Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Phỏng vấn thầy Toshiro Suga

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đây là bài phỏng vấn thầy Toshiro Suga. Cách nhìn của thầy ngược với cách nhìn của 1 số đông Shihan HKD. Tui post bản dịch lên đây để cho ACE tham khảo và cũng để thấy cách nhìn về HKD dưới nhiều khiá cạnh khác nhau.

    Nếu ACE khg đồng ý thì có thể bàn luận dưới sự hiểu biết của mình và cái nhìn của thầy Suga.





    Toshiro Suga là 1 Võ sư HKD " khác thường ". Tại Au châu, thầy được biết như là 1 VS HKD với những kỹ thuật mạnh bạo và đáng sợ.

    Thầy bắt đầu tập HKD vào tháng 2 1968, lúc thầy 17t. Thầy đi học lớp 3g chiều. Lúc đó, tuy đã gìa nhưng Sư Tổ vẫn còn đứng lớp 6 :30 sáng và hay ghé qua coi lớp 3g chiều. Vì còn trẻ tuổi nên hầu như tất cả võ sinh của lớp đó đều " ngán " khi ST ghé thăm vì mọi người phải ngồi seiza khá lâu, trong khi ST nói chuyên.

    Bây giờ với thời gian, thầy mới thấy " ân hận " vì khg tận hưởng những giây phút đó. Lúc đó, khg ai nghĩ là ST có thể chết được. Thầy Suga được mắt thấy tai nghe ST trong vòng 1 năm (tới 1969), tới khi ST bịnh nặng và khg ghé thăm được nữa

    Khi được hỏi tại sao thầy lựa HKD, câu trả lời rất là vui !

    Lúc còn trẻ, thầy rất có khiếu với tất cả những bộ môn thể thao nào mà có trái banh. Baseball, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền ... và môn mà thầy ghét nhất và hoàn toàn khg thích là môn thể dục (gymnastic), và đối với thầy HKD giống môn thể dục hơn là bất cứ gì khác.

    Thầy cũng đã tập Judo từ năm 15t và tập tại 1 dojo nổi tiếng là giỏi và khó: Dojo của cảnh sát Nhật, ngay tại Tokyo. 1 hôm, Ba thầy nói : " con phải đi tập HKD. Ba đã coi nhiều môn võ khác và thấy HKD là hay và tốt nhất ". Thời đó, tuy là vào thập niên 1960 nhưng bên Nhật khi cha mẹ quyết định gì là con phải nghe theo.

    Thầy miễn cưỡng đi tập nhưng hôm nay, thầy khg hối hận 1 tí nào hết.

    Thầy bắt đầu ham mê HKD sau khi lên đai đen (shodan). Trước đó, thầy khg được hài lòng về thân pháp và bộ pháp. Người thầy rất cứng, và ngay cả khi làm ukemi, thầy thấy đau nhói cả người vì chưa biết thả lòng cơ thể.

    Thầy bắt đầu ham mê HKD khi biết thả lòng và di chuyễn theo ý muốn. Thời gian đó là 1 điểm mốc cho thầy vì đã cho thầy lòng tự tin thầy thiếu lúc còn vị thành niên. Nhờ sự tự tin đó mà kỹ thuật thầy giỏi hẳn lên.

    HLV đầu tiên của thầy là thầy Arikawa. Thầy Arikawa nổi tiêng là 1 thầy với nhiều kỹ thuật mạnh và " độc ". Những lớp của thầy được coi như là " ghê gớm " . Thầy Arikawa và Tadashi Abe rất thân với nhau và trong lớp của 2 thầy đó, số võ sinh bị chấn thương cao hơn mấy lớp của các thầy khác.

    Thầy còn nhớ lớp học đầu tiên. Lúc đó, chưa ai chỉ thầy Ukemi của HKD là gì hết. Thầy Arikawa đi tới thầy và nói " nắm tay ".

    Thầy nhớ là vửa năm tay thầy xong thì " boum " thầy bị hất bay mất tiêu. Thầy khg bị chấn thương nhờ biết Judo và lúc đó, rất phục HKD và khg ngờ môn võ này " kinh " như vậy.

    Hôm sau, thầy rêm hết người và còn nhớ khổ nhọc khi phải lên xuống cầu thang. Tuy đau tùm lum hết nhưng thầy vẫn di tập mỗi ngày.

    Lúc thầy Suga bắt đầu tập HKD có thể nói là thời kỳ " vàng son " của Hombu dojo. Những thầy tên tuổi sau thế chìến đều đứng lớp và cường độ tập rất là mạnh bạo. Các võ sinh, ai cũng chăm chỉ học, ai cũng nghe nói những " kỳ công " của ST và của những " đàn anh " nên ai cũng ráng bắt chước để làm hãnh diện cho môn phái.





    Khg biết có ai thành công với ý niệm đó khg nhưng ai cũng hết lòng tập để có 1 kỹ thuật tôt. Đó là động lực thúc đầy võ sinh vượt khỏi những khó khăn và trở ngại họ gặp lúc bắt đầu học.

    Thời gian đó là lúc HKD đang trong thời kỳ phát triển, các HLV đang ở thời kỳ hùng tráng. Họ ở tuổi trung niên, lưá tuổi khi con người đã trường thành, kỹ thuật rất sắc bén và cơ thể khoẻ khoắn và mạnh mẽ nhất cuộc đời.

    Thầy đi tập mỗi ngày và vô lớp của tất cả các HLV. Thầy còn nhớ là thứ 2 thầy Saotome đứng lớp, thứ 3 là thầy Tohei Akira, thứ 4 là thầy Arikawa, thứ 5 là thầy Kobayashi, thứ 6 là thầy Tohei Koichi, thứ 7 là DC và CN là thầy Saito.

    Lúc đó, tuy thấy thấy " hợp " với 1 số thầy, nhưng thầy Suga vẫn tiếp tục đi dự tất cả các lớp cuả những thầy vừa nêu tên. Đối với thầy, cho tới 1-2 dan, vẫn còn phải tập căn bản. Thầy và những sư huynh, sư đệ đã chảy bao nhieu mồ hôi trên thảm tập để mài và rèn luyện thể xác và những kỹ thuật căn bản.

    Lúc đó, HLV khg nói 1 tý gì về cách tập hết. Có người tập nhẹ nhàng, mỗi người tập theo cường độ của mình. Thầy Suga và 1 số võ sinh tập rất hăng say, cường độ cao hơn tất cả các võ sinh khác. So với cách tập hiện tại, thầy nghĩ là thầy tập " mạnh bạo " hơn, các võ sinh trong nhóm của thầy đều kiếm sư huynh hay những người nhiều kinh nghiệm hơn để tập và học hỏi thêm. Các sư huynh khi tập cũng chả nê nang gì " đàn em " và khg nương tay gì hết. Nhờ vậy mà thầy học được rất nhiều.

    Tới tháng 8 1971, thầy sang Pháp. Thầy còn nhớ là thầy mất hơn 1 tuần để đi từ Nhật sang Pháp. Máy bay, tầu thuỷ, xe lửa, hầu như bất cứ phương tiện di chuyển nào có, thầy cũng đã dùng trong chuyến đi đó.

    Khi sang Au châu, thầy có tập với thầy Tamura, Chiba và Noro. Lúc đó thầy mới 2 dan và còn nhớ tới 1 học trò rất giỏi, cũng 2 dan luôn.

    Các thầy Tamura, Chiba và Noro đang trong thời kỳ "khoẻ" và cường độ tập của họ trong rất là mạnh bạo. Đó là thời kỳ mà HKD tại Au châu phát triển rất mạnh.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài 2 ...

    Thầy còn nhớ ấn tượng đầu tiên của thầy khi gặp thầy Tamura. Kỹ thuật thầy Tamura khá khác những gì thầy học khi còn ở Hombu vì lúc thầy bắt đầu tập, những kỹ thuật Aikikai đã bắt đầu khác những kỹ thuật "chính tông" của ST.

    Thầy khg hiểu gì hết những gì thầy Tamura chỉ và trong vòng 1 thời gian, nhất định khg chịu đổi cách tập và thay đổi những gì thầy đã học. Sau hơn 3-4 năm thầy mới hiểu thầy Tamura.

    Đối với thầy, thầy Tamura là 1 trong 1 số VS HKD hiểu ST và giữ những 1 số đòn HKD "chính thức". Từ lúc đó, thầy Tamura bị 1 số Ushideshi chê và kêu thầy Tamura chỉ biết bắt chước mà thôi. Nhờ theo thầy Tamura nên thầy Suga mới hiểu thế nào là HKD.

    Đối với thầy, tuy đã tập với nhiều thầy khác nhau, như (Tohei, Saito, Chiba ...) HKD " chính tông " là ST và thầy Tamura. tại sao thầy nghĩ vậy, chỉ tại vì thầy hiểu cái "logic" trong cách tập của thầy Tamura.

    Đối với thầy, Budo khg phải là thể thao. Budo khg thể nào có sơ hở, nếu có thì chỉ có chết. Võ bậy giờ khg là Budo nữa, cái khái niệm sống chết khg còn tồn tại. Võ bây giờ chỉ là thể thao và ngay tại Nhật, nôi của nhiều môn võ, cái khái niệm Budo trong võ cũng khg còn nữa.



    Khi được hỏi cảm tường của thầy về HKD hiện nay tại Pháp thì thấy cho biết là trình độ kỹ thuật cao, nhưng HKD Pháp đang rơi vào tình trạng " mệt mỏi/ chán nản".

    HKD tại Pháp có từ hơn 50 năm nay và bây giờ có rất nhiều HLV giỏi, có rất nhiều seminar, hầu như ai cũng biết HKD và họ coi môn võ này 1 cách " tầm thường ". Võ sinh khg nhìn HKD với con mắt " thán phục " như hồi xưa nữa.

    Những ng học lâu năm thì có 1 số thấy nhàm chán sau 20-30 năm tập, và tân môn sinh thì rơi vào tình trạng chán nản, họ khg còn cái đam mê và ham say của thời xưa nữa.

    Ở những nơi mà HKD mới được phát triển thì mọi người đều xả mình và sẵn sàng hy sinh cho môn võ trong khi đương đầu với những điều kiện thật là khó khăn so với bên Pháp.

    Thầy Suga sắp phát hành đĩa DVD đầu tiên về HKD, và thầy đã chọn lựa Kiếm cho chủ đề đầu tiên.

    Theo giáo sư Sasama, tác giả của 1 bộ sách bách khoa về võ thuật và được coi như là sách tham khảo về Budo Nhật, nguồn gốc của HKD có từ thế kỷ thứ 9. Tuy khg có tài liệu chứng minh điều đó, nên nếu là sự thật thì HKD hay đúng hơn là Aiki-jujitsu là 1 trong những môn võ cổ điển Nhất khi so với môn Katori Shinto Ryu (1 trong những trường võ lâu đời và nổi tiếng nhất của Nhật được thành lập vào thế kỷ thứ 13).

    Thời đó, các samourai thường thường học 4 môn võ : Kiếm (katana), thương (Naginata), bắn tên (Kyu và còn được gọi 1 cách thông thường là Kumiuchi) và đòn " tay khg " (jujitsu-taijitsu).

    Từ thế kỷ thứ 9 cho tới thế kỷ thứ 17, Nhật bản sống trong chiến tranh giữa các thủ lãnh cho nên các Samourai dạu xử dụng vũ khí trước và võ tay khg sau. Võ tay khg là khoảng 20% của sự luyện tập.

    Khi quan sát kỹ các đòn HKD xưa (aiki jujitsu), cách ra đòn đa số là để khg cho địch thủ rút kiếm hay xử dụng kiếm, bằng cách đánh vô yếu điểm và dùng bàn tay như là 1 cây kiếm. Như vậy HKD cũng như là kiếm và đòn tay khg là đòn kiếm " nối dài ". Hiểu cách dùng kiếm là chủ yếu cho 1 căn bản HKD vững chắc.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài chót...


    Có rất nhiều võ sư HKD khg dạy xử dụng vũ khí trong lớp HKD, thì theo thầy, cách dạy đó sẽ làm mất đi 80% cái tính túy của HKD. Đối với thầy, HKD khg thể nào tách ra khỏi cách xử dụng vũ khí. ST lúc nào cũng chỉ đòn tay từ vũ khí ra (Aiki : rất nhiều thầy, học trò ruột của ST thì nói ngược lại)

    Thầy Tamura là 1 trong những Võ sư mà thầy Suga rất nể phục vì theo thầy, thầy Tamura, khác với những shihan khác, đã có dịp tập vũ khí và có 1 căn bản vững chắc. ThầyTamura cũng là Uke cho ST và có 1 kinh nghiệm trực tiếp với ST.





    Khi thầy Tamura xử dụng kiếm, các cử động tay chân, bộ pháp đều hoàn hảo và người nhìn sẽ thấy rõ từng nhát chém. Rất nhiều thầy dùng bokken như 1 cây gậy. Họ đánh, phang nhưng khg chém. Đó là sự khác biệt quan trọng và những người khg quen sẽ khg phân biệt được.

    Thầy Tamura đã tập vũ khí với ST và cũng đã học Iaido với thầy Haga. Mỗi lần thầy " hạ kiếm " xuống thì thấy rõ đó là nét chém. Đó là 1 điểm chủ yếu.


    Trong điã DVD, thầy chỉ cach dùng suburito để tập chém. Theo thầy, khi dùng suburi thì võ sinh sẽ hiểu cách xử dụng cánh tay. Và cách xử dụng cánh tay đó khi dùng suburi sẽ khg khác khi ra đòn Shihonage hay kotegaishi, iriminage hay Ikkyo. Và khi võ sinh đã hiểu những căn bản chủ yếu từ 4 đòn trên thì sẽ dễ hiểu những đòn còn lại.


    Và thêm nữa, cách xử dụng subura sẽ làm nẩy nở 1 số cơ bắp " riêng " cho HKD. Các cơ bắp đó vẫn phải mềm dẻo và thả lỏng mặc dù đòn ra rất là mạnh. Đó là 1 điểm chứng minh sự liên hệ giữa Kiếm và đòn tay khg.


    Trong điã DVD, thầy cũng chỉ 1 số kỹ thuật " saya no uchi " (cách dùng kiến khi còn trong vỏ để áp dụng kỹ thuật HKD).


    Thầy Toshiro đã nghiên cứu và khá phá ra là trong 1 số Ryu cổ truyền chuyên về kiếm, cách rút kiếm (Iaijutsu - tiền nhân của Iaido) là 20% số đòn của các Ryu đó. Số đòn còn lại là cách xử dụng kiếm khi đã ra khỏi vỏ (kenjutsu), những kỹ thuật của 1 số vũ khí "phụ " như côn (bo), thương (naginata), jutte (côn nhỏ mà có móc sắt ở đầu) và đòn tay khg. Tỷ lệ đòn sẽ khácnhau chút đỉnh tùy theo ryu nhưng trung bình thì như thầy vừa nêu.


    Những kỹ thuật " saya no uchi " có trong 1 số Ryu mà thôi như trong Shindo Yoshin Ryu chẳng hạn. Những kỹ thuật đó là sự nối tiếp giữa đòn kiếm và đòn tay. Khá nhiều võ sinh HKD có học thêm Iaido và trong lớp HKD cũng có học bokken và Jo. Những kỹ thuật " saya no uchi " là sợi dây nói liền đòn HKD và vũ khí và nếu hiểu sẽ biết nguồn gốc của những đòn tay khg đó. Điều đó rất là quan trọng khi muốn biết logic của từng động tác và hiệu quả của nó.


    Tiếng Nhật có 1 châm ngôn có ý như " chiến thắng khi kiếm còn trong bao " (Saya no uchi no kachi ou saya no uchi de katsu). Châm ngôn đó hay được dùng và nhắc trong Iaido và có thể hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau như :

    1- Thắng thua đã được quyết định trước khi rút kiếm
    2- Thắng mà khg cần rút kiếm
    3- Và cũng có nghĩa là sự tập trung ý trí trước khi rút kiếm
    4- sự tự nguyện tuyệt đối (total commitment) để đem lại chiến thắng.


    1 điều mà mọi người phải hiểu là khi bị tấn công, thường thường là phản ứng sẽ quá trễ nếu khg chuẩn bị trước hay bị hoàn toàn tất ngờ. Vì vậy, những samourai có tên tuồi lúc nào cũng cảng giác và khg có chút sơ ý hay sơ hở nào hết (ví dụ Takeda Sokaku). Năng lực cảm giác của họ nhạy bén đến nỗi họ có thể cảm nhận được ý đồ của những người bên cạnh họ.


    Trước khi kết thúc, thầy Suga nhấn mạnh lần nữa là khg thể tách rời đòn HKD ra khỏi cách tập vũ khí.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Bài viết quá tuyệt vời, cảm ơn chú Aiki ...

    Haga cũng đã có cuốn sách AIKIDO của thầy Tamura, trong đó có 6 chapter, thầy Tamura giới thiệu về Saya no Uchi cho 6 kỹ thuật:

    Ikkyo
    Nikkyo
    Sankyo
    Yonkyo
    Gokyo
    Shiho nage ...

    Chắc chắn khi rảnh sẽ chụp hình và đưa lên để mọi người tham khảo.

    Chúc chú Aiki luôn khoẻ với ngày càng nhiều bài viết chất lượng,
    Haga
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Chào Cucat,

    Khoẻ không vậy ?
    sách Aikido Tamura anh được 1 võ sinh người Pháp cho mượn.
    Anh đã photocopy 1 bản.
    Sách = tiếng Pháp.

    Khi có dịp gặp sẽ tặng Cucat 1 bản nhé ... năm tới có thể anh sẽ về Việt Nam và qua Sài Gòn.

    Cucat giữ sức khoẻ nhé

    Haga
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  6. #6
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts


    Có clip thầy Toshiro Suga hướng dẫn các kĩ thuật "saya no uchi" ở đây. Em thấy nhiều động tác cái tay cầm kiếm có vẻ hơi...thừa, như shiho nage khúc 0:54 chẳng hạn. Mọi người nghĩ sao?

  7. #7
    Surfgrass
    Guest
    thầy dùng đòn tay không để tạo ra những đòn kiếm nhưng những đòn đó không phải từ kiếm ra.
    Last edited by Surfgrass; 02-24-2015 at 11:45 PM.

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui cũng nghĩ như Surfgrass nhưng vì khg biết nhiều gì về Kiếm thuật nên khg dám nói! Nhìn thì thấy có nhiều động tác "không ổn".
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Surfgrass
    Guest
    Những đòn từ kiếm ra thì nó tương tựa như đòn thoát tay nắm trong clip này. Surfgrass mới học kiếm thuật được mấy năm nhưng rất ngạc nhiên khi thấy tất tất cả các đòn thế tay không trong aikido là từ kiếm ra, từ cách thoát tay nắm cho tới kokyu nage và kể cả đòn koshinage . Những đòn đó khác hẳng cách mấy thầy aikido đánh, cách di chuyển cũng khác biệt.


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •