Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 56

Chủ đề: Tại sao chúng ta tập luyện kiếm?

  1. #1
    Guest
    Guest

    Bạn có biết vào ngày 15/04/2006 vừa qua?, Tòa án địa phương (Local Court) tại vùng miền Tây Melbourne Australia đã phạt 1 nhóm 8 anh niên Việt Nam chúng ta mỗi anh 4 tháng làm chuyện "công quả" tại các "Trung tâm từ thiện" chỉ vì các anh trong 1 buổi chiều buồn buồn xách kiếm (Hình như là loại kiếm Nhật bằng cây giống như Aiki-ken của Aikido chúng ta) ra công viên Footscray tập luyện kiểu "Võ lâm luận kiếm" ở bờ sông, các anh đã bị 1 số thanh niên Úc chơi đá banh gần đó khiêu khích rất nặng mùi kỳ thị, sẵn kiếm gỗ trong tay các anh xách kiếm rượt bọn chúng chạy gần chết, chẳng may cho các anh là khi xách kiếm rượt thì có 2 xe của sinh viên cảnh sát đi tuần bên kia bờ sông trong thấy và làm chứng, đã kêu cảnh sát đến làm rùm ben lên là "Băng đảng Á Châu" đấu kiếm và hốt các anh về bót. Dù rất các anh là những sinh viên rất ngoan và chăm chỉ, chưa hề có bất cứ án hình sự nào trong hồ sơ của mình. Theo Toà án các anh có 2 tội đó là "Mang vũ khí có cơ may gây thương tích trầm trọng cho người khác" và "Sở hữu vũ khí không có giấy phép" dù là kiếm bằng gỗ không có nhiều cơ hội gây trọng thương cho người khác. Theo sự tìm hiểu của DCH thì các anh bạn trên đang theo tập 1,2 môn võ thuật Nhật bản tên là "Ninjitsu", "Karate" và có 1 anh học "Aikido", các anh là những người rất yêu kiếm thuật, trong đó có 1 anh đã từng qua Nagasaki - Nhật Bản để học cách làm kiếm... Cũng quen biết vòng vòng nên chẳng ai xa lạ, DCH có dịp nói chuyện với các anh, tất cả cười ruồi và cho rằng mình bị tòa án phạt vì... "Xui" ! xưa nay tụi tui ra đây toàn đem theo kiếm gỗ không hà, đâu có giết ai được, tụi tui chỉ rượt tụi nó chạy sút quần thôi hà !!!

    Vậy thì luyện kiếm làm gì? Tại sao phải luyện kiếm cho ra nông nổi này? Ích lợi của nó là gì?. Theo DCH thì chỉ biết được những điều sau đây:

    1. Chỉ ở trình độ thể lực, tập luyện kiếm giúp cho mạnh các cơ bắp ở tay và vai chúng ta, khi dùng với "Kiai", nó sẽ giúp hara (đan điền) săn chắc hơn (bắp thịt vòng quanh bao tử - nơi sức phát của sức mạnh và di chuyển các đòn thế). Ngoài ra còn giúp ta điều hòa khí, khi nâng kiếm ta hít vào, khi kiếm chém xuống ta thở ra, tập luyện như vậy sẽ tạo cho chúng ta 1 thói quen rất hữu ích đó là khi dùng Aikido để tự vệ, 1 đòn tự vệ sẽ nhanh như 1 hơi thở.

    2. Luyện kiếm sẽ giúp chúng ta khi cần thiết chiến đấu, chúng ta sẽ dùng cả thân hình và bộ pháp thành 1 hệ thống chứ không dùng tay và chân 1 cách riêng rẽ 2 phần khác nhau, khi tập luyện được thành 1 phần phàn ứng liên tục như vậy phản ứng chúng ta sẽ nhanh (tai-sabaki), không bị xáo trộn về kỹ thuật và chắc chắn là sẽ hữu hiệu hơn.

    3. Luyện tập kiếm giúp chúng ta đo lường chính xác hơn về vấn đề đo lường khoảng cách khi dùng đòn thế Aikido, tốc độ của kiếm sẽ cho chúng ta những vị thế tránh đòn nhanh hơn và quyết định phương cách nào tốt nhất để né đòn hoặc khi ra đòn. Ngoài ta còn có thể giúp chúng ta đọc được ý định khi đối thủ khi anh ta ra tay tấn công nếu chúng ta quen thuộc trong việc dùng kiếm.

    4. Luyện tập kiếm giúp chúng ta đở ngở ngàng khi trong môi trường đường phố bị các "Anh hùng hè phố" dùng các loại vũ khí như là cây, búa, chai bị vở v.v.. tấn công thì chỉ có những người tập luyện nhuần nhuyễn vũ khí như kiếm hoặc côn mới có hy vọng sống còn trước đối thủ hung hản như vậy. Và cá nhân chúng ta đôi lúc phải đương đầu với đối thủ cao to hơn hoặc bị số đông áp đảo, 1 khúc cây trong tay với các thế kiếm điêu luyện có thể làm đối thủ nản lòng hơn là chúng ta chỉ dùng tay không.

    5. Luyện tập kiếm giúp di chuyển tấn pháp (Footwork) hoặc bộ pháp (movement) uyển chuyển và vững chải hơn, khi tập đòn thế tay không, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ quên phần chân mà chú ý nhiều đến phần làm sao cho tay và thân thể đúng cách, nhưng tập luyện kiếm bắt chúng ta phải thực hành mọi chi tiết 1 cách hoàn hảo hơn mới có 1 thế kiếm coi đẹp mắt và hữu dụng.

    6. Tập luyện kiếm giúp tâm chúng ta tịnh và nhẹ nhàng hơn, nhiều nhà nghiên cứu về Zen hoặc Shinto (Thần đạo) của Nhật bản đã cho rằng khi tập luyện kiếm pháp sẽ giúp người luyện có được thân thể nhẹ nhàng, tâm hồn thanh tịnh và tránh bị các chứng "Stress". Trong cả 3 giòng võ thuật chính của Á Châu chúng ta (Nhật, Trung Hoa và Ấn Độ) điều cho rằng kiếm chính là "Vua" cũa mọi môn vũ khí từ ngàn xưa đến nay, khi xưa người dùng thành danh trong võ sử dùng kiếm thường là bậc chính nhân quân tử.

    Xin các anh/chị/em bổ túc thêm cho.

    Thân và kính.

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh DCH nói gần hết rùi! Cái mà anh chưa nói hẳn ra là đòn Aikido từ kiếm ra.

    Luyện kiếm sẽ cho anh 1 sự hiểu biết lớn và là căn bản vững chắc trong các thế đánh Aikido
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tôi cũng giơ hết cả tay chân đồng ý với anh DCH, đối với vụ 4 tay kiếm ở Úc thì tôi nghĩ đây cũng là bài học cho mỗi bạn tập Aikido.Tôi biết một câu chuyên ở Việt Nam cũng vì mâu thuẫn ngoài đường mà 2 đai đen Aikido chạy về võ đường lấy 2 cây kiếm gỗ ra phạng nhau với khá đông sinh viên (theo lời kể thì sấp xỉ 20). Chắc rằng nhiều bạn sẽ không tán đồng cách ứng xử như vậy! vấn đề tôi muốn nêu ra mỗi bạn tập Aikido phải nhận thức được hành vi ứng xử phù hợp tình huống. Mỗi kỹ thuật chúng ta thực hiện trong thực tế có thể gây tổn hại nặng nề đối với người thường không hề tập luyện. Tôi đã từng làm trấn thương và cũng bị trấn thương trong quá trình luyện tập (chắc các anh sẽ cười tôi vì câu này..Ai mà chẳng từng như vậy) nhớ đến lúc đau đớn do trấn thương gây ra cho bản thân tôi luôn nhủ mình không làm đau ai cả.
    Chia sẻ một chút với các anh mặc dù lạc đề.Thân

  4. #4
    Pikalot
    Guest
    Tui cũng thix tập kiếm nữa, nhưng ngặt cái mỗi lần ra đường mà vác theo cây kiếm dù được bọc lại cũng hơi kì kì :ihmm: . Nhưng mà sao đám đá banh gì đó ở Úc khiêu khích người ta gì mà ko dám đánh vậy? Ko có tinh thần mã thượng gì hết, mất hết hình tượng về người da trắng . :sad:
    Có điều nghe thầy tui nói, kiếm cũng bắt nguồn từ Jo, cho nên ai giỏi Jo thì sẽ giỏi kiếm. Cái này chắc là đúng ha?!

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Có điều nghe thầy tui nói, kiếm cũng bắt nguồn từ Jo, cho nên ai giỏi Jo thì sẽ giỏi kiếm. Cái này chắc là đúng ha?!
    Cái này tui không chắc tí nà hết. Jo và Bokken là 2 loại vũ khí khác nhau. Nếu nói đòn Aikido từ Jo và Bokken ra thì đúng chứ nói kiếm bắt nguồn từ Jo thì cứ như nói kiếm với thương cùng nguồn ...

    Đối với Samourai, thanh kiếm là tâm hổn của họ! Kiếm đạo (kendo, iaido) đều được coi như châu báu của nhà võ, trong khi côn (Jo) là vũ khí của nông dân! Nếu nói kiếm bắt nguồn từ Jo thì cứ như ví Kim cương với cục than.

    Không biết ai có ý kiến nào khác không?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Bushido
    Guest
    Bushido thấy hầu hết các Shihan đều giỏi về kendo và iaido phải chăng chúng giúp rất nhiều về các đòn thế aikido như đòn Shihonage cũng giống như nâng kiếm lên rồi chém xuống,đòn Aihanmi katate tori ikkyo khi bị uke nắm tay ,nage khống chế khuỷu tay cũng giống như nage rút kiếm kề sát tay uke bị khống chế.Như vậy luyện kiếm cũng rất quan trọng nó giúp ta quan sát và thi triển các đòn Aikido tốt .Như cha của Shihan Tamura là một võ sư Iaido,Shihan Kanai cũng rất giỏi về kendo.Shihan Mitsugi Saotome cũng giỏi về bokken...

  7. #7
    Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    61
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Nếu nói theo quá trình phát triển vũ khí của nhân loại thì đúng phần nào vì ban đầu người thượng cổ sử dụng gậy và đá. Khi phát minh ra kim loại thì mới bắt đầu hình thành đao kiếm. Cho nên gậy gộc có trước đao kiếm là đúng rồi.
    Tuy nhiên xét về mặt võ học, nhất là võ học Nhật Bản chỉ mới có sau này (nếu so với quá trình phát triển của võ học Trung Hoa), cách sử dụng Yo và Ken là khác nhau về bản chất. 1 đằng là sắc nhọn, 1 đằng là tròn dài. Kiếm thì chỉ đánh được 1 đầu, gậy có thế đánh cả 2 đầu.
    Hoa đẹp nhất là hoa anh đào, người đẹp nhất là người võ sĩ.

  8. #8
    Pikalot
    Guest
    Hừ hừ, vậy là phải đi tập riêng 1 lớp kiếm nữa à :hmm2: . Ko biết có đủ thời gian ko nữa, lịch dày đặt quá gòi. Có bạn nữ nào đang tập kiếm ko, qua chỉ tui với :focus:

  9. #9
    Guest
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki

    Cái này tui không chắc tí nào hết. Jo và Bokken là 2 loại vũ khí khác nhau. Nếu nói đòn Aikido từ Jo và Bokken ra thì đúng chứ nói kiếm bắt nguồn từ Jo thì cứ như nói kiếm với thương cùng nguồn ...

    Đối với Samourai, thanh kiếm là tâm hổn của họ! Kiếm đạo (kendo, iaido) đều được coi như châu báu của nhà võ, trong khi côn (Jo) là vũ khí của nông dân! Nếu nói kiếm bắt nguồn từ Jo thì cứ như ví Kim cương với cục than.

    Không biết ai có ý kiến nào khác không?
    Cám ơn anh/chị/em đã góp ý.

    Tui nhất trí với anh Aiki, xin được bổ túc thêm:

    Vũ khí của Aikido chúng ta được chia ra làm 3 loại: Jo (staff), tanto (Knife) và Bokken (Sword).

    Vũ khí của các võ phái Nhật Bản gồm có:

    1. Nunchaku (Côn nhị khúc): Dùng để giả gạo.

    2. Kama (Lưởi hái): Cắt lúa và hái trái cây của Okinawa.

    3. Sai (Tiểu kiếm): Dụng cụ khoét đất để gieo hạt, còn có 1 truyền thuyết là cây trâm của phụ nữ xứ Phù Tang.

    3. Bo (Trường côn): Đòn gánh từ 1 dụng cụ làm vườn tên Tenbin, gậy đi đường khác với Jo của Aikido chúng ta vì nó cao hơn đầu người 1 gang tay.

    4. Tonfa (Tâm Ly Côn): Dùng để tước gạo ra từ cây lúa, và làm đòn xay lúa

    5. Cung: Dành trong các trường phái võ thuật quý tộc.

    6. Kiếm: Dành cho giới danh môn hoặc có nguồn gốc hiệp sĩ đạo.

    7. Jo: Môn vũ khí dành cho giới thiền đạo Nhật Bản, các nhà sư thường dùng để luyện thiền bằng cách dùng nó vẽ các hình tròn trên cát, theo phương cách thiền của Nhật Bản, và cũng là một môn vũ khí cho các thiền sư mang theo để phòng thân nhưng không bị xem là môn võ khí gây hấn hoặc nguy hiểm. Ngày xa xưa ở xứ mặt trời mọc mang kè kè 1 món võ khí đi ngoài đường nếu bạn không là một Hiệp sĩ đạo hoặc quan quyền thì đó đồng nghĩa với sự gấy hấn và thách đấu với thiên hạ, Jo thì không xem là một món vũ khí như đã nói bên trên.

    8. Tetsu: Một loại nắm nay bằng sắt có đinh nhọn, móc vào tay dùng để đấm vào chổ hiểm của đối phương.

    Trong tất cả các loại vũ khí của võ thuật Nhật Bản trên được chia ra làm 2 phái:

    Chính Tông (Kiasatma): Kiếm và cung.

    Không chính tông - Giang Hồ (Tikoshwazi): Jo, Tofa, Nunchaku, Sai, Kama, Bo v.v..

    Chỉ có người dùng kiếm và cung tên mới được gọi là chính tông, còn tất cả món vũ khí khác điều bị xem là "bàng môn tả đạo".

    Kiếm xuất xứ từ Tanto, chứ không phải Jo.

    Thân mến.


  10. #10
    magic_cat
    Guest
    "Hừ hừ, vậy là phải đi tập riêng 1 lớp kiếm nữa à . Ko biết có đủ thời gian ko nữa, lịch dày đặt quá gòi. Có bạn nữ nào đang tập kiếm ko, qua chỉ tui với ''
    ban Pikalot oi ! magic_cat dang tap kiem ne`, ban dang tap o san na`o va.y....

Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •