Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Phỏng vấn thầy Y Yamada

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thầy Yoshimitsu Yamada (khg nên lầm với thầy Hironobu Yamada ở Á châu) có thể nói là 1 trong những học trò ruột của sư tổ và Shihan được nhiều aikidoka ở Mỹ và Âu châu biết tiếng nhất. Thầy tuy là sư đệ với thầy Tamura và có thể coi như là "học trò" của thầy Tohei, nhưng nhờ sinh ngữ giỏi và tài ngoại giao nên được rất nhiều người biết đến.



    Mỗi lần thầy sang Nam Mỹ (Brazil, Argentina ...) cho seminar thì số người tham dự lên đến cả trăm người. Vì thầy là "trụ trì" aikikai ở Bắc Mỹ và cá nhân tui gặp thầy khá thường xuyên nên từ trước tới giờ chưa viết 1 bài nào về thầy cả!

    Nhân tiên mới kiếm thấy 1 bài phỏng vấn khá hay với thầy Y Yamada, tui đã dịch sang tiếng Việt để cho ACE hiểu rõ hơn về cách nhìn của thầy. Thầy Yamada đã cho rất nhiều phỏng vấn và vì là 1 người ngoại giao giỏi nên đa số những bài phỏng vấn khá "trung lập" nên tui khg dịch. Bài này thầy đã phát biểu 1 số ý kiến hay nên tui đem lên đây chia sẻ với mọi người.



    Nếu có 1 lời khuyên cho võ sinh HKD, Thầy sẽ khuyên gì?
    YY: Tôi mong mọi người sẽ tập 1 cách thoải mái và nhắm 1 trình độ kỹ thuật cao hơn





    Thầy đã đứng lớp và dạy HKD từ lúc còn trẻ, thầy có thể cho biết ảnh hưởng của sự việc đó trên kỹ thuật HKD của thầy.


    YY: Vì tôi bắt đầu dạy HKD từ lúc còn trẻ, tui nghĩ tôi tiến bộ nhiều và lẹ hơn nhờ tôi đứng lớp thay vì chỉ học như 1 võ sinh thường. Nhờ đã đứng ở phương vị "học trò" nên tôi có 1 cái nhin rộng hơn.
    Cách tôi dạy võ bên Nhật khg thể áp dụng cho võ sinh bên Mỹ. Dân Mỹ to con và bự con hơn, tôi phải có 1 cách dạy cụ thể để họ tin và phục tôi. Tôi khg thể nào so sánh thể lực và thể trạng tôi với họ, vì vậy những động tác kỹ thuật tôi dùng tròn hơn và rộng hơn.





    Xin thầy cho biết làm sao thầy có lối đánh riêng như vậy?

    YY: 3 người có ảnh hưởng lớn tới lối ra đòn của tôi là thầy Osawa Kisaburo, thầy Koichi Tohei và ĐC Kisshomaru. Dĩ nhiên là tôi thu lượm những gì 3 thầy trên đã chỉ dạy và áp dụng nó với cách nhìn và hiểu biết của riêng tôi. Tôi học được những động tác rộng và lưu loát trong 1 khg khí ấm áp và đầy tình thương từ thầy Osawa.

    Từ thầy Tohei, tôi học được cách giữ được cái mạnh và linh hoạt mặc dù thả lỏng cơ thể. Kỹ thuật của thầy Tohei cho tôi khái niệm để dạy những võ sinh ngoại quốc hay những ai khỏe và to con.

    Và cuối cùng là cái thanh tao tôi lấy từ lối ra đòn của ĐC Kisshomaru. Những đòn đó là căn bản chính xác, hay có thể nói là rất chính thống và khg tự phụ hay lòe loẹt.





    Thầy có thể cho biết là cách dạy HKD đương thời có gì làm thầy khg thoải mái?

    YY: Từ 1 thời gian gần đây, tôi có cảm tưởng như nhiều người tập với 1 cái nhìn mới: họ tập với ý nghĩ 1 đòn nào đó được áp dụng trong 1 tình cảnh bó buộc, 1 tình thế nào đó, dự định trước. Rất nhiều người cho thêm "kinh nghiệm cá nhân", kiểu trong "trường hợp này, chuyện này sẽ xẩy ra như thế này thế nọ".

    Tôi khg ngạc nhiên lắm với cách nghĩ như vậy vì chúng ta được dạy là "uke phải di chuyển thế này trong trường hơp 1, thế kia trong trường hợp 2". Công nhận là tôi khg thể nói là cách tập nào đúng và thái độ đó rất là khinh suất.




    Thầy nghĩ sao về việc học HKD từ những người khg thuộc cùng "lò" của thầy?


    YY: Về khí cạnh đó, tôi nghĩ là tôi được thầy Kissomaru dạy Aikido 1 cách nghiêm túc. Xét cho cùng, tôi nghĩ là võ sinh sẽ tiên bộ nếu học được từ 1 người thầy gioỉ. Nếu có cơ hội thì cũng nên học HKD từ nhiều thầy khác nhau. Khi làm vậy thì phải cởi mở, khg nên quá gò bó.
    Trong những dịp đó, nếu thấy được gì hay thì nên giữ lấy. Chớ nên bắt chước, mà chỉ nên áp dụng theo sự hiểu biết của mình. Mỗi người có 1 thể trạng khác nhau và nếu bắt chước 1 người khác khg cùng thể trạng thì sẽ trông rất là kỳ.

    Có 1 số thầy HKD cấm võ sinh họ tham dự seminar của các thầy khác. Tôi thì khg bao giờ cấm đoán chuyện đó và tui nghĩ tham dự seminar cuả thầy khác chỉ là điều hay. Mỗi thầy đều có 1 vài khiá cạnh hay mà mỗi người võ sinh có thể học hoỉ được thêm. Mỗi người đếu khác nhau và mỗi người đều có 1 cái hay riêng của họ.




    Trong cách tập hang ngày, thầy có thấy nhiều điều mà có thể ngăn trở sự tiến bộ của võ sinh?


    YY: Có nhiều người tập võ 1 cách mà khg thể nào họ có thể tiến bộ được, dù họ có tập 1 thời gian dài đi nữa. Họ khg để ý đến những lỗi lầm thật là cơ bản như khg đứng đúng thế thủ hay tập 1 cách lười biếng, cẩu tả, ngay cả khi họ đã lên đai đen.
    Những lỗi cơ bản đó có thể chấp nhận cho những người mới nhập môn. Võ sinh sẽ khg thể nào tiến bộ được nếu tập 1 cách cẩu tả, lơ đễnh mà cứ tưởng mình làm đúng.

    Mỗi kỹ thuật có 1 thế đứng riêng và nên làm đúng những thế đó. Có 1 số người, vì nhiêù lý do khó hiểu, lại quá chú trọng vào thân pháp mà quên lãng bộ pháp. Vì bạn tập khg kháng cự và lúc nào cũng té nên họ tường là làm đúng kỹ thuật. Tôi rất bực mình khi thấy những trường hợp đó khi chấm thi.

    Tất cả những kỹ thuật phải được áp dụng 1 cách rõ ràng, gọn gàng và thực tế, nếu khg thì sự luyện tập trở thành vô dụng. Phải giữ đúng tư thế và thăng bằng, và nếu muốn làm được vậy thì bộ pháp phải vững chắc. Lúc làm được những điều đó rồi thỉ đòn thế HKD sẽ được áp dụng 1 cách nhẹ nhàng, võ sinh vẫn giữ được thăng bằng sau khi quăng và khi đó, kỹ thuật HKD sẽ rất khả ái.



    Như vậy, HLV phải làm sao để tránh những lỗi lầm thầy vừa nêu?


    YY: Lỗi lầm cũng từ ban giảng huấn ra. Nhiều HLV ngừng những động tác của võ sinh để chỉ 1 số tiểu tiết. Võ sinh sẽ khó tiến bộ nếu HLV dạy kiểu đó. Tôi khuyên nên để cho võ sinh tự hiểu lấy. Nếu những ý chính đã được giảng giải thì những tiểu tiết khg cần phải nhắc tới ngay lúc đầu. Tới lúc nào đó họ sẽ tự hiểu và tự thấy những tiểu tiết đó. Vả lại, nếu hơi tí mà ngừng để chỉ thì mất vui đi.




    Thầy có còn điều gì nhắn nhủ đến thái độ của võ sinh trong lúc luyện tập ?


    YY: Còn 1 điều tôi muốn nhắn nhủ là nên tập 1 cách khẳng định. 1 võ sinh sẽ khg bao giờ tiến bộ nếu khg tin những đòn thế của HKD. Tiến bộ bằng cách tự trả lời những thắc mắc là 1 cách tập, và cách đó chỉ dành cho những người đã học HKD sau 1 thời gian dài.

    Tân môn sinh mà cứ tự hỏi kiểu "đòn này có thể áp dụng trong thực tế khg" se khg bao gìơ tiến bộ được. Tôi nghĩ là nên tập HKD 1 cách tích cực và nghiêm chỉnh. Tôi khg muốn dùng từ "khắc khe" vì tôi nghĩ là chúng ta phải cảm thấy thích thú khi tập. Tôi mong rằng người võ sinh sẽ tập HKD 1 cách đam mê.

    HKD rất là sâu sắc và tôi mọng là mọi người sẽ hài long với trình độ của họ mặc dù họ đã đạt tới 1 trình độ nâng cao, tôi mong là họ sẽ nhắm tới 1 cách tập cao hơn và thích hợp hơn

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Đang ở
    HCM
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bài phỏng vấn hay lắm bác Aiki. thầy Yamada có cái nhìn open mind, nên chắc đc nhiều đệ tử nể trọng. nhiều người tập tành chưa tới nên không tin aikido, nên dễ chán nản, bỏ giữa chừng và bị lôi cuốn bởi những môn có thể chiến đc. Xem ra vai trò của ông thầy rấtt quan trọng...

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hello Khunglongcon,

    Thầy Yamada thì khá cởi mở vì có thể sống ở Mỹ lâu rồi. Thầy đã từng nói thầy là cái cầu, là sợi giây liên lạc giữ Hombu dojo và Aikido bắc Mỹ. Thầy hiểu cách suy nghĩ của người Nhật và Mỹ nên mọi chuyện dễ êm xuôi.

    Những người mà theo thầy thì chắc chắn là nể thầy rồi, người nào khg nể thì đâu theo làm chi?:-# :-# :-#

    Nhiều người nể và theo thầy chỉ vì thầy là học trò ruột của sư tổ, chứ chả phải gì khác! cái mác "chính tông" vẫn thu hút rất nhiều người ...o o

    Có khá nhiều người đã tách ra khỏi thầy và USAF vì khg chấp nhận cách làm việc của thầy, nhưng đó là chuyện khác, diễn đàn này khg phải là nơi để bàn những việc đó.

    Về việc khg tin aikido, bây giờ thì đã khác xưa xa lắm rồi. Hồi thầy và thầy Kanai mới sang (năm 60-70-80) HKD nói riêng và võ thuật nói chung, rất ít người biết đến. Đa số những người ghi tên học aikido thời bấy giờ là đã học võ khác trồi, Karate hay Judo và họ muốn biết xem HKD có hơn mấy võ kia khg.

    Vì vậy mà mấy biểu diễn thời đó rất "thực tế", ít ai thấy "võ tình thương" lắm, vì cách đó là cách duy nhất để thu hút võ sinh tương lai.

    Bây giờ thì khác, dân học võ đa số thì để làm thể thao và các thầy cũng lớn tuổi nên bớt "mạnh bạo" như thuở xưa. Tuy nhiên cũng có 1 số tân môn sinh muốn biết sự lợi hại của HKD, và bây giờ là mấy võ sinh khác cho họ nếm mùi thay vì thầy thôi. o o
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    trời ơi, bài dịch này anh aiki đã dịch lâu rồi mà giờ mình còn dịch lại.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •