Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 49

Chủ đề: Kazuo Chiba và Birankai

  1. #31
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tình huynh đệ , và tình sư môn


    Khi nói tới những sư huynh, sư đệ cùng thời với thầy Chiba, thầy chỉ cười và nói là tình huynh đệ vẫn còn đó. Sau hơn 40 năm võ nghiệp, tất cả những huynh đệ như khg thay đổi về đức tính. Đối với thầy, vỏ sĩ hầu như ai cũng "ngoan cố, bướng bỉnh". Mọi người có thể gìa đi, nhưng tính tình thì khg thay đổi.


    Hơn 40 năm nay, thầy đã phục vụ và gần guĩ với 3 thế hệ của going họ Ueshiba, Hombu dojo và 1 số huynh đệ. Điều gì ấp ủ mối liên hệ đó?

    Thầy vẫn còn cảm tưởng phải mang ơn sư phụ. Được nhận làm đệ tử, công ơn dạy dỗ - luyện võ tư thuở thiếu niên, được dạy làm người ... truyền bá HKD, phục vụ mấy thế hệ sau của gia đình Ueshiba là 1 cách để trả ơn sư phụ. Chuyên này khó giaỉ thích, càm giác như 1 chuyện tình giữa 2 người, và cái cảm giác đó khó có thể giải bày cho 1 người thứ 3.


    Cách mang ơn cũng là 1 phần của văn hoá Nhật. Cái phong tục này đang từ từ biến mất. Có thể cái thế hệ của thầy là cái thế hệ chót còn biết trung thành với 1 dòng dõi.


    Thầy nghĩ cái liên hệ và sự trung thành này ít người ngoại quốc có thể hiểu được. Sớm muộn gì, thầy nghĩ sợi dây lien lạc với gia đình Ueshiba nói riêng và Hombu dojo nói chung sẽ loãng và thưa thớt dần. Thầy nghĩ cái nhóm huynh đệ thầy là cái thế hệ chót còn giữ lien lạc với Hombu. Thầy khg nghĩ và cũng khg mong chờ những thế hệ aikidoka ở ngoại quốc sau này sẽ tiếp tục như thầy.


    Nếu họ vẫn còn lien hệ với Hombu dojo thì càng tốt, nhưng thầy nghĩ đó là chuyện rất khó. Chính vì vậy mà mục đích thầy là đào tạo 1 nền tảng Aikido vững chắc ở Hoa kỳ: 1 căn bản kỹ thuật chắc, 1 cá tính riêng, 1 ý tường và khái niệm riêng và 1 tương lai riêng biệt.


    Trong nhóm ushideshi cùng lúc với thầy, hầu như ai cũng được Hombu gửi ra ngoại quốc. Người Ushideshi cuối cùng trong nhóm thầy đi "quảng bá" HKD là thầy Kurita. Thầy Kurita đang là Shihan tại Mễ tây cơ (Mexico city).

    Thầy Kurita




    Thật ra, chỉ có 1 số Ushideshi là được Hombu gửi đi thôi. Vào thập niên 60, đi ra ngoại quốc để dạy HKD như 1 phong trào. Hết người này đi tới người khia đi ... Lúc đó thầy khg muốn đi Anh quốc mà có ý định đi New york với thầy Yamada. Nhưng số trời đã định ...


    Vào khoảng 1977, thầy Kanai và Yamada về Nhật chơi và mấy Ushideshi "cùng thời" gặp gỡ nhau lại để kể lại chuyện xưa ... và lúc đó họ mới hay là thầy Kurita khg còn trong nhóm nữa.


    Tất cả mọi người đều "bẽ bang" và mắc cở vì thầy Kurita là sư đệ nhỏ nhất trong nhóm, ai ai cũng ra xứ ngoài và chỉ có thầy Kurita ở lại Nhật. Mọi người có cảm tưởng như bỏ rơi thầy Kurita.


    Thế là mọi người đi kiếm thầy và qua 1 số người quen, thầy Chiba kiếm ra nơi cư ngụ của thầy Kurita. Thầy và thầy Yamada tới thăm và "đem" thầy Kurita ra khỏi nơi ẩn cư, và "ép" thầy lên Hombu tập lại HKD. Sau 1 thời gian thầy Yamada tiền cử và giới thiệu thầy Kurita sang Mễ tây cơ. Xứ đó đang cần 1 shihan.

    Thế là nhóm Ushideshi cùng thời đều xuất ngoại!


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #32
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tình thầy trò và tương lai cuả HKD bên Mỹ

    Những học trò thầy/huynh đệ thầy, rất yêu mến thầy và đối với thầy chẳng khác gì thầy đối với sư tổ. Thầy coi đó như là 1 điểm mạnh của HKD nước ngoài. Mặc dù vậy, thầy khg biết là cái tình đó sẽ còn được bao lâu khi những người như thầy qua đời!

    Tất cả những khó khăn thầy (và những sư huynh/ sư đệ được gủi ra nước ngoài để truyề nbá HKD) đã trải qua đều được giải quyết qua "đường dây" Nhật bản, giữa người Nhật với nhau.

    Có nhiều chuyện nan giải, nhưng mọi chuyện đều được giải quyết vì họ cùng văn hoá. Trong tương lai, khi những Shihan hiện nay khg còn nữa, giao thiệp với Hombu sẽ là 1 vấn đề.

    Những người như thầy là sợi dây liên lạc giữa 2 văn hoá. Các Shihan đã sống lâu năm ở ngoại quốc, họ hiểu cách suy nghĩ của nơi họ cư ngụ và họ cũng là gốc Nhật và lớn lên ở đó nên cũng hiểu cách suy nghĩ của Hombu. Khi nói chuyện với Hombu, họ nghĩ như người Nhật. Khi nói chuyện với võ sinh nước ngoài, họ nghĩ như nơi họ cư ngụ.


    Chuyện này đã xãy ra với thành phần lãnh đạo của American Aikido society và sẽ xảy đến cho Aikikai. Thành phần lãnh đạo Nhật nhìn mấy xứ khác qua cái nhìn của họ ....





    Về tương lai của thầy


    Thầy bây giờ chỉ muốn về hưu, đi câu cá, đi bơi và hứng dạy võ khi nào thầy muốn! Thầy muốn hứng đâu đi đó, và khg cần phải lo lắng về kinh tế, phải đếm đầu môn sinh ...

    Thầy sẽ về hưu trong vòng vài năm tới. Thầy sẽ khg còn dạy HKD 1 cách chính thức nữa nhưng thầy vẫn tiếp tục tập.







    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #33
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Thầy bây giờ chỉ muốn về hưu, đi câu cá, đi bơi và hứng dạy võ khi nào thầy muốn! Thầy muốn hứng đâu đi đó, và khg cần phải lo lắng về kinh tế, ...
    Tui và có lẽ nhiều người cũng đang muốn như vậy đây ... chỉ có khác là hứng làm gì thì làm đó chứ không phài là "dạy võ"
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #34
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Những lần thầy Chiba xử dụng HKD:

    cuộc tỉ thý giữa thầy với 1 VS TCQ

    Vào năm 1960, ở Tokyo có 1 biểu diễn võ và TCQ được VS Wang từ Đài Loan sang đại diện. VS Wang rất to con và khá nổi tiếng ở Nhật. Sau cuộc biểu diễn, có 1 số dân tập Karate sắp hang để đấm VS Wang. Thầy Wang cho đấm vô bụng 1 cách ngon lành. Thầy khg bị gì hết.

    Thầy Chiba thì khg nề phục và nghĩ là nếu thầy có đấm thì sẽ đấm vô hạ bộ hay mặt. Trong số học trò thầy Chiba, có 2 người cũng học TCQ với thầy Wang và 1 hôm rủ thầy Chiba tới coi.

    Khi tới võ đường TCQ, 2 người học trò giới thiệu thầy Chiba cho VS kia, và tuy cách nói chuyện rất lịch thiệp, VS TCQ mời thầy Chiba chỉ vài đòn HKD. Tuy lời nói rất đàng hoàng, nhưng thầy Chiba coi đó là 1 cách thử thách.

    Thế là 2 người đối diện nhau, VS TCQ thủ như 1 võ sĩ Sumo. Sau 1 vài phút quan sát nhau, VS TCQ bước tới để xô thầy Chiba ra. Thầy Chiba dùng taisabaki để né và vô đòn Kotegaishi liền.

    Tiếp theo đó là 1 tiếng "rắc" thật to nhưng VS kia khg té, nhưng nhập nội thầy Chiba và dùng 2 tay để đẩy (phát chưởng) vô bụng thầy. Thầy Chiba bị hất văng ra khá xa nhưng cũng khg té. Đúng lúc đó thì đồ đệ 2 bên nhẩy vô can 2 sư phụ ra.

    Chuyện này có nhiều "bản dịch", tùy theo ai kể. Người thì kể là VS TCQ bị bong gân tay, ng thì nói thầy Chiba bị bầm tím bụng và té lăn long lốc. Kết quả khác nhau tùy theo họ học võ gì ... Cái chính khg phải là ai thắng ai thua mà là chuyện thật và cả 2 đều sống sót ...


    còn tiếp ...


    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #35
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    http://youtube.com/watch?v=nvJ3bI-VyDg

    Đây là đoạn cucat thấy thầy Tohei đánh với ông nào đó! Hy vọng là đúng trong bài dịch trên của chú Aiki
    hay thật :biggrin: em cũng thấy đoạn clíp này khá giống với lời kể của anh aiki, đúng là xem qua thì cảm như khó mà đánh được các đòn này với 1 người đã đánh thắng được người của môn judo, nếu ko phải họ có ý đến khiêu chiến thì cũng khó có dịp được xem thật sự aikido có thể vào đòn thế nào :laugh:

    Sau 1 vài phút quan sát nhau
    ko hiểu đoạn này ko khí sẽ thế nào :laugh: các thầy chỉ nhìn nhau theo kiểu dò xét thực lực hay theo cách nhìn 1 đối phương sinh tử :laugh:
    Tiếp theo đó là 1 tiếng "rắc" thật to nhưng VS kia khg té, nhưng nhập nội thầy Chiba và dùng 2 tay để đẩy (phát chưởng) vô bụng thầy. Thầy Chiba bị hất văng ra khá xa nhưng cũng khg té. Đúng lúc đó thì đồ đệ 2 bên nhẩy vô can 2 sư phụ ra.
    bị bẻ theo kote đến mức "rắc" 1 cái mà vẫn còn lực để tung đòn vào bụng đối phương thì thực sự kinh khủng thật, có khi cần lập ra 1 topic về các trận đấu đã từng diễn ra trong lịch sử aikido để rút kn và xem xét các cách tấn công phòng thủ thực tế của aikido :focus:

  6. #36
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chuyện " biểu diễn" trên tầu





    Thầy Chiba được sư tổ gửi sang Anh quốc để bành trướng HKD bên đó. Thầy đi bằng đường thuỷ và khi tầu thuy qua vùng xích đạo, họ ăn mừng và tổ chức 1 buổi tiệc. Trong bữa ăn đó, họ yêu cầu thầy Chiba biểu diễn HKD. Vì trên tầu khg có ai biết võ để làm uke, nên 1 người trong thủy thủ đoàn được chỉ định
    ra làm uke cho thầy. Người đó dùng đòn dao để tấn công thầy.


    Khi tập HKD, khi uke dùng dao tấn công, họ lao vào đâm. Tên thủy thủ thì khg làm vậy. Hắn thấp người xuống, đi vòng vòng chung quanh thầy, chuyển dao từ tay này sang tay kia, rồi bất thình lình nhào vô đâm. Khi chuyển dao như vậy, Nage sẽ khó biết là tay nào đangcầm dao.


    Khi tên thuỷ thủ kia đâm thầy, thầy chỉ kịp đỡ Gedan barai với 2 tay và đẩy con dao sang 1 bên. Mặc dù vậy, con dao cũng đâm lủng thắt lưng thầy và làm chày da thịt thầy.


    Sau khi đỡ, thầy phản công và bẻ gẫy tay tên thủy thủ kia bằng thế Kata katamae.

    Trong HKD, khg phải lúc nào cũng dùng taisabaki để né đòn được. Chính vì vậy nên biết cách đỡ đòn (gedan barai)


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #37
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Những lần thầy phải dùng HKD với giới giang hồ


    Ở bên Nhật, 1 tên cướp đã 1 lần đâm bụng thầy bằng con dao. Thầy đỡ bằng Gedan Barai và bẻ gẫy tay với thế Kata katamae.



    Trong 1 chuyện khác ở thủ đô ánh sang (Paris), thầy Chiba và thầy Noro đi vô 1 phòng trà. Thầy ngồi uống rượu ở 1 phòng trong khi thầy Nori thì chơi bài ở 1 phòng khác.

    Bất thình lình có nhiều tiếng ồn ào từ nơi thầy Noro vọng lại và thầy Chiba chạy sang xem. Thì ra là có người đang đánh nhau. 1 người lớn tuổi đang nằm dưới đất và 1 người trẻ tuổi đang đá vô người kia. Máu me bê bết mọi nơi và thầy Noro nói với thầy Chiba là làm cho "ổn chuyện" đi.


    Thầy Chiba khg muốn bị dính líu vào nên cản người trẻ tuổi lại, và hỏi xem hắn biết hắn đang làm gì khg! Người kia trả lời bằng tiếng Pháp nên thầy Chiba chả hiểu chi ráo. Thầy tiếp tục kéo người kia đem ra chỗ khác .... Và mọi chuyện xảy ra cùng 1 lúc.

    Thầy phản xạ và dùng đòn Judo Osoto Gari quét người thanh niên kia. Hắn té xuống đất và cùng lúc đó 1 tiếng chat vang lên. 1 con dao rơi xuống đất và văng ra xa. Lúc đó thầy Chiba mới hay là tên kia đã rút dao ra và tính đâm thầy.

    Thầy đã phản ứng trong tiềm thức! hoàn toàn phản xạ. Về sau thầy mới hay người trẻ tuổi kia là 1 tay anh chị xã hội đen ở khu Pigalle, Paris. Chính vì vậy mà ngay từ lúc đầu, khg ai dám can thiệp. Nhưng đối với thầy, xã hội đen hay khg cũng chả có gì là khác với cách thầy đã làm.



    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #38
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghĩ của thầy về Atemi

    Thầy nghĩ là atemi rất quan trọng trong HKD. Tuy khg trong chương trình học, nhưng thầy vẫn tập atemi!





    Lần thách đấu tại Hombu.


    Chuyện này xẩy ra vào năm 1978 tại Nhật. Thầy mới từ Anh quốc trở về. Có 1 người đích than tới Hombu thách đấu nhiều lần và Hombu lúc nào cũng từ chối. Khg ai biết rõ hắn là ai.

    Cái khổ là người ra trả lời NO lại là thầy Chiba. Cứ vài tuần thì người kia lại tới thách đấu. 1 hôm thầy chịu khg nổi nữa và chấp nhận cuộc tỉ thí. Thầy nghĩ người kia hơi khùng và sắp xếp để ăn thua. 2 bên chấp nhận ký giấy khg thưa kiện nhau nếu có chuyện gì xẩy ra.

    Thầy cho tên kia biết thầy là 1 VS chuyên nghiệp và sẵn sang hy sinh tánh mạng. Khi 2 bên đụng độ nhau, thầy lấy liền thế công và nhào vô đấm hắn. Tên kia bị trúng đòn, văng vô tường, nhưng vẫn đứng dậy và nhào vô đánh tiếp. Thầy Chiba kết thúc bằng Nikkyo. Tên kia thì máu me đầy người và nằm dưới đất. Đó là lần cuối cùng hắn tới Hombu thách đấu.

    Thầy Chiba có cảm tưởng như tên kia khg ngờ 1 aikidoka sẽ tấn công trước ...


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #39
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chuyện thầy được gửi sang Anh


    Vào tháng 4 năm 1964, khi thế vận hội được tổ chức tại Tokyo, VS Judo lừng danh Kenshiro Abe và cũng là 1 đệ tử của sư tổ, tới thăm sư tổ ở Hombu Dojo. Thầy Abe vừa từ Anh trở về. Thầy qua đó từ 10 năm trước và đã thành lập 1 hiệp hôi Judo bên đó. Tah1p tùng thầy Abe sang Nhật, có ông R. Logan chủ tịch Hiệp hội Judo đó. Khi gặp sư tổ, họ yêu cầu sư tổ 2 diều:


    Điều thứ nhất là sư tổ gưỉ 1 HLV HKD sang Anh quốc để đứng đầy chi nhánh HKD





    Điều thứ 2 là sư tổ chỉ định 1 HLV để tư huấn ông Logan trong thời gian ông ấy ở bên Nhật.


    Thế là thầy Chiba được sư tổ chỉ thị đi dạy ông Logon trong vòng 1 tháng.


    Tới hè 1965, mấy tháng sau việc gặp gỡ giữa sư tổ và thầy Abe cùng phái đoàn Judo Anh quốc, thầy Abe và ông Logan liên lạc lại với sư tổ và yêu cầu sư tổ gửi thầy Chiba sang Anh. Sư tổ nhận lời, nhưng khi thầy Chiba hay tin thì khg ưng ý lắm.

    Lúc đó thầy Chiba sắp sửa lên đường sang New York để phụ thầy Yamada, nhưng sư tổ đổi ý và gửi thầy sang Anh. Thầy Chiba hơi lo vì trước đó vài năm thầy đã bị tai nạn và bị thương ở lưng. Thầy sợ với khí hậu ẩm ướt, thầy sẽ đau lưng lại.

    Nhưng thầy khg thề làm gì hơn và thầy sang Anh và ở đó trong vòng 10 năm.

    Thầy sang Anh bằng tầu thủy, trên 1 tầu trở dầu (tanker). Chuyến đi đó kéo dài trong vòng 6 tuần, và ngoài hành lý của thầy, thầy cũng mang theo 50 tấm tatami. Mục đích của hiệp hội Judo Anh là khi tới nơi, thầy có đủ dụng cụ để mở 1 võ đường.


    Thầy dời hải cảng Sasebo vào ngày 18 tháng 3 1966, vừa làm đám cưới cách đó vài tháng và đeo 5 dan HKD. Khi đứng trên boong tầu nhìn đất liền từ từ chìm vào bóng đêm, tự nhiên thầy tự hoỉ - tại sao phải sang Anh? Tâm trạng thầy lúc đó như vừa thức tình và thầy tự hỏi đủ mọi điều ....


    Giữa thời gian sư tổ nhận lời gửi thầy sang Anh và lúc chính thức lên đường, thầy Chiba đi lên tư gia thầy Abe để soạn hợp đồng và lấy thêm chi tiết về tình hình HKD bên Anh. Cuối tháng 9 1965 thì hợp đồng đã được ký bởi mọi thẩm quyền.

    Giao kèo là thầy sẽ ăn lương 60 bảng Anh / tháng sau khi trừ thuế, thầy sẽ đưoơc giấy phép làm việc chính thức, sẽ có bảo hiểm, 2 tuần nghỉ hè mỗi năm, vợ thầy sẽ được bảo lãnh sang trong vòng 1 năm và sau cùng là nếu muốn và với sự thoả thuận của Hiệp hôi Judo Anh quốc, thầy có thể gia hạn hợp đồng thêm 2 năm.


    Đây là hợp đồng đầu tiên mà Hombu ký với 1 tổ chức ngoại quốc khi gửi HLV đi quảng bá môn vỏ này.


    1 tuần trước khi đi, thầy và ông anh lớn lấy taxi lên chào sư tổ. Vì mắc kẹt xe nên thầy tới trễ. Thầy cảm thấy xấu hổ khi thấy Sư tổ đang ngời chờ thầy trong phòng khách và thầy cảm nhận được sự khó chịu của sư tổ.

    Sư tổ rót rượu Sake và cạn ly với thầy. Xong ông ấy nhìn vào mắt thầy và nói:

    ''Con đừng lo cho thầy. Thầy sẽ khg sao cả và sẽ sống tới 126 tuổi''. Câu nói đó ám ảnh thầy trong vòng nhiều năm, cho tới khi thầy hiểu được, 1 thời gian lâu sau khi sư tổ qua đời. Và từ lúc đó trở đi, thầy mới tĩnh tâm được với cái chết của sư tổ.


    Trong cuộc hành trình sang Anh, có nhiều chuyện lủng củng xẩy ra giữa Hiệp hội Judo Anh quốc và HH khg thể hoạt động với thầy được nữa. Người bảo lãnh cho thầy khi sang Anh là ông Logan. Ồng ấy là 1 đại gia ở khu đông bắc nước Anh và cũng vì vậy mà thầy quảng bá HKD ở khu đó. Những đai đen đầu tiên ở Anh quốc là Pat Butler, Fred Jenkins và Ron Myers.


    Cuộc hành trình kéo dài 6 tuần. Trong khi lênh đênh trên mặt biển, thầy có thì giờ xét lại đời sống của mình và nhất là mấy sự kiện quan trong trong đời thầy.

    Vài tháng trước khi sang Anh quốc, vào ngày 15 tháng giêng 1966, thầy chấm dứt cuộc sống nội đệ tử khi thầy lập gia đình với cô Mitsuko.

    Sư tổ là khách danh dự trong tiệc cưới. ĐC Kisshomaru và phu nhân là OB mai! Tất cà những HLV và VS HKD tên tuồi trên toàn quốc đều có mặt trong tiệc cưới. Ngày cưới được cố ý lựa cho trùng với lễ Kagamibiraki của Homby Dojo để mọi người có thể tham dự.


    Sau tiệc cưới, thầy dẫn cọ dâu tới tỉnh Obama để ra mắt sư phụ thiền của thầy. 1 tháng sau ngày cưới thì mẹ thầy qua đời ở 1 nhà thương gần nhà, hưởng thọ 56t. Thầy còn nhớ đứng bên cãnh giừơng bệnh và và biết mẹ qua đời khi thấy giọt nước mắt trên má bả. Thầy còn nhớ luôn lúc lấy taxi chở thi hài về nhà. Thầy ôm mẹ trên đùi thầy.

    Thầy đi trở về dĩ vãng, Thầy nhớ lại lúc nhỏ thầy hung bạo làm sao. Thầy nhớ những trận đánh nhau ở trường, những giọt nước mắt của mẹ mổi lần thầy phá phách, bị trường cảnh caó và mẹ bị gọi lên để quở trách ... và lúc đó thầy nhận thức được là bịnh và cái chết của mẹ thầy là do thầy gây ra ...

    Mặc dù sự dạy bảo của mẹ, tính thầy vẫn khg thay đổi. Tấy cả những gì chung quanh thầy, trường học, cộng đồng, tất cả mọi người, tất cả
    mọi việc đều bất công, đều là đạo đức gỉa. Thầy khg thể chấp nhận được và phải chống lại những điều đó.

    Thầy biết rõ võ thuật đã cứu thầy. Nếu khg có võ, khg gọc võ chắc thầy đã thành 1 tên cướp.

    Điều an ủi thầy trrong cái mặc cảm tội lỗi đó là sự chấp nhận con dâu của mẹ thầy. Bà coi Mitsuko như người con ruột mà bả đã mất lúc 3t. Mitsuko cũng là người từng chăm sóc cho bả khi bà vô coma 1 tuần trước khi mất.

    Thầy như khg hiểu được những thay đổi lớn lao trong đời thầy. Tất cả mọi việc đều bắt nguồn từ cuộc viếng thăm của thầy Abe với sư tổ và kết thúc với thầy đứng trên boong tầu ... Thầy đang đứng trước ngưỡng của tương lai mà thầy khg bào giờ nghĩ tới, và những chuyện gì sắp
    và sẽ xảy ra thì thầy khg thể biết được.

    Thầy tự nói là bây giờ chỉ là bước đầu, và dù bất cứ chuyện gì xẩy ra, hãy quên đi quá khứ và hãy nhìn tới tương lai ...



    còn tiếp ...
    b
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #40
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm tưởng và đời sống của thầy khi trở về lại Nhật:

    Sau 10 năm tha hương tại Anh quốc, năm 1975, thầy trở về lại Nhật. Trình độ kỹ thuật HKD thì OK, nhưng xã hội Nhật đã quá thay đổi và thầy khg thích việc làm của mình.

    Khi về Hombu thầy là phụ trách về HKD thế giới. Đó là việc ngồi bàn giấy! Thầy khg thích vì phải lo giấy tờ và khg có thì giờ tập nữa. Thầy là 1 võ sĩ chứ khg phải 1 thư ký văn phòng.

    Năm 1978, thầy từ chức vì khg hợp với việc làm văn phòng và cũng vì khg đồng ý với chính sách của hombu dojo với 1 số vấn đề liên quan tới HKD quốc tế. Thầy về quê sống và làm việc cho 1 công ty xây cất. Thầy làm việc lao động. Lúc đó, thầy khg nghĩ tới HKD gì nữa và đẵ định "gác kiếm" ẩn tu.

    Cũng trong thời gian đó, ĐC Kisshumaru cũng xuống thăm thầy. ĐC xuống 1 mình và lưu lại với thầy 1 đêm. Thầy săn sóc cho ĐC như thời còn là Ushideshi và sang sớm hôm sau, ĐC lên đường trở về Hombu. Về sau, thầy mới biết là ĐC xuống thăm thầy coi thầy có sao khg! Dù gì đi nữa,ĐC cũng còn tình thầy trò năm xưa.

    1 thời gian sau, thầy Yamada xuống thăm thầy 3 lần lien tiếp và cuối cùng thầy chấp nhận trở về thế giới HKD, nhưng tại miền tây nước Mỹ. Và từ đó tới giờ, thầy định cư tại San Diego, bang California.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •