Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15

Chủ đề: Aikikai Hombu Dojo

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy hôm nay thấy Hagakure có đi Tokyo và ghé thăm Aikikai Hombu dojo nên tôi viết bài này nói về " tổ đường " đó.

    Aikikai và Hombu dojo là nơi mà hàng vạn aikidoka khắp thế giới ước mơ sẽ có ngày được đặt chân đến, đã được nhiều người và nhiều sách báo nhắc tới, nhưng rất ít người diễn tả nơi đó ra sao. Hôm bữa có nói chuyện với 1 sư huynh có vợ Nhật và đã có dịp sang Nhật nhiều lần khi về thăm gia đình vợ.

    Huynh đó đã có nhã ý kể lại cho tui hay 1 số chi tiết về Hombu dojo. Xin chia sẻ với ACE, nếu trong diễn đàn có ACE nào đã sang tập ở Hombu, xin cho thêm ý kiến và phê bình xem có đúng khg !




    Phòng tập chính





    Xin nhắc lại là Aikikai là tên hệ phái của môn võ Aikido do ST Morihei Ueshiba, sáng tổ Aikido, đặt ra, và Aikikai Hombu dojo là " tổng hành dinh " / trụ sở chính của Aikido.

    Năm 1931, Morihei Ueshiba được 48t. Ông ấy đã là 1 võ sư nổi tiếng và trong số võ sinh, có rất nhiều nhân vật quan trọng trong chính phủ và giới thương mại. Năm đó, M Ueshiba mở võ đường đầu tiên, lấy tên là Kobukan Dojo.


    Kobukan Dojo nằm trong khu Shinjuku, ngay trong thành phố Tokyo. Thời đó, Aikido chưa có và thầy Ueshiba dạy Daitoryu Aikijujitsu. Môn võ này rất hiệu nghiệm và danh tiếng của nó rất đáng sợ. Võ đường Kobukan còn được biết dưới tên Jigoku dojo, tạm dịch là " võ đường của địa ngục " (hell dojo.


    Rồi thời gian trôi qua, võ của thầy Ueshiba tiến hoá và tên môn võ cũng thay đổi. Môn võ được gọi là Aikibudo và năm 1942, trở thành Aikido (Hiệp khí Đạo). Tên võ đường vẫn khg thay đổi và vẫn được biết dưới tên Kobukan dojo cho tới năm 1948.



    Ngày 9 tháng 2 1948, Zaidan Hojin Aikikai chính thức ra đời. Ngày đó là ngày Kobukan Dojo trở thành Aikikai Hombu Dojo và dính liền với môn võ của Sư tổ Morihei Ueshiba.


    Năm tháng trôi qua và danh tiếng của ST cuồn cuộn nổi dạy và võ đường đầu tiên, xây hoàn toàn bằng gỗ, trở thành quá nhỏ để tiếp tục phát triển. Năm 1967, Hombu Dojo cũ (kobukan dojo) bị phá và 1 võ đường mới to hơn được xây lên để tiếp ứng với số võ sinh càng ngày càng đông.

    Hombu dojo mới được khai trương vào năm 1968 : Võ đường mới có 5 tầng lầu, 1 phòng dành riêng cho ST, nhiều văn phòng, 1 số phòng dành cho nhóm Ushi deshi và quan trọng nhất, 3 phòng tập với diện tích tổng cộng là 250 tatamis. " Tổng hành dinh " của Hiệp Khí Đạo đã ra đời ...


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài 2:


    Thường thường con người hay nhìn về và thích tô son quá khứ. Trong tiềm ức, quá khứ lúc nào cũng đẹp hơn hiện tại. Nhưng thật sự mà nói, thời vàng son của Hombu dojo có thể nói là từ lúc còn là Kobukan dojo cho tới đầu thập niên 1980. Dưới sự hướng dẫn của ST, của Koichi Tohei và của Kisshomaru Ueshiba, những võ sư tên tuổi hiện nay của HKD đã dạy và tập tại Hombu Dojo.

    Đầu tiên là những " cột trụ " có tên tuổi và đứng đầu những hệ phái riêng như Gozo Shioda (Yoshinkan), Kenji Tomiki (Tomiki Aikido) hay Minoru Muchizuki (Yoseikan). Những người này đã tập và cũng đã dạy thường xuyên tại Kobukan Hombu dojo. Sau đó tới 1 số HLV " trè " , thường trực tại Aikikai với những kỹ thuật phi thường như Osawa, Yamaguchi, Sato, Tada, Arikawa, Saotome, Chiba v.v... làm rạng danh thêm cho võ đường đó.

    Họ đã đào tạo hàng vạn aikidoka và những người này đã và đang phát triển môn võ này khắp thế giới. Endo, Shimizu, Tissier, Moriteru Ueshiba, Miyamoto ... là 1 vài võ sư tên tuổi của thế hệ aikidoka thứ 3 này.





    Sau đây là cuốn nhật ký của 1 Aikidoka đã ghé thăm Hombu Dojo.

    Tôi ghé Aikikai Hombu dojo lần đầu vào tháng 5 1998. Hầu như bất cứ ai khi tới Hombu Dojo, sự chờ dợi của họ rất là cao. Lúc đó, Internet mới ở bước đầu và tin tức về Hombu dojo rất là hiếm : 1 vài tấm hình trong vài cuốn sách nói về HKD.

    Sự thất vọng đầu tiên của 1 số người là hình dáng của Hombu Dojo. Họ khg ngờ Hombu dojo " tân thời " như vậy, họ cứ nghỉ là 1 căn nhà bằng gỗ ....

    Nhưng sự thất vọng đó từ từ tan biến khi họ bước chân vào võ đường. Họ xúc động khi nghĩ nơi họ bước chân vào là nơi mà ST và 1 số võ sư tên tuổi đã ở, và tập trong 1 thời gian dài. Tuy tân thời nhưng khg khí nơi đây như khg thay đổi. Họ có cảm tường như có 1 ma lực nào đó giữ nơi này như hồi mới được xây, vào năm 1931 ...




    Ngay cửa vào, bên phải là nơi đón tiếp, bên trái là 1 văn phòng. Những người chưa thuộc về Aikikai bắt buộc phải đăng ký và ghi danh. Những người đã được đai đen ở hải ngoại, cuốn Yudansha passport là giấy tờ chứng nhận họ là thành viên của Aikikai và họ chỉ cần đóng tiền tập.

    Aikikai bây giờ khá thương mại hoá, và có đủ loại chương trình tập cho tất cả mọi người : Nguyên tuần trừ cuối tuần, nguyên tuần cả cuối tuần, lớp riêng với HLV ... Post card, video/ DVD, Hakama, đồ võ (GI), cũng được bán tại đây. Tất cả những đồ bán tại Hombu đều là đồ với nhãn hiệu Iwata.

    Sau khi ghi danh, võ sinh được cấp thẻ với tên, đẳng cấp và số ghi danh.

    Sau nơi ghi danh thì võ sinh sẽ phải đi qua 1 hành lang nhỏ với bức tượng của ST. Bên trái là văn phòng mà khi ST còn sống, ông ấy dùng để tiếp khách và là nơi làm việc của ổng.




    Bên cạnh cầu thang là 1 tấm bảng để dán thông báo và tin tức, tấm bảng ấy được đặt ngay bên cạnh 1 số máy bán nước tự động.
    Lên lầu 1, 1 tấm bảng khác được đặt ngay đó. Tấm bảng này ghi danh sách những người thi lên đai đậu và danh sách của những người đã ghi danh và đã có mặt tại tất cả các buổi tập cuả 2 muà hè vừa qua.

    Bên phải là phòng tập đầu tiên. Phòng này dành cho tân môn sinh, cho lớp trẻ em và phụ nữ. Phòng thay đồ của phụ nữ, 1 số văn phòng và nhà vệ sinh chiếm hết lầu 1.

    Lên lầu 2, 1 bức tượng của DC Kisshomaru được đặt ngay đó từ khi DC qua đời. Phòng tập thứ 2 nằm ngay đó và là phòng tập chính. Đây là phòng tập mà ST đã dùng và có khá nhiều đồ vật từ thời ST còn sống.

    Kế đó là phòng thay đồ. Phòng tập khá rộng và tatami màu trắng và ... rất cứng so với tatami được bán tại ngoại quốc.

    1 Calligraphy lớn do chính tay ST viết được đặt ngay giữa kamiza, dưới tấm hình của ST và DC Kisshomaru.

    Phòng tập này là phòng tập chính của Hombu, nơi tổ chức tất cả các seminar, thi hoặc những sự kiện qua trọng.


    Lầu 3 là nơi có phòng dành cho cách Ushi deshi. Ngoài ra cũng có 1 phòng để treo đồ tập, 1 sân thượng, phòng vệ sinh và 1 phòng tập nhỏ để cho ai ghi tên học riêng.

    Trong phòng treo đồ có 1 số tạ và 1 makiwara (đồ tập đấm cho chai tay hay được dùng trong karate). Những dụng cụ này có vẻ như là "dư âm" của những năm 196x.


    Lầu 4 cũng có 1 phòng để treo đồ tập (gi và hakama). Phòng này rất tiện cho những người phải đi làm ngay sau khi tập, nhưng nơi đây khg khí khg được "thơm tho" cho lắm .... Nhiều người "lạm dụng" nơi này, và hay "quên" đem đồ về giặt. Để "bớt mùi" họ đã "xịt thuốc thơm" lên bộ đồ võ "vàng khè" trước khi bước vào phòng tập.



    Lầu 5: phòng treo đồ





    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài tiếp ...

    Hombu mở cửa từ 6 :00 sáng cho tới 9 :00 tối. Lớp đầu tiên bắt đầu từ 6 :30 sáng và lớp cuối xong lúc 9 :00 PM . Ngày nào cũng có lớp. Từ thứ 2 tới thứ 7, mỗi ngày có 5 lớp trong phòng tập chính (lầu 2) và 2 3 lớp ở phòng tập phụ (lầu 1). CN có 2 lớp ở phòng tập chính và 1 lớp cho tân môn sinh ở phòng tập lầu 3.

    Aikikai có đủ loại lớp : tân môn sinh, lớp thường cho mọi trình độ, lớp thiếu nhi, lớp dành riêng cho phụ nữ, và sau cùng là lớp cho " aikido academy ". Aikido academy là lớp với số võ sinh giới hạn, và phải tập 2 lần / tuần, mỗi lần 2.30g trong vòng 5 tháng liên tiếp.

    Danh sách HLV của Hombu có 32 người, nhưng thật sự chỉ có khoảng 20 người đứng lớp thướng xuyên mà thôi. Trong mỗi phòng tập, có 1 tấm bảng bằng gỗ với thời khoá biểu và HLV của mỗ lớp. Tên của HLV được viết trên những tấm biển nhỏ. Chỉ cần nhìn mầu của những tấm biển đó cũng đủ biết thâm niên và đai đẳng của họ. Tấm biển của Sasaki hay Watanabe sensei thì màu đã nâu đậm, trong khi tấm biển của Sugawara thì còn " nhạt " hơn.

    Đạo chủ là người phụ trách tất cả những lớp 6 :30AM từ thứ 2 tới thứ 7 và cũng phụ trách lớp tối thứ 6 và trứ CN. DC duyệt đi duyệt lại những kỹ thuật căn bản và được coi như là " cuốn sách tham khảo kỹ thuật " (technical reference). Xin nhắc lại là đây khg dính líu gì tới đai đẳng hết, vì nếu nghĩ như vậy thì các thầy như Tada, Tamura ... những người đã tập HKD trước khi DC biết đi, những " đàn anh " của DC lại phải đi học lại ?

    HKD hoạt động theo chế độ ''lemoto'', có nghĩa là người đứng đầu, là biểu tượng để hợp nhất tất cả các võ sinh HKD trên thế giới.

    Hombu cũng như ở đa số tất cả các võ đường HKD khác trên thế giới, mỗi thầy có 1 cách đánh riêng. Vai trò của DC rất khó so với các thầy vì DC phải " trung lập " và khg thể giaỉ thích từng kỹ thuật theo sự hiểu biết riêng mà phải trình bày những kỹ thuật đó như 1 " tiêu chuân ", 1 căn bản " trung lập ".

    Lớp của DC là lớp đông người nhất. Mỗi sáng, số người trên sân trung bình là 60-80 người trong giờ của DC. Trong tuần, lớp DC bắt đầu vào 6 :30 sáng, như vậy thì những võ sinh tới lớp DC phiả thức dậy từ 4 :30 hay 5 :00 AM.

    Cháu ST, đương kim DC





    Trong thời gian có mặt tại Hombu, sư huynh tôi hầu như đã đi tất cả những lớp với tất cả các thầy, khi thời khoá biểu cho phép. Nhờ vậy mà huynh đã thấy và hiểu thêm rất nhiều vể HKD và hấp thụ được rất nhiều tiểu tiết của từng kỹ thuật.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Steven
    Guest
    Cám ơn anh về bài viết thú vị. Em còn được biết tại Aikikai còn có một phòng tập dành cho những Shihan aikikai (shihan sau này thôi), tại đây có tập những kỹ thuật của nhũng môn võ như karate, judo ... Cũng như là một phòng tập dành cho các sứ giả Aikido khi muốn xuất ngoại phai trải qua. Nơi đây sẽ nghiên cứu về sự chiến đấu của Aikido?! Không biết Anh có thông tin gì về phòng tập đó không.
    Xin anh tiếp tục chía sẽ.

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Steven
    Cám ơn anh về bài viết thú vị. Em còn được biết tại Aikikai còn có một phòng tập dành cho những Shihan aikikai (shihan sau này thôi), tại đây có tập những kỹ thuật của nhũng môn võ như karate, judo ... Cũng như là một phòng tập dành cho các sứ giả Aikido khi muốn xuất ngoại phai trải qua. Nơi đây sẽ nghiên cứu về sự chiến đấu của Aikido?! Không biết Anh có thông tin gì về phòng tập đó không.
    Xin anh tiếp tục chía sẽ.
    Chưa bao giờ nghe nói tới chuyện này hết Steven. Nguồn từ đâu ra vậy? nhiều khi thêm mắm thêm muối đó. Có thể chỗ Steven nói là nơi mà có makiwara từ thuở xa xưa. Hombu theo tui được biết chỉ có 3 phòng tập thôi. Trong những lúc mà khg có dạy, mấy phòng đó bỏ khg, ushideshi có thể tập nếu muốn.

    Theo tui nghĩ thì các ushideshi khg có tập đâu, 1 ngày họ đã tập 3-5g rồi. Còn các thầy, đa số hay hầu hết họ đều có võ đường riêng, họ chỉ tới Hombu dạy giờ họ thôi, hơi đâu tập thêm. Ho5 có thể tập ở võ đuờng riêng của họ nếu muốn.

    Còn nói về phòng tập cho sứ giả thì tui chắc chắn là mắm muối rồi. Đi cho seminar chẳng khác gì đứng lớp hết, chỉ rõ hơn thôi. Mấy sứ giả đó trình độ khá cao thì sợ gì? bây giờ chứ đâu phải thời xưa đâu mà có thách đấu?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    wago
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Bài tiếp ...

    Đạo chủ là người phụ trách tất cả những lớp 6 :30AM từ thứ 2 tới thứ 7 và cũng phụ trách lớp tối thứ 6 và trứ CN. DC duyệt đi duyệt lại những kỹ thuật căn bản và được coi như là " cuốn sách tham khảo kỹ thuật " (technical reference). Xin nhắc lại là đây khg dính líu gì tới đai đẳng hết, vì nếu nghĩ như vậy thì các thầy như Tada, Tamura ... những người đã tập HKD trước khi DC biết đi, những " đàn anh " của DC lại phải đi học lại ?

    HKD hoạt động theo chế độ ''lemoto'', có nghĩa là người đứng đầu, là biểu tượng để hợp nhất tất cả các võ sinh HKD trên thế giới.

    Hombu cũng như ở đa số tất cả các võ đường HKD khác trên thế giới, mỗi thầy có 1 cách đánh riêng. Vai trò của DC rất khó so với các thầy vì DC phải " trung lập " và khg thể giaỉ thích từng kỹ thuật theo sự hiểu biết riêng mà phải trình bày những kỹ thuật đó như 1 " tiêu chuân ", 1 căn bản " trung lập ".

    Ở Hombu, cũng như nhiều đạo đường trên thế giới, việc quản lý hành chính với chỉ dạy kỹ thuật được tách bạch với nhau rất rõ. Ngay cả Đạo Chủ có thể quản lý toàn bộ Hombu, nhưng không được can thiệp vào những kỹ thuật mà các shihan khác giảng dạy. Không ai chỉ đạo các Shihan phải dạy gì trong giờ của họ. Có lẽ đây là điều kiện giúp Hombu đa dạng nhưng vẫn giữ sự hợp nhất và tập hợp nhiều Shihan giỏi. Sự thống nhất nằm ở bảng chương trình thi. Người tập dựa vào bảng chương trình mà biết cấp đai của mình khi thi phải thực hiện kỹ thuật gì . (Không giống ở Việt Nam, phần lớn các đạo đường thường dạy theo cấp đai, cho nên các kỹ thuật đai nâu thì thường đai trắng sẽ không biết --> trình độ người tập được phân định theo số lượng kỹ thuật biết được hơn là chiều sâu một kỹ thuật). Theo cách quản lý trên, người tập sẽ hoàn toàn chủ động lựa chọn các Shihan mà mình thích tập --> người tập là người chủ động trong việc học hơn là đợi chờ thầy chỉ.

    Theo mình biết, các uchideshi cũng tập chung với mọi người. Không có giờ tập riêng. Cái khác biệt giữa họ với các võ sinh thường là họ có nhiều thời gian kề cận với các Shihan, được làm uke nhiều cho các Shihan, do vậy họ cảm nhận được nhiều hơn và được rèn luyện uốn nắn nhiều hơn. Điều này có lẽ sẽ giải thích cho việc nhiều Shihan không xuất thân từ Hombu nhưng cũng có được trình độ cao. Cái chính là nhờ sự tự rèn luyện hơn là những bí mật, hay tuyệt kỹ mà Hombu không truyền dạy ra ngoài.

    Trong giờ Đạo Chủ rất ít giảng giải kỹ thuật. Ông chỉ làm mẫu kỹ thuật rồi mọi người tập theo (mỗi giờ tập có 1 tiếng, khởi động đã hết 15 phút nên nếu giảng thì chắc không có thời gian tập cũng nên o ).

  7. #7
    wago
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki

    Kobukan Dojo nằm trong khu Shinjuku, ngay trong thành phố Tokyo.
    Cái tên Shinjuku này có gợi mọi người nhớ điều gì không? Giống tên trong mội bộ phim của Thành Long. Khu này vốn là khu vực phức tạp (gọi nôm na là khu giang hồ hay xã hội đen). Ngay cả người dân Tokyo nhiều khi cũng e ngại khu vực này nữa. Aikido nếu không có thực lực chắc khó mà duy trì Hombu ở đây (ở trong giai đoạn đầu) <-- (cái này là ý kiến riêng của mình thôi).


  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn Wago đã cho thêm chi tiết ly kỳ.

    Trích dẫn Gửi bởi wago
    ... Điều này có lẽ sẽ giải thích cho việc nhiều Shihan không xuất thân từ Hombu nhưng cũng có được trình độ cao.
    Bên Nhật, cái đai khg có nhiều nghĩa như ở các nơi khác. Trong mấy bài tới tui sẽ nói đến chuyện này.


    Trích dẫn Gửi bởi wago
    Cái tên Shinjuku này có gợi mọi người nhớ điều gì không? Giống tên trong mội bộ phim của Thành Long. Khu này vốn là khu vực phức tạp (gọi nôm na là khu giang hồ hay xã hội đen). Ngay cả người dân Tokyo nhiều khi cũng e ngại khu vực này nữa.


    Anh 4ever hay ai đã qua ở Nhật 1 thời gian có thề cho biết về khu Shinjuku khg? có giống như Wago nói là là chỉ trong phim thôi?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    wago
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Tất cả những đồ bán tại Hombu đều là đồ với nhãn hiệu Iwata.

    Hì hì... Hôm bữa thấy anh Aiki ghi là Iwama, hôm nay sửa thành Iwata.

    Bổ sung thêm tí nữa, Hombu theo nhiều người đánh giá là rất thương mại. Ví dụ, logo của Aikikai được một số công ty chuyên sản xuất đồ võ mua lại để gắn lên đồ võ của mình để bán. Cái này cũng có lý của nó vì Hombu phải bỏ tiền cho một số hoạt động quảng bá Aikido toàn thế giới, cũng như hỗ trợ các nước chưa có Aikido phát triển (hình như có Việt Nam trong đó).


  10. #10
    wago
    Guest
    Hombu theo một số người nhận xét là nhỏ (nếu so sánh với vị thế là tổng hành dinh của Aikido thế giới).
    Một vị thầy Aikido mà mình quen đã có nói Hombu là thánh địa Meka của Aikido nên mọi người đổ xô về đó. Chứ điều kiện cơ sở vật chất có thể không bằng nhiều dojo bình thường khác. Mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh.
    Một vị bạn đã có thời gian tập ở Hombu vào mùa đông có kể khi ảnh tới tập ở Hombu vào mùa đông, các võ sinh ngồi chờ Doshu (anh tập giờ của Doshu) mà rét run cầm cập nhưng vẫn phải quỳ seiza.
    Có một cô bạn cũng ghé qua Hombu vào mùa đông và vào xem (không tập) một lớp ở Hombu. Cô ấy do không biết đã để áo lạnh ở bên ngoài. Ở trong phòng tập quá lạnh nên cô ấy khoanh tay cho đỡ lạnh. Nhưng Shihan đứng giờ đó nhìm cô ấy chằm chằm vì cho rằng cô ấy không giữ thái độ đúng mực khi ngồi quan sát lớp tập. Cuối cùng, có người nhắc cô ấy bỏ tay xuống.

    Ở Hombu có quy định không được quay phim, chụp ảnh trong phòng tập (cái này mình không chắc vì mình có thấy một số ảnh cá nhân đã được chụp trong phòng tập).

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •