Hôm nay mới kiếm được 1 bài do thầyHenry Kono viết về ''âm dương'', trục v.v... làm tôi suy nghĩ và quyết định dịch lại và đem lên đây để chia sẻ với ACE.

Những thành viên nào khg biết H. Kono là ai thì xin đọc bài này


http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=1601 (coi trả lời 9 và 10)


Post này, cho tân môn sinh thì có thể là ''khó hiểu'' và khá "triết lý", nhưng với ai học HKD lâu năm thì chắc sẽ làm cho suy nghĩ nhiều.




Thầy Kono đã học 4 năm ở Hombu dojo (1964-1968) và cũng đã nói chuyện nhiều lần với sư tổ. Như đã nói trong bài trước,1 lần sư tổ đã nói với thầy Kono là HKD là sự hoà hợp của âm và dương (Ying Yang) , là sự cân bằng của vũ trụ.

Lúc thầy Kono học ở Hombu dojo, có thể nói thầy là võ sinh ngoại quốc ''già'' nhất. Lúc đó thầy đã 37t đời và có thể vì thế mà những lời sư tổ nói với thầy, thầy suy nghĩ, ráng hiểu và phân tách nhiều hơn 1 số võ sinh khác.


Lúc học ở Hombu dojo, tuy sư tổ (ST) khg đứng lớp nhưng lâu lâu ông ấy hay ghé qua và vô dạy 1 vaì đòn trước khi về lại văn phòng riêng. Mỗi lần ST hiên diện trên thảm tập, tuy khg lâu (khoảng 10-15 phút) đều là 1 ấn tượng cho thầy Kono.

Trong 4 năm tại Hombu, thầy đã có dịp tận mắt thấy ST dạy khoảng 250-300 lần, và cũng nhờ thấy tận mắt nên thầy chắc chắn là khg có ai làm được những gì ST làm.

Tất cả mọi người chỉ ráng bắt chước làm những động tác mà ST làm mà thôi. Chính vì thế mà thầy Kono mới ý thức được và dám nêu lên những khái niệm trong baì này.

Lúc xưa, khi võ sinh khg làm được những gì ST dạy là chuyện đương nhiên. Trong những trường hợp đó, ST chỉ đánh lại đòn đó nhưng khg bao giờ giaỉ thích 1 tí gì hết. ST chỉ nói ''nhìn cho kỹ''.

Cách dạy này là cách dạy của rất nhiều Võ sư Nhật và được ttồn tại tới ngày nay.

Thầy Shioda (Yoshinkan) cũng đã nói tới chuyện này trong nhiều bài của thầy. ST hay nói là ST khg giải nghĩa, mỗi võ sinh nên tự hiểu lấy ... Cũng vì lẽ đó mà bây giờ có nhiều ''chi nhánh'' HKD và ngay trong 1 nhánh, có rất nhiều cách dạy, phân tích và hiểu khác nhau.

Cũng vì lẽ đó mà khi còn ở Hombu, thầy Kono tự nghĩ là nếu muốn hiểu HKD, thầy phải chú trọng vào ''nền tảng'' hơn là cái hình. Từ cách nghĩ đó, mỗi lần ST chỉ 1 kỹ thuật, thầy Kono ráng đoán xem ST nghĩ gì trong đầu ....

Trong thời gian lưu trú tại Hombu, thầy Kono kiên nhẫn tập, và nhân ngày sinh nhật ST, thầy đã hỏi ''Thưa thầy, sao chúng con khg làm được những gì thầy làm''. Và câu trả lời của ST là ''tụi bay khg hiểu gì về âm dương (Ying Yang) trong HKD hết. Từ câu trả lời đó, và trong vòng 40 năm kế tiếp, thầy Kono tự suy luận ra ''nguyên lý'' riêng cuả thầy về HKD và ráng áp dụng nó vào những kỹ thuật đã học.

Trong bài này, tôi dịch lại cách nghĩ của thầy Kono. Thầy gỉai thich cách hiểu cuả thầy từ 1 câu trả lời của ST ! Tin hay khg là tùy cá nhân từng người.

Cách bạn hãy đọc và chúng ta có thể bàn luận rất nhiều về cách nhìn của thầy Kono.

Thầy Kono năm nay cũng đã hơn 80 tuổi đời, khi viết bài này, mục đích chính của thầy là để lại 1 cách nhìn khác về HKD và hoàn toàn khg muốn tranh chấp những chuyện ''nhỏ nhặt'' như ''tui đúng, anh sai''. Thât r abài này khg phải là 1 bài viết hay 1 cuốn sách chính thức, nhưng chỉ là 1 bài phoỉng vấn giữa thầy và 1 aikidoka ''nhà báo''.


còn tiếp ...