Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Thầy Morito Suganuma

  1. #1
    wago
    Guest
    Kỹ thuật căn bản
    Đối với kỹ thuật căn bản, nó rất phức tạp nhưng, Tổ sự thường nói: "Căn bản là những bí quyết cao nhất". Chúng ta tập về cơ bản là giống nhau như mọi ngày, cho dù đối với những người đã tập 10 năm, 20 năm và 30 năm. Có thể có vài người nghĩ rằng: "không phải lại là kỹ thuật này nữa". Nhưng vẫn là kỹ thuật đó, cho dù là căn bản đến mấy, đều là bí quyết uyên sâu. Tổ sư, khi còn sống, thường dạy lớp buổi sáng. Trong những lớp buổi sáng như vậy, thầy thường bắt đầu với kỹ thuật Tenkan-Ho. Một trong số võ sinh có lần đã đến gần thầy và hỏi: "Thưa thầy, mọi ngày chúng ta đều tập Tenkan-Ho. Sao thầy không dạy chúng con những bí quyết thực sự của Aikido?". Lúc đó tôi nghĩ Tổ sư sẽ nổi giận, nhưng thầy không nổi giận. Thầy chỉ nói: "Tôi đã chỉ bí quyết đó cho tất cả mọi người mọi ngày. Đó là bí quyết uyên thâm nhất". Tôi vẫn nhớ những lời của thầy cho đến giờ.
    Thái độ của Nage.
    Khi nói đến Nage, người ta thường nói Shin-Gi-Tai là quan trọng. Một kỹ thuật thật sự không xuất hiện nếu như tinh thần, kỹ thuật và sức mạnh không là một. Chỉ có kỹ thuật thôi không thì không đủ. Chỉ có sức mạnh thôi thì không đủ. Chỉ có tinh thần không thì cũng không đủ. Sự hợp nhất của Shin-Gi-Tai là sức mạnh thực sự của một người. Trong suốt quá trình tập luyện Aikido, tôi thường thấy có người thường ném bạn tập của mình một lực là 6 hay 7 trong khi bạn tập của mình chỉ có khả năng nhận một lực là 5. Nếu điều này cứ tiếp tục, bạn tập của người đó sẽ bị chấn thương. Do đó, quan sát bạn tập của mình là thiết yếu: là Nage, ta phải phát triển khả năng cảm nhận trình độ của uke. Nếu không, chúng ta có thể gây chấn thương cho bạn tập của mình. Quan trọng là chỉ ném bạn tập của ta ở mức độ phù hợp với khả năng của anh ta thôi.
    Thái độ của Uke.
    Khi làm uke cũng vậy, quan trọng là anh tấn công không phải để té. Khi anh chém, anh phải chém thật chắc. Khi anh đấm, anh cũng phải đấm thật chắc. Khi anh nắm, anh cũng phải nắm cho chắc. Suy nghĩ như vậy rất quan trọng. Tuy nhiên, đó không có nghĩa là anh cứ chém, cứ đấm cho dù bạn tập của anh là ai. Quan trọng là anh phải thấy bạn tập của anh là ai và làm uke cho phù hợp. Chúng ta càng lên cao làm uke càng trở nên tấn công thật sự. Do đó, quan trọng là phải quan sát bạn tập và té cho đúng. Một thứ khác cũng quan trọng là phải giữ thái độ, tinh thần hợp tác và hòa nhã. Nếu bạn đối với bạn tập bằng thái độ "Tôi sẽ đánh hắn; tôi sẽ gượng lại". Thì buổi tập của bạn sẽ không có kết quả tốt. Hoặc nếu có gì sai, ai đó sẽ bị chấn thương. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao khi thực hiện kỹ thuật hay làm uke thì nên cho/hy sinh càng nhiều càng tốt, và phải tập luyện trong tinh thần hợp tác với nhau.

    Bàn về những điểm trong Aikido có liên hệ với cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
    Ki Do Ma, tôi nghĩ cái này quan trọng. Ki nghĩa là thời điểm. Trong bất cứ cái gì, có một lúc nào đó mà ta nói "đây chính là thời khắc!". Tốt nhất là đừng để lỡ. Đặc biệt trong võ, anh không được quá sớm hay quá trễ. Bây giờ là thời điểm tốt nhất. Anh có thể hiểu Ki nghĩa là bây giờ, cơ hội, thời điểm, dịp may.
    Chữ Do trong Ki Do Ma có thể giải thích theo Nage. Anh không được quá mạnh, hay quá yếu. Nếu quá yếu, sẽ chẳng luyện tập được gì. Nếu quá mạnh, anh có thể làm chấn thương bạn tập. Do đó quan trọng là cẩn thận xem xét đâu là mức độ vừa phải, và luyện tập theo đó.
    Chữ Ma trong Ki Do Ma, đây là khoảng cách giữa ta và bạn tập. Nếu Ma quá xa, tập mà đứng cách khoảng thì không tập được. Ma quá gần cũng không tập được. Ma phải đúng mới tập được.
    Ki Do Ma, trong cuộc sống hằng này nếu ta cảm thấy có việc gì đó không ổn, tôi tin rằng thường chúng ta sẽ khám phá ra một trong những yếu tố này không ổn. Thời điểm, góc độ, khoảng cách chúng ta nên suy ngẫm cẩn thận những yết tố này khi chúng ta chuẩn bị làm gì đó.

    Sự khác nhau giữa Biểu diễn và Thi.
    Điều quan trọng nhất trong bài thi Aikido là phải thể hiện được rằng bạn đã nhớ các kỹ thuật một cách chắc chắn và chính xác. Phải nhớ: không phải nhớ bằng đầu, mà nhớ bằng cơ thể. Từ "tập luyện" trong tiếng Nhật bao gồm hai chữ: là kiểm soát bản thân và "hành động". Như vậy, điểm chính yếu là liệu bạn có thực sự nhớ bằng cơ thể hay không. Trong Zen (thiền), các từ "Kakusoku" và "Taitoku" (đạt được bằng cơ thể) thường được sử dụng. Điều quan trọng là phải nhớ bằng cơ thể. Do đó, khi giám khảo nói: "hãy thực hiện kỹ thuật này và kỹ thuật kia", cơ thể phải chuyển động không cần suy nghĩ. Đó là cái ta phải đạt được. Tôi tin đây chính là nền tảng. Khi chấm thi các cấp cao hơn, người ta sẽ suy xét thêm tính cách và nhân phẩm.
    Trong biểu diễn, hiển nhiên là phải trình diễn kỹ thuật một cách chính xác. Có một câu hỏi đặt thêm là bạn muốn thể hiện cái gì trong khung thời gian cho phép. Ví dụ, có thể bạn muốn thể hiện sức mạnh, hay cái đẹp, hay sự nhẹ nhàng. Biểu diễn là phương tiện thể hiện bản thân. Do đó, yếu tố muốn thể hiện cái gì trong phần biểu diễn là quan trọng. Tôi tin có sự khác nhau giữa biểu diễn và thi.

    Mục tiêu cao nhất của Aikido
    Tổ sư thường nói rằng mục tiêu cao nhất của Aikido là tạo một con người thành thật, nhiệt tình và biết sống hết lòng. Tôi tin rằng chúng ta có thể từ từ tạo ra điều này qua Keiko [luyện tập]. Tôi tin điều này rất quan trọng. Do đó, nếu ví dụ, nếu anh giữ đai cao, như là 4, 5 hay thậm chí 6 dan, và anh coi thường những người mới luyện tập, tệ hơn là cười nhạo họ, đó là cách cư xử không phải. Hãy là bạn tập với họ với tất cả trái tim, hay tốt hơn nữa là, mời họ tập với mình một cách khiêm tốn, sự "thành tâm", "xuất phát từ trái tim", "nhiệt tình" là điều cơ bản, tôi nghĩ vậy. Điều này chẳng có gì liên quan tới thực hiện kỹ thuật "tốt" hay "dở". Hãy có được cái cảm giác hài lòng cả về thể xác và tinh thần sau khi tập luyện, cái cảm giác "ah, thật là thoải mái", "tôi cảm thấy tập với người đó thật vui". Tôi nghĩ tốt nhất là hãy tập luyện theo cách mà tạo ra những cảm giác như vậy. Là người giỏi nhất, thì không nên để lại cảm giác không tốt cho bạn tập của mình sau khi luyện tập, hoặc ngay chính bản thân bạn không nên cảm thấy: "tôi đã tập với anh ta, nhưng chẳng thấy thích thú gì hết". Có những người mà mặc dù trình độ kỹ thuật không cao nhưng họ luôn để lại cho bạn cảm giác tươi vui sau khi tập. Có những người để lại cho bạn cảm giác khỏe khoắn, hăng hái. Tôi tin như vậy là Keiko tốt. Tôi đã nói điều này nhiều lần, nhưng, tôi tin rằng thậm chí khi bạn lên đai cao, bạn phải hết sức cẩn trọng không được coi thường người khác.

    Luyện tập với nhau
    Luyện tập với nhau, điều này thật khó giải thích. Nhưng thử lấy lễ Mochi Tsuki hằng năm mà ta tổ chức cho lớp trẻ con làm ví dụ. Chúng ta bắt đầu với những hạt gạo thô, từng hạt tách rời nhau. Chúng ta giã gạo bằng chày, như thế này, nhào thành bột, từ từ làm chúng mềm hơn nhưng chắc hơn. Cũng giống như ban đầu khi cơ thể ta không biết gì về kỹ thuật hết. Tay, chân và tinh thần tách rời nhau. Từ từ, dần dần, thông qua quá trình luyện tập với nhau, cơ thể, tinh thần, kỹ thuật hợp nhất lại. Bằng cách này chúng ta trở nên mạnh hơn và linh hoạt. Mong muốn trở nên giỏi trong thời gian ngắn là không thực tế. Tôi nghĩ quan trọng là luyện tập không ngừng năm này qua năm khác để hợp nhất được: Shin tinh thần, Gi Kỹ thuật và Tai Cơ thể. Thiền Sư Takuan đã từng nói: khi thể hiện nước hãy là nước. Nước khi ở trong cái chén tròn thì tròn, khi ở trong hình chữ nhật thì nó là hình chữ nhật. Nước có sự linh động và sự thích ứng vô tận. Nhưng đá thì không như vậy. Tinh thần và cơ thể không được luyện tập thì giống như đá. Nó cứng nhắc, không có khả năng thích nghi. Tinh thần và cơ thể có sự luyện tập thì giống như nước, có khả năng thích nghi với bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Lời khuyên đối với những ai gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kỹ thuật:
    Tôi không chắc tôi có câu trả lời, nhưng Tổ sư đã từng nói "ghi nhớ và quên". Khi anh rời khỏi đạo đường, cho dù anh quên những gì được dạy ở đó cũng không sao! Lần sau khi đến đạo đường hãy nhớ lại. Và lần nữa lại quên đi. Bằng cách này anh sẽ ghi nhớ thông qua cơ thể mình, mà không phải suy nghĩ nhiều bằng cái đầu. đây là cái thầy từng nói. Nên có thể anh sẽ nghi "Tôi sẽ quên tất cả mọi thứ khi tôi bước ra khỏi đạo đường", nhưng không sao hết. Khi ở đạo đường, hãy hoàn tất mọi công việc của đạo đường với tất cả trái tim; khi anh rời khỏi đạo đường, hãy đặt trái tim và sức lực của mình vào những thứ anh làm bên ngoài đạo đường. Năm qua năm tập luyện đi tập luyện lại như vậy, và anh sẽ có được kỹ thuật của chính anh. Tôi nhớ thầy từng nói như vậy. Tôi không chắc liệu tôi đã trả lời được câu hỏi đó chưa.

    Morito Suganuma - 8 Dan Aikikai
    trích từ AIKIDO - SHOHEIJUKU AIKIDO - KIHON

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài này đúng quá Wago ơi! hay lắm

    Tổ sự thường nói: "Căn bản là những bí quyết cao nhất"
    khg gì đúng hôn câu này. Cái khổ là nếu cứ tập Ikkyo hay nikkyo hoài thì sẽ chán ngấy. Mấy điều căn bản mà quan trọng nhất là mấy tiểu tiết của taisabaki, giữ trục chẳng hạn... Để ý mấy người đai cao thì sẽ thấy. Khg biết bên VN thì sao chứ bên này đai cao đánh rất nhẹ nhàng và uke thì cứ như con lật đật đó.


    Một kỹ thuật thật sự không xuất hiện nếu như tinh thần, kỹ thuật và sức mạnh không là một. Chỉ có kỹ thuật thôi không thì không đủ. Chỉ có sức mạnh thôi thì không đủ. Chỉ có tinh thần không thì cũng không đủ. Sự hợp nhất của Shin-Gi-Tai là sức mạnh thực sự của một người
    Quá đúng.


    Khi làm uke cũng vậy, quan trọng là anh tấn công không phải để té. Khi anh chém, anh phải chém thật chắc. Khi anh đấm, anh cũng phải đấm thật chắc. Khi anh nắm, anh cũng phải nắm cho chắc...
    câu này chắc dem nhắc thầy Endo quá ...o o o Năm ngoái thầy sang đây, tui nắm thầy mạnh quá, thầy khg ưa ...[-x [-x Chắc tại tui chưa có "ki-do-ma! quá ](*,) ](*,) ](*,)


    Điều quan trọng nhất trong bài thi Aikido là phải thể hiện được rằng bạn đã nhớ các kỹ thuật một cách chắc chắn và chính xác. Phải nhớ: không phải nhớ bằng đầu, mà nhớ bằng cơ thể. Từ "tập luyện" trong tiếng Nhật bao gồm hai chữ: là kiểm soát bản thân và "hành động"...
    Chính vì ý này mà bên này khi thi, thầy Yamada làm cho Nage mệt nhoài để xem khả năng thật sự của người đó... Lúc mệt sẽ khg còn sức và lúc đó mới thấy Aikido chính thức ... đòn còn sắc bén và nhẹ nhàng khg!!!


    Cám ơn Wago nhe!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    wago
    Guest
    Q ) Thầy vui lòng kể về những trải nghiệm đầu của thầy với Aikido.
    A ) Tháng Tư năm 1963 tôi 20 tuổi và vào đại học Asia ở Tokyo, đó là lần đầu tiên tôi tập Aikido trong câu lạc bộ của trường Đại học. Thầy dạy chính lúc đó là thầy Tamura (thầy Tamura giờ là huấn luyện viên trưởng của liên đoàn aikido pháp). Thầy Tamura tầm vóc nhỏ bé nhưng kỹ thuật thầy ẩn chứa sức mạnh hơn người. Nhưng trong số , cái mọi người (kể cả tôi) quý mến thầy nhất là lòng nhân ái của thầy. Tôi nghĩ nhiều người, dĩ nhiên kể cả tôi, bắt đầu (và tiếp tục) Aikido là nhờ người đàn ông tuyệt vời này. Nên lúc đó là tháng Tư khi tôi gia nhập câu lạc bộ, và bài kiểm tra kế là tháng Sáu. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Tổ Sư (Morihei Ueshiba). Tôi bị cuốn hút bởi bầu không khí bao quanh thầy. Thầy hoàn toàn khác với những gì tôi tưởng tượng về một võ sĩ. Thấy dường như có cái gì đó thần thánh thiêng liêng. Ấn tượng tôi có về thầy là bất cứ ai cũng có thể hoàn thiện bản thân mình nếu tiếp tục luyện tập aikido.

    Q) Xin thầy kể thời gian thầy làm uchi deshi cho Tổ Sư.A) Đó là vào năm 1967 mà tôi chính thức trở thành uchi deshi cho Tổ sư. Tôi đã đến Hombu dojo trong năm năm trước đó, cũng như luyện tập tại câu lạc bộ của trường đại học. Là uchi deshi, tôi có thể làm uke cho Tố Sư. Đó là cách chủ yếu mà thầy dạy chúng tôi. Tôi cũng tháp tùng thầy trong các chuyến đi. Và khi ở Tokyo, tôi thường gặp thầy vào giờ sáng và tập với thầy. Ngoài ra luôn có những việc nhỏ mà tôi phải làm quanh đạo đường. Tôi luôn bận rộn.

    Q) Trong số những gì Tổ Sư dạy, cái gì thầy thấy quan trọng nhất?
    A) Đó là "chúng ta đang ở đâu bây giờ"và ta nên cố gắng hết sức cho thời điểm hiện tại. Thầy nói với tôi "Aikido là dấu cộng trong vòng tròn. Vòng tròn biểu tượng cho Vũ trụ, và dấu cộng là một điểm trong không gian không có thời gian. Tồn tại bây giờ điều quan trọng nhất. Nếu anh tốn thời gian để lo lắng cho ngày mai hay ngày hôm qua, thì tại đây và bây giờ trống rỗng." Mặc dù kế hoạch và suy tưởng cũng quan trọng, anh phải tập trung làm tốt nhất bây giờ. Điều này cũng tương tự triết lý của Thiền. Tố sư đã cao tuổi khi tôi trở thành học trò của thầy. Nhìn Tố sư anh có thể không nghĩ, thầy rất mạnh. Một cái nữa mà tôi ấn tượng về thầy là sự hào phóng. Khi tôi và Tố Sư dùng trà, thầy cho tôi một nửa cái okashi (một loại bánh của Nhật) của thầy và nói "này, ăn đi". Có đôi lần trong các chuyến đi chúng tôi ăn ở nhà hàng. Trước khi đi khỏi đó, thầy thường mua một món quà nhỏ. Đó là quà cho sư mẫu khi thầy về. Thầy đối với sư mẫu rất tốt. Sư mẫu thường ở đó và chúng tôi gọi là "Oku-sama". Tổ sư cũng rất sùng đạo. Mỗi khi chúng tôi đi ngang qua đến thờ, Tổ sư ở đó chắp tay và cầu nguyện. Tôi không nghĩ thầy là người thần bí như người ta đã viét trong sách. Tôi thấy thầy là người thầy nghiêm khắc, nhưng đồng thời cũng rất tốt bụng, thân thiện, biết thông cảm và cao thượng. Tôi tin thầy có một tình yêu cao cả suốt cả đời.

    Q) Thường thì thời khóa biểu của thầy ra sao khi thầy là uchideshi
    A) Tôi đến đạo đường vào lúc 5.30 sáng. Đầu tiên tôi sẽ lau dọn văn phòng và sau đó là đại sảnh. Trước 6.30 một chút, tôi sẽ gặp Tổ Sư ở phòng thầy ở tầng hai. Rồi sau đó chúng tôi đi lên tầng ba để tập. Buổi tập kéo dài một tiếng (đến 7.30). Nghỉ một lát, và giờ tập kế bắt đầu lúc 8.00. Sau giờ tập sẽ có một buổi họp sáng lúc 9.30. Kết thúc buổi họp, tôi ăn sáng. Lúc 10.30 có buổi tập Tokukei giống như bài tập riêng. Sau đó, nếu có việc vặt gì làm thì tôi làm, hay nếu Tổ Sư đi ra ngoài, tôi sẽ đi với thầy. Tôi thường ăn trưa khoảng lúc đó. Có lớp nữa lúc 3.00-4.00, và 5.00-6.00, và lớp cuối lúc 6.30-7.30. Tôi thường luyện Shodo (Thư pháp Nhật) có thời gian rảnh. Có lần, thầy Osawa (Huấn luyện viên trưởng Hombu) bắt gặp tôi và hỏi "cậu đã lau dọn chưa?" Tôi trả lời "dạ chưa". Thầy bảo tôi: "Trước hết cậu phải làm việc của mình � sau đó � mới học cái cậu thích" Tôi nghĩ đây là một bài học có giá trị với tôi.

    còn tiếp
    Last edited by aiki; 04-29-2012 at 06:22 PM.

  4. #4
    wago
    Guest

    Một clip thầy Suganuma biểu diễn năm 1986.

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    32
    Thanks
    46
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Gửi các anh chị mới luyện tập aikido video hướng dẫn căn bản của Sensei Morito Suganuma, em thấy rất hay và thường tham khảo khi tự tập ở nhà



    Đoạn cuối của video sensei Morito có nói về những điều mà anh wago đã post trong #1

    Thân

  6. #6
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Mình thấy động tác chèo thuyền ngay đầu của thầy làm hơn lạ, thường động tác chèo thuyền phải hạ thấp trọng tâm, bạn thao khảo ở đây

    http://hiepkhidao.com/showthread.php?t=4

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Thầy có thể kể về việc luyện tập ở Hombu Dojo thời bấy giờ?
    Nó cũng giống ở đây (ở Shohei juku, dojo của thầy Suganuma). Lớp bắt đầu với những bài khởi động (giãn cơ). Sau chúng tôi bắt đầu với tankan hay các kỹ thuật (waza) cơ bản tương tự. Cứ mỗi tám phút hay hơn thì thay đổi kỹ thuật (waza), hoặc chúng tôi đổi bạn tập. Kỹ thuật (waza) luôn luôn là kỹ thuật (waza) căn bản. Người luyện tập lâu (kinh nghiệm) hơn sẽ tập với người mới tập (ít kinh nghiệm). Luôn có không khí thật tuyệt vời ở dojo. Việc luyện tập thật vui vẻ. Chúng tôi thường kết thúc bằng kỹ thuật Kokyu-ho và có thể là bài tập giãn cơ.

    Thầy có thể kể về việc thầy chuyển về sống ở Fukuoka năm 1970?
    Osensei qua đời năm 1969. Cũng thời điểm đó, vị trí huấn luyện trưởng ở Kyushu bỏ ngỏ. Hombu thảo luận về việc gửi người đến thay thế. Thế là tôi đã đến đây tháng Tư năm 1970.

    Tình hình ở Fukuoka lúc ấy thế nào?
    Tôi cảm thấy có nhiều cơ hội để mở rộng. Dân số ở đây đông, và tôi nghĩ quan trọng là việc mở thêm dojo ở thêm nhiều chỗ để những ai muốn tập đều có thể tập được vì nó gần nhà họ.

    Thầy có nghĩ rằng muốn thành thầy các shidoin phải đứng lớp hằng ngày không?
    Tôi nghĩ đó là tùy vào họ. Dĩ nhiên tôi nghĩ những ai đã tập và hiểu được lợi ích của Aikido có trách nhiệm quay lại và dạy lại những điều ấy cho những người mới vào sau. Ai cảm thấy Aikido tốt và muốn chia sẻ kiến thức cho người khác, tôi nghĩ tôi muốn người đó sẽ giúp đỡ với việc huấn luyện ở dojo, và dần dần tôi cũng hy vọng có thể tin cậy giao việc cho họ.

    Một người muốn tiến bộ thì cần phải luyện tập thế nào?
    Sáng dậy, đi tập, ăn sáng và đi làm. Buổi tối, lại đi tập.

    Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến phần kỹ thuật trong luyện tập, làm thế nào để chúng ta tiến bộ về mặt tinh thần?
    Triết lý của Aikido nằm trong các kỹ thuật (waza) căn bản. Tổ sư nói “Aikido là misogi”. Vì vậy, Aikido loại bỏ tính độc ác khỏi trái tim chúng ta và giúp chúng ta lấy lại sự thuần khiết. Nếu bạn theo con đường Aikido, bạn có thể cảm thấy bạn muốn đánh thắng đối thủ, và bạn phải trở nên mạnh mẽ qua tập luyện. Nhưng tôi nghĩ nếu bạn tiếp tục tập Aikido, bạn sẽ tìm thấy sự thuần khiết mà bạn tìm kiếm. Eiji Yoshikawa (tác giả của tác phẩm Musashi, và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác) từng nói, khi ông đi gặp ai lần đầu, ông thường mát xa mặt để tạo “ấn tượng mềm mỏng hơn”. Người Nhật chúng ta không cười nhiều. Tuy nhiên, khi chúng ta cười người khác cũng cười. Điều này cũng đúng trong Aikido.

    Thầy thường trích dẫn trong Genpei Seisuiki (Cuộc chiến giữa Minamoto và Taira). Thầy có thể lần nữa giải thích câu nói “Chúng ta sẽ diệt vong nếu cứ tranh giành quyền lực hơn là đức hạnh”.
    Nếu một vị vua muốn có quyền lực bằng chiến tranh, ông ta có thể dùng sức mạnh mười phần. Đối thủ sẽ dùng sức mạnh mười lăm phần. Ông ta dùng hai mươi. Đối thủ dùng ba mươi. Cứ như thế cả hai sẽ tự bị diệt vong. Nhưng nếu vua là người đức hạnh: hiện thân của lòng nhân từ, tình yêu và sự quan tâm, thì quyền lực của ông ta không bao giờ suy yếu. Nói cách khác: cai trị bằng sức mạnh thì ắt sẽ thất bại, nhưng cai trị bằng đức sẽ thịnh vượng. Kỹ thuật quan trọng nhưng nó không tốt nếu thiếu đi trái tim. Đó là điều khiến nhiều người theo Osensei. Đó không chỉ là vì kỹ thuật xuất sắc của tổ sư, mà vì nhiều thứ đi kèm với những kỹ thuật ấy. Chính tấm lòng của tổ sư đã thu hút nhiều người đi theo. Tôi nhắc lại một câu nói quan trọng cho những ai tập luyện Aikido: “masakatsu, agatsu”. Cơ bản câu ấy nghĩa là “hãy cư xử ngay thẳng”. Nếu anh là người chiến thắng, hãy thắng một cách chính trực. Đừng thắng bằng sự tinh quái. Câu này cũng có nghĩa là “chiến thắng bản thân”. Đầu tiên hãy kiểm soát bản thân. Điều này rất quan trọng.

    Cám ơn thầy Suganuma và các nội đệ tử Nobuaki Nakamura và Hideki Takemura. Cũng xin cảm ơn những người đã giúp đỡ thực hiện cuộc phỏng vấn này: Miki Takagi, Junko Hirano, Noriko Inue, và Toshiro Nishida.

    Nguồn: http://shoheijuku.tripod.com/main/sugintv.htm

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •