Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 49

Chủ đề: Kazuo Chiba và Birankai

  1. #21
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Kỷ niệm với sư tổ



    Thầy cũng đã tháp tùng sư tổ trong rất nhiều cuộc du ngoạn. Thường thường thì sư tổ hay đi thăm 1 số học trò cũ mà đã mở võ đường. Sư tổ cũng hay ghé thăm 1 số đại sư, nhà tu hành nổi tiếng hay bạn bè trưởng môn võ. Sư tổ thích ghé chùa chiền, lăng bổng.


    Mỗi nơi, sư tổ hay ngồi chuyện trò, đàm đạo với các thầy và lâu lâu thì sư tổ đứng dạy và gọi thầ Chiba ra làm uke để chứng minh lời nói của mình! thế là thầy Chiba bị làm uke và bị quăng tứ tung.


    Trong những cuộc du ngoạn như vậy, các ushideshi, tay thì khiêng hành lý cho sư tổ, lkưng thì đeo Kiếm và Jo. Họ còn phải mua vé xe lửa, trả tiền taxi, còn sư tổ thì cừ cuốc bộ, khg cần biết đệ tử đang làm gì! Nội để ý xem sư tổ ở đâu trong nhà ga hay những chỗ đông người cũng là 1 kỳ công!


    Khi lên bực thang thì đệ tử tháp tùng phải "đẩy" sư tổ từ phía sau, khi đi xuống thì phải để vai cho thấy chống tay ... Có 1 vài lần 1 vài đệ tử khg theo kịp thầy và sư tổ cứ tiếp tục đi, khg cần biết gì hết ...


    Sư tổ là 1 võ sư khác thường! ỗng là thiên phú. Sức mạnh bẩm sinh của sư tổ khg thể tưởng tượng được. Khg ai có thể bắt chước sư tổ được. Sư tổ rất giỏi võ nhưng khg biết cách dạy, khg có 1 chương trình dạy gì hết. Cách dạy của ỗng rất tự sinh! hứng gì thì dạy cái đó.


    Trong 1 lớp, sư tổ đổi kỹ thuật liên tiếp! nhiều người khg kịp nhìn và số đông chỉ nhớ tới cái bề ngoài của đòn thế. Sư tổ khg có dạy, ổng chỉ biểu diễn cho học trò coi. Ai hiều được gì thì hiểu.


    Thầy Chiba nhờ làm uke cho sư tổ nên cảm nhận được nhiều. Chuyến tháp tùng dài nhất với sư tổ là 6 tuần du ngoạn khắp nước Nhật. Chuyến du ngoạn đó là 1 cực hình cho thầy Chiba. Trong mấy chuyến du ngoạn như vậy, sư tổ và thầy Chiba hay ghé những nhà trọ. Họ mướn 2 phòng ăn thông với nhau.


    Sư tổ lúc đó đã lớn tuổi nên ngủ rất ít. Mỗi đêm, ông ấy thức dạy 5-6 lần và khi thức giấc, ông hay bước sang phòng thầy Chiba. Thời đó, 1 võ sĩ lúc nào cũng phải chuẩn bị, lúc nào cũng phải sẵn sang! Người lạ mà vô được phòng, người võ sĩ mà còn đang nằm thì chỉ có chết!!!


    Chính vì caí ý nghĩ đó, mỗi khi sư tổ sang phòng thầy Chiba thì lúc nào ỗng cũng phải thức và sẵn sang. Nếu khi sư tổ sang mà thầy còn nằm thì kể như là ''tiêu cuộc đời''.


    Lúc đầu thầy Chiba kiệt lực vì thiếu ngủ, nhưng sau vài năm theo sư tổ, thầy đã ''phát triền'' 1 cách ngủ ngồi, ngủ đứng, trong mọi trường hợp. Nhờ ngủ đứng hay ngủ ngồi được nên thầy đỡ bị mệt hơn. Thầy cũng phát triển được cái giác quan thứ 6. Khi sư tổ thức dây thì thầy cũng mở mắt, khi sư tổ sắp qua phòng thầy thì thầy như biết trước và bước ra mở cửa ...


    Sự phát triển của giác quan, việc ngủ đứng hay gồi trong bất cứ nơi nào và lúc nào cũng giúp thầy khi làm Uke cho sư tổ. Khi được gọi lên làm uke, khg ai có thể đoán sư tổ sắp làm gì! Ông ấy cứ di chuyển và người uke phải theo! Có thể nói là lúc đó có cái ''niêm'' giữa 2 người.


    Cũng nhờ đời sống nội đệ tử mà thầy đã đạt được 1 trình độ cảm gíac sắc bén. Ví dụ như khi đang ngủ, thầy có thể cảm nhận được nhiều chuyện xẩy ra ở phòng khác. Có thể nói đó như là giác quan thứ 6. Cái cảm giác đó, cái giác quan đó đã cứu sống thầy trong nhìều tình huống khác nhau.


    Làm đệ tử nội trú khg có gì khác võ sinh thường của sư tổ. Đòn thế thì y hệt nhau, cái khác biệt duy nhất là cường độ tập. Cách tập rất mạnh bạo, khg ỷ i hay nhẹ nhàng như những võ sinh thường. Sư tổ rất nghiêm khắc về việc này.


    Khí của sư tổ như 1 sức mạnh vô hình. Sư tổ cho phép võ sinh có thể tấn công ổng bất cứ lúc nào với cây Bokken. Ngay cả khi ông ấy khg nhìn học trò, khg 1 ai dám tấn công ổng! Sư tổ có 1 cái cảm nhận rất nhậy bén và như là khg có 1 phút sơ hở nào hết. Người sư tổ như được bao bọc bởi 1 lớp khí.


    Từ từ thì các ushideshi biết cách thu gọn khoảng cách giữa 2 người và sư tổ cũng cố ý để sơ hở cho đệ tử cảm nhận được những lỗi đó. Ổng khg làm những điều đó cho những đệ tử mà sư tổ biết chưa có những khả năng cảm nhận những sơ hở đó.


    Khi các đệ tử cảm tưởng là sư tổ khg đề phòng thì họ tấn công, nhưng lúc đó thì sư tổ đã ''biến mất''! Chính vì vậy khi ngời ngoài coi, khan giả tưỏng là đòn được ăn thong, sắp xếp sẵn! sư tổ đã di chuyễn khi đệ tử mới bắt đầu tấn công! Đẹ tử như là quá chậm với ổng hay khg thể cảm nhận được sư tổ.
    Sư tổ nói budo phải được thể hiện 1 cách tinh xảo, như là ăn khớp với nhau trước. Nếu mà bắt đầu di chuyển sau khi địch thủ tấn công thì khg phải là Budo nữa.


    Những đệ tử nội trú thời đó toàn là người có ham mê võ thuật. HKD khg được dạy như bây giờ nhưng cái khg khí của đạo đường là 1 động cơ thúc đẩy. Sư tở lúc đó còn khoẻ và mỗi lần ổng tức lên thì đầu tóc dựng đứng lên.


    Điều làm thầy hay tức lên là khi học trò tập kokyunage. Bất cứ khi nào tập kokyunage, mặc dù thầy đang ngủ hay đang ở nơi khác ngoài phòng tập, chỉ nghe cách té và tiếng động khi ra đòn là thế nào sư tổ cũng bước vô phòng tập và chê nhóm đệ tử là tập sai ....


    Chính vì vậy mà khi sư tổ có mặt tại nhà thì hầu như ai cũng tập suwariwaza hết. Sư tổ khg bao giờ nói gì khi tập suwariwaza.



    còn tiếp ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #22
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Aikido và vũ khí (bokken Jo)



    70% bài học của thầy với sư tổ là về vũ khí. Cũng như thầy đã nói, sư tổ khg có 1 hệ thống dạy gì hết. Chính vì thế, thầy phải tự sắp xếp những gì được chỉ đề thành 1 chương trình. Thầy mất cả năm để hoàn tấp chương trình đó.

    Lúc đầu thầy khg cần biết HKD là gì trước khi làm nội đệ tử. Thầy chỉ muốn kiếm 1 môn võ mà căn bản là việc áp dụng nguyene lý kiếm thuật vô đòn thế. Đó là lý do chính thúc đẩy thầy học HKD. Nếu thầy có 1 chỗ ngủ, có đủ đồ ăn, có thể tập võ suốt ngày, đó là những gì thầy mong muốn.

    Thầy là 1 đệ tử nội trú (ở Hombu) và thầy cũng đã trở thành 1 đệ tử nội trú ở Iwama dojo. Thầy tự nguyện đi Iwama trong 1 thời gian ngắn, khoảng 6 tháng. Hầu như tất cả căn bản về vũ khí trong HKD (Bokken và Jo) thầy đã học chỉ ở Iwama.

    Sau thời gian đó, thầy học thêm 1 số kỹ thuật khác khi tháp tùng sư tổ trong mấy chuyến du ngoạn.

    Ngoài nguyên lý võ thuật, bokken và jo rất quan trọng trong cách luyện tập HKD, nhất là với những võ sĩ lớn tuổi. Tới 1 lúc nào đó, cơ thể con người sẽ khg thể té lên té xuống cả chục lần trong giờ tập. Thầy đã thấyrất nhiều người đã phải nghỉ HKD vì cơ thể khg chấp nhận được những đòi hỏi đó.

    Judo là 1 ví dụ điển hình. Ít ai còn thi đấu khi đã trên 30t. Ngược lại, hãy nhìn Kendo. Rất đông người tập kendo là trên 60, có cả 70 hay 80t. Chỉ cần 1 cái khẩy tay cũng đủ thắng! Đâu có chấn thương gì đâu. Đó là cái hay khi tập vũ khí.

    Tóm tắt lại, vũ khí là 1 cách để tiếp tục tập võ khi đã lớn tuổi.

    Có nhiều sách báo đã nói là tập Bokken hay Jo là việc chủ yếu khi tập HKD. Đó là 1 cuộc tranh luận lảng xẹc! Cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai.



    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #23
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghĩ của thầy với sư huynh Tamura:

    1 hôm, sau giờ tập, 1 số võ sinh tiếp tục làm Judo randori. Thầy Chiba đứng ngoài nhìn thì 1 sư đệ rủ vô tập luôn. Nhờ có tập Judo nên thầy Chiba thắng hết. Có 1 sư đệ là 3 dan Judo và Aikido nhưng vẫn bị thầy Chiba quăng tơi bời hoa lá. Khi thấy vậy, thầy Tamura gọi thầy Chiba tới tập chung và tới lượt thầy Chiba bị "ăn đòn" và thầy coi buổi đối kháng đó như là 1 bài học về sự thận trọng, khoảng cách, bộ pháp, thân pháp ...

    Thầy Chiba nghĩ là thầy Tamura là 1 trong số đệ tử hàng đầu của sư tổ. Thầy cũng học được rất nhiều điều từ thầy Tamura





    Cảm nghĩ của thầy với thầy Tohei


    Thầy Tohei rất giỏi. Thầy nhỏ con nhưng rất mạnh. Thầy Chiba đã chứng kiến 1 cuộc thử thách giữa thầy Tohei và 1 VDV đô vật (wrestler) Tây Âu.

    Số là có 2 anh em người Argentina gốc Đức tới tỉ thí. 2 người này rất to con và cao. Khi vô Hombu, họ phải cúi đầu khi qua cửa, đủ biết họ cao tới chừng nào. Lần đó cũng là lần duy nhất sư tổ chấp nhận 1 cuộc thách đấu ở Hombu.

    2 anh em này đi khắp thế giới với 1 nhóm quay phim và đi tỉ thí 1 số võ sư. Họ đã tới Kodokan (tổng đàn Judo) và bên Judo cũng khg thắng họ. Bên Judo xong, họ qua bên HKD để thách đấu.

    Khi họ tới, thầy Chiba là người ra tiếp đón. Ở trong võ đường Hombu thì có ĐC và thầy Tohei. Lúc đó thầy Tohei là HLV chính của Hombu. Sư tổ chỉ thầy Tohei ra đấu vì thầy Tohei là người giỏi nhất võ đường.

    Tên đô vật kia thủ rất thấp, đưa 2 tay ra phiá trước và xoay vòng vòng chung quanh thầy Tohei. Thầy Tohei thì hoàn toàn thả lỏng, chỉ quay theo địch thủ và cuối cùng dồn tên đô vật kia vào 1 góc.

    Tới lúc địch thủ phải di chuyển, thầy Tohei lao vào, quật hắn xuống với 1 thế giống sotogake bên Judo và đè hắn với sống cánh tay. Ai cũng biết là tay thầy Tohei rất mạnh và tên đô vật kia bì kềm chế dưới đất, khg cử động được tuy hắn ráng làm đủ mọi cách để thoát.


    Sotogake




    Thế là thầy Tohei thắng và người đô vật thứ 2 từ chối khg "thử sức" thầy Tohei nữa. Mãi về sau, có 1 số lời đồn là khi qua Kodokan, có nhiều người đã khuyên mấy tên đô vật đừng nên nắm áo của dân HKD. Chính vì lẽ đó mà tên đô vật đã thấp người xuống, giữ thế thủ và chỉ quay vòng vòng chung quanh thầy Tohei.

    Thầy Chiba khg ngờ khí thầy Tohei mạnh như vậy. khg dễ chi quăng 1 người địch thủ kho họ khg tấn công mình. Chính vì vậy mà thầy Tohei dồn địch vô 1 góc. Thầy rất phục thầy Tohei.

    Lúc đó sư tổ khg nói 1 câu, nhưng khi khách về hết thì lúc đ1o sư tổ giận lên và nói: "Khg cần quăng/đánh ai nếu họ khg tấn công mình".




    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #24
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    http://youtube.com/watch?v=nvJ3bI-VyDg

    Đây là đoạn cucat thấy thầy Tohei đánh với ông nào đó! Hy vọng là đúng trong bài dịch trên của chú Aiki
    Last edited by aiki; 12-04-2011 at 07:42 PM.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  5. #25
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Kỷ niệm với sư huynh Saito và Iwama:


    Thầy Saito là 1 VS phi thường. Mỗi lần ông qua Mỹ đều được thầy Chiba mời tới đứng lớp ở võ đường thầy. Thầy Saito là 1 võ sinh "đặc biệt" của sư tổ. Ông ấy đã ở, chăm sóc sư tổ và còn quản lý luôn gia trại ở Iwama. Ông ấy có rất nhiều trách nhiệm và là 1 đệ tử nội trú kỳ cựu. Ảnh hưởng kỹ thuật của thầy Saito rất lớn ở khắp nơi.


    Thầy Saito gọi kỹ thuật của thầy là "HKD truyền thống" (traditional Aikido) và những kỹ thuật đó chắc chắn chứa đựng ảnh hưởng của sư tổ. Đó là 1 sự việc đương nhiên và là 1 khiá cạnh của lịch sử HKD.


    Thầy Chiba đã có dịp học những kỹ thuật đó với thầy Saito khi thầy xuống làm đệ tử nội trú ở Iwama và cũng đã đi mấy lớp của thầy khi thầy được Hombu dojo mời lên đứng lớp mỗi tháng 1 lần (ngày CN).

    Thầy Chiba còn nhớ rõ tiếng dép gỗ của thầy Saito khi đi vô phòng tập ở Iwama và thầy cũng còn nhớ những gì phải chuẩn bị và làm nơi phòng tập ở Iwama trước lớp của thầy Saito. Thầy Saito hay đứng lớp sáng sớm và tối khi thầy khg phải đi làm.


    Sư tổ lâu lâu dạy lớp tối và lâu lâu cũng tới ngồi coi thầy Saito dạy. Ông ấy hay ngồi trước Kamiza để quan sát trong khi thầy Saito đứng lớp. Ông hay chú trọng tới sự cứng rắn trong lúc tập! Sư tổ muốn thấy khi tập thì tập mạnh, phải có lực, khg nhẹ tay, khg làm bộ, và khg đùa giỡn.

    Cách tập ở Iwama khác hẳn với cách tập tại Hombu. Hombu nhấn mạnh tới khí. Ở Iwama, số đông võ sinh là dân lao động, ở ngoài đồng nguyên ngày. Họ thuộc giới bình dân, người rắn chắc và khoẻ mạnh với cá tính kiên cưòng và dũng cảm. Những võ sinh này khác hẳn võ sinh ở Hombu. Dân Hombu là dân thành thị, là công chức, trí thức, nhà buôn, sinh viên ...


    Nếu nhìn ngoại hình thì võ sinh Hombu lúc nào cũng có vẻ yếu đuối và trắng trẻo hơn võ sinh Iwama. Và sự thật cũng là vậy. Võ sinh Iwama đối xử 1 cách mạnh bạo với "võ sinh từ thủ đô" xuống. Đó là chuyện "sống còn" của võ sinh Hombu khi xuống Iwama. Chuyện này áp dụng luôn cho cả đệ tử nội trú của Hombu như thầy Chiba chẳng hạn. Và người đứng đầu của việc thể đó là thầy Saito.


    Iwama khg phải là nơi ưa thích của ushideshi Hombu. Ngoài việc tập "nhiệt tình", những việc phải làm của 1 đệ tử nội trú cũng khác hẳn: làm ruộng, trồng trọt, lo đền thờ Hiệp khí, và cái việc mà ai cũng ngán là lo cho sư tổ và sư mẫu. Những việc đó là những điều mà dân thành thị khg thể chịu nổi. Họ đã quen sống trong vẻ đẹp và sự xa hoa của thành thị.


    Lâu lâu sư tổ dạy kiếm trong rừng, phía ngoài của phòng tập. Những buổi tập đó rất là "trâu bò" và phải tập từng cặp với nhau. Sư tổ áp dụng lối tập của trường/ryu Jigen ở Kagoshima, phía nam Nhật bản. Võ sinh phải chém liên tiếp 1 bó cành cây mới được cắt. Người nào chưa quen thì sẽ bị tróc da tay và chảy máu chỉ sau 10 phút tập. Cách tập này gọi là yokogi-uchi.


    Cách tâp kiêm





    Thầy Saito hầu như lúc nào cũng biết có sự hiện diện của sư tổ, dù ổng có mặt hay khg tại Iwama, thầy lúc nào cũng bắt võ sinh phải tập 1 cách mạnh bạo. Đó là cách tập căn bản ở Iwama.

    Thầy Chiba còn nhớ tới 1 buổi biểu diễn của thầy Saito với vài vỏ sinh cao cấp khác trước mặt sư tổ nhân dịp tất niên ở Hombu. Thầy chỉ dùng đòn căn bản, từ Ikkyo tới Yonkyo và chỉ với thế công kata dori. Thầy biết rỏ là khg nên làm những đòn khác trước mặt sư tổ.

    Thầy Saito đã đóng góp rất lớn cho HKD và trung thành với sư tổ. Ông ấy là 1 trong những võ sư HKD giỏi nhất.

    Khi nhìn những gì thầy Saito đã làm, thầy Chiba khg chắc là cá nhân ông có đủ ý chí, tâm huyết và sẵn sàng hy sinh đời sống cá nhân như thầy Saito hay khg! Nhiều khi ngay trong gia đình, nhiều người còn khg làm được như vậy nữa.

    Lo cho sư tổ và sư mẫu là 1 chuyện rất khó, người nào biết sư tổ rồi thì sẽ hiểu. Cách sống và giá trị đời sống của họ khác xa cách sống và đời sống đương thời. Phải có 1 liên hệ gì đặc biệt kết nối thầy Saito với Sư tổ. Thầy Chiba nghỉ là thầy Saito đả được dạy dỗ với 1 đức tính nào đó, thầy đã trưởng thành với nó và đem nó về nơi vĩnh hằng. Cái đức tính đó là sự biểu hiện của 1 đặc điểm của hiệp sĩ đạo chăng?


    Từ thế hệ này sang thế hệ tới, cái khía cạnh này của cuôc đời tổ sư có khuynh hướng bị "quên" , khg được nhắc tới hay khg được giải thích trong lịch sử chính thức của HKD. Những đặc điềm này của cuộc đời tồ sư, những đức tính tốt, những hy sinh của 1 số nhân vật nên được công nhận với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn, để cho những thế hệ sau còn ghi nhớ.

    Khi ghi những lời naỳ, thầy Chiba có cảm tưởng như là 1 nhân chứng của 1 phần lịch sử của HKD.


    còn tiếp ...


    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #26
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Về cái chết của thầy Kanai


    Tin thầy Kanai qua đời đến với thầy vào ngày CN 28 tháng 3 năm 2004. Lúc đó thầy đang ở Hawaii, và đàng uống rượu với bạn bè sau bữa cơm tối. Cuối tuần đó thầy vừa mới xong 1 buổi seminar. Thầy Yamada goị điện thoại từ New York và báo tin thầy Kanai vừa qua đời.

    Khi hay tin đó, thầy như bị xét đánh trúng, nói khg ra lời. Thầy có cảm tưởng như người thầy vừa mất 1 cái gì đó.

    Thầy nói chuyện với thầy Kanai lần chót cách đó 2 tuần, ở văn phòng thầy Kanai, hôm 13 tháng 2, nhân buổi seminar hàng năm do võ đường thầy Kanai tổ chức.

    Thầy còn nhớ mang máng cuộc trò chuyện giữa 2 người như: ''ê Kanai, nếu tao chết, tao muốn chết trên tatami!''

    -Đồng ý
    - Hay là tụi mình sang Tây tạng giết vài thằng dữ bên đó đi!
    - Ý kiến hay! Nghe nói là bên đó dân du côn cả đống thì phải

    Bên Nhật, cái từ ngữ ''chết trên tatami'' ám chỉ là phải chết trên chiến trường, chứ khg chết ở nhà hay trên thảm tập. Đó là 1 cách để phát biểu lối sống của những hiệp sỹ. Đời sống hiệp sỹ khg chấp nhận 1 lối sống nhàn hạ và lúc nào cũng muốn hy sinh cho 1 nghĩa vụ cao cả.

    Thầy Kanai và Chiba gắn bó với nhau từ hơn nửa thế kỷ. 2 người như có 1 hiệp ước tâm lòng kín với nhau.

    Khi nghĩ tới lời trò chuyện cuối, thầy có cảm tưởng như là 1 báo ứng! Thầy Kanai khg chết tại nhà, thầy đã giữ lời hưá và đã chết trong khi thi hành sứ mệnh! Thầy chết trong khi cho seminar!

    Ở đời, nhiều khi mình khg có thể đánh giá được những gì mình có tới khi mình mất nó. Cái tình trạng trống rỗng mà thầycảm thấy khi hay tin thầy Kanai qua đời thật là tàn ác và lúc đó thầy nhận thức là thầy khg thể nào tiếp tục cuộc sống như trước! Thầy phải nghỉ ít nhất 1 năm!

    Trong thời gian nghỉ đó, thầy đọc sách, làm vườn, thiền và chăm sóc thể xác của thầy. Mỗi ngày thầy thả bộ vài Km và khi chán thì đi xe đạp. Thầy lúc nào cũng đấu tranh với hình ảnh thầy Kanai trong tiềm thức của thầy, trong mọi hoàn cảnh, ban ngày hay ban đêm, nhất là trong lúc thiền.

    Rồi từ từ cái hình ảnh đó phai mờ đi và lúc đó thầy biết là thầy có thể hoạt động võ thuật trở lại.



    còn tiếp ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #27
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Không biết vợ thầy mất thầy có buồn vậy không?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  8. #28
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    chắc phải buồn chứ chú, nhưng buồn kiểu khác thui.:huh:
    Practice Make Perfect

  9. #29
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    đọc đoạn thấy Chiba đi xin học với sư tổ công nhận là phục thầy thật :laugh: mà " bài ca con cá vàng" là thế nào vậy ạ

  10. #30
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi lanhtu
    mà " bài ca con cá vàng" là thế nào vậy ạ
    Là 1 cách tán tỉnh, khen để lấy lòng đó lanhtu


    Trích dẫn Gửi bởi ngdalat
    Không biết vợ thầy mất thầy có buồn vậy không?
    tui biết thầy Chiba có gia đình nhưng khg biết phu nhân còn sống hay khg thôi. Thầy Chiba và Kanai quen nhau từ hồi nhỏ, tập judo với nhau ... họ như samourai vậy! Hình như ngay cả việc vợ chồng hình như sư tổ làm mai mối đó. Vợ thầy Saito là sư tổ mai mối, hình như vợ đầu thầy Kanai cũng vậy!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •