Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 14 của 14

Chủ đề: âm-dương trong HKD: Cái nhìn của thầy H. Kono

  1. #11
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đến bây giờ cũng gần 3 năm rồi, anh Aiki có nhận thức gì thêm về âm dương trong HKD không, chia sẻ cho anh em với! Bản thân mình thấy đây là một khái niệm đưa ra khá hay, suy nghĩ về nó rồi từ từ sẽ cảm nhận được. Mình học được từ forum rất nhiều khái niệm mới, và dùng nó để cắt nghĩa được những nguyên lý, triết lý của HKD. Một đòn thế của Aikido gồm rất nhiều kiến thức về vật lý, cơ thể học, triết học..... Việc vận dụng được những nguyên lý vào đòn thế giúp môn sinh phát triển cả về kỹ thuật cơ thể lẫn tinh tấn về tâm hồn. Có những đòn thế Aikido chỉ áp dụng những nguyên lý này, đòn thế khác lại áp dụng những nguyên lý khác. Mà ngay một đòn thế thì lúc nên dùng nguyên lý này, lúc lại dùng nguyên lý khác. Hiểu nguyên lý là một chuyện, áp dụng nguyên lý một cách không cứng nhắc và rộng mở....lại tùy vào khả năng của mỗi người. Mình thường lấy những nguyên lý Aikido là sự dẫn đường hơn là đòn thế cụ thể mà thầy dạy. Quá phụ thuộc máy móc vào thầy dạy sẽ chỉ học được cái hình của đòn chứ không hiểu được tinh thần của Aikido, rồi cho rằng đòn thế này đánh vậy mới đúng , đánh khác là sai. Nếu nắm được các nguyên lý của Aikido thì sẽ biết được một kỹ thuật đánh là đúng hay sai, đúng lúc nào, sai lúc nào.

    Các nguyên lý, kỹ thuật ra đòn...... nói chung là phương tiện cắt nghĩa cho những điều chúng ta cảm nhận hay tại sao phải làm như thế. Nhưng có một hạn chế đó là nói ít thì sự phản ánh không đầy đủ, hoặc nói quá nhiều, thì phải diễn giải nhiều thứ, nhớ nhiều thứ .....nên môn sinh cũng tẩu hỏa nhập ma luôn. Hoặc môn sinh sẽ bị đóng khung trong những nguyên lý ấy, triệt tiêu sự sáng tạo, phát hiện mới.

    Tổ Sư không cắt nghĩa chi cả, có khi lại là hay, để các học trò tha hồ phát hiện ra các nguyên lý tàng ẩn trong hiệp khí đạo. Còn một nghĩa khác là nguyên lý chỉ là phương tiện cắt nghĩa, khi đã thực hiện được đòn đánh thì nên bỏ các nguyên lý ấy đi, đừng bám víu vào nữa - Qua sông rồi thì bỏ thuyền đi - Vậy mới đi tiếp được. Cứ thế ta lại phát hiện thêm những điều còn ẩn chứa.

    Hôm nay đang say suy nghĩ, viết ra để mai mốt mình còn xem lại, chứ lại quên hết! Hi..hi....
    Hôm nay nguyên lý âm dương vẫn chưa thụ được, anh Aiki có gì để nói thêm không?!!!!!! (Không biết chừng anh Aiki chả nói gì, bỏ vào cái icon cười là tui ngộ ra cũng nên!!!!!!)
    Last edited by CatQuangThuong; 10-16-2012 at 10:56 AM.

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Việc vận dụng được những nguyên lý vào đòn thế giúp môn sinh phát triển cả về kỹ thuật cơ thể lẫn tinh tấn về tâm hồn. Có những đòn thế Aikido chỉ áp dụng những nguyên lý này, đòn thế khác lại áp dụng những nguyên lý khác. Mà ngay một đòn thế thì lúc nên dùng nguyên lý này, lúc lại dùng nguyên lý khác. Hiểu nguyên lý là một chuyện, áp dụng nguyên lý một cách không cứng nhắc và rộng mở....lại tùy vào khả năng của mỗi người. Mình thường lấy những nguyên lý Aikido là sự dẫn đường hơn là đòn thế cụ thể mà thầy dạy. Quá phụ thuộc máy móc vào thầy dạy sẽ chỉ học được cái hình của đòn chứ không hiểu được tinh thần của Aikido, rồi cho rằng đòn thế này đánh vậy mới đúng , đánh khác là sai. Nếu nắm được các nguyên lý của Aikido thì sẽ biết được một kỹ thuật đánh là đúng hay sai, đúng lúc nào, sai lúc nào
    Câu này đúng lắm! đó là cách suy nghĩ của tui

    Đến bây giờ cũng gần 3 năm rồi, anh Aiki có nhận thức gì thêm về âm dương trong HKD không, chia sẻ cho anh em với!
    Tui khg để ý tới âm dương nữa và ra đòn như CQT đã nói. Khi tập và thấy có gì khg ổn như có cảm tưởng dùng sức hay uke khg MTB hay ra đòn thấy khó khăn thì tui suy nghĩ lại căn bản (trong đó có âm dương) và sửa đổi cho tới khi ưng ý!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Tui khg để ý tới âm dương nữa và ra đòn như CQT đã nói. Khi tập và thấy có gì khg ổn như có cảm tưởng dùng sức hay uke khg MTB hay ra đòn thấy khó khăn thì tui suy nghĩ lại căn bản (trong đó có âm dương) và sửa đổi cho tới khi ưng ý!
    Vậy là khi cảm thấy hòa hợp với uke, đòn thế trơn tru, di chuyển nhẹ nhàng, hoán chuyển thế đánh từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tiến lui hợp theo đối thủ......thì cũng đồng nghĩa thực hiện được âm dương!

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi CatQuangThuong Xem bài viết
    Vậy là khi cảm thấy hòa hợp với uke, đòn thế trơn tru, di chuyển nhẹ nhàng, hoán chuyển thế đánh từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tiến lui hợp theo đối thủ......thì cũng đồng nghĩa thực hiện được âm dương!
    Âm dương thì lúc nào cũng có dù hiểu hay không. Âm dương thì lúc nào cũng được thực hiện dù để ý dến nó hay không. Mấu chốt vấn đề là mình có biết nương theo nó để cho mình đỡ mệt hay không...

    Nói đơn giản là cái gì trên đời cũng có qua thì cũng có lại. Muốn câu đuọc cá thì phải có mồi. Muốn đấm tới thì phải có cái gì kéo ra sau. Muốn cho Uke té thì nhường chổ của mình cho Uke thế chỗ.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •