Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: thiền và khí công giống hay khác ?

  1. #1
    nguyen minh sang
    Guest
    theo thiển ý của tui ( mặc dù tui đã nói ko bàn luận nữa về khí nhưng thấy bài .. nên .. hùn vô ..)

    Thiền tập là một phương pháp giúp ta "thanh tịnh" được tâm ý mình. Thiền mang tâm ta đến một trạng thái tĩnh lặng và tỉnh thức, một trạng thái của định và huệ.

    Trong xã hội ngày nay, chúng ta đặt niềm tin rất lớn vào sự giáo dục. Chúng ta tin rằng học thức có thể làm một con người văn minh hơn. Nhưng thực ra, văn minh và học tức chỉ đánh bóng phần bên ngoài của con người mà thôi. Bạn chỉ cần thử đem một người " học thức " và " quý phái" ấy ra đối diện với những hoàn cảnh như là chiến tranh hay một thị trường kinh tế suy sụp, và xem người ấy còn " quý phái " nữa hay không ! Chúng ta tuân theo luật lệ vì không muốn chịu hình phạt và sợ hậu quả là một chuyện; còn chúng ta tuân theo luật vì mình đã được thanh tịnh, không còn lòng sân hận để giết hại, thì đó là một chuyện hoàn toàn khác.

    Tóm lại : mục đích của thiền tập là một sự chuyển hóa tự thân. cái "tôi " đi vào bên này của kinh nghiệm thiền tập sẽ không là cái " tôi " đi ra phía bên kia. Và cuộc sống sẽ suôn sẻ hơn. Giúp ta đối diện với những thăng trầm của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Giảm đi những sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Mọi việc rồi sẽ nằm yên vào vị trí của nó, và cuộc đời của ta sẽ giống như một con thuyền nhẹ lướt trên một dòng nước hơn là ghập ghềnh trôi qua những con thác. Và bắt đầu bằng một sự hiểu biết.

    Trực giác của ta sẽ trở nên bénnhậy hơn xưa. Sự suy nghĩ của ta sẽ chính xác hơn, và dần dà ta sẽ có thể trực tiếp tiếp xuc được những sự vật bao quanh mình như chúng thật sự là - như thị - không phán xét, không bị cái tưởng làm sai trật.

    Chỉ có một cách là hãy thực hành, và thực hành cho đúng. bạn hãy tự chính mình kinh nghiệm lấy. người Thầy nếu có chỉ là giúp phần nào thôi còn lại là tự chính mình mà thôi ..
    => vậy thì Thiền và Khí công chẳng dính dáng về nhau trên mặt tinh thần ( nếu như tui mà luyện được tâm ý của Thiền thì tui chẳng cần quái gì đến khí công cả, ra đòn với ý nghĩ làm sao đòn thế tinh túy thêm thôi )
    :smoking:

  2. #2
    Pikalot
    Guest
    ... Càng coi càng khó hiểu, thôi để mấy bậc đàn anh thâm sâu luận tiếp, em thì thua rồi :blink:

  3. #3
    minhtv74
    Guest
    Tôi thấy anh aiki nói cũng có lý :

    aiki đã viết :
    Trong võ nào hầu như cũng có thiền. Nhưng trong thiền thì chưa chắc có võ.
    Kết luận này theo tôi không đúng :

    nguyen minh sang đã viết :
    vậy thì Thiền và Khí công chẳng dính dáng về nhau trên mặt tinh thần ( nếu như tui mà luyện được tâm ý của Thiền thì tui chẳng cần quái gì đến khí công cả, ra đòn với ý nghĩ làm sao đòn thế tinh túy thêm thôi
    Đại sư Koichi Toihei, một hành giả uyên thâm của Hiệp khí Đạo cũng viết :

    Cuộc đời mà ta nhận lãnh từ vũ trụ gồm có hai yếu tố : thể xác và tinh thần. Ta có thể biểu lộ cái tương quan giữa hai yếu tố này bằng cách nói rằng thể xác chuyển động phù hợp với những hiệu lệnh của tinh thần, và tinh thần thì xử dụng thể xác. Hai yếu tố đó không thể tách rời nhau được. Cuộc sống con người sẽ không thể tiếp tục nổi nếu chỉ có một trong hai yếu tố ; nhưng nếu chúng liên kết với nhau, thì ta có thể phát biểu những khả năng cao cả nhất và những năng lực nội tại của ta.

    Xét về khía cạnh "tinh thần" mà nói thì thiền nói riêng và thiền để luyện khí công đều có 1 cái đích chung là đưa chúng ta đến việc hòa hợp giữa tinh thần và thể xác ( tâm thân hợp nhất ) thông qua đó mở ra cánh cửa để phát triển các năng lực nội tại của bản thân ta. ( Năng lực này có thể là khí công, có thể là Tuệ nhãn ,... có thể là các khả năng đặc biệt khác... )

    Theo tôi anh nguyen minh sang hơi nhầm lẫn 1 chút khi so sánh giữa mục đích và phương pháp. Điều tôi muốn nói ở đây là Thiền là phương pháp để tập khí công, cũng giống như Thiền là phương pháp để tập nhiều thứ khác nữa.

    Thân mến

  4. #4
    minhtv74
    Guest
    Nhân đây , mình xin kể hầu mọi người một câu chuyện về thiền và võ học từ Nhật bản :

    "...Xét về lịch sử, hầu hết các môn võ Á Đông đều được cho là bắt nguồn từ chùa Thiếu Lâm ở núi Trung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, và như vậy là có dính dáng đến Thiền, bởi vì chùa Thiếu Lâm không những được xưng tụng là "ngôi sao Bắc đẩu" của võ lâm, mà còn là nơi khai sáng dòng Thiền Trung Quốc với Ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ; và cho đến nay việc tu hành của các sư tăng ở đây vẫn bao gồm tập Thiền kết hợp với võ.

    Tuy nhiên, nơi mà võ thuật chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thiền phải nóí đến Nhật Bản. Theo sử liệu thì khi Thiền được Đại Sư Eisel (1141-1251) đưa vào Nhật Bản, giới võ sĩ- người Nhật gọi là "samurai" tức "hiệp sĩ" - liền thu dụng ngay. Lý do rõ nét nhất là vào thời buổi chinh chiến liên miên giữa các lãnh chúa tranh giành ưu thế chính trị và quyền lực, chủ trương của Thiền được xem là động lực giúp chấn chỉnh tinh thần và lòng can đảm của các chiến binh.

    Thiền tuy là một tông phái của Phật Giáo, nhưng không ấn định những giáo điều khe khắc mà chỉ vạch ra một con đường quyết tiến, xông thẳng tới, không sợ hãi, không biện luận, không so đo tính toán. Đó là một phương pháp phát triển trực giác, luyện ý chí, tạo dũng khí, biết quên mình, xem thường chuyện sống chết. Những đức tính này rất phù hợp với yêu cầu của người võ sĩ lâm trận: phải phán đoán nhanh theo linh tính và hành động chớp nhoáng theo phản xạ, chỉ cần phân tâm một giây hoặc lưỡng lực trong tích tắc là thất bại ngay. Đồng thời, cách hành Thiền với kỹ thuật căn bản là "tọa Thiền" (ngồi Thiền) cũng giúp tăng cường nội lực (nên nhiều người cho đó là một cách luyện khí công).

    Ở Nhật Bản ngày xưa, các võ sĩ thường học hỏi ở các vị Thiền sư. Có một võ sĩ đấu vật tên Onami ("Đại Ba"" nghĩa là "sóng lớn") rất mạnh, đánh bại nhiều võ sư, nhưng lại bị những võ sĩ cỡ học trò ném xuống đài khi thi đấu công khai. Anh cảm thấy xấu hổ và tìm đến Thiền sư Hakuin để hỏi ý kiến. Thiền sư khuyên: "Anh tên là Đại Ba, vậy tối nay hãy ở lại đây và tưởng tượng anh là những cơn sóng lớn đang quét sạch mọi thứ trước mặt, đang nuốt chửng tất cả những gì trên đường đi".

    Onami ngồi xuống Thiền định, chú tâm quán tưởng mình là những cơn sóng đang xô tới nhiều vật khác nhau. Càng lúc anh thấy sóng nổi lên càng lớn và quét sạch những bông hoa cắm trong các độc bình, phủ trùm lên tượng Phật trên bàn thờ, rồi nhận chìm cả ngôi chùa trong làn nước mênh mông.

    Sáng sớm hôm sau, Thiền sư Hakuin bước vào phòng thấy Onami còn đang Thiền định, trên mặt anh thoáng nhẹ nụ cười. Thiền sư đập nhẹ vào vai người võ sĩ và bảo "Bây giờ không có gì có thể làm phiền anh nữa. Anh là những cơn sóng lớn, sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt mình".

    Ngay hôm đó, Onami vào đấu trắc nghiệm và anh đã thắng. Sau đó chẳng còn ai đánh bại anh được "

    Thân


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •