khi ai tới trễ thì phải vô chào thầy rồi mới tập.

    Bên này, khi tới trễ thì đứng ngòai thảm chờ HLV/ người đứng lớp, gật đầu cho phép vô thảm tập. Có mấy người tới trễ, đứng sau chờ thầy, sau 1 thời gian, thầy gọi lên và bắt họ làm như tui vừa nêu. Họ đâu biết vậy và tới cuối giờ tập, thầy khg hiểu tại sao bên này khg giữ phong tục kiểu thầy. Thầy còn nói luôn là nếu khg làm như vậy thì đừng đi lớp thầy nữa!!!!

    Thầy khg biết là bên này, thầy Yamada/ kanai / Chiba chỉ gật đầu chứ khg bắt tới trước mặt người đứng lớp để chào vì khi làm vậy, cả lớp phải ngừng để chờ ...

    Thầy cũng có vài cử chỉ làm tui "khg phục" cá nhân thầy. Về mặt kỹ thuật thì tui rất nể

    Đây là cảm nghĩ và bài tường thuật về buổi seminar đầu vói thầy Endo. Chiều nay sẽ đi buổi thứ 2 rồi sẽ kể tiếp!!!



    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    wago
    Guest
    Anh đi tập vui vẻ nhé! Hôm nào anh em mình tám \:d/ !
    Để hôm nào em rảnh, dịch bài một bài viết của thầy Endo về những suy nghĩ của thầy Endo khi đi dạy ở nước ngoài:-k.

  4. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    5- Thầy nhắc lại cái niêm, giữ contact với 1 bộ phận của cơ thể nage, bàn tay, cổ tay, cánh tay v.v... và làm cho uke MTB bằng cách "dẫn uke" đi. Muốn làm được như thầy thì uke lúc nào cũng phải dùng lực để đẩy nơi contact với Nage, nếu khg thì khg làm được gì hết. Thầy cũng nói là nếu khg có contact thì Nage atemi uke lại. Tui có tập với 1 người Á đông cũng khá lớn tuổi và anh ấy cứng như que gỗ và khg biết khái niệm "niêm" là gì hết. Trả lẽ lại atemi anh ấy? nên đành tập mà khg làm được như ý muốn...

    6- Thầy lấy ví dụ mấy đòn "push hands" của TCQ. Thầy nhấn mạnh là khg dùng lực mà phải tập cảm nhận và đẩy lực công sang 1 bên.
    Khi Uke không có dùng lực để đẩy nơi contact, thì Nage sẽ dùng lực để tạo contact, chứ không cần Atemi. Cái khó của Nage, là vừa dùng lực và phải có khả năng để cảm nhận được sự chống trả từ Uke, lúc đó mới "dẫn" lực của Uke một cách hửu hiệu.
    Nếu Uke dùng lực để tạo contact, Nage sẽ dể dàng để luyện tập "dẫn"lực hơn.


  5. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Khi Uke không có dùng lực để đẩy nơi contact, thì Nage sẽ dùng lực để tạo contact, chứ không cần Atemi. Cái khó của Nage, là vừa dùng lực và phải có khả năng để cảm nhận được sự chống trả từ Uke, lúc đó mới "dẫn" lực của Uke một cách hửu hiệu.
    Cái này khó anh 4ever ơi. Khi Nage dùng lực mà uke khg phản ứng thì khó. Anh có thể chĩ rõ thêm được khg?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Khi Uke không có dùng lực để đẩy nơi contact, thì Nage sẽ dùng lực để tạo contact, chứ không cần Atemi. Cái khó của Nage, là vừa dùng lực và phải có khả năng để cảm nhận được sự chống trả từ Uke, lúc đó mới "dẫn" lực của Uke một cách hửu hiệu.
    Cái này khó anh 4ever ơi. Khi Nage dùng lực mà uke khg phản ứng thì khó. Anh có thể chĩ rõ thêm được khg?
    Khi Nage dùng lực thi làm sao Uke khộng phản ứng được. 1 là né (trái, phài, sau, xoay), hai là ì ra chống lai thì cũng là phản ứng.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #6
    wago
    Guest
    anh Aiki không viết tiếp các buổi sau à???

  8. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Khi Uke không có dùng lực để đẩy nơi contact, thì Nage sẽ dùng lực để tạo contact, chứ không cần Atemi. Cái khó của Nage, là vừa dùng lực và phải có khả năng để cảm nhận được sự chống trả từ Uke, lúc đó mới "dẫn" lực của Uke một cách hửu hiệu.
    Cái này khó anh 4ever ơi. Khi Nage dùng lực mà uke khg phản ứng thì khó. Anh có thể chĩ rõ thêm được khg?
    Khi dùng lực, thì phải dẫn vào hướng có thể thay đổi trục chính tâm của Uke, lúc đó Uke sẽ phản ứng để chống lại. Nếu Uke không phản ứng, thì trục chính tâm bị dời đi, Nage sẽ dể dàng ra chiêu thế.
    Thí dụ đơi giản là Tenkan, Nage phải đẩy cánh tay vào trục chính tâm của Uke, rồi áp dụng Tenkan.
    Ngoài ra, những "đệ tử" của Tamara hay Yamada sensei không biết phải làm thế nào để đánh Irimi nage, khi Uke không giử một chút lực nào ở cánh tay phía trước, Nage không biết phải "cut" như thế nào ? Đây là một "bệnh" chung từ lối đánh "aikikai" ](*,)
    Nage cần áp dụng nguyên lý tôi nói ở trên: Cánh tay của Nage đang cắt cánh tay của Uke xuống, và Nage cảm nhận không có phản ứng từ Uke, Nage sẽ chuyển lực cắt trở thành lực đẩy (đẩy vào khũy tay của Uke) thẳng ra phía trước. Chỉ cần đẩy nhẹ là Uke mất trục chính tâm, bây giờ, Nage áp dụng phần còn lại của Irimi nage.

  9. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy tuần nay bận việc quá, khg có thì giờ vô mạng Wago ơi.

    Dây bài chót ...



    Buổi tập thứ 2 với thầy Endo khg có gì mới lạ hết. Nikkyo, shihonage. Toàn là căn bản và tất cả các đòn phải làm chậm. Thầy muốn làm chậm nhưng phải làm đúng.

    Các thế công thì chém shomen và nắm tay. Với thế chém shomen, uke phải chờ giờ phút cuối mới quay người né đòn, sau đó mới di chuyển taisabaki. Mục đích chinh, như đã nói ở bài đầu là phải bình tĩnh, khg sợ, đứng rất sát địch thủ rồi mới di chuyển.

    Cách này cá nhân tui thấy rất là hay vì đa số những người học võ đều ham làm lẹ và rất sợ khi địch thủ sát người. Nếu tập được cách này ngay từ đầu thì võ sinh sẽ bình tĩnh hơn. Tui nhớ trong 4rum mình đã có 1 vài thành viên trẻ nói phải làm bao nhiêu tenkan trong 1 phút, nên cho mấy người này đi 1 seminar với thầy Endo....

    Với chém shomen, né đủ mọi cách, trong, nogai, hấp thụ thế chém v.v... rất là hay. Tui tập với nhiều uke khác nhau và phải nói là đa số các uke đều khg làm những gì thầy chỉ và dùng rất nhiều lực. Tuy cảm nhận rất rõ là họ làm sai nhưng tui khg nói gì hết vì chắc gì mình làm đã đúng!!! Đa số các uke mang hakama làm khg đúng lắm và có 1 vài em nhỏ, mang đai trắng thì đánh rất đúng. Với mấy em đó, tu icảm nhận được cái niên, cái hấp thụ và khi làm uke cho mấy em, tui cảm nhận rất rõ cách các em đó "điều khiển" lực của tôi. Khg biết có thể võ đường họ theo thầy Endo từ lâu nên họ làm đúng chăng?

    Tất cả các "mánh" thầy chỉ rất giản dị, nhiều khi chỉ cần xoay tay hay lắc tay chút xíu là xong. Cái quan trọng nhất là giữ trục, "synchronize" hông và tay và phải hoàn toàn thả lỏng.

    Hôm nay thần đi vòng vòng tập với mọi người. Tui có tập với thầy 1 vài lần nhưng khg được gọi làm uke vì thầy còn "ghim" tui, vì năm nogai, khi được gọi làm uke, tui nắm tay thầy quá chặt trong 1 đòn ushiro và thầy khg đánh được đòn thầy muốn và phải ra đòn khác... Vả lại năm nay, tui cũng hơi bực mình khi thấy thầy quá khó tính với mấy người đi trễ, như đã nói ở trên.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    “The mind of a person who has arrived does not stop at anything”The mind of the man who arrived does not stop at one thing even for a bit. It is like pushing down a gourd into the water” – Takuan, Fudochishinmyoroku (The Unfettered Mind) (No matter how many times one pushes, the gourd does not stop and stay in one place. The mind of a person who has trained to the highest levels does not stop one bit at anything, like a gourd that is pushed into water.)
    Since encountering Yamaguchi sensei’s keiko and starting to pursue soft keiko myself, I grew to have more and more doubt about practicing vigorously and voraciously in the practice of forms. I increasingly thought that I couldn’t continue practicing that way.

    \With that said, there was no way I could just do that soft way from the start. After all, it meant not doing what I’d known up to that point but rather starting into the realm of the unknown.

    Still I did what I could, which was to simply attend Yamaguchi sensei’s keiko and take what I was told, what I was, and what I felt from taking ukemi into my own keiko and and attempt to do it with my students. Because this was no longer about defeating an opponent or forcibly making techniques work, my partners didn’t take ukemi for me. When that happened, I would become irritated and revert to using strength. But I knew that doing so would lead nowhere, so I swallowed my pride and asked people to take ukemi for me.

    Of course, they could not suddenly take soft ukemi for me. It was still the general kind of ukemi one would see anywhere. However, I continued to tirelessly apply myself at soft keiko and it gradually began to work. I gradually stopped needing to ask people to take ukemi for me. Little by little, what I was doing began to work even with people who would attack using a lot of muscle power, were stiff, or stiffened up easily. For this reason, I came to stop telling students that soft ukemi was better.

    It was not until quite a while later that I started to mention ukemi again. Ultimately, in order to realize a proper keiko of forms, the form of not only the tori but the uke also must be correct. In aikido keiko, if it is decided that at the moment we are doing ikkyo, then we do ikkyo; if it’s shihonage, we do shihonage; and we repeat that thing many times in order to absorb into our bodies correct movement. If the uke does something unsuitable or resists oddly, or if the tori is preoccupied with causing pain or making techniques work, the result is something that deviates from the form and we absorb incorrect way of using the body.

    In order to do proper keiko, both tori and uke should do the movement they’re supposed to do, and refine their respective internal senses.
    *
    Takuan compared the mind of a person who has “arrived” (i.e., at enlightenment) to pushing down with one’s hand on a gourd floating on water. This is also applicable to doing soft ukemi, where the tori may feel any power that is added is dispersed or slips off, and yet the uke is not being evasive. The moment tori feels engagement, or collision, uke moves and tori cannot completely disrupt uke’s balance. It is said, “Soft and weak overcomes hard and strong”. Similar to the softness of water, there is no crashing or colliding, but rather responding to tori’s movement based on fine perception.

    Soft ukemi clearly better improves one’s capacity to match and respond to the partner. We could also say that emphasizing soft ukemi refines the senses needed to match and respond.

    It’s ideal if, in addition to softness, there is stickiness. What is meant by sticky ukemi is that it requires tori to use more energy. Tori finds it difficult to reach an end to any movement, and the continual exchange characterized by “5 and 5 are 10, 2 and 8 are 10, 1 and 9 are 10” keeps going.

    In soft keiko, even within one form, such kinds of interaction are occurring, and both parties polish and cultivate each other.

    Tâm trí của một người đã giác ngộ không bao giờ vướng bậnTâm trí của người đã giác ngộ không bao giờ vướng bận cho dù một chút. Nó như nhúng quả bầu xuống nước” Takuan, (Tâm vô sanh trú)
    (Cho dù bạn nhúng quả bầu xuống bao nhiêu lần, nó không bao giờ đứng lại và dừng một chỗ. Tâm trí của một người đã được tập luyện và đạt được cảnh giới cao nhất không bao đứng yên dù chỉ một chốc ở bất kỳ cái gì, giống như quả bầu bị nhúng xuống nước).
    Kể từ khi trải nghiệm cách tập của thầy Yamaguchi và khi bắt đầu theo đuổi cách tập luyện nhẹ nhàng, tôi dần dần trở nên nghi ngờ về việc luyện tập hùng hục và mạnh bạo. Tôi càng lúc càng nghĩ rằng tôi không thể tiếp tục luyện tập theo cách đó.

    Như đã nói, không có cách gì mà tôi có thể thực hiện được cách tập luyện nhẹ nhàng ngay từ đầu. Nhưng sau cùng, điều đó có nghĩa không tập theo cái mà tôi đã biết cho đến thời điểm đó mà bắt đầu bước vào vùng đất mà mình chưa hề biết tới.

    Tôi vẫn làm những cái tôi có thể, đơn giản như là dự lớp của thầy Yamaguchi, đem những cái tôi được chỉ, những cái tôi thấy, và những cái tôi cảm nhận khi làm uke vào trong việc tập luyện của mình, nỗ lực thực hành với học trò của mình. Vì cách tập luyện này không còn chú trọng tới thắng đối phương hay hiệu quả của đòn, bạn tập của tôi không té (ukemi) như tôi mong muốn. Khi điều đó xảy ra, tôi trở nên khó chịu và quay lại dùng sức. Nhưng tôi biết rằng điều đó sẽ chẳng dẫn tới đâu, nên tôi dẹp sự kiêu hãnh của mình qua một bên và nhờ mọi người té cho tôi.

    Dĩ nhiên, họ không thể tự nhiên té (ukemi) một cách nhẹ nhàng cho tôi. Cách té (ukemi) của họ cũng giống như cách ukemi mà bạn thấy ở bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, tôi vẫn hang say tiếp tục ép mình vào cách tập luyện nhẹ nhàng và nó dần có hiệu quả. Tôi từ từ không còn phải nhờ người khác thực hiện ukemi cho tôi nữa. Từng chút và từng chút một, những gì tôi làm bắt đầu có hiệu quả ngay cả với những người dùng nhiều sức mạnh cơ bắp để tấn công, những người cứng, hay hay tự nhiên gồng cứng lên. Cũng vì vậy, tôi đã ngừng không còn bảo học sinh của mình rằng làm uke mềm sẽ tốt hơn.

    Tôi không đề cập tới kỹ thuật ukemi trong vòng 1 thời gian khá lâu. Cuối cùng thì, để hiểu được cách tập đúng đắn các bài tập theo kiểu quyền, cả tori và uke đều phải làm cho đúng. Tập Aikido, nếu ta tập Ikkyo, là chúng ta tập ikkyo; nếu là shihonage, là chúng ta tập shihonage; chúng ta tập đi tập lại những đòn đó nhiều lần để cơ thể chúng ta thấm được những động tác đúng. Nếu uke làm cái gì đó không phù hợp hay kháng cự một cách kỳ cục, hay nếu tori chỉ nghĩ đến việc đánh cho đau hay đánh cho được, kết quả là sẽ xa rời khuôn mẫu và chúng ta hấp thụ sai cách sử dụng cơ thể.

    Để tập luyện đúng cách, cả tori và uke phải thực hiện di chuyển mà các bên phải làm và trau truốt những nội giác quan tương ứng.

    Thầy Takuan so sánh tâm trí của người đã “giác ngộ” như nhúng quả bầu xuống nước bằng một tay. Cái này cũng áp dụng với ukemi mềm, trong trường hợp mà tori cảm thấy lực tăng thêm, hay chuyển hướng hay tuột mất, và uke dù vậy vẫn không lảng tránh. Thời điểm mà tori cảm thấy sự va chạm, hay xung đột, uke di chuyển và tori hoàn toàn không thể làm uke mất thăng bằng. Có câu “Nhu thắng cương”. Tương tự như sự mềm mại của nước, không có sự va chạm hay xung đột, mà là sự phản ứng lại các di chuyển của tori dựa trên những gì cảm nhận được.

    Ukemi mềm mại nghĩa là làm tang khả năng hòa hợp và tương tác với bạn tập. Chúng ta cũng có thể nói rằng nhấn mạnh ukemi mềm sẽ dần hoàn thiện các giác quan cần thiết để hòa hợp và phản ứng.

    Lý tưởng nhất là nếu chúng ta có thể thêm tính chất dính vào ukemi mềm. Ukemi dính nghĩa là tori sẽ mất nhiều năng lượng hơn. Tori sẽ thấy khó khăn để đi đến cuối cùng của mọi động tác. Nguyên tắc trao đổi “5 với 5 là 10, 2 với 8 là 10, 1 với 9 là 10” cứ thế tiếp tục.

    Trong tập luyện mềm mại, ngay cả trong một kỹ thuật, sự tương tác xảy ra liên tục, và cả hai bên mài dũa và giúp đỡ nhau tiến bộ.

    Trích Vibration and Connection - The Aikido That I Pursue - Seishiro Endo.
    Ghi chú: Vì bản dịch này dựa trên bản dịch tiếng Anh và hiểu biết hạn hẹp của người dịch, nên có nhiều chỗ chỉ dịch thoát nghĩa, chứ không hoàn toàn bám sát nguyên bản tiếng Nhật. Rất mong các bạn thông cảm và góp ý.
    Last edited by wago; 05-04-2016 at 02:20 PM.

  11. The Following 3 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


  12. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    32
    Thanks
    46
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    5- Thầy nhắc lại cái niêm, giữ contact với 1 bộ phận của cơ thể nage, bàn tay, cổ tay, cánh tay v.v... và làm cho uke MTB bằng cách "dẫn uke" đi. Muốn làm được như thầy thì uke lúc nào cũng phải dùng lực để đẩy nơi contact với Nage, nếu khg thì khg làm được gì hết. Thầy cũng nói là nếu khg có contact thì Nage atemi uke lại. Tui có tập với 1 người Á đông cũng khá lớn tuổi và anh ấy cứng như que gỗ và khg biết khái niệm "niêm" là gì hết. Trả lẽ lại atemi anh ấy? nên đành tập mà khg làm được như ý muốn...
    Khái niệm "niêm" này em có đọc trong quyển Aikido from inside out của diễn đàn mình, nhưng khi thực hành thì em chẳng biết thế nào là đúng với khái niệm này ? connect với trọng tâm uke? uke bị MTB ? Mong các anh chỉ điểm thêm
    Last edited by AikidoKyu7; 09-09-2013 at 04:18 PM.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •