Đây là bài phỏng vấn thầy Toshiro Suga. Cách nhìn của thầy ngược với cách nhìn của 1 số đông Shihan HKD. Tui post bản dịch lên đây để cho ACE tham khảo và cũng để thấy cách nhìn về HKD dưới nhiều khiá cạnh khác nhau.

Nếu ACE khg đồng ý thì có thể bàn luận dưới sự hiểu biết của mình và cái nhìn của thầy Suga.





Toshiro Suga là 1 Võ sư HKD " khác thường ". Tại Au châu, thầy được biết như là 1 VS HKD với những kỹ thuật mạnh bạo và đáng sợ.

Thầy bắt đầu tập HKD vào tháng 2 1968, lúc thầy 17t. Thầy đi học lớp 3g chiều. Lúc đó, tuy đã gìa nhưng Sư Tổ vẫn còn đứng lớp 6 :30 sáng và hay ghé qua coi lớp 3g chiều. Vì còn trẻ tuổi nên hầu như tất cả võ sinh của lớp đó đều " ngán " khi ST ghé thăm vì mọi người phải ngồi seiza khá lâu, trong khi ST nói chuyên.

Bây giờ với thời gian, thầy mới thấy " ân hận " vì khg tận hưởng những giây phút đó. Lúc đó, khg ai nghĩ là ST có thể chết được. Thầy Suga được mắt thấy tai nghe ST trong vòng 1 năm (tới 1969), tới khi ST bịnh nặng và khg ghé thăm được nữa

Khi được hỏi tại sao thầy lựa HKD, câu trả lời rất là vui !

Lúc còn trẻ, thầy rất có khiếu với tất cả những bộ môn thể thao nào mà có trái banh. Baseball, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền ... và môn mà thầy ghét nhất và hoàn toàn khg thích là môn thể dục (gymnastic), và đối với thầy HKD giống môn thể dục hơn là bất cứ gì khác.

Thầy cũng đã tập Judo từ năm 15t và tập tại 1 dojo nổi tiếng là giỏi và khó: Dojo của cảnh sát Nhật, ngay tại Tokyo. 1 hôm, Ba thầy nói : " con phải đi tập HKD. Ba đã coi nhiều môn võ khác và thấy HKD là hay và tốt nhất ". Thời đó, tuy là vào thập niên 1960 nhưng bên Nhật khi cha mẹ quyết định gì là con phải nghe theo.

Thầy miễn cưỡng đi tập nhưng hôm nay, thầy khg hối hận 1 tí nào hết.

Thầy bắt đầu ham mê HKD sau khi lên đai đen (shodan). Trước đó, thầy khg được hài lòng về thân pháp và bộ pháp. Người thầy rất cứng, và ngay cả khi làm ukemi, thầy thấy đau nhói cả người vì chưa biết thả lòng cơ thể.

Thầy bắt đầu ham mê HKD khi biết thả lòng và di chuyễn theo ý muốn. Thời gian đó là 1 điểm mốc cho thầy vì đã cho thầy lòng tự tin thầy thiếu lúc còn vị thành niên. Nhờ sự tự tin đó mà kỹ thuật thầy giỏi hẳn lên.

HLV đầu tiên của thầy là thầy Arikawa. Thầy Arikawa nổi tiêng là 1 thầy với nhiều kỹ thuật mạnh và " độc ". Những lớp của thầy được coi như là " ghê gớm " . Thầy Arikawa và Tadashi Abe rất thân với nhau và trong lớp của 2 thầy đó, số võ sinh bị chấn thương cao hơn mấy lớp của các thầy khác.

Thầy còn nhớ lớp học đầu tiên. Lúc đó, chưa ai chỉ thầy Ukemi của HKD là gì hết. Thầy Arikawa đi tới thầy và nói " nắm tay ".

Thầy nhớ là vửa năm tay thầy xong thì " boum " thầy bị hất bay mất tiêu. Thầy khg bị chấn thương nhờ biết Judo và lúc đó, rất phục HKD và khg ngờ môn võ này " kinh " như vậy.

Hôm sau, thầy rêm hết người và còn nhớ khổ nhọc khi phải lên xuống cầu thang. Tuy đau tùm lum hết nhưng thầy vẫn di tập mỗi ngày.

Lúc thầy Suga bắt đầu tập HKD có thể nói là thời kỳ " vàng son " của Hombu dojo. Những thầy tên tuổi sau thế chìến đều đứng lớp và cường độ tập rất là mạnh bạo. Các võ sinh, ai cũng chăm chỉ học, ai cũng nghe nói những " kỳ công " của ST và của những " đàn anh " nên ai cũng ráng bắt chước để làm hãnh diện cho môn phái.





Khg biết có ai thành công với ý niệm đó khg nhưng ai cũng hết lòng tập để có 1 kỹ thuật tôt. Đó là động lực thúc đầy võ sinh vượt khỏi những khó khăn và trở ngại họ gặp lúc bắt đầu học.

Thời gian đó là lúc HKD đang trong thời kỳ phát triển, các HLV đang ở thời kỳ hùng tráng. Họ ở tuổi trung niên, lưá tuổi khi con người đã trường thành, kỹ thuật rất sắc bén và cơ thể khoẻ khoắn và mạnh mẽ nhất cuộc đời.

Thầy đi tập mỗi ngày và vô lớp của tất cả các HLV. Thầy còn nhớ là thứ 2 thầy Saotome đứng lớp, thứ 3 là thầy Tohei Akira, thứ 4 là thầy Arikawa, thứ 5 là thầy Kobayashi, thứ 6 là thầy Tohei Koichi, thứ 7 là DC và CN là thầy Saito.

Lúc đó, tuy thấy thấy " hợp " với 1 số thầy, nhưng thầy Suga vẫn tiếp tục đi dự tất cả các lớp cuả những thầy vừa nêu tên. Đối với thầy, cho tới 1-2 dan, vẫn còn phải tập căn bản. Thầy và những sư huynh, sư đệ đã chảy bao nhieu mồ hôi trên thảm tập để mài và rèn luyện thể xác và những kỹ thuật căn bản.

Lúc đó, HLV khg nói 1 tý gì về cách tập hết. Có người tập nhẹ nhàng, mỗi người tập theo cường độ của mình. Thầy Suga và 1 số võ sinh tập rất hăng say, cường độ cao hơn tất cả các võ sinh khác. So với cách tập hiện tại, thầy nghĩ là thầy tập " mạnh bạo " hơn, các võ sinh trong nhóm của thầy đều kiếm sư huynh hay những người nhiều kinh nghiệm hơn để tập và học hỏi thêm. Các sư huynh khi tập cũng chả nê nang gì " đàn em " và khg nương tay gì hết. Nhờ vậy mà thầy học được rất nhiều.

Tới tháng 8 1971, thầy sang Pháp. Thầy còn nhớ là thầy mất hơn 1 tuần để đi từ Nhật sang Pháp. Máy bay, tầu thuỷ, xe lửa, hầu như bất cứ phương tiện di chuyển nào có, thầy cũng đã dùng trong chuyến đi đó.

Khi sang Au châu, thầy có tập với thầy Tamura, Chiba và Noro. Lúc đó thầy mới 2 dan và còn nhớ tới 1 học trò rất giỏi, cũng 2 dan luôn.

Các thầy Tamura, Chiba và Noro đang trong thời kỳ "khoẻ" và cường độ tập của họ trong rất là mạnh bạo. Đó là thời kỳ mà HKD tại Au châu phát triển rất mạnh.


còn tiếp ...