Trang 5 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 345
Kết quả 41 đến 49 của 49

Chủ đề: Kazuo Chiba và Birankai

  1. #41
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm tưởng của thầy với Iaido






    Thầy rất thích iaido. Thầy thích cầm cây Katana và bị nó thu hút. Thầy tập Muso Shinden Ryu. Ryu này được lập vào hôi đầu thế kỷ thứ 20 bởi by Nakayama Hakudo Sensei. Sư tổ và thầy Hakudo là bạn với nhau và thầy Hakudo hay gửi học trò tới Hombu để tập.

    1 trong những đệ tử của thầy Hakudo là con rể của sư tổ. Ông ấy đã 1 thời là vô địch Kendo Nhật bản.

    Khi tập kiếm, thầy hay phối hợp zazen với Iaido. 20 phút thiền, 10 phút kiếm, rồi trở lại thiền ...

    Căn bản của HKD dựa trên kiếm thuật Nhật. Vì vậy, bộ pháp và thân pháp HKD khg khác mấy các thế của kiếm thuật. Vũ khí rất quan trọng trong các thế công, trong lúc đấu luyện như randori trong Judo, song đấu Kumite trong Karate.

    Vũ khí giúp cho võ sinh tham hiểu nhiều khía cạnh của võ thuật như khoảng cách, timing, giữ trục ... Vũ khí cũng giúp liên kết những kỹ thuật căn bản của kiếm như chém, lực hông, khí, hít thở với những động tác của HKD.


    Thầy bắt đầu tập Iaido vì sư tổ nói thầy nên tập môn đó. Vào khoảng 1959 hay 1960, có 1 nhà văn tới thăm sư tổ. Nhà văn ấy muốn biên 1 tiểu thuyết và dùng sư tổ như người mẫu cho nhân vật chính của tiểu thuyết đó. Lúc đó sư tổ kể lại 1 chuyện thật đã xẩy ra ở Hokkaido.





    Sư tổ đã đấu với 1 võ sư Iaido, thay thế cho sư phụ của sư tổ, thầy Takeda. Thầy Takeda đã đánh chết khá nhiều võ sĩ, và 1 trong những người đó có 1 kiếm sĩ iaido. Đệ tử kiếm sĩ đó kiếm thầy Takeda để trả thù. Lúc đó thầy Takeda bị bịnh nên khg thể nhận lời và sư tổ, với tư cách là đệ tử thay thế thầy Takeda.


    Trận tỉ thí đó xẩy ra ở Hokkaido, giữa mùa đông. Khi khoảng cách 2 đấu thủ khá gần nhau, sư tổ đá tuyết vô mặt kiếm sĩ và nhập nội đánh vô hông và quăng địch thủ.

    Khi nghe sư tổ kể chuyện đó, thầy Chiba tự hoỉ nêú là mình thì phải làm gì? Và thầy tự nghĩ là phải tập Iaido ...
    1 thời gian sau, khi tháp tùng sư tổ qua vùng kansai, tự nhiên sư tổ nói với thầy là hã ở lại đây 3 tháng để tập Iaido. Nơi đó là võ đường của thầy Michio Hikitsuchi và thầy Hikitsuchi là người đầu tiên dạy thầy Chiba về Iaido.

    Theo sư tổ, tập 3 tháng Iaido là đủ để có căn bản về môn võ đó.



    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #42
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Xin cảm ơn chú Aiki, càng đọc càng thấy thích \:d/
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #43
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    những bài viết của anh nói về các thầy vừa là 1 phần tiểu sử, 1 chút hiểu biết dành cho mọi người yêu thích aikido nhưng trong đó cũng là những kinh nghiệm đã có chứng minh rõ ràng dành cho những thành viên mới nhập môn biết, tìm hiểu và học hỏi,
    cảm ơn anh và các anh chị trong diễn đàn rất nhiều vì những bài viết, kinh nghiệm của mọi người đã giúp cho những người mới như em có được 1 chút quan niệm, định hướng để luyện tập cũng như có cái nhìn nhiều hướng hơn cho những cách tập aikido.

  4. #44
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Những yếu tố kỹ thuật, tâm lý và tinh thần cơ bản người võ sinh cần có

    Trước nhất là khg nên phân biệt luyện tập thể xác và tinh thần. 2 cái đó phải đi chung với nhau và là 1. Hình thể và tinh thần lúc nào cũng đi chung với nhau.

    Mục đích là lúc nào cũng nghĩ tới khiá cạnh đó và rèn luyện thể xác theo nguyên lý của HKD.

    Về mặt kỹ thuật, thầy dạy học trò phương thức "lúc nào, chỗ nào, thế nào ".

    "Chỗ nào" tượng trưng cho khoảng cách, không gian, "lúc nào" nhắc nhở tới timing và "thế nào " là nói về đòn thế.

    Võ sinh phải học, phải "đánh bóng/đánh nhuyễn" và rèn luyện thể xác với 3 phương thức trên. Võ sinh phải rèn luyện qua những kỹ thuật đòn thể, hấp thụ và khai thác được tính cảnh giác.

    Sư tổ đã nói "chỗ nào, lúc nào và thế nào để giết địch thủ" ... Sư tổ cũng nói là "Aikido chooses not to kill, but to lead" (khg biết dịch làm sao).

    Câu này xâu xắc lắm. Tất cả đều ở trong câu này.


    Trong cuốn nhật ký mà sư tổ biên vào khoảng 1942, ông ấy đã nóí rõ "tôi phải hạ (get) nó trước khi nó hạ tôi" ! Từ "hạ" ở đâu có nghĩa là giết!

    Hầu như ai cũng nhìn sư tổ như 1 ông gìa dễ thương, lúc nào cũng nói tới tình thương, hoà bình, hoà hợp ... nhưng mọi người nên nhớ những gì ông ấy đã trải qua trước đó

    HKD bây giờ đang có 1 chiều hướng tư tưởng (ideological trend) và thương mại hoá quá đáng. Những điều đó sẽ làm mất những ý nghĩa cao cả của võ thuật và làm gỉam gía trị của HKD đi. 1 mặt, dưới cái nhìn võ thuật, HKD với thời gian, trở thành 1 lý thuyết khg thực tế. Mặt khác, HKD càng ngày càng trở thành một cách sống kiếm tiền thực dụng.

    Ngoài những gì mới nói, võ đường, nơi để rèn luyện võ thuật, phải đương đầu với những quẩn bách khg cần thiết như chính trị, tổ chức hành chánh. Những tình trạng này là cái khía cạnh xấu, là 1 điều khg tốt, là 1 gò bó cho sự phát triển của HKD.


    Muốn đạt được cái "Đạo" trong HKD, người võ sinh phải khắc phục được những quẩn bách đã nêu và cái chiều huớng "khoái lạc" đang lan tràng khắp nơi trong đời sống hiện tại.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #45
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghĩ khi là võ sư chuyên nghiệp

    Lúc mới vô tập HKD, thầy chưa nghĩ sẽ là 1 VS chuyên nghiệp. Lúc đó thầy chỉ muốn làm đệ tử nội trú 1 vài năm rồi tính sau. Nhưng duyên số đưa thầy thành 1 HLV HKD khi sư tổ gửi thầy sanh Anh quốc.

    Nhiều lúc thầy nghĩ thầy đã làm 1 lỗ lầm lớn khi trở thành 1 HLV HKD. Khi trở thành 1 VS chuyên nghiệp, rất ít người giữ được sự tinh khiết của môn võ và mục đích dạy võ. Vì đời sống, vì gia đình, vì tiền bạc, vì kinh tế, HLV phải đếm số võ sinh. Người nào mà quá tinh khiết thì sẽ chết đói.

    Thầy đói và sống thiếu thốn trong mấy năm đầu ở Anh quốc. Thật là khủng khiếp. Đó là 1 bài học cho thầy. Ngược lại, cái thú vị nhất củ 1 VS là thấy võ sinh mình trưởng thành: sự chuyển tiếp, sự thay đổi và sự thành công qua sự rèn luyện. Thầy rất vui khi nhìn thấy sự thay đổi đó.

    Thầy sẽ rất sung sướng nếu thầy có 1 nghể nghiệp vững chắc hay có 1 nghề mà có thề kết hợp với HKD và cho phép thầy đủ sống, khg phải lệ thuộc vào thu nhập của lớp võ. Đó là mư cầu của thầy, nhưng bây giờ thì quá trễ rồi.

    Thầy qua Anh với 1 hợp đồng 3 năm, xong ở thêm 2 năm, thế là 5 năm, xong lại ở thêm 5 năm nữa, tất cả là 10 năm. Thầy dạy võ, dạy võ và dạy võ, và 10 năm sau, thầy có cảm tưởng như đã thành công và trở về nước. và lúc đó cũng quá trễ để đổi nghề. Thầy có đi tìm việc, nhưng khi trên 40t, ít ai nhận lắm.


    còn tiếp...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #46
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghĩ của thầy về Bạn tập / uke

    Hầu như ai cũng muốn có 1 người bạn tập mà hiểu ý mình, ăn thông với mình. Nếu muốn tiến bộ trong HKD, nếu muốn có 1 căn bản tốt, 1 chức năng dẻo dai, cách tập lý tưởng phải có những yếu tố sau:

    Điều thứ nhất: người võ sinh nên tập với 1 người có căn bản cao hơn. Trong khi tập, khg nên tự gò bó mà nên để ý tới những đặc điểm, đặc tính của bạn tập. Mỗi người bạn tập đều khác nhau và người võ sinh nên tập quan sát những đặc tính đó. Nên để ý tới những biểu hiện của đòn thể khi tập với 1 người khác phái, khác thể hình, khác tôn gíao, có kinh nghiệm võ thuật khác, có 1 cách nhìn khác ...


    Phải phát triển và nuôi dưỡng cách quan sát, chú ý tới từng động tác. Khi tập nên ráng hết sức để biết được nhược điểm và thiếu sót của chính mình và đòn thể, rồi từ đó kiếm cách khống chế những nhược điểm đó. Nếu khg biết nhược điểm thì làm sao khống chế được? nên học cách té (ukemi) để có thể áp dụng với tất cả mọi đòn, trong bất cứ tình huống nào.


    Điều thứ 2: Khi tập với những người cùng trình độ, nên áp dụng những gì đã tập và cũng cố lại sự hiểu biết về đòn thể. Nên tự giác những khuyết điểm của mình ở mọi giai đoạn. tất cả những hiện tượng này có thể "phản chiếu" nơi bạn tập của mình.

    Nên quan sát kỹ coi những cách mà mấy người cùng trình độ dùng để khắc phục khuyết điểm của họ, từ kỹ thuật, thể lực cho tới sự cảm nhận của cơ thể.


    Điều thứ 3
    : tập với những người kém hơn mình. Củng cố những kỹ thuật căn bản và áp dụng nó 1 cách nhẹ nhàng (khg dùng sức- minimum effort). Tập tự chủ, tự kiểm soát nhưng vẫn ap1 dụng những kỹ thuật 1 cách nẹ nhàng, nhưng hiệu quả. Nên tập với những người mới nhập môn vì họ khg có định kiến cách thức di chuyễn. Đó là 1 cách để tập độ chính xác và cách uyển chuyển khi ra đòn.


    Nói chung, 3 cách tập trên sẽ tạo cho võ sinh cái tính, thái độ linh động, mềm dẻo mà bất cứ môn sinh HKD nào cũng phải có. Nên tập với những người bự con hơn, cao hơn, nặng hơn, nhõ hơn và cùng kích thước với mình.

    Tóm tắt lại, nên liếm cơ hội để tập với tinh thần của 1 tân môn sinh.

    Để áp dụng những gì thầy mới nói, trong tất cả lớp thầy, trong mỗi đòn, võ sinh phải tập với 2 người khác nhau. Thầy muốn võ sinh thầy phải tập với tất cả những người có mặt trên sàn tập. Thầy có nghe nói là tại nhiều võ đường, mỗi võ sinh chỉ tập với 1 bạn tập. Cách tập đó biểu hiệu sự "thiếu hiểu biết" của người thầy.

    Những gì thầy vừa nêu có thể áp dụng trong 2 trường hợp: trong lớp võ khi có HLV/ thầy phụ trách hay khi tập "tự do".
    Tập "tự do" có 2 trường hợp: tập 1 mình như khi tập Bokken / Jo hay tập với bạn nhưng "tự do" lựa đòn.

    Cách thứ 2 thường là 10phút cuối giờ tập và mục đích của cách tập này là để võ sinh ôn lại những gì vừa tập trong giờ học đó.


    Cách tập "tự do" khg chỉ hạn chế ở 2 cách tập mới nêu và nên bao gồm cả những cách tập ngoài giờ học chính thức. 1 người vỏ sinh giỏi là người mà tập tự do càng nhiều càng tốt. Cách tập thêm này rấy hiếm thấy bên Mỹ.

    Khi thầy còn là đệ tử nội trú, lúc nào cũng có vài người đệ tử ở lại sau giờ tập để tập thêm. (Tuy lúc đó, sau giờ tập thì hầu như ai cũng muốn nghỉ xả hơi vì ngoài tập võ, họ còn phải lo 100 việc khác nới võ đường. Nếu được, họ chỉ muốn ngủ để lấy sức). Thầy khg có ý định ám chỉ là khi tập phải dùng đầy khí lực, phải tập mạnh mẽ! thầy chỉ muốn nhắc là khg nên bị gò bó trong giờ tập chính thức với 1 HLV.


    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #47
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Lịch sử HKD

    Trước khi có HKD, nguyên lý "hiệp khí" đã có trong giới võ thuật Nhật bản từ thời tiền cổ. Sư tổ chưa bao giờ nói là HKD khg phải là 1 môn võ mặc dù ông thường nói HKD là "budo".

    Thầy Chiba khg đồng ý với cái ý nghĩ HKD là 1 môn võ mới và khg chấp nhận chỗ đứng của HKD trong lịch sử võ thuật Nhật bản và sự liên hệ của nó với những bộ môn khác.

    Trong những cuốn sách chính thức nói về HKD mà ĐC Kisshomaru đã viết, có rất nhiều đoạn rất hay nói về "hiệp khí". Mặc dù vậy, thầy vẫn khg hoàn toàn đồng ý với cách nói về lịch sử của HKD. Có thể là thầy quá đòi hỏi!

    Đối với thầy, với địa vị của 1 chưởng môn, ĐC có trách nhiệm nói rõ và xác thực lịch sử của bộ môn. Nhưng đối với thầy, lịch sử mà ĐC đã viết vẫn còn thiếu sót. Nếu muốn được coi như xác thực, họ phải tiết lộ sư thật khách quan và sẵn sang chấp nhận và đương đầu với nhựng lời phê bình, chỉ trích của những thế hệ sau.

    Thầy mong rằng tân ĐC sẽ nhận thấy chuyện này và sẽ chấp nhận nêu lên những gì chưa được nói ...

    Viết lịch sử cũa 1 võ phái cần nhiều đức tính hơn là 1 nhà văn hay 1 võ sư, nhất là khi tác gỉa là 1 nhân vật quan trọng, là vai chính trong sự phát triển của võ phái đó. Người viết phải có 1 cái nhìn vô tư, khg thiên vị, và 1 am hiểu sâu sắc về bản tính nhân loại và những cuộc xung đột có thể xẩy ra. Đó là những gì thầy mong sẽ thấy trong thời đại của đương kim Đạo Chủ, người đứng đầu thế hệ thứ 3 của HKD.


    còn tiếp ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #48
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghỉ của thầy về Kỹ thuật đòn thể


    Những kỹ thuật HKD đều dựa trên những 'lý trí' dính liền với nhau. Ví dụ như nguyên lý "một là nhiều" của HKD. Những đòn tay khg có thể biến thành đòn kiếm hay đòn gậy và ngược lại. Kỹ thuật có thể áp dụng với 1 địch thủ và cũng có thể áp dụng khi có nhiều địch thủ.


    Bộ pháp có thể biến hoávà lien kết từ đòn tay, ra đường kiếm với 1 hay nhiều địch thủ và đi trở về đòn tay. Những cái đó là những yếu tố cần thiết của Budo. Đó là những động tác mà sư tổ hay làm và là nguồn gốc của HKD.


    Cái tính chất của HKD khg có dễ thấy, nhưng những người tới 1 trình độ nào đó sẽ có thể thấu hiểu được. Cái bề ngoài của HKD, cái HKD mà hay thấy bây giờ khg thể nói là tiêu bửu cho Budo của ngày xưa nữa. Cũng may là trong số võ sinh HKD thời nay, có 1 số ít võ sinh có thể hiểu được cái thực chất của môn võ này và với thời gian tìm hiểu, họ sẽ có thề áp dụng những tính chất đó cho họ.


    Những đòn thế của HKD có 1 sức quyến rũ đặc biệt: từ ngoại hình cho đến những tiềm lực, khà năng ẩn dấu mà khi hiểu, sẽ bộc lộ những khái niệm của võ thuật. Dưới cách nhìn đó, chiều sâu của HKD như khg đáy.


    Ai mà phê bình HKD qua những bề ngoài của đòn thể sẽ là 1 lỗi lầm lớn. Ngược lại, ai mà chỉ nghĩ tới những tinh túy của Aikido mà quên đi hình dạng của đòn thể sẽ mất đi cái tính chất chung của nó.

    Cái nhìn của ĐC Kisshomaru là vượt qua cái điạ hạt/khía cạnh mạnh bạo của võ thuật và tựa vào cái nhìn "vũ trụ" của HKD. ĐC muốn gạt qua 1 bên những nguyên tắc vũ phu, ngược với đạo lý mà hay đi đôi với võ thuật. Bây giờ, khi đã lớn tuổi, thầy Chiba càng ngày càng hiểu rõ và phục cái nhìn đó của ĐC.


    Những đông tác vòng tròn thật to cũng như quan niệm về tinh thần, sự hoà hợp khg nên được quá nhấn mạnh trong khi tập. Làm như vậy trong khi tập sẽ hiểu được 1 phần của HKD và sẽ thiếu cái nguyên lý (essence) của võ thuật (budo).
    Những cách tập và quan niệm đó thiếu thực tế võ thuật và chỉ là những biểu tượng, những triết lý của HKD. Những ý nghĩa đó chỉ hoàn thành 1 trong 2 nhiệm vụ của HKD: bề ngoài và thực tế. Sư tổ đã nói "Budo là nguồn gốc củ HKD. Tất cả võ sinh phải nắm vững Budo, và HKD vượt xa hơn Budo". Ông cũng nói rất rõ "từ giờ trở đi, nhân loại khg cần Budo như hồi xưa nữa".


    Với cái nghĩ đó, sư tổ mở 1 con đường võ thuật cho những người mà từ trước tới giờ, vì bất cứ lý do nào, khg được tập võ: những người yếu đuối, lớn tuổi, phụ nữ, nhỏ bé ... Sư tổ cũng loại bỏ thi đấu, và khi làm vậy đã thích ứng với khả năng và những tính riêng biệt của từng cá nhân.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #49
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    1 clip cu3a thâ`y Chiba cách dây vài chuc nam

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


Trang 5 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 345

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •