Bài này là tiêu sử thầy Yoshimitu Yamada, 1 gương mặt hầu như đa số aikidoka khắp thế giới đều biết đến. Trong 4rum này đã có khá nhiều bài và hình về thầy, nhung ít ai biết làm sao thầy lại chọn HKD để mưu sinh.





Yoshimitu Yamada sinh ngày 17 tháng 2 1938 tại Tokyo, con của 1 giáo viên (Ichiro) và mẹ (Michio) là nội chợ. Phiá nội của thầy Yamada có họ với gia đình Abe và khi ông nội của thầy Yamada qua đời, ichiro được gia đinh Abe nhận làm con nuôi.





Vì khó khăn kinh tế ở Nhật trong thời gian đệ nhị thế chiến, 2 gia đình Abe và Yamada di cư sang Dại Hàn vào đầu thập niên 1940, định cư tạo Chinju, 1 thành phố nhỏ cách Hán thành cỡ 200 dặm. Gia đình Abe mướn đất và buôn bán ở đó, trong khi ba của thầy Yamada đi làm trong công nghiệp khai mỏ .





Người anh họ của ba thầy Yamada, Tadashi Abe bắt đầu tập HKD vào năm 1942. Sự trùng hợp này có ảnh hưởng trực tiếp với tương lai thầy Yamada. Khi còn nhỏ, thầy Yamada đã có dịp gặp sư tổ, trong 1 dịp biểu diễn võ tại tư gia gia đình Abe. Sự gặp gỡ đó đã gây 1 ấn tượng tốt cho thầy. Thầy còn nhớ sự thay đổi của sư tổ trong cuộc biểu diễn đó: - Từ 1 người điềm đạm, sư tổ trở thành 1 người mới - huyền bí, lanh lẹ khi diễn võ

Sư gặp gỡ đó gây ấn tượng nên khi thầy Yamada được 18t, thầy quyết định xin làm đệ tử nội trú ở Hombu dojo. Thầy được nhận làm ushi deshi nhờ lời giới thiệu của thầy Abe. Nếu khg có lời giới thiệu đó thì chắc thầy khg được nhận vì thời đó, khó ai được nhận làm deshi nếu chưa biết võ. Khi thành deshi, thầy làm quen và được 2 ''đàn anh'' chấp nhận: Nabuyoshi Tamura và Sadateru Arikawa.




Hombu dojo thơi xưa khác hằn bây giờ. Tư gia của gia đình Ueshiba cũng là nơi tập võ và sư tổ cũng hay ra đứng lớp. Sư tổ tạo 1 ấn tượng rất tốt với tất cả deshi. Các cử chỉ và thái độ của sư tổ là những đặc tính tốt và là tấm gương mà giới trẻ thời đó ngưỡng mộ và ráng bắt chước.


Tập dượt ở Tổng đàn lúc đó rất đòi hoỉ, mệt nhọc và đời sống khá khổ vì tình trạng kinh tế khó khăn ở Nhật sau đệ nhị thế chiến. Tổng đàn khg thoát khỏi đời sống khó khăn và thiếu thốn lúc bấy giờ. Toà nhà khg được xưởi, mùa đông thì nhìệt độ trong nhà và phòng tập dưới 0C, mùa hè thì nóng như lò lửa.





Dệ tử nội trú khg có phòng riêng, có người ngủ ngay trong phòng tập, và hầu như rất ít đồ đạc cá nhân. Nhịp sống hòan toàn theo nhịp điệu của phòng tập (dojo), và đời sống cá nhân hầu như rất hiếm. Mỗi deshi được ấn định 1 số việc phải làm trong nhà, ngoài việc đi dạy võ riêng cho 1 số nhân vật.


Tới giờ, thầy Yamada còn nhớ thời khoá biểu cho từng ngày: tập võ 4 5 lần /ngày , ngoài những việc khác phải làm như đi chợ, dọn dẹp nhà cửa,... Lớp tập đầu tiên trong ngày do DC Kissomaru dạy vào lúc 6:30 sáng, lớp kế tiếp là do thầy Tohei hay Osawa và 8:00 AM. Cứ mỗi 2 tuần, thầy Tomiki thay 1 trong 2 thầy trên vào lớp 8:00 sáng. Lớp 15:00 do thầy Tada hay Yamaguchi đứng lớp, xong lớp 16:00 và 18:30 thì được 1 số thầy khác thay phiên nhau dạy.




Cá tính cá nhân và trình độ kỹ thuật của thầy Tohei được 1 số võ sinh kính trọng và thầy được nhiều người coi như 1 thần tượng. Khá nhiều người lấy làm hối tiếc khi thầy Tohei được gửi sang Hawaii để phát triển HKD ở đó và ít có mặt tại Tokyo. Với thời gian, số đệ tử nội tru tăng thêm Yasuo Kabayashi, Kazuo Chiba, Mitsunari Kanai và Seichi Sugano được nhận làm deshi và họ trở thành 1 nhóm bạn than với nhau.


Nhóm deshi để hết tâm trí vào luyện võ và đời sống hang ngày tại dojo, nhưng hầu như ai cũng ước mơ thầm được xuất ngoại. Thầy Yamada, được uỷ nhiệm dạy HKD ở mấy trại lính Mỹ. Nhờ vậy, thầy thành thạo Anh văn và hiểu văn hoá Mỹ hơn các deshi khác. Thầy ước được sang Mỹ.





Vào đầu thập niên 60, có 1 cơ hội đến với thầy. Eddie Hagihara, 1 người bạn thầy Yamada, đại diện 1 nhóm người Mỹ yêu thích HKD, liên lạc với Hombu dojo và yêu cầu Aikido được biểu diễn ở Hội trợ thế giới tại (World Fair) New York. Lúc đầu, thầy Tohei được cử đi, nhưng vì bị chấn thương ở chân, nên thầy Yamada được gửi đi thế.

eddie Hagihara



Sau cuộc biểu diễn, thầy Yamada có gặp Eddie Hagihara và đồng ý phụ trách võ đường NY Aikikai. Đúng là số phận. Thầy Yamada có ý định thay thế anh họ Tadashi Abe, đang dạy HKD ở Au châu, nhưng thầy Tamura đã lấy chỗ đó. Vì vậy, thầy Yamada được Hombu đề cử phụ trách vùng đông Mỹ. Thầy chọn NY làm ''tổng hành dinh''.


Những bước khởi đầu rất khó khăn và người HLV trẻ tuổi phải bỏ rất nhiều thời gian và kiên nhẫn. Nhóm HKD ở NY khg được tổ chức chặt chẽ, vì còn trẻ nên hầu như chưa có ai có kinh nghiệm mở 1 võ đường. Thầy Yamada phải lo hết mọi việc, nhờ kinh nghiệm Ushi Deshi ở Hombu. Ngoài việc dạy võ (đúng kỹ thuật), thầy còn phải lo việc sắp xếp, tổ chức võ đường và cũng phải đối phó với việc thiếu thốn tài chánh.


Dời sống khá khổ cực. Thầy Yamada và người deshi đầu tiên trên đất Mỹ (Angel Tineo-Avarez) phải ngủ trong phòng thay đồ của võ đường.

HKD bên Mỹ lúc đó ít ai biết đến, và vì thiếu thốn tài chánh nên những phương tiện thông thường để quảng bá HKD (bích chương, đăng báo ...) khg được dùng. Cách duy nhất để mọi người chú ý là biểu diễn trước công chúng.





Nhờ sự giúp đỡ của các môn võ khác, cơ hội để quảng cáo cho HKD khg thiếu: HKD được biểu diễn trong những trận thi đấu Karate hay Judo. Chính vì vậy mà 1 số đông Aikidoka đầu tiên ở Bắc Mỹ tới từ những môn võ khác, và khi học HKD, họ muốn thấy hiệu quả cuả HKD. Họ muốn só sánh HKD với những môn võ họ đã học. Cũng chính vì vậy mà cách tập và ra đòn của thầy Yamada, Kanai, Chiba ... đều ''mạnh bạo'' và cương hơn đa số các võ đường HKD khác.


Những năm đầu của dạy võ ở NY là 1 thách thức lớn đối với thầy Yamada. Thầy đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của 1 số võ sinh nồng cốt như Mike Abrams, Harvey Konigsberg, Harry McCormack. Thầy có trung bình 50 võ sinh.


Mike Ambrams (bên phải)



Harvey Konisberg



McCormack



Thầy Yamada gặp nhiều chuyện ''trục trặc'' khác nữa ngoài những khó khăn của võ đường. Giấy chiếu kháng (VISA) thầy được tòa đại sứ Mỹ ở Nhật cấp khi sang biểu diễn khg cho phép thầy ở lại Mỹ dài hạn. Trong lúc thầy ở Mỹ, phu nhân cũng sang theo và 2 người con thầy đều ra đời tại Mỹ. Nhờ sinh tại Mỹ nên 2 người con có thể lấy quốc tịch Mỹ, trong khi thầy, vợ và người con gái đầu lòng vẫn là quốc tịch Nhật và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.

Dể gia đình khoỉ bị stress về việc bị trục xuất, thầy đã lấy 1 quyết định mà tới giờ thầy vẫn còn hối tiếc: vợ và con trở về Nhật và thầy ở lại Mỹ.


Từ từ, HKD càng ngày càng lôi cuốn nhiều người ở NY nó riêng và đông Mỹ nói chung. Aikido phát triển nhơ công lao của thầy. Thầy đi khắp mọi nơi biểu diễn, Boston, nam New Jersey, Pensylvania, Canada ... ngay cả những học trò ruột thầy cũng phải than phiền là thầy khg có mặt để dạy họ nhiều .... Lúc bấy giờ, thầy là người duy nhất có đủ kinh nghiệm để bành trướng HKD. Những hành động của thầy đều có mục đích xây dựng 1 nền móng vững chắc cho HKD tương lai đào tạo 1 số võ sư giỏi để HKD có thể phát triển 1 cách vững vàng.


Thầy đã hoàn thành 1 phần nhiệm vụ mà Hombu dojo giao phó khi thầy được gửi sang Mỹ. Khi võ đường ở NY được ổn định, HKD được phổ biến và công chúng biết đến, mục đích tới của thầy là cũng cố hành chánh: thành lập liên đoàn HKD tại Mỹ (US Aikido Federation USAF). USAF ra dời vào năm 1968 và là kết quả của cách HLV HKD được Hombu dojo uỷ quyền sang Mỹ (Kanai-Tohei-Chiba-Yanada).


Tới năm 1972, vấn đề chiếu kháng của thầy Yamada đã được giải quyết. Nhờ vậy, thầy có thể xuất xứ và phát triển HKD ở ngoài nước Mỹ. Seminar đầu tiên của thầy ngoài Mỹ là ở Pháp vào năm 1973 khi thầy Tamura mời thầy sang.


còn tiếp ...