Kỷ niệm với sư tổ



Thầy cũng đã tháp tùng sư tổ trong rất nhiều cuộc du ngoạn. Thường thường thì sư tổ hay đi thăm 1 số học trò cũ mà đã mở võ đường. Sư tổ cũng hay ghé thăm 1 số đại sư, nhà tu hành nổi tiếng hay bạn bè trưởng môn võ. Sư tổ thích ghé chùa chiền, lăng bổng.


Mỗi nơi, sư tổ hay ngồi chuyện trò, đàm đạo với các thầy và lâu lâu thì sư tổ đứng dạy và gọi thầ Chiba ra làm uke để chứng minh lời nói của mình! thế là thầy Chiba bị làm uke và bị quăng tứ tung.


Trong những cuộc du ngoạn như vậy, các ushideshi, tay thì khiêng hành lý cho sư tổ, lkưng thì đeo Kiếm và Jo. Họ còn phải mua vé xe lửa, trả tiền taxi, còn sư tổ thì cừ cuốc bộ, khg cần biết đệ tử đang làm gì! Nội để ý xem sư tổ ở đâu trong nhà ga hay những chỗ đông người cũng là 1 kỳ công!


Khi lên bực thang thì đệ tử tháp tùng phải "đẩy" sư tổ từ phía sau, khi đi xuống thì phải để vai cho thấy chống tay ... Có 1 vài lần 1 vài đệ tử khg theo kịp thầy và sư tổ cứ tiếp tục đi, khg cần biết gì hết ...


Sư tổ là 1 võ sư khác thường! ỗng là thiên phú. Sức mạnh bẩm sinh của sư tổ khg thể tưởng tượng được. Khg ai có thể bắt chước sư tổ được. Sư tổ rất giỏi võ nhưng khg biết cách dạy, khg có 1 chương trình dạy gì hết. Cách dạy của ỗng rất tự sinh! hứng gì thì dạy cái đó.


Trong 1 lớp, sư tổ đổi kỹ thuật liên tiếp! nhiều người khg kịp nhìn và số đông chỉ nhớ tới cái bề ngoài của đòn thế. Sư tổ khg có dạy, ổng chỉ biểu diễn cho học trò coi. Ai hiều được gì thì hiểu.


Thầy Chiba nhờ làm uke cho sư tổ nên cảm nhận được nhiều. Chuyến tháp tùng dài nhất với sư tổ là 6 tuần du ngoạn khắp nước Nhật. Chuyến du ngoạn đó là 1 cực hình cho thầy Chiba. Trong mấy chuyến du ngoạn như vậy, sư tổ và thầy Chiba hay ghé những nhà trọ. Họ mướn 2 phòng ăn thông với nhau.


Sư tổ lúc đó đã lớn tuổi nên ngủ rất ít. Mỗi đêm, ông ấy thức dạy 5-6 lần và khi thức giấc, ông hay bước sang phòng thầy Chiba. Thời đó, 1 võ sĩ lúc nào cũng phải chuẩn bị, lúc nào cũng phải sẵn sang! Người lạ mà vô được phòng, người võ sĩ mà còn đang nằm thì chỉ có chết!!!


Chính vì caí ý nghĩ đó, mỗi khi sư tổ sang phòng thầy Chiba thì lúc nào ỗng cũng phải thức và sẵn sang. Nếu khi sư tổ sang mà thầy còn nằm thì kể như là ''tiêu cuộc đời''.


Lúc đầu thầy Chiba kiệt lực vì thiếu ngủ, nhưng sau vài năm theo sư tổ, thầy đã ''phát triền'' 1 cách ngủ ngồi, ngủ đứng, trong mọi trường hợp. Nhờ ngủ đứng hay ngủ ngồi được nên thầy đỡ bị mệt hơn. Thầy cũng phát triển được cái giác quan thứ 6. Khi sư tổ thức dây thì thầy cũng mở mắt, khi sư tổ sắp qua phòng thầy thì thầy như biết trước và bước ra mở cửa ...


Sự phát triển của giác quan, việc ngủ đứng hay gồi trong bất cứ nơi nào và lúc nào cũng giúp thầy khi làm Uke cho sư tổ. Khi được gọi lên làm uke, khg ai có thể đoán sư tổ sắp làm gì! Ông ấy cứ di chuyển và người uke phải theo! Có thể nói là lúc đó có cái ''niêm'' giữa 2 người.


Cũng nhờ đời sống nội đệ tử mà thầy đã đạt được 1 trình độ cảm gíac sắc bén. Ví dụ như khi đang ngủ, thầy có thể cảm nhận được nhiều chuyện xẩy ra ở phòng khác. Có thể nói đó như là giác quan thứ 6. Cái cảm giác đó, cái giác quan đó đã cứu sống thầy trong nhìều tình huống khác nhau.


Làm đệ tử nội trú khg có gì khác võ sinh thường của sư tổ. Đòn thế thì y hệt nhau, cái khác biệt duy nhất là cường độ tập. Cách tập rất mạnh bạo, khg ỷ i hay nhẹ nhàng như những võ sinh thường. Sư tổ rất nghiêm khắc về việc này.


Khí của sư tổ như 1 sức mạnh vô hình. Sư tổ cho phép võ sinh có thể tấn công ổng bất cứ lúc nào với cây Bokken. Ngay cả khi ông ấy khg nhìn học trò, khg 1 ai dám tấn công ổng! Sư tổ có 1 cái cảm nhận rất nhậy bén và như là khg có 1 phút sơ hở nào hết. Người sư tổ như được bao bọc bởi 1 lớp khí.


Từ từ thì các ushideshi biết cách thu gọn khoảng cách giữa 2 người và sư tổ cũng cố ý để sơ hở cho đệ tử cảm nhận được những lỗi đó. Ổng khg làm những điều đó cho những đệ tử mà sư tổ biết chưa có những khả năng cảm nhận những sơ hở đó.


Khi các đệ tử cảm tưởng là sư tổ khg đề phòng thì họ tấn công, nhưng lúc đó thì sư tổ đã ''biến mất''! Chính vì vậy khi ngời ngoài coi, khan giả tưỏng là đòn được ăn thong, sắp xếp sẵn! sư tổ đã di chuyễn khi đệ tử mới bắt đầu tấn công! Đẹ tử như là quá chậm với ổng hay khg thể cảm nhận được sư tổ.
Sư tổ nói budo phải được thể hiện 1 cách tinh xảo, như là ăn khớp với nhau trước. Nếu mà bắt đầu di chuyển sau khi địch thủ tấn công thì khg phải là Budo nữa.


Những đệ tử nội trú thời đó toàn là người có ham mê võ thuật. HKD khg được dạy như bây giờ nhưng cái khg khí của đạo đường là 1 động cơ thúc đẩy. Sư tở lúc đó còn khoẻ và mỗi lần ổng tức lên thì đầu tóc dựng đứng lên.


Điều làm thầy hay tức lên là khi học trò tập kokyunage. Bất cứ khi nào tập kokyunage, mặc dù thầy đang ngủ hay đang ở nơi khác ngoài phòng tập, chỉ nghe cách té và tiếng động khi ra đòn là thế nào sư tổ cũng bước vô phòng tập và chê nhóm đệ tử là tập sai ....


Chính vì vậy mà khi sư tổ có mặt tại nhà thì hầu như ai cũng tập suwariwaza hết. Sư tổ khg bao giờ nói gì khi tập suwariwaza.



còn tiếp ...