Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: âm-dương trong HKD: Cái nhìn của thầy H. Kono

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hôm nay mới kiếm được 1 bài do thầyHenry Kono viết về ''âm dương'', trục v.v... làm tôi suy nghĩ và quyết định dịch lại và đem lên đây để chia sẻ với ACE.

    Những thành viên nào khg biết H. Kono là ai thì xin đọc bài này


    http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=1601 (coi trả lời 9 và 10)


    Post này, cho tân môn sinh thì có thể là ''khó hiểu'' và khá "triết lý", nhưng với ai học HKD lâu năm thì chắc sẽ làm cho suy nghĩ nhiều.




    Thầy Kono đã học 4 năm ở Hombu dojo (1964-1968) và cũng đã nói chuyện nhiều lần với sư tổ. Như đã nói trong bài trước,1 lần sư tổ đã nói với thầy Kono là HKD là sự hoà hợp của âm và dương (Ying Yang) , là sự cân bằng của vũ trụ.

    Lúc thầy Kono học ở Hombu dojo, có thể nói thầy là võ sinh ngoại quốc ''già'' nhất. Lúc đó thầy đã 37t đời và có thể vì thế mà những lời sư tổ nói với thầy, thầy suy nghĩ, ráng hiểu và phân tách nhiều hơn 1 số võ sinh khác.


    Lúc học ở Hombu dojo, tuy sư tổ (ST) khg đứng lớp nhưng lâu lâu ông ấy hay ghé qua và vô dạy 1 vaì đòn trước khi về lại văn phòng riêng. Mỗi lần ST hiên diện trên thảm tập, tuy khg lâu (khoảng 10-15 phút) đều là 1 ấn tượng cho thầy Kono.

    Trong 4 năm tại Hombu, thầy đã có dịp tận mắt thấy ST dạy khoảng 250-300 lần, và cũng nhờ thấy tận mắt nên thầy chắc chắn là khg có ai làm được những gì ST làm.

    Tất cả mọi người chỉ ráng bắt chước làm những động tác mà ST làm mà thôi. Chính vì thế mà thầy Kono mới ý thức được và dám nêu lên những khái niệm trong baì này.

    Lúc xưa, khi võ sinh khg làm được những gì ST dạy là chuyện đương nhiên. Trong những trường hợp đó, ST chỉ đánh lại đòn đó nhưng khg bao giờ giaỉ thích 1 tí gì hết. ST chỉ nói ''nhìn cho kỹ''.

    Cách dạy này là cách dạy của rất nhiều Võ sư Nhật và được ttồn tại tới ngày nay.

    Thầy Shioda (Yoshinkan) cũng đã nói tới chuyện này trong nhiều bài của thầy. ST hay nói là ST khg giải nghĩa, mỗi võ sinh nên tự hiểu lấy ... Cũng vì lẽ đó mà bây giờ có nhiều ''chi nhánh'' HKD và ngay trong 1 nhánh, có rất nhiều cách dạy, phân tích và hiểu khác nhau.

    Cũng vì lẽ đó mà khi còn ở Hombu, thầy Kono tự nghĩ là nếu muốn hiểu HKD, thầy phải chú trọng vào ''nền tảng'' hơn là cái hình. Từ cách nghĩ đó, mỗi lần ST chỉ 1 kỹ thuật, thầy Kono ráng đoán xem ST nghĩ gì trong đầu ....

    Trong thời gian lưu trú tại Hombu, thầy Kono kiên nhẫn tập, và nhân ngày sinh nhật ST, thầy đã hỏi ''Thưa thầy, sao chúng con khg làm được những gì thầy làm''. Và câu trả lời của ST là ''tụi bay khg hiểu gì về âm dương (Ying Yang) trong HKD hết. Từ câu trả lời đó, và trong vòng 40 năm kế tiếp, thầy Kono tự suy luận ra ''nguyên lý'' riêng cuả thầy về HKD và ráng áp dụng nó vào những kỹ thuật đã học.

    Trong bài này, tôi dịch lại cách nghĩ của thầy Kono. Thầy gỉai thich cách hiểu cuả thầy từ 1 câu trả lời của ST ! Tin hay khg là tùy cá nhân từng người.

    Cách bạn hãy đọc và chúng ta có thể bàn luận rất nhiều về cách nhìn của thầy Kono.

    Thầy Kono năm nay cũng đã hơn 80 tuổi đời, khi viết bài này, mục đích chính của thầy là để lại 1 cách nhìn khác về HKD và hoàn toàn khg muốn tranh chấp những chuyện ''nhỏ nhặt'' như ''tui đúng, anh sai''. Thât r abài này khg phải là 1 bài viết hay 1 cuốn sách chính thức, nhưng chỉ là 1 bài phoỉng vấn giữa thầy và 1 aikidoka ''nhà báo''.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    torise
    Guest
    Chủ đề này nghe hấp dẫn quá. =d>
    Cám ơn anh Aiki nhé.
    Mong anh dành thời gian dịch cặn kẽ về đề tài này để anh em đam mê Aikido có thêm cơ hội học hỏi.
    Thật sự trân trọng và biết ơn những cống hiến của anh. o

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Am dương / Ying yang là hai tính đối cực luôn luôn đi chung với nhau. Sự phối hợp của 2 khái niệm trên được dùng để minh hoạ sự hoà hợp của 2 thái cực như ''trên / dưới'', ''trước / sau'' v.v...

    Ap dụng khái niệm đó vào HKD là khám phá ra sự hoà hợp giữa Uke và Nage, và 2 thái cực đó chỉ có thể hoà hợp ở 1 điểm ''tâm'' (centre).

    Trong HKD, ''điểm tâm'' có thể được nhìn dưới 2 khiá cạnh khác nhau.


    Dinh nghĩa điểm tâm :

    Dối với 1 cá nhân, điểm tâm là đan điền, là 1 diểm dưới rốn vài cm. diểm tâm này hầu như ai cũng biết, nhưng trở thành ''khó'' khi có thêm 1 người nữa. Dây chính là sự khác biệt giữa 2 cách nhìn khác nhau.



    Cách nhìn thứ 1 của điểm tâm : Khái niệm 1

    Cách nhìn này là cách nhìn của rất nhiều Aikidoka. Dó là làm sao làm MTB và chiếm trọng tâm của địch thủ.






    Với cách nhìn này thì có 2 điểm tâm: đan điền của Uke và/hay Nage.




    Cách nhìn thứ 2 của điểm tâm : Khái niệm 2

    Cách này dựa vào ý duy trì sự hoà hợp của cá nhân (nage) hay của 2 người (uke và nage).Trong quan niệm này, uke và nage khg phải là 2 người nữa mà chỉ là 1. Với cái nhìn đó, điểm tâm khg phải là đan điền nữa mà là 1 điểm giữa Uke và Nage.





    Thầy Kono nhận xét như trên khi ST dạy đòn. Vì quá chú trọng tới cái hình của đòn nên ít ai để ý tới điểm tâm của ST. Với thời gian, thầy chỉ nhớ máng máng là khi ra đòn, ST tập chung vào điểm tâm giữa 2 người thay vì vào trọng tâm / đan điền của mình hay của địch thủ.

    Thầy Kono còn nhớ 1 lần ST nói: ''khi uke tấn công, địch thủ khg còn nữa và Ueshiba cũng khg còn nữa''. ST đã nói câu này khi ST ghé thăm và khg thích những gì ST nhìn thấy. Câu này khg có nghĩa là cả 2 (uke và Nage) đều biến mất, mà cà 2 nhập thành 1, là sự hoà hợp của uke và nage.


    Vấn đề chính đã được đặt ra. Cách nhìn nào đúng, cách nhìn nào sai ???

    Khái niệm trong cách nhìn 1 là khái niệm của con người ! í thức con người phân biệt những gì của mình và của người khác. Sư giáo dục, sự rèn luyện của loài người làm chúng ta suy nghĩ như trên. Dó là 1 chướng ngại cho sự hoà hợp trong HKD v àkhg phải riêng cho Aikido.

    Môn sinh Kyudo (Kỹ thuật bắn tên Nhật bản) được dạy là khg nên nghĩ, chú trọng tới tấm bia, mà nên coi tấm bia và mình như là 1. Khái niệm 1 trong Kyudo của 1 xạ thủ là phải bắn trúng tấm bia, trong khi khái niệm 2 là tấm bia và người xạ thủ chỉ là 1.

    Người võ sinh và đời sống hàng ngày luôn dắt chúng ta tới cách nghĩ của khái niệm 1, và chính vì vậy, cách tập HKD là cách duy nhất để gạt bỏ khái niệm đó để đi tới khái niệm 2. Trong HKD, 1 đòn được tập cả trăm, cả ngàn hay cả vạn lần để quên đi những khái niệm 1.

    Sự hoà hợp đã được thầy Kono giải thích, nhưng cái khó là làm sao áp dụng vào từng kỹ thuật một. Thầy giải thich sự hoà hợp qua Am và dương. Tấm hình sau bày tỏ ý nghĩa của thầy.





    Diểm ''tâm'' của khái niệm 2 thay đổi với khoảng cách giữa 2 người, và khg có 1 "điểm tựa" nào hết ( 1 điểm mà chúng ta có thể ''sờ'' thấy như đan điền chẳng hạn).

    Trong hình trên, chấm đỏ là điểm tâm của khái niệm 2 và ở 1 ''nơi nào đó'' giữa uke và nage. Dường mầu xanh lơ (Yang) đi từ ngoài vô, tượng chưng cho thế công hay Uke và đường mầu xanh ve (Ying) đi từ điểm ''tâm'' ra và tượng chưng cho nage. 2 điểm này khg bao giờ đụng nhau trực tiếp mà chi qua trung gian của điểm tâm.







    Lý thuyết của thầy Kono, đặt nặng trên sự di chuyển của uke và Nage và lý thuyết đó khg bao giờ nghĩ/ đề cập tới bộ pháp hoặc tấn pháp vì đối với thầy, HKD khg có tấn. Tấn pháp hay bộ pháp tương đương với thụ động và trái ngược với tính chuyển động. tấn pháp và bộ pháp giới hạn những động tác " bẩm sinh " và khả năng thích ứng với cách chuyễn động của địch thủ.








    Clip thầy Kono
    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=PB9JU5OVAe8[/YOUTUBE]


    Xin ACE bàn luận về những lời thầy Kono vừ nói

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Theo như em thấy thì thầy nói khó hiểu quá. Em có cảm tưởng thầy cũng không hiểu rõ điều thầy nói và thầy cũng không thể hiện giống như điều thầy muốn nói.

    Đơí với em thì tâm Uke và Nage vẫn là 2 và nhưng thường xuyên hoán chuyển tính chất cho nhau qua 1 đường trung gian. Đương trung gian đó không hẳn là đường thằng nhưng là 1 đường cong nối giửa 3 điễm tâm Nage, tâm Uke và điễm 1 tiếp xúc trung gian. Điềm tiếp xúc trung gian đó là giao điễm của hợp lực của Uke và hơp lực của Nage.

    Nói đơn giản thì vậy. Đễ trình bày cho rõ coi bộ phải gõ khá mất thời gian.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #5
    torise
    Guest
    Cám ơn anh Aiki đã post bài. =d>

    Theo tôi cái nhìn của thầy Henry Kono về 1 điểm trọng tâm là rất đúng.
    Thoạt tiên, cơ thể chúng ta (tori và uke) là những khối rắn độc lập (vật rắn có khối lượng). Để có thể có chung một điểm trọng tâm thì phải hợp thành một khối nghĩa là phải có sự liên kết mà chúng ta hay gọi là sự "kết nối".
    Để có thể kết nối thì Uke và Tori phải hòa hợp làm một nghĩa là di chuyển (irimi hay tenkan) với khoảng cách hợp lý nhịp nhàng mà ta hay gọi là giữ "Ma ai".
    Để có thể giữ được Ma ai thì giai đoạn đầu (mới tập) Uke phải lỏng hoàn toàn và đi theo còn Tori phải dẫn dắt. (Ở cấp tập luyện cao hơn thì Uke cố giữ thăng bằng nhưng vẫn lỏng còn tori thì cố cảm nhận trạng thái, vị trí của Uke và làm uke mất thăng bằng).
    Khi đã thuần thục về Ma ai trong mọi hình thức tấn công và di chuyển thì tori sẽ cảm nhận được trọng tâm chung.
    Vấn đề bây giờ là dùng khối lượng của tori để làm thay đổi vị trí "một điểm" một cách liên tục sao cho tori ở thế thượng phong và uke thì bất lợi. Ví dụ : để thực hiện katame waza thì tori phải ở vị trí cao hơn điểm trọng tâm để dùng thế năng mà khóa. Để thực hiện đòn ném Nage waza thì tori phải ở vị trí thấp hơn và dùng động năng từ sự di chuyển ly tâm của uke mà ném.

    Tại sao tori không dùng sức mà lại ném một uke càng nặng càng dễ dàng?
    Tại vì uke và tori có khối lượng . Nếu khối lượng chuyển động (có vận tốc) ta có năng lượng gọi là động năng. Khối lượng ở sự thay đổi vị trí cao thấp ta cũng có năng lượng gọi là thế năng. Nếu tori biết sử dụng năng lượng này một cách thuần thục thì sức mạnh thực sự để hóa giải đòn thế sẽ rất lớn.
    Nếu Tori và Uke tập luyện theo cách đó thì aikido sẽ nhẹ nhàng và uy lực vì cả hai đều không dùng sức cơ bắp mà chỉ dùng khối lượng chung mà thôi.

    Nói thì nghe dễ vậy, thực hành thì sao miên man thời gian .

    Nếu cơ thể chúng ta là những khối lỏng, việc tập luyện aikido sẽ dễ dàng hơn chăng?

    Mong các bạn cho tiếp cảm nhận và ý kiến về đề tài hấp dẫn này. \:d/

    Mong anh Aiki post thêm về chủ đề này để anh em tiếp tục học hỏi. o

  6. #6
    wago
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki

    Sự hoà hợp đã được thầy Kono giải thích, nhưng cái khó là làm sao áp dụng vào từng kỹ thuật một. Thầy giải thich sự hoà hợp qua Am và dương. Tấm hình sau bày tỏ ý nghĩa của thầy.





    Diểm ''tâm'' của khái niệm 2 thay đổi với khoảng cách giữa 2 người, và khg có 1 "điểm tựa" nào hết ( 1 điểm mà chúng ta có thể ''sờ'' thấy như đan điền chẳng hạn).
    Cái hình xanh xanh đỏ đỏ mà anh Aiki vẽ ở đây giống y như hình ảnh trong Aikido- Sono Waza no Gokui của Đạo chủ Moriteru. Trong đó, người ta đã làm một ví dụ cho máy xoay vào chậu nước. Nước xoáy thành vòng cuốn mọi tờ giấy nhỏ trong thùng vào trung tâm của nó. Y như tấm hình trên.

    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Lý thuyết của thầy Kono, đặt nặng trên sự di chuyển của uke và Nage và lý thuyết đó khg bao giờ nghĩ/ đề cập tới bộ pháp hoặc tấn pháp vì đối với thầy, HKD khg có tấn. Tấn pháp hay bộ pháp tương đương với thụ động và trái ngược với tính chuyển động. tấn pháp và bộ pháp giới hạn những động tác " bẩm sinh " và khả năng thích ứng với cách chuyễn động của địch thủ.
    Thầy Endo cũng nói điều tương tự. Thầy nói "don't hold the ground", "to be unstable". "Water is unstable so it can flow everywhere". Ý là đừng đứng yên một chỗ, hãy để bất định. Nước bất định nên nó có thể chảy đi bất kỳ đâu.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tôi cố ý post bài này lên vì thấy nó " hay ". Hay đây khg có nghĩa là đúng, nhưng vì cái chủ đề này là căn bản của HKD nên muốn ACE bàn luận.

    bài này dịch hết rồi Torise ơi! chỉ vỏn vẹn có thế thôi. Bây giờ là ACE cho ý kiến thôi.

    Vì bài này là tui dịch từ 1 bài phỏng vấn thầy Kono cho 1 aikidoka kiêm nhà báo Pháp, nên tôi khg có dịp hỏi trực tiếp mâấ định nghĩa của thầy về cái " tâm ".

    Tôi hiểu những gì Ngdalat và Torise viết nhưng khg biết nghĩ sao.

    Vừa rồi đi seminar với thầy Tissier, thầy có giaỉ thích 1 chút những khái niệm này (sẽ post 1 bài về seminar này). Nghe thì thấy có lý, và sau khi đọc bài thầy Kono thì nhận thấy là ai cũng đúng 1 phần và tất cả đều ở vào cách mình hiểu thôi.

    " Lý thuyết " của tôi là như sau.

    1- khi chưa " va chạm " thì tui theo khái niệm 1, có nghĩa là uke và nage có " tâm riêng ".

    2- khi có va chạm, ví dụ 2 tay đụng nhau thì tui theo khái niệm 2.

    3- Khi làm MTB thì du di giữa khái niệm 1 và 2, tùy theo cách làm MTB.

    4- Cái ý chính, theo tui thì Khaí niệm 2 là điễm contact giữa 2 người. Điểm ấy sẽ di chuyển (cao thấp, về tâm Nage hay uke) tùy theo thời điểm cuả đòn

    5- Cái hình sau, chấm đỏ là điểm contact.



    6- khi kết thúc đòn, tùy cách kết thúc, nếu chiếm đan điền uke thì trở về khái niệm 1


    @Wago : tui chưa đọc cuốn sách của DC mà Wago nói nên khg dám phê bình. Còn về câu nói thầy Endo thì tui đồng ý 200%. Nage phải nương theo lực của uke, và đó là căn bản của thả lỏng mà

    Cái khó là áp dụng những khái niệm này vô đòn!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nếu nói tâm chung là trọng tâm chung của uke và nage thì cái trong tâm đó phải nằm đâu đó ở giửa hai trong tâm. Nếu uke và nage có khối lừộng ngang nhau thì cái tâm đó nằm ngay giữă. Cảm nhận trọng tâm của mỗi ngừoi đã khó. Cảm nhận trong tâm của hai ngừoi lai càng khó hơn. Sau đó thì tui thấy cái tâm chung đó thật không có ý nghĩa gì mấy. Trong hình minh họa của thầy Kano thì có vẻ nhu là cái trọng tâm chung. Nhưng thầy lai không nói rõ ra đựoc ứng dụng nó ra làm sao. Cài tâm đó thay đổi ra sao giữa 2 ngừoi v.v... Nhìn cái hình có hai đừong xanh xanh chấm chấm thực tình tui không hiểu. Có ai hiểu thì xin giải thích dùm.

    Cái điểm mà tui đề cập ở trên thì không phải là trong tâm chung.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Dối với thầy Kono, HKD khg có gì khó khăn và bí mật hết ... nếu mình hiểu. Tất cả mọi khó khăn là do cách suy nghĩ cuả con người ra. Khi bị tấn công, aikidoka chỉ cần di chuyển so với thế công. Võ sinh phải tập khg gượng lại với sức công và giữ sự quân bình giữa địch thủ và ta.

    Vai trò giữa uke và Nage khg thay đổi. Uke là Yang và Nage là Ying. Ying khg nghĩ "làm địch MTB và diệt" vì nếu nghĩ như vậy Nage sẽ trở thành Uke.

    Với cách nghĩ như vậy, 1 câu nói khác của ST có thể được hiểu như vừa được giải thích. ST đã nói : " HKD, khg phải là để biến hoá địch, mà chính là để ta thay đổi " ( It is not for correcting others; it is for correcting your own mind. This is Aikido. This is the mission of Aikido and this should be your mission. ).

    Sự khác biệt rong khái niệm 1 và 2 trong HKD khg phải ở hiệu quả. Cả 2 khái niệm đều ''ăn tiền'' như nhau. Với khái niệm 2, những người lớn tuổi hay yếu (so với uke) sẽ thấy rõ sự khác biệt.

    Ap dụng khái niệm 1 với uke khoẻ và to co hơn mình sẽ khó hơn. Khái niệm 2 hợp với cách suy nghĩ của ''hoà hợp'' và ''hoà bình'' hơn: sự phòng giữ cho uke lẫn nage.

    Sau 40 năm tập HKD và hơn 80 tuổi đời, thầy Kono hiểu là phải dùng khái niệm 2 trong HKD. Dối với thầy, đó là cách duy nhất để loại bỏ cái "tôi", cái "thắng thua" và là cách duy nhất để hoà nhập với thế công mà thầy phải đối diện.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    .. có cảm tưởng thầy cũng không hiểu rõ điều thầy nói và thầy cũng không thể hiện giống như điều thầy muốn nói.
    Câu nói hay :-k

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •