Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Lý thuyết âm dương và aikido

  1. #1
    ninjaryu
    Guest
    Đây là một số điều ninjaryu nghiệm ra trong quá trình quan sát các đàn anh đánh aikido. Vì ryu học aikido trong thời gian quá ngắn ( 1 tháng rưỡi) đã bị chấn thương ko thể tiếp tục , nên những hiểu biết về aikido không thể bằng các anh em được. Với lại nghỉ đã lâu nên có lẽ các thuật ngữ trong aikido không còn nhớ rõ. Anh em thông cảm nghe.
    Đầu tiên về thuyết âm đương và biểu tượng vòng tròn 2 màu đen trắng có lẽ đã quá quen thuộc rồi. Biểu tượng này tuy ra đời đã lâu nhưng vẫn rất hợp thời, rất đẹp, không sợ "lỗi mốt". Thế mới biết người TQ ngày xưa đã rất chú trọng đến nghề ... thiết kế thời trang ( he he).
    Đùa chút thôi, thuyết âm dương có nội dung cơ bản (nói bằng ngôn ngữ triết học khô khan) : Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Thực ra có thể hiểu thuyết âm dương như sau:
    _ Hai mặt âm dương tương sinh tương khắc.
    _ Trong âm có dương và ngược lại.
    _ Khi dương cực thịnh cũng chính là lúc khởi suy, âm sẽ khởi phát ( và ngược lại).
    Lúc đầu ryu chưa nhận ra sự liên quan giũa âm-dương và võ thuật. Nhưng lúc còn học cấp 2 có đọc qua 1 cuốn trong bộ truyện tranh " Hòang Phi Hồng", nhân vật chính gặp một vị sư phụ. Ông này có quan niệm như sau (đại ý): Trong vòng tròn âm dương thì "dương" đại diện cho "tấn công" và " âm" chính là "phòng thủ". Khi một người đang trong trạng thái tấn công ( nếu bạn quan sát theo hướng vuông góc với người đó, tưởng tượng có 1 trục vuông góc đi qua giữa người đó) thì phần phía trước là dương, phần phía sau là âm. Tất cả các môn võ đều dung hòa giữa âm và dương, giữa công và thủ.
    Nhận xét nữa là lúc đọc bộ truyện " Đường dẫn đến khung thành" ( bộ 1 ), nhân vật chính Jindo lúc đánh nhau với gã Taisam( biệt hiệu người rắn bởi gã chuyên xài xà quyền). Lúc này Jindo đang khốn đốn bởi không tìm ra cách đối phó khi Taisam chuyển sang dùng quyền pháp bọ ngựa ( nghe oai nhỉ). Jindo nhận ra : " Trong các môn võ, khi cực thịnh sẽ là lúc khởi suy, khi quá chú trọng về công sẽ yếu về thủ". Qua nhận xét này, ninjaryu nhận ra trong thực tế ( trong sự hiểu biết của ryu), không có 1 môn võ nào quá chú trọng công hay thủ mà luôn tìm cách dung hòa cả hai thái cực đối lập này. Aikido là 1 ví dụ : Tuy chủ đạo hướng vế phòng thủ nhưng luôn chuyển từ thế thủ sang công để vô hiệu hóa đối phương chứ không co cụm chống đỡ.
    Như đã nói ở trên, chỉ khi ryu quan sát các đàn anh đánh aikido mới nhận ra sự liên hệ này. Điều ryu rút ra được là : quá trình thực hiện 1 đòn aikido hòan chình là sự chuyển hóa từ âm sang dương ( từ thủ sang công) và ngược lại.
    Thử phân tích xem nhé, chọn đòn Shihonage Omote trong bộ Shomenuchi ( ko biết tên có đúng không ?) vì đây là đòn duy nhất mà ryu nhớ tên ( he he he). Và vì aikido chú trọng sự nhận biết "khí", nên ryu sẽ tạm gọi khí phát ra từ đòn tấn công của uke là dương khí, còn khí của tori là atm ( quên.. âm khí) ( Xin đừng liên tưởng đến truyện "Liêu trai chí dị" nhé, ryu chỉ gọi vậy để dễ liên tưởng thui).
    Trong lúc chém Shomenuchi, khi bàn tay vừa qua khỏi đỉnh đầu , đó là lúc dương khí đạt cực đại và khởi suy ngay từ lúc này. Trong quá trình cạnh bàn tay chém xuống thì dương khí không ngừng giảm và âm khí từ từ tăng dần. Lúc kết thúc đòn Shomenuchi thì uke đã hòan tòan chuyển sang trạng thái thủ ( âm khí là cực đại)
    Quan sát hai người đánh Shihonage Omote trong bộ Shomenuchi, tori lúc này đang ở trạng thái thủ. Uke chém shomenuchi, ngay khi bàn tay chém xuống ( dương khí bắt đầu giảm) thì tori ngay lập tức chuyển sang công, bắt lấy tay uke và đi tenkan để vào đòn shihonage ( lúc này gọi là irimi đúng không ? ryu vẫn chưa rõ). Khi đó, đối với tori, dương khí bắt đầu tăng. Mấu chốt chính là lúc đi tenkan để tung đòn shihonage, nói theo kiểu trực quan thì tori đã nương theo dòng khí của uke để tấn công lại uke. Hay tori đã "hút" dòng khí phát ra từ đòn tấn công của uke để bổ sung cho dòng khí đang phát triển của mình ( mặc dù dùng chữ "hút" nghe hơi hơi "tà đạo" ). Đối với uke, dòng dương khí đang trên đà giảm, lại bị hút vào đòn thế của tori nên âm khí tăng rất nhanh và đạt cực đại khi tori khóa tay uke kéo về phía sau. Đồng thời với lúc đó, dương khí của tori cũng đạt cực đại.
    Vậy là trong quá trinh thực hiện 1 đòn aikido, sự hòa hợp và sự chuyển hóa âm dương đã được thực hiện trong 1 vòng tròn tạo nên bởi tenkan.
    Đó là những gì ryu quan sát và nhận xét được. Mong nhận được sự góp ý của anh em, thứ lỗi vì bài viết hơi lủng củng.


  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chào Ninja mới vô 4rum!

    Học được mấy tháng mà quan sát và post được như thế này là hay lắm rồi!

    âm dương cũng là 1 cách nhìn 'huyền bí'. Đối với tui chỉ là tác dụng và phản ứng thôi (action & reaction)! Hay lắm, viết tiếp đi =d>=d>
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi ninjaryu
    ...Lúc đầu ryu chưa nhận ra sự liên quan giũa âm-dương và võ thuật. Nhưng lúc còn học cấp 2 có đọc qua 1 cuốn trong bộ truyện tranh " Hòang Phi Hồng" ...đọc bộ truyện " Đường dẫn đến khung thành" ( bộ 1 ), ... Aikido là 1 ví dụ : Tuy chủ đạo hướng vế phòng thủ nhưng luôn chuyển từ thế thủ sang công để vô hiệu hóa đối phương chứ không co cụm chống đỡ.
    Như đã nói ở trên, chỉ khi ryu quan sát các đàn anh đánh aikido mới nhận ra sự liên hệ này. Điều ryu rút ra được là ...

    Trong lúc chém Shomenuchi, khi bàn tay vừa qua khỏi đỉnh đầu , đó là lúc dương khí đạt cực đại và khởi suy ngay từ lúc này.... nói theo kiểu trực quan thì tori đã nương theo dòng khí của uke để tấn công lại uke. Hay tori đã "hút" dòng khí phát ra từ đòn tấn công của uke để bổ sung cho dòng khí đang phát triển của mình
    Đó là những gì ryu quan sát và nhận xét được.
    Vo~ công cu?a ninjaryu, sau khi hâp thu? 2 bi kiêp kiêm hiê?p, đa~ vươ?t lên mô?t tri`nh đô? cao hơn \:d/

    Câu sau đươ?c go?i la` "hiê?p khi - Aiki" trong Hiê?p Khi Đa?o!
    tori đã "hút" dòng khí phát ra từ đòn tấn công của uke để bổ sung cho dòng khí đang phát triển của mình

    Cai kho khăn la` la`m sao đưa ly thuyêt trên đi va`o thư?c tê.
    ninjaryu nên cô găng tâ?p Aikido trơ? la?i, rô`i chia se~ cac nhâ?n thưc khac vơi mo?i ngươ`i nhe =d>

    Thân



  4. #4
    ninjaryu
    Guest
    Cám ơn anh fourever và anh aiki nhiều. Nhửng điều ryu viết là ryu quan sát rồi rút ra nhận xét từ những điều ryu đã đọc ( ryu ko phải là fan của mấy bộ tiểu thuyết võ hiệp, mấy cuốn truyện tranh đó ryu đọc cũng lâu rồi ( từ hồi cấp 2) nhưng những lý giải về thuyết âm dương đó gây ấn tượng rất mạnh với ryu, không biết tại sao).
    Theo ryu, âm dương cũng không phải là một cách nhìn huyền bí đâu. Sư tổ từng nói với ông Henry Kono là bí quyết của sư tổ nằm trong Ying và Yang ( dương và âm ) mà. Có điều hiểu tường tận về nó chắc chỉ có sư tổ mà thôi.
    Quan sát là một chuyện, nhưng cảm nhận được những điều mình quan sát được còn tuyệt hơn nữa.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •