Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 15 của 15

Chủ đề: Aikikai Hombu Dojo

  1. #11
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi wago
    Trích dẫn Gửi bởi aiki

    Kobukan Dojo nằm trong khu Shinjuku, ngay trong thành phố Tokyo.
    Cái tên Shinjuku này có gợi mọi người nhớ điều gì không? Giống tên trong mội bộ phim của Thành Long. Khu này vốn là khu vực phức tạp (gọi nôm na là khu giang hồ hay xã hội đen). Ngay cả người dân Tokyo nhiều khi cũng e ngại khu vực này nữa.

    Wago đã nhầm lẫn. Shinjuku là một quận rất lớn ở Tokyo. Khu vực mà bộ phim Sự Kiện Shinjuku có nói đến chỉ là một điểm nhỏ của quận này "Phường Kabukicho " thuộc khu đông Shinjuku.

    Từ cửa Đông ga Shinjuku, chúng ta phải đi bộ gần 30 phút nữa để đến được Hombu Dojo. Đó là một khu vực dân cư yên bình cách biệt hoàn toàn với phường Kabukicho.

    Khu Tây Shinjuku là khu trung tâm hành chính và học thuật khá lớn với nhiều trường đại học và các toà nhà văn phòng.
    Nơi đây cũng có vườn ngự uyển hoàng gia Nhật ...

    Trăm nghe ko bằng tự thấy. Chúc mot ngay ban se toi tham Hombu Dojo va Quận Shinjuku!

    Haga đã chụp nhiều ảnh và viết 1 ký sự về quận Shinjuku , khi có thời gian sẽ post lên
    Chuc vui,
    Haga

    ps: Phòng tập của Hombu Dojo ko sử dụng điều hoà, mùa đông sẽ lạnh và mùa hè sẽ nóng ... đó là một phần của việc rèn luyện Aikido tại đây.
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn Hag đã cho biết rõ thêm! về vụ tập mùa đông, xin đôc bài tiếp ...

    @Wago: Iwata mà tui lầm là Iwama!!\:d/ \:d/ dân Hombu mà biết tui lầm kiểu đó chắc "cạo đầu" và tước đai quá o o


    Bài 4:




    Sau đó sư huynh đã chọn lựa 1 số thầy mà huynh thấy hợp và ưu tiên đi những lớp đó.

    Cách tập khác nhau của các thầy trông có vẻ đối vận khi nhìn bê ngoài, nhưng thật ra, họ cùng 1 mục đích hết, nhưng mỗi người có thể chú trọng nhiều phần khác nhau trong cách dạy của họ. Từ thập niên 90 tới nay, nhờ phương tiện di chuyển trở nên thuận lợi, các thầy đó khg còn ngạc nhiên khi thấy số võ sinh ngoại quốc tới tập giờ của họ. Và cũng vì vậy, họ cũng ít để ý tới võ khách, trừ khi võ khách được thư giới thiệu từ 1 shihan có tiếng hay võ khách có 1 điểm gì nổi bật làm họ chú ý. Giờ đây các " martial artist tourist " đã thành thói quen nên các thầy khg để ý nữa.

    Nếu võ sinh nào thật tình muốn học và tìm hiểu thêm với 1 thầy nào đó, võ sinh/ võ khách đó nên đi tất cả những lớp mà thầy đó dạy, và sau 1 thời gian, xin phép thầy được đi tập tại những võ đường mà thấy đó đứng lớp. Phải kiên trì và kiên nhẫn thì may ra võ khách sẽ được thầy đó " chiếu cố ".

    Nếu là võ khách thứ thật (chỉ ghé 1-2 tuần) thì khg còn cách nào khác là đi tập tất cả mọi lớp với tất cả các thầy.

    Những cột trụ, những " cây cổ thụ " của HKD, những thầy bây giờ khg còn mấy và nếu còn sống thì cũng khg đứng lớp thường xuyên. Với tuổi thọ của họ, các thầy đó, nếu còn hoạt động thì chỉ dạy dưới hình thức 1-2 seminar mỗi năm.

    Tất cả các lớp khg kéo dài hơn 1g và cách tập hoàn toàn tùy thuộc vào người đứng lớp. Có người thì cho khởi động, người thì khg, có lớp thì bắt đổi uke ở mỗi đòn, lớp thì giữ 1 uke duy nhất trong suốt giờ tập.

    Và sau mỗi giờ tập là lúc dọn dẹp phòng tập và hầu như ai cũng gác tay vào việc.


    Ở ngoại quốc, chúng ta hay nghe nói tới hệ phái Aikikai và ở những nơi ít có tin tức thì khi võ sinh thấy đòn nào hơi khác những gì đã tập hay chưa bao giờ thấy thì cứ tưởng những đòn đó là của 1 hệ phái HKD khác.

    Trong Aikikai, 1 đòn có thể sẽ đánh rất khác nhau tùy theo thầy. Ít ai nói Sasaki, Yokota và Endo là cùng 1 lò mà ra hết vì cách ra đòn của các thầy vừa nêu khá khác nhau. Và cũng chính vì vậy, khg ai có thể nói là biết hết HKD.

    Ở Hombu, lúc nào cũng có sự hiện diện của 3-4 ushi deshi. Những người này phải tập ít nhất 3-4g mỗi ngày, trong vòng 1 thời gian dài (vài năm) và họ sẽ là những cột trụ tương lai cho HKD. Họ được các thầy chỉ kỹ và những chi tiết đó thường được dạy chỉ sau giờ học chính thức. Ngoài tập võ ra, họ phải dọn dẹp Hombu, lo sổ sách và các việc lặt vặt và cũng phụ trách lớp HKD cho con nít.

    Hombu Dojo thường có những hoạt động thường niên như lễ Kagami Biraki, lễ giỗ ST, lớp tập cuối năm (etsun geiko), 2 lớp tập huấn " nâng cao " hè và mùa đông (shochu geiko và Kan Geiko). Bên Nhật, người ta thường nói là ai tham dự lớp tập huấn nâng cao hè sẽ giỏi (jozu) và ai tham gia lớp mùa đông thì sẽ " mạnh " (tsuyoi).

    Có rất nhiều người đăng ký tham dự những sự kiện vừa nêu và trong những dịp đó, con số 200 người trên tatami là chuyện thường tình.


    Etsunen Geiko




    Hombu dojo mùa đông thì khg có sưởi và mùa hè thì khg có máy lạnh nên vì vậy nên điều kiện tập nhiều khi đâm ra " khó khăn " cho những ai quen sống 1 đời sống sung túc.

    Mùa đông, lớp 6g sáng, nếu cửa sổ được mở thì vỏ sinh có thể bị cóng mấy ngón chân 1 cách dễ dàng, và nhiều khi sau giờ tập, họ cũng chưa thấy nóng người nữa .... Và cũng vì vậy, nhiều người thấy thảm tập cũng rất là cứng, chẳng khác gì xi măng, so với 1 số võ đường khác.

    Ngược lại, trong mùa hè, khi trời ẩm ướt và nóng, võ sinh có thể mất cả kí lô sau mỗi buổi tập ...
    Phòng tắm thì khg có nước nóng. Mùa hè thì có thể chịu đựng được, nhưng tới mùa đông thì là 1 thử thách lớn ...


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Steven
    Guest
    Em cũng chỉ nghe người ta kể vậy thôi. Ah còn việc người ta nói Doshu có tập karate 7-8 năm gì đó là có thật không vậy anh, và nếu có thì không lẽ Doshu phải qua một võ đường karate tập hay tập tại Hombu anh có thông tin gì về chuyện này không, chia sẽ cho em với.
    Cám ơn anh nhiều.

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    @steven: chuyện DC học Karate thì chưa bao giờ nghe hết! Nguồn Ste từ đâu ra đó? chắc mắm muối nũa! 8-[ 8-[


    Bài chót


    Mỗi tháng, Hombu dojo tổ chức thi lên đai, trừ tháng giêng và tháng 8. Cuộc thi lúc nào cũng được tổ chức vào ngày CN và thứ 2 đầu tiên của mỗi tháng. Thi cấp thì được tổ chức mỗi tháng trong khi thi dan thì 2 tháng 1 lần.

    Diều kiện thi là số lần tập từ khi thi đai. Trước khi thi, những thí sinh phải đăng ký và tùy trình độ, có thể phải làm 1 bài luận. Hôm thi, ban giám khảo gồm 2 người : Người chấm thi chính và 1 ngươì chấm phụ. Việc tổ chức thi, dụng cụ ... là nhiệm vụ của ushi-deshi.


    Tất cả các thí sinh đều xếp hàng và thi theo thứ tự : Cấp 6, xong tới cấp 5 ... và nhóm thi cuối cùng là nhóm thi 4 dan. Thi 4 dan là lần thi chót trong HKD. Cái khó khăn chính trong mấy buổi thi là đai càng cao, võ sinh phải chờ càng lâu và phải chờ trong tư thế seiza. Vì lẽ đó, nhiều thí sinh tình nguyện làm uke cho các thí sinh đai thấp hơn để tránh hoàn cảnh " tê chân " khi bị gọi ra thi.

    Vào thập niên 90, thầy Okumura (9 dan) hay là người chầm thi. Sau đó thì thầy Ichihashi thế và sau đó là thầy Endo. Khi chấm thi, các thầy khg chú trọng tới " cái hình " mà để ý tới cái căn bản.


    Bên Nhật, đai đẳng được cấp vì nhiều lý do và ở các xứ khác, rất ít người hiểu chuyện đó. Đây là vài thí dụ, vài lý do 1 người được thăng đai :

    - bạn của DC hay bạn của 1 HLV nào đó,
    - 1 nhân vật quan trọng trong chính quyền,
    - 1 đại gia, nhà buôn lớn
    - 1 tài tử, minh tinh màn bạc ...
    - 1 người đã gíup cho HKD (về taì chính hay vấn đề khác)
    - người đó giỏi võ thật ...


    Chính vì vậy, bên Nhật, 1 đai cao khg bắt buộc tượng trưng cho 1 người giỏi võ. Và cũng có thể vì lẽ đó mà thời xưa, trong võ thuật Nhật khg có hệ thống đai đẳng chi hết ! Thời đó, giỏi thì sống, dỏm thì chết, cái đai khg có nghĩa gì !


    Khi tập ở Hombu, rất nhiều võ khách thất vọng. Họ cứ nghĩ là Hombu là cái nôi của HKD nên nhnữg người tập ở đó phải gioỉ hơn thường .... Sự thật thì họ cũng hơn ai cả và trình độ rất ... bình thưòng.


    Hombu dojo khg khác gì bất cứ võ đường nào khác trên thế giới, có 1 nhóm ít võ sinh xuất sắc, nhưng đa số rất là thường. Họ tập ở đây vì đủ lý do : gần nhà, làm thể thao, để " làm quen ", để tự vệ .... Như ở bất cứ nơi nào khác.

    Cái khác giữa Hombu dojo và bất cứ võ đường nào khác là số võ sinh ngoại quốc (khg phải võ khách). Võ khách thì như tourist, ghé thăm và tập 1 vài tuần, trong khi võ sinh ngoại quốc ghé tập và ở vài tháng trở lên. Số võ sinh ngoại quốc có thể từ 10-60 % tùy theo thầy. Con số này đã tăng khá nhanh, và nếu so với thập niên 70-80, họ chỉ khoảng 0-15% mà thôi.

    Chuyện này có thể là 1 cái shock cho vỏ khách nếu họ khg quen, nhưng ngược lại, đây là nơi để nhũng người yêu thích HKD gặp nhau, khg phân biệt màu da và chủng tộc.

    1 cuộc luận chiến đã xẩy ra từ lâu về việc Aikikai và Hombu dojo khg dạy vũ khí (JO và Bokken). Khg ai biết lý do chính, có phải là 1 sự hiều lầm như thầt Toshiro Suga đã nói ? hay là như thầy Tissier đã nói, khg cần tập vũ khí để tập HKD ? hay là vì thiếu chỗ và thời gian như thầy Andre Nocquet đã kể lại khi thầy còn là ushi-deshi của ST ?


    Tuy khg biết rõ lý do, nhưng sự thật là JO và Bokken khg được dạy tại Hombu dojo. Nhiều thầy như thầy Yokota hay dùng vũ khí để gỉai nghĩa đòn HKD, thầy Masuda hay cho tập tanto thường xuyên. Nhưng ngoài 2 thầy này ra, vũ khí khg được nhắc tới.

    Mặc dù vậy, ngay trong phòng tập chính của Hombu dojo có 1 cái máng đựng vũ khí : JO, Tanto, Bokken, Suburito. Những vũ khí này dùng để cho võ sinh tập những đòn chống dao, chống gậy và chống kiếm khi họ phải thì lên đai ... Vỏ sinh nào muốn học thêm thì phải ghi tên ở võ đường tư của 1 thầy nào đó có dạy HKD và vũ khí, hay ghi tên với 1 môn võ khác như Jodo, iaido hay kendo.

    Theo sư huynh và khi nói chuyện với nhiều người đã qua Hombu tập nhiều lần, họ nghĩ là bây giờ khg cần sang bên đó để tập nữa vì từ mấy chục năm nay, các thầy do ST gửi đi khắp thế giới đã đào tạo được rất nhiều võ sư gioỉ.

    Sang Hombu, nếu khg có 1 thầy nào " đõ đầu " thì cũng khg học hỏi gì được nhiều hơn, ngoại trừ là để " thoả mãn " cái tính hiếu kỳ cá nhân và tự mạn là đã trở về nguồn ...


    Mặc dù vậy, viếng thăm Hombu là 1 kinh nghiệm khá thú vị vì khg nơi nào khác trên thế giới có thể có 1 chương trình tập với nhiều thầy giỏi như vậy.

    1 cuộc tranh cãi khác cũng đã xẩy ra trong Aikikai, ngoài vần đề dạy Jo và Bokken. Cuộc tranh cãi này nhắm vào hình thức đòn thế HKD hiện tại vì rất nhiều người nói là HKD hiện tại khg phải là HKD " thuần túy " của ST.

    Cái vấn đề chính ở đây là làm sao định nghĩa được " HKD thuần túy ". Định nghĩa này rất khó hoàn thành và coi như khg thể có được vì những học trò giỏi của ST đều có 1 xì tin khác nhau. Tuy họ thuộc Aikikai như thầy Nishio, Saito, Hikitsuchi, Yamaguchi, Yamada v.v... hay những học trò khác của ST mà đã lập ra nhiều hệ phái HKD riêng như Tomiki, Shioda, Mochizuki, Tohei, cách tập và các đòn của những thầy này khg giống nhau, và chả ai đánh giống ST hết !!!! Ngay cả con ST, DC Kisshomaru và cháu ST, DC Moriteru ...


    ST có thề là 1 thần đồng trong làng võ. Cái ưu điểm trong môn võ mà ST đã sang tạo, là cách "tư do sáng tạo" đòn. Cái ưu điểm đó cũng có thể trở thành là cái khuyết điểm lớn nhất của HKD nếu người tập chưa tới 1 trình độ nào đó. ST đã khg gò bó HKD trong hình thức mà để cho học trò mình tự hiểu và tự phát triển môn võ.


    Haỹ coi Aikikai như là nơi mà HKD được bảo quản và là nơi mà những thầy tới trình bày sư hiểu biết của mình về môn võ này. Rồi từ đó, các cá nhân hãy tực chọn lấy lối đi của mình. Chính vì vậy mà Aikikai Hombu dojo được coi như là "tổng hành dinh" của HKD với cả ngàn võ đường trên thế giới là thành viên.


    Sư thật phũ phàng, Aikikai Hombu dojo khg phải là 1 tàng viện, khg phải là 1 nơi mà các bí quyết HKD được cất giấu, khg phải là "chùa Thiếu lâm" với hang ngàn võ sinh tập với nhau những thế võ bí hiểm.





    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Wago có anh bạn người Hồng Kông. Tháng tư vừa rồi anh ta có đến Hombu tập luyện. Dưới đây là bài viết của anh ấy nhân chuyến thăm quan và tập luyện tại Hombu.

    Chuyến đi tập ở Hombu Dojo của Jerald
    Quan sát chung
    Tôi thức dậy mỗi sang lúc 5:30 để chuẩn bị cho việc luyện tập ở HombuDojo. Lớp buổi sang kết thúc lúc 9:00 và tiếp đó là 6 tiếng đồng hồ nghỉ trướckhi lớp buổi chiểu bắt đầu lại lúc 3 giờ. Tiếp đó là lớp buổi tối và kết thúc lúc 8 giờ tối.
    Lớp đầu tiên là lớp của Đạo Chủ, Moriteru Ueshiba. Những lớp sau là lớp của các Hombu Shihan hay là Shidoin, và lớp của Shihan cao vào buổi tối. Tất cả các thầy (sensei/shihan) đều có phong cách riêng, nhưng tôi có thể thấy các nguyên tắc tập luyện nhất quán.

    Hướng dẫn bởi Hombu Shihan
    Tất cả các Shihan/Sensei tập trung chủ yếu vào việc phá vỡ thăng bằng của Uke. Vài người dạy cách di chuyển tam giác kết hợp với di chuyển tròn của cơ thể, có người dạy các kỹ thuật ném dựa trên nguyên tắc về đòn bẩy, v.v… Các thầy dành ít thời gian hơn để giải các chi tiết của các kỹ thuật bất động hóa.

    Điều dễ thấy là tất cả các Shihan đều quan tâm đến kỹ thuật ukemi củangười tập, nhấn mạnh đến sự quan trọng trong việc bảo vệ bản thân và phản ứng đúng với đòn tấn công. Ukemi đúng sẽ giúp Tori/Nage phát huy hết kỹ thuật củamình.

    Những kỹ thuật tôi tập ở Hombu Dojo cũng giống với những gì được dạy ở Hong Kong. Nhưng như đã nói, tôi vẫn học được rất nhiều từ các Shihan Hombu, Uchi-deshi và những người tập khác. Thái độ của họ, cách thức luyện tập và tinh thần của họ đẩy tinh thần tôi lên và mở rộng sự hiểu biết của tôi về Aikido.

    Thái độ và cách học tập.
    Trước khi Keiko bắt đầu, mọi người vào dojo theo những hướng khác nhau, nữ giới vào theo cửa kế bên Shomen (chính diện) và nam giới thì vào qua cửa phía sau thông qua phòng để đồ của nam giới.

    Không khí thật thoải mái, và mọi người trò chuyện thân mật với nhau.Ngay trước khi lớp băt đầu, uchi-deshi sẽ nhập lớp và lịch sự nhắc mọi ngườirằng lớp sắp sửa bắt đầu. Lúc đó, mọi người xếp hang đợi thầy hướng dẫn vào lớp.

    Trong suốt thời gian Keiko ở Hombu, hiếm khi bạn đổi bạn tập, mặc dù tôi cố gắng thay đổi vài lần. Các bạn tập của tôi đều giống nhau là tập luyện nghiêm túc và không bao giờ nói chuyện. Vài người trong số họ có đẳng cấp cao,từ 5 đến 7 đẳng, nhưng đều rất kiên nhẫn với tôi và sửa kỹ thuật của tôi nhưng không hề giải thích bằng lời. Họ để tôi thực hiện kỹ thuật ngay cảkhi tôi tỏ ra không chắc lắm. Quan tâm chủ yếu của họ là nắm được các điểm mà các sensei chỉ.

    Bài học lớn nhất nữa từ Keiko là sự nhấn mạnh về Ukemi (受身 – “cách đón nhận” kỹ thuật). Cụ thể là, Shihan dành nhiều thời gian để chỉ chúng tôi ushiro ukemi. Tấn công như thế nào cho đúng cũng là một điểm quan trọng.

    Tôi để ý rằng tất cả người tập cơ bản đều có ukemi rất tốt và có thể tự bảo vệ mình mặc dù dojo rất đông. Họ cũng cẩn thận quan sát xung quanh khi họluyện tập để đảm bảo rằng an toàn trước kihi ném Uke. Tôi cảm thấy an toàn khi bạn tập của mình đều có ý luyện tập an toàn để mọi người có thể phát triển và sửa đổi kỹ thuật của họ.

    Một điểm học được lớn nữa là cơ hội được làm Uke cho các thầy. Tôi may mắn được thầy Sakurai chọn làm Uke. Trên tầng 3 (dojo chính), vinh dự này thường dành cho các uchi-deshi. Thông thường ở đây các thầy không đi quanh lớp và tạo cơ hội cho từng người làm uke. Và nếu ai đó đủ may mắn, họ sẽ chọn làm uke khi thầy chỉ một kỹ thuật cho cả lớp. Được cảm giác sức mạnh khi bị các thầy đánh là một trải nghiệm thú vị.

    Các huấn luyện của Hombu cho người mới tập và các đai đen là giống nhau. Nắm được căn bản, đai đen có thể đánh nhanh và mạnh. Nhưng chỉ khi nào họ đãhiểu được cơ bản. Nếu không hiểu được cơ bản, không nên tập quá nhanh hay mạnh.

    Sự tập trung không chỉ dừng lại ở thực hiện kỹ thuật, mà còn là cải thiện ukemi để cơ thể có được sự mềm dẻo đi đôi với sức mạnh. Trong luyện tập, nếu Uke không mềm dẻo và không giữ được kết nối, tori có thể atemi và kỹ thuật kết thúc. Mềm dẻo và kết nối là rất quan trọng trong luyện tập.

    Các thầy
    Các thầy luôn rất nghiêm túc, giải thích rõ ràng các kỹ thuật và đưa ra lời khuyên làm thế nào để tiến bộ. Họ không chỉ giới thiệu kỹ thuật. Họ còn chú trọng vào việc hỗ trợ mọi người điều chỉnh và tránh các thói quen xấu.

    Và khi Hombu shihan ở trên lớp, khi không phải đứng lớp họ sẽ tập như bao người khác. Họ rất để ý tới các di chuyển cụ thể của người đứng lớp. Tôi thật sự ấn tượng và khâm phục thái độ, và tin rằng đó là cách họ trở thành các Shihan.

    Kết bạn
    Một cái hay nữa mà tôi hy vọng có được từ chuyến đi đến Hombu Dojo là cơhội gặp gỡ nhiều người và kết bạn. Phải mất một khoản thời gian thì chuyện ấy mới xảy ra. Không có nhiều cuộc trò chuyện trong lúc luyện tập,và mọi người hầu như biến mất ngay sau khi buổi tập kết thúc. Nhưng dần dần tôi cũng có vài mối liên hệ với các học viên khác (hỏi bạn tập với mình tên gì là cách bắt đầu tốt!), và khi chúng ta tập luyện với nhau tôi từ từ quen được vài người. Tập cùng với nhau đến cuối buổi cũng giúp thắt chặt tình bằng hữu, và bạn sẽ cảm thấy như bạn đang giúp đỡ nhau cùng đạt được điều gì đó.

    Lời cuối.
    Tôi đã vinh dự được ăn tối thầy Sugawara và một đàn chị. Thầy Sugawara cũng chia sẻ những câu chuyện của thầy tập luyện tại Hombu và khích lệ tôi rất nhiều.

    Nói ngắn gọn, nếu bạn đang xem xét luyện tập tại Aikikai Hombu Dojo, và bạn có đủ điều kiện và có thể sắp xếp thời gian, tôi khuyên bạn hãy đi. Trải nghiệm ở đó thật tuyệt vời và là trải nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên.

    Jerald TAI
    April 2013

    408147_10151427044478123_870265309_n.jpg
    Trích từ Facebook của Jerald Tai
    Last edited by wago; 07-24-2013 at 10:03 AM.

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •