Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 49

Chủ đề: Kazuo Chiba và Birankai

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Như vậy tui thuộc 'loài' vũ phu trung bình rùi! Mấy người từ chỗ khác tới võ đường tui thì kêu là mạnh bạo wá! :ieek: :ieek: :ieek:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Năm nay như mọi năm, từ ngày thầy Kanai qua đời, tới ngày giỗ thì New England Aikikai có tổ chức seminar để giỗ thầy.



    Cũng như mọi năm, các đồng huynh với thầy Kanai, thầy Yamada, Chiba và HLV tui đều tới đứng lớp cho bữa seminar đó.

    Năm nay đặc biệt với mấy năm trước là thầy Chiba có 1 lớp chỉ khá rõ về cách dùng dao. Người nào dùng dao quen rồi thì sẽ thấy bài này vô dụng, nhưng với những ai chưa biết ''chơi'' dao thì may ra sẽ học được 1 ít.

    Như mấy bài trước tui đã viết vể thầy Chiba, hầu như ai cũng biết là thầy ấy khá ''thực tế'' và áp dụng võ 1 cách rất thực chiến. Cũng vì lẽ đó nên có thể nói là những người biết thầy có thể chia thành 3 nhóm :

    1- Rất nể thầy vì tính cách thực tế và thực chiến. Những người học Aikido với khí cạnh võ, thuộc về nhóm này.
    2- Rất ghét thầy vì tính cách ''man rợ'' và vũ phu. Những người học Aikido với mục đích thể thao thì hay nghĩ như vậy. Thầy chỉ tôn trọng những sư huynh, sư đệ thầy thôi. Thầy chả nể những HLV aikido khác nếu khg thuộc ''nhóm'' của thầy....
    3- Vừa nể vừa ghét thầy. Nhóm này thích các đòn thầy chỉ nhưng khg thích nhân phẩm của thầy. Nói thật thì thầy Chiba thuộc ''nhóm'' võ sư như hay thấy trong phim xi nê có nghĩa là rất khó tính nhưng cũng rất thương học trò mình. Nhìn mặt thầy cũng đủ thấy khó tính rồi ....



    Seminar này là hồi tháng 4 vừa rồi nhưng bây giờ mới biên bài vì bây giờ tui mới có được mấy cái hình để cho mọi người coi.

    Sau đây là nhận xét của tui trong bữa seminar đó. Tôi chia xẻ những ý của thầy Chiba cho mấy bạn, khi đọc xong thì mấy bạn xem mình thuộc nhóm nào đối với thầy Chiba nhe.


    Tính thực chiến / thực tế :
    Khi làm Uke cho thầy, thầy muốn uke lúc nào cũng
    - tấn công 1 cách thực tế
    - lúc nào cũng phải nhìn địch thủ (eye contact), dù Nage đã di chuyển taisabaki để né đòn. Lý do thầy muốn như vậy vì nếu khg nhìn thì sẽ khg biết địch sẽ làm gì mình.

    Với ý nghĩ trên, uke nào mà khg nhìn thầy sẽ ăn tát hay ăn đấm ngay. Tuy khg mạnh nhưng cũng đủ thấy sao ... Ví dụ điển hình nhất là trong kokyuho (quỳ gối) trong lúc đẩy mà uke buông tay và khg nắm tay thầy thì sẽ ăn tát liền ....

    Hình sau cho thấy Uke khg dám buông tay ra. Uke thường thì tới lúc này đã buông tay ra rồi và khg nắm Nage nữa. Nhưng với thầy Chiba thì chả ai dám làm cả ...



    - Tập với thầy thì khg có nửa nạc nửa mỡ gì hết. Ra đòn thì phải làm đúng, có lực. Từ lúc né cho tới lúc khoá



    Cách này hết thoát ...




    hay quăng uke. Thầy nghĩ là nếu cứ làm nhẹ tay, riết đâm ra quen và khi cần thì sẽ khg áp dụng được nữa. Cũng vì suy nghĩ kiều này mà 1 uke đã bị nứt xương tay với đòn Nikkyo của thầy.


    - Vô đòn hầu như lúc nào cũng có atemi, nhất là khi uke có cũ khí




    - Lúc tập hay lúc vô phòng tập khg có nói chuyện nữa. Chính mắt tui đã trông thấy thầy la võ sinh như tát nước vào mặt khi võ sinh đó khg nghiêm túc lúc bước vô sàn tập.

    Cái điều mà nhiều người khg ưa thầy là tính thầy. Giọng nói rất gay gắt, nghe như ... bị chửi vô mặt. Nhất làđối với võ sinh Á đông vì thầy nghĩ rằng (expect) là dân Á đông khg ồn ào và tế nhị hơn Tây hay Mỹ. Có 1 sư huynh tui (VN) bị thầy la chỉ vì khi bước vô sàn tập hắn cười và nói chuyện hơi to tiếng với mấy người bạn Mỹ. Đối với 1 số người, họ có cảm tưởng là thầy thiếu tôn trọng cá nhân (respect).


    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    hay quăng uke. Thầy nghĩ là nếu cứ làm nhẹ tay, riết đâm ra quen và khi cần thì sẽ khg áp dụng được nữa. Cũng vì suy nghĩ kiều này mà 1 uke đã bị nứt xương tay với đòn Nikkyo của thầy.
    Tui nghĩ là tai nan dễ xảy ra cho người mới tập. Khi có kinh nghiêm rồi thì ít xảy ra. Thầy Chiba hình như không kiểm soát được đòn của mình nên mới xảy ra như vậy. Cám ơn anh Aiki. Tui mà tới Dojo của ổng thì chĩ ngồi xem thôi để bảo toàn tính mạng.

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Tình cờ thấy cái clip mà thầy Chiba bạt tai ai sơ hở
    http://www.youtube.com/watch?v=Lo5Na1x6sAc&feature=related
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #15
    Bushido
    Guest
    Kiểu "nựng tình thương" của thầy Chiba nhìn mà phát khiếp hmy:

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thầy Chiba là 1 trong những học trò ruột của sư tổ còn sống sót. Những nơi thầy đã đi qua, thầy đã để lại nhìêu cảm nghĩ và kỷ niệm khác nhau, hoàn toàn đối ngược: Người thì phục sát đất, người thì sợ, người thì ghét! Trong giới HKD ở ngoại quốc nói chung và bắc Mỹ nói riêng, có nhiều người đã gọi thầy là "the last samourai".

    Sau đây là những cảm tưởng của thầy về Hiệp Khí Đạo và cuộc đời của thầy trong sự phát triển của môn võ này.

    Bài này là gom góp của nhiều bài phỏng vấn thầy đã cho và được sắp xếp lại theo nhiều chủ để khác nhau. Mục đích của bài này là để mọi TV được biết thêm chi tiết về HKD xưa và nay qua con mắt 1 Hiệp sỹ đạo mà hầu như ai cũng kính nể.

    Cái nhìn của thầy nêu lên rất nhiểu vấn đề mà ít người dám nhắc tới và cũng giải thích cái biệt hiệu của thầy.

    Bài này là bài đầu tiên trong 1 xê ri nói về thầy và HKD.



    Những cảm nghĩ của thầy về sư tổ và Đạo chủ (ĐC) Kisshomaru:

    Nếu phải so sánh sư tổ với Đạo chủ Kisshomaru, tôi sẽ nói sư tổ là sức mạnh (power) mặt trời và ĐC là sức thu hút của mặt trăng. Mặt trời biểu dương cho sự hùng mạnh, cái ưu thế, cái sức mạnh bao quát, trong khi mặt trăng tượng trưng cho sự trầm tĩnh của trí tuệ, nội tâm, sự tổng hợp. Một người thì hung mạnh như hoả, còn 1 người thì trầm tĩnh như nước.


    ĐC rất bình tĩnh, khiêm nhường, thông minh. Có thể nói là 1 người thượng lưư (gentleman). Ông ấy rất hãnh diện, từ tốn, và thận trọng dùng từ khi nói chuyện. Chưa bao giờ ĐC xúc phạm hay làm tổn thương 1 người nào. Ông ấy rất gắt gao cho chính mình trong mọi tình huống: trong khi ăn, uống trà, lúc tập võ ... Trong đời sống hàng ngày hay cả trong lúc tập HKD, ông ấy tạo ra 1 không khí cao nhã, quý tộc mà chỉ có thể cảm thấy được trong gia tộc quí phái.

    Về phương diện võ thuật, đòn thế của ĐC là sự biểu hiện của triết lý và đường hướng của HKD mà ĐC đã hiểu và thúc đẩy. Kỹ thuật của sư tổ là võ thuật ở mức tuyệt đỉnh và thực chiến (martial power), trong khi kỹ thuật của ĐC là biêủ tượng của sự hoà hợp, linh hoạt (fluidity) theo triết lý của ổng. Cách nhìn HKD của ĐC khg như sư tổ, và ĐC muốn nhấn mạnh, và dùng tất cả năng lực để cho HKD vượt xa hơn cái khía cạnh võ.

    ĐC đã viết khá nhiều sách về HKD và 1 số nhỏ đã được dịch sang anh văn. Trong những cuốn sách ĐC đã viết, cuốn sách đầu tiên, xuất bản năm 1958, lá cuốn sách có nhiều ấn tượng cho tôi nhất. Cuốn đó là lý do thúc đẩy tôi lựa chọn HKD cho cuộc sống và tương lai của tôi.

    Cuốn sách đó đã đem tới cho rất nhiều người Nhật và đem tới cho Nhật bản 1 mô hình để phục hồi lại sự hãnh diện quốc gia, nhất là sau cuộc thảm bại của đệ nhị thế chiến. Cuốn sách đó biểu lộ sự thay đổi của Hiệp Khí, cũng như sự phát triển của 1 Nhật bản cổ điển đến một xã hội tân thời.

    Có thể nói là ĐC là người đã mở Hiệp khí Đạo ra cho tất cả mọi người, khác hẳn cái truyền thống giới hạn của môn võ này cho giới "tinh hoa". HKD hiện đại là 1 sản phẩm của ĐC.

    Về việc quảng bá HKD, cái nhìn của sư tổ và ĐC hoàn toàn đối ngược. Sư tổ thì chỉ muốn truyền võ cho 1 số ít đệ tử chọn loc, trong khi ĐC thì muốn mở rộng ra cho tất cả mọi người.

    ĐC cũng là người đã thuyết phục sư tổ làm 1 cuộc biểu diễn đầu tiên trước công chúng vào năm 1956. Trước đó, chưa bao giờ HKD được biểu diễn nơi công cộng hết. Tất cả biểu diễn đều nằm trong khuôn khổ của 1 võ đường hay 1 tổ chức nào đó mời.

    Chiến lược của ĐC là giới thiệu, bành trướng HKD như 1 môn võ thuật mới cho một thế hệ mới. Ông đặt mục tiêu đó và, kiên quyết, với 1 cách khéo léo, chậm rãi, kiên nhẫn và từ tốn, từ từ bước tới mục đích đó. Vào giữa thế kỷ thứ 20,

    Sư tổ có 2 tâm ý đối ngược nhau: ông khg muốn phơi bày HKD ra nơi công cộng nhưng ông lại coi HKD như là 1 phương thức để đem hoà bình tới nhân loại. Ý là của sư tổ, người thực hiện ý đó là ĐC Kisshomaru.

    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Việc thúc đẩy thầy tới HKD.

    Lúc trẻ, thầy Chiba rất mê võ. Thầy quyết định sẽ tập 1 cách nghiêm túc ít nhất 1 môn võ. Thầy tập Judo trong vòng 4 năm và chuyễn sang Karate Shotokan. Thầy tập tại tổng đàn Shotokan dưới sự chỉ bảo của thầy Nakayama.

    Thầy tập cùng lúc với những võ sư Karate tên tuổi hiện nay như các thầy Nishiyama , Okazaki and Kanazawa. Kanazawa Sensei lúc đó khoảng cấp 1 hay shodan, Asano Sensei và Kase Sensei thì mới cấp 3.

    Khi thầy cấp 1 Judo, trong 1 cuộc tranh giải, thầy đã đụng 1 sư huynh 2 đẳng, cùng võ đường thầy. Kỳ thi đó thầy thắng sư huynh và sau cuộc thi, vị sư huynh đó tới nói với thầy:

    "anh thắng tôi Judo, nhưng tôi sẽ khg thua Kendo". Thế là 2 người sách kiếm ra sân để tỉ thí. Thầy Chiba thì dung bokken và sư huynh thì dung Shinai. Khi 2 người đấu nhau, thầy Chiba bị đánh te tua, bầm mình mà khg thể đụng tới được vị sư huynh.

    Sau bữa đó, thầy Chiba như tỉnh giấc! Thầy thất vọng và nghỉ tập Judo trong vòng 1 thời gian. Thầy suy nghĩ và đi tới kết luận là nếu thầy là 1 võ sĩ Nhu đạo giỏi, thầy vẩn có thể bị 1 kiếm sĩ Kendo hạ trong 1 trận đấu Kendo. Ngược lại, 1 kiếm sĩ Kendo, dù giỏi tới đâu đi nữa, mà thi đấu Judo thì sẽ thuanếu theo luật lệ Judo.

    Khi nghĩ như vậy, thầy bắt đầu thấy có 1 cái gì thiếu sót trong cái định nghĩa Budo. Budo thật phải là cái gì khác!!! Và có thể áp dụng trong mọi tình huống. 1 câu hỏi giản dị như vậy làm thầy suy nghĩ tới cái ý nghĩa thật của Budo! Khg kiếm thấy câu trả lời, thầy nghỉ tập võ trong vòng khoảng 6 tháng.

    Thầy nghĩ phải kiếm 1 môn võ có thể dùng cho mọi tình huống kể cả khi địch thủ có vũ khí. Thầy kiếm 1 môn vỏ vừa tay chân , vừa kiếm đạo. Thầy Chiba quyết định tập HKD sau khi tình cờ đọc cuốn sách về môn võ đó do ĐC viết ở trong 1 tiệm sách. Cuốn sách đó nói HKD được dựa trên nền tảng kiếm thuật, và đó là lý do chính đưa thầy tới Aikikdo. Khi nhìn thấy hình sư tổ, thầy biết ngay người đó là người thầy đang tìm kiếm! Thời điểm là 1958.





    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Sự khó khăn khi nhập môn:



    Thầy Kobayashi-Chiba và sư tổ


    Thầy Chiba gặp ĐC lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 2 năm 1958 ở cửa Hombu dojo. Sau khi quyết định học HKD, thầy Chiba chơi đòn lì, sắp xếp hành lý / gia sản/ mền mùng và gửi tới tư gia sư tổ trước (tư gia và võ đường cùng 1 điạ chỉ) . Thầy cố ý làm vậy để tỏ long cam quyết trở thành võ sinh nội trú (ushideshi). Thầy cũng khg biên thư xin phép trước vì biết nếu làm vậy sẽ bị từ chối.

    Khi tới nơi, thầy cũng khg có ai bảo chứng cũng như khg có giấy giới thiệu của ai hết (phong tục nhập môn thời đó là như vậy). Khi tới nơi, thầy xin vô yết kiến sư tổ.

    Người ra mở cửa cho thầy khg ai khác hơn là ĐC. Lúc đó ĐC khoảng 38 tuổi đời. Khi cửa mở, thầy cũng nhìn thấy mấy gói hành lý mà thầy đã gửi tới trước. ĐC chỉ hỏi xem có phải đống đồ kia là của thầy hay khg!

    Thầy Chiba công nhận là đồ mình và "ca bài con cá" để xin nhập môn. Thầy đã sửa soạn bài này từ trước, học đi học lại từ mấy ngày nay và nói với ĐC 1 cách từ tốn, cho ĐC thấy ý chí bất động của mình để trờ thành 1 ushideshi.

    ĐC mặt lạnh như tiền, khg để lộ 1 chút xúc động gì hết, bình thản đứng nghe. Ông chỉ nói 1 câu ngắn gọn: "Sư tổ khg có đây và ở đây cũng khg nhận ushideshi nữa, vô lấy đồ ra và về đi".

    Thầy Chiba cũng đoán trước là sẽ bị từ chối nên thầy khg nản lòng và áp dụng "chiến thuật thứ 2" đã chuẩn bị từ trước. Thầy vô nhà lấy đồ đạc của mình đã gửi tới và đem ra khỏi nhà. Thầy "cắm dùi" ngay cầu thang, để đồ ở đó và nhất định khg di chuyển nếu khg được nhận làm đồ đệ.

    Thầy ngồi lì đấy trong vòng 3 ngày và tới chiều ngày thứ 3 thì sư tổ về. Có người nói cho sư tổ hay là có 1 thằng điên lì chờ sư tổ từ mấy ngày nay. Thế là thầy được gọi vô. Giây phút gặp sư tổ, thầy Chiba khg thể quên được. Khi mắt 2 người gặp nhau, thầy Chiba luống cuống khg biết sử xự ra sao! Thầy chỉ cúi quỳ gặp đầu.

    Sư tổ chỉ nói 1 câu: "Võ thuật rất là khắc nghiệt, cậu liệu có chịu đựng được khg?"

    Và câu trà lời đương nhiên là "dạ có!"

    Thế là thầy Chiba trờ thành đệ tử nội trú



    Còn tiếp ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nhìn hình thầy hồi còn trẻ cũng đẹp trai lắm ha.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Kỷ niệm đời sống Ushideshi



    Khi được nhận làm ushideshi, thầy Chiba đâu có được tập võ liền. Thầy làm đủ mọi thứ, trừ tập võ: ấu ăn, lau nhà, đi chợ, làm vườn, lo cho gia đình sư tổ ...
    Khg ai chỉ cho thầy 1 đòn nào và thầy phải tự hoc lấy. Cũng may cho thầy là nhờ có học judo trước nên thầy biết té nổ. Võ đường như đời lính, như 1 chiến trường, Sáng dậy thật sớm để làm việc nhà và tập võ, tối thức khuya chờ ĐC đi làm về để lo cho ổng.

    Nhiều lúc, thầy Chiba xém bị suy nhược thần kinh (nervous breakdown). Lúc đó thầy đâu biết những triệu chứng của bịnh đó. Thầy thấy nhiều chuyễn quái lạ như bị ma đuổi, khi ngủ thì bị bóng đè, cứ đêm đêm là thầy c ócảm tường như là có ma vây quanh thầy.

    Cuối cùng thầy kiếm ra 1 giải pháp! Thầy đi ngủ với cây Bokken và khi thấy ma, thầy nắm chặt cây kiếm đó và từ đó trở đi thầy khg bị quấy phá nữa. Mãi đến sau, thầy mới nghĩ rằng những hiện tượng đó là do tình trạng kiệt sức của thầỳ.





    Lúc đó thầy lúc nào cũng chỉ muốn ăn và ngủ. Thầy lúc nào cũng mệt mỏi và kiệt sức. Thầy khg thể nói cho mấy người đệ tử kia, nhưng phần thầy thì thiếu ăn, thiếu ngủ. Lúc nào có dịp thì thầy ngủ bù. Dù chỉ thiếp mắt trong 10, 15 phút cũng được. Nếu có dịp, thầy chỉ trải khăn ra hay lăn ra đất đánh 1 giấc cũng được.


    Ở giữa phòng tập có 1 căn phòng nhỏ, vừa làm văn phòng và cũng là phòng ngủ cho Ushideshi. Căn phòng đó khg có cửa sổ và diện tích khoảng 6 tấm thảm tập. Chổ nhỏ chút xíu như vậy mà là phòng ngủ cho 6 nội đệ tử.


    Từ sang sớm cho tới chiều tối, thầy chỉ có 1 bộ đồ võ. Khi đi chợ thì thầy khoác 1 cái áo phiá ngoài là xong. Mấy nội đệ tử thay phiên nhau đi chợ mua thực phẩm, khi về thì lặt rau cắt thịt. Người đầu bếp thì là sư mẫu.


    Sau 10 tháng tập thì thầy được sư tổ thăng Shodan và từ lúc đó trở đi, thầy trở thành HLV. Lúc đó HKD bành trướng khá nhanh. Ở ĐH bắt đầu có lớp HKD và số người có khả năng đứng lớp khg đủ. Thầy được sư tở gửi đi dạy ở 4 ĐH.


    Sau hơn 1 năm, thầy nghĩ thầy có đủ căn bản về HKD và có thể làm uke cho sư tổ.

    Tập với sư tổ rất mệt và mạnh bạo. Chày da khi tập iriminage v àđồ võ bị dính máu là chuyện thường. Sư tổ ra đòn lẹ đến nỗi thầy khó biết té làm sao. Kinh hơn nữa là sư tổ quăng rất mạnh, và khi bị quăng, uke phải đứng lên ngay lập tức và lúc nào cũng phải nhìn vào sư tổ (tới giờ thầy còn áp dụng cách này với học trò thầy. Khi làm Uke mà ai khg nhìn thầy vô mắt là ''ăn tát'' liền)


    Ban ngày thì thầy đi dạy ở ĐH, tối đến thì phải tập với sư huynh, thì giờ rảnh thì lo việc nhà. Ngoài ra, nmỗi nội đệ tử cũng phải đi dạy cho 1 số tư nhân. Những lớp riêng cho tư nhận là 1 nguồn lớn tài chánh cho Hombu.


    Những người học riêng như vậy là những đại gia, những người có tiếng, người ngoại quốc và họ sẵng sang trả giá rất cao để được học riêng.


    Ban giảng huấn của Hombu thời bấy giờ gồm có ĐC, thầy Osawa, thầy Tohei, thầy Okamura, Arikawa, Tada, và Yamaguchi.


    Ngoài những việc hàng ngày vừa kể, thầy cũng phải đi biểu diễn Aikido. Trong mấy cuộc biểu diễn đó, thầy ít khi được làm Nage mà chỉ là Uke.


    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •