Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15

Chủ đề: Zen-Thiền và đạo học

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    61
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Aikido không phải là một môn thể thao, và càng không phải là một vũ điệu chỉ để múa lên cho đẹp mắt. Aikido là một môn võ. Suốt đời tổ sư đã khắng định như vậy. Nhưng Aikido thậm chí còn hơn thế nữa. Aikido không chỉ dừng lại ở mức độ nguy hiểm của đòn thế mà còn phát triển thêm mức độ thâm sâu của phần lý luận. Tổ sư Uyeshiba là một người rất sùng Thần đạo-Shito, cho nên hệ thống lý luận của Aikido chịu ảnh hưởng rất sâu của Thần đạo và Thiền tông. Chính vì lẽ đó, có một số người gọi Aikido gần như là một tôn giáo võ thuật. Mục đích của việc luyện tập Aikido không phải là sự hoàn thiện của một bước chân hay một kỹ xảo mà là sự trở thành một với tự nhiên, và chính khía cạnh này đã lôi cuốn những người phương Tây, đặc biệt đối với người có sự quan tâm về thiền. Aikido đôi lúc được gọi là Thiền động-cung cấp những hướng dẫn cho việc cải thiện nhân tính. Bởi vì con người thông qua võ thuật bắt đầu không phải tìm kiếm sức mạnh cơ bắp mà là sức mạnh của ý chí hay sự hài hòa giữa tinh thần và thể chất.
    Bởi thế, tìm hiểu Thiền-Zen của Nhật cũng là đi tìm bản chất và cốt lõi của một võ mình yêu thích-Aikido, Kojiro post một vài mẩu chuyện nhỏ về Thiền mà tôi đã lượm lặc được, với mong muốn cùng các bạn trao đổi và chia sẻ những cái nhìn khác nhau về tinh thần của một võ đạo yêu thương.

    -----------------------------------------------------------------------------------------
    1. Đạo Thiền là gì?
    _ Một môn đệ hỏi thiền sư một câu hỏi quan trọng như vậy thì thiền sư ấy liền bước từ trên ghế xuống rồi tát tai môn đệ" .

    2. Con đường giải thoát là con đường nào?
    _ Một thiền sư hỏi con chó: "Mi có muốn biết con đường đưa đến giác ngộ hay không?" Rồi thiền sư đưa chân đá con chó, chó sủa ầm lên.

    3. Tinh túy Thiền là gì?
    _ Một môn đệ hỏi thầy như thế và thầy trả lời: "Cứ hỏi cột trụ này". Môn đệ sửng sốt: "Bạch thầy, con không hiểu thầy muốn nói gì". Thầy trả lời: "Sự ngu dốt của thầy còn hơn sự ngu dốt của con".

    4. Ý nghĩa đạo Thiền là gì?
    _ Một thiền sư thuyết giảng: "Khi người ta hỏi thầy về ý nghĩa đạo Thiền. Thầy sẽ trả lời rằng Thiền giống như nghệ thuật ăn trộm."

    5. Bí mật tối thượng của Thiền là gì?
    _ Khi một học giả tới thăm thiền sư, nhà học giả ấy hỏi: "Bí mật tối thượng của Thiền là gì?". Thiền su trả lời: "Thiền chẳng có gì bí mật để giấu ngài"

    6. Tinh túy tối thượng của Thiền là gì?
    _ Một lần Thiền sư đứng trên bục giảng đường để thuyết pháp và nói câu đó, vừa đặt câu hỏi thì dang hai tay ra và chẳng nói gì cả, bước xuống giảng đường, thế là xong bài thuyết pháp.


    _ Tóm lại, qua những phần trên, bạn đã hiểu ra được một điều gì chưa ? Đến giờ tôi chỉ có thể nói để trả lời bạn: " Thiền không là gì cả! ". Bởi vì Thiền quan niệm câu trả lời đúng nhất luôn nằm trong chính câu hỏi, cho nên Thiền chỉ có thể là Thiền mà không là gì khác...

    _ Điều này đối lập với mọi khoa học luôn luôn tìm câu trả lời có vẻ như thỏa đáng cho mọi sự. Khoa học không bao giờ chấp nhận một cái vô cực, không là gì cả như thế, và luôn luôn sử dụng phân chia như một phương pháp để tìm hiểu thế giới. Nó tạo nên nguyên lý nhị nguyên (chia đôi): sáng-tối, nam-nữ, đúng-sai, thiện-ác, âm-dương, tốt-xấu...

    _ Nhưng... bạn có thấy một vòng luẩn quẩn: tìm hiểu cái vĩ mô như vũ trụ bằng cách chia nhỏ, đến mức vi mô như nguyên tử rốt cuộc lại chẳng khác gì. Và triết học nếu dừng lại ở thời Aristote với các khái niệm của nó cũng là đủ, nhưng hiện giờ với bao nhiêu học thuyết mới, và mỗi nước đều có cả một Viện Triết học mà cũng chỉ càng bới càng rối rắm. Và vòng luẩn quẩn trong tư duy của con người đày ải con người vào trầm luân.

    _ Thiền ra đời như một nhu cầu tất yếu nhằm giải thoát con người khỏi những bộn bề đó. Thiền không phải là cái có, hay cái không, nó là một chân không tuyệt đối, nhưng chứa đựng tất cả cái có, không. Thiền không là gì cả nhưng cũng lại là tất cả. Nó quy mọi trạng thái về nguồn, về bản tính mà không giải thích mọi sự phiến diện theo kiểu khoa học.

    _ Bạn xem lại câu chuyện "Thầy bói xem voi". Bạn sẽ hiểu các khái niệm của mọi khoa học mà con người đưa ra để giải thích thế giới luôn giống kiểu thầy bói xem voi, kiểu như "hạnh phúc là gì": 1. hạnh phúc là đấu tranh, 2. hạnh phúc là yêu, 3. hạnh phúc là vui sướng trong mọi hoàn cảnh... (hàng triệu triệu khái niệm), "Thơ là gì": hàng vạn nhà thơ mỗi nhà thơ đều có thể giải thích theo một cách... mà rõ ràng một cái vòi hay một cái tai không thể tạo thành con voi.

    _ Một cái cốc có tác dụng chứa đựng khi trong lòng nó trống rỗng, một khoảng trống trên bước tranh đem đến vô vàn liên tưởng, một bài thơ 17 chữ hàng vạn từ bình luận cũng chưa đủ, một giọt sương có chiều sâu của cả đại dương vĩ đại, một cánh hoa anh đào rơi có thể gợi cảm giác vô thường và phù du của mọi kiếp sinh linh. Đó là Thiền....
    Hoa đẹp nhất là hoa anh đào, người đẹp nhất là người võ sĩ.

  2. #2
    Purpleik9
    Guest
    Nói thì vậy nhưng làm sao để lĩnh hội được thiền ?

  3. #3
    Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    61
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Làm sao để lĩnh hội? Câu này tự mỗi người trả lời lấy cho mình thôi.

    Tại sao vậy? -Tại vì như thế mới là Thiền.

    Thiền gì kì vậy? -Không "kì" thì đã không phải là Thiền.

    Đã kì cục vậy thì học Thiền làm gì? - Tại thích.

    Thích gì "ác nhơn" vậy? -Tại vì đó là Thiền.

    Thích vậy đã hiểu gì về Thiền chưa? -Chưa hiểu.

    Chưa hiểu sao thích? -Tại vì đó là Thiền.

    Nói gì không hiểu? -Tại vì đó là Thiền.

    :biggrin: :biggrin: :biggrin:
    Hoa đẹp nhất là hoa anh đào, người đẹp nhất là người võ sĩ.

  4. #4
    Guest
    Guest
    Thiền là gì?

    Một du khách Nhật sinh sống tại Trung Hoa, trong lúc đang cận lực làm việc, ông nhìn thấy trên bến cảng có một ngư dân trẻ đang nằm dài trên thuyền câu, nhắm mắt thiền nhưng lại hút thuốc và lâu lâu lại mĩm cười.

    Ngạc nhiên, ông đến gần chàng thanh niên đang nằm và hỏi:

    - Giờ nầy mà ngồi thiền ! Tại sau anh không chịu khó làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

    - Để làm gì?

    - Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua chiếc thứ 3, thứ 4, rồi cả đoàn thuyền.

    - Rồi sao nữa?

    - Với số tiền có được từ đoàn thuyền, anh có thể nghỉ ngơi và ngồi thiền thoải mái luôn cả đời !.

    - Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây????


    Vậy có phải là Thiền không các anh em?...

    Thân mến.



  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    164
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đọc bài về thiền của anh DCH thấy hay hay nên cũng góp 1 bài viết cho vui nhà vui cửa tuy rằng bài này không liên quan đến thiền gì hết :biggrin:
    Ngày xưa khi Napoleon chinh phục được Hy Lạp lúc đó ông đứng trên cao nhìn xuống đám tù nhân của mình, đa phần là nông dân và các bậc hiền triết và ông ra lệnh chém đầu . Lúc đó giữ đám đông đang lo sợ thì có 1 ông lão người thấp bé râu tóc bạc rẽ đám đông đứng lên phía trước nìn thẳng vào Napoleon và nói : "thưa ngài, ngài là 1 con người vĩ đại, ngài đã chiến thắng tất cả các mặt trận nhưng mục đích chiến thắng của ngài để làm gì ?" . Napoleon sững sờ vì một người bình thường đang là tù binh đứng rất gần cái chết mà dám hỏi như vậy ? nên nói : "Nếu nhà ngươi nói được lý do hợp thì ta sẽ tha chết cho tất cả ở đây".
    Người đàn ông bèn hỏi : "Tại sao ngài đánh Châu Âu ?"
    Napoleon trả lời : "Vì ta muốn nắm toàn lãnh thổ Châu Âu".
    _ "Tại sao ngài muốn nắm toàn Châu Âu ?"
    Napoleon : "vì ta sinh ra là để chiến thắng , ta cảm thấy rất vui khi đạt được chiến thắng"
    _ "Vì sao ngài cảm thấy vui khi chiến thắng ?"
    Napoleon : "Khi ta chiến thắng toàn thế giới sẽ trong tay ta tất cả mọi người dân đều kính sợ ta".
    _ "Vì sao ngài muốn toàn thế giới kinh sợ ngài ?"
    Napoleon : "Khi toàn thế giới kinh sợ ta thì lúc đó ta sẽ an toàn và thanh thản để nghỉ ngơi"
    _ "Vậy khi đó ngài sẽ làm gì ?"
    Napoleon : "Ta sẽ ngủ như mọi người trên trái đất này"
    Đến đây người đàn ông mới nói : "Việc ngài xâm lượt toàn Châu Âu đánh bại bao nhiêu quốc gia , đốt cháy bao nhiêu nhà cửa, chém đầu bao nhiêu người chỉ với 1 mục đích là được ngủ ngon như một người thường ?"
    Đến đây dường như Napoleon đã bừng tỉnh ông nghĩ rằng chỉ là một người đàn ông tầm thường như lại có suy nghĩ quá cao siêu và lập luận cặn kẽ , ông ra lệnh thả tất cả người vô tội và mời người đàn ông đó về lâu đài để hỏi chuyện. Về sau mới biết người đàn ông đó chính là 1 bậc hiền triết của Hy Lạp ông đã dạy cho Napoleon về lối sống và mục đích của con người.
    Chuyện chằng có gì nói đến thiền như ta phải nhớ rằng Thiền nó chả là gì, chả cao siêu như mọi người vẫn nghĩ , Thiền nó giống như ta trút bỏ được tất cả những âu lo , những vật chất xung quanh . . . đó chính là Thiền . Thiền không hẳn là ngồi một chỗ nhắm mắt tình thần thả trôi theo hư vô hít thở đều . Nếu ta rũ bỏ được tất cả những Hỷ - Nộ - Ái - Ố trong đời thường thì ta cũng đã bước chân vào cõi Thiền .
    Hôm nay sao nhiều chuyện quá vậy ta ?:bigsmile:

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Thiền là một phương thức tu của đạo Phật. Người ta thường gọi là Thiền tôn, để phân biệt với các tôn phái khác. Sau khi đức Thích Ca về cỏi niết bàn, tại Ấn Độ lúc bấy giờ chia ra khỏang 20 tôn phái khác nhau. Khi đạo Phật truyền sang Trung Hoa, có 10 tôn phái phát triển. Đó là Luật tôn, Tịnh độ tôn, Thiền tôn, Pháp tướng tôn, Mật tôn, Thiên thai tôn, Hoa nghiêm tôn, Tam luận tôn, Câu xá tôn và Thành thật tôn. Câu xá tôn và Thành thật tôn chủ trương về Tiểu Thừa; Luật tôn và Thiền tôn thông cả Đại và Tiểu Thừa, còn 6 tôn kia thuộc về Đại Thừa. Từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam, Thiền tôn là mạnh nhất, ngoài ra còn có Tịnh độ Tôn và Mật Tôn. Lý do căn bản tại sao có nhiều cách tu, vì tùy theo căn cơ hay là khả năng suy luận của từng cá nhân. Trên nguyên tắc một khi đã ngộ thì cách tu nào cũng như nhau. Thí dụ có ngươì bản năng dể gây gổ làm việc ác, không thể kìm chế mình được, lại không thể suy luận, cách tu của họ là tay cầm xâu chuổi, khi nổi nóng lên thì đến từng hạt chổi đến khi nào hết nóng thì thôi. Nếu ngươì nầy học tu theo lối Thiền Tôn thì sẻ không đến đâu cả.
    Thiền, là một lối tu bằng suy luận thích hợp cho con ngươì ham thích sự vận động trí tuệ. Có câu danh ngôn ở Mỹ:
    Life is a comedy for those who think, and life is a tragedy for those who feel.

    Tạm dịch: cuộc đời là một hài kịch cho những ai nghỉ về nó, dời là một bi kịch cho những ai đang chịu đựng về nó.
    Hay là chuyện gì xẩy ra cho ngươì khác đó là chuyện vui, nhưng xảy ra cho mình đó là chuyện buồn.
    Căn bản của đạo Phật là xa rời cái tôi, do đó trong Thiền Tôn, ai ngộ được giáo lý là ngươì đó có thể suy xét vấn đề xẩy ra chung quanh có liên quan đến chính mình ở vào trường hợp khách quan chứ không bị cảm giác chủ quan làm suy lệch nhận định của mình . Khi đạt đến trình độ đó, mình không còn để cho sự vui buồn làm vẩn đục cuộc sống. Để thử nghiệm khả năng suy nghỉ khách quan nầy, có rất nhiều "Công Án" dùng để thử sự giác ngộ (giống như KI test trong Shin Shin Toitsu). Thí dụ có một câu hỏi: Một nhánh cây ở trong rừng rơi xuống đất thì tạo ra tiếng động như thế nào? Tôi không muốn nêu ra câu trả lời ở đây, để cho các bạn suy nghỉ cho vui. Rất nhiều ngươì biến Thiền trở thành một cái gì đó rất ư là phức tạp, không thể giải thích được. Có lẻ ngươì ta quan niệm, nếu nó đơn giản thì ai cũng ngộ hết sao? Aikido cũng như vậy, tất cả mọi vấn đề trong Aikido rất ư là đơn giản tuân theo luật tự nhiên. Cái khó khăn là làm sao để cảm nhận nó.

    Thân
    :focus:

  7. #7
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Hay quá. :no1: .Em cũng xin đưa ra "công án" :icool:. " Hãy cho biết âm thanh gây nên bởi việc vỗ tay bằng chỉ môt bàn tay". h34r:

  8. #8
    Guest
    Guest

    Thiền !

    Thời gian gần đây, tại hải ngoại và cả trong nước, một số phong trào thiền tịnh và thiên hạ đổ nhau cùng đi học thiền. Có người đi làm tuần lễ 5 ngày, dành nguyên ngày thứ bảy lái xe đi hàng năm sáu chục cây số dặm đường để đi tới một nơi gọi là thiền quán, tôn vinh một bậc sư phụ nào đó và thành khẩn tu tập theo sự hướng dẫn của vị này. Như Anh N, chồng của một bà chị họ tôi, công việc nhà, chị muốn nhờ anh giúp thì phải đợi đến chủ nhật hoặc một ngày thật sự nghĩ ngơi của anh ấy trong tất cả những ngày bận rộn của anh là thiền và đi làm. Có hôm bà con hoặc bạn bè mời đám cưới chiều thứ bảy, chị mặc quần áo đẹp, trang điểm xong, chờ mãi không thấy anh về, hoặc là cả hai phải đến chỗ tiệc rất là trễ khiến chị bực dọc, hoặc là anh về quá trễ, họ phải hủy bỏ luôn chương trình. Chị nói "Anh về sớm 1 hay 2 tiếng đồng hồ cũng đâu có làm anh mất chỗ trên niết bàn, sao anh lại có thể để anh em bạn bè trách móc?", Anh thản nhiên trã lời "Sao em không đi một mình đi? Anh không thích nghi lễ rườm rà, xã hội trói buộc. Anh muốn cuộc đời anh cách nào hữu ích cho anh nhất, mặc kệ anh". Tôi không có thời gian nhiều nói chuyện với anh N, nên không biết kết quả công trình tu thiền của anh tấn tới thế nào, chỉ biết anh ngày càng tách khỏi thế giới thật mà anh đang sống, rời xa những người từng một thời thân thiết xung quanh anh. Trong gia đình, để duy trì hòa khí, bà xã anh "kính nhi viễn chi" đối với việc anh đang theo đuổi, đành để anh ra ngoài thời khóa biểu nhiều sinh hoạt chung cho gia đình, nhất là việc lo cho con cái học hành, dù chúng đang ở lứa tuổi cần 1 người bố dìu dắt.

    Như chị P, một người bạn cùng tuổi với tôi vừa mới ly dị chồng. Chị đi tới thiền viện mỗi tối thứ sáu hàng tuần một cách tuyệt đối chăm chỉ, chị đọc bao nhiêu là sách triết lý Trung Hoa, Zen Nhật bản chị thuộc rất nhiều triết lý rất cao siêu, chị học kinh, đọc kinh, ứng dụng tập trung quán tưởng để thư giản như bước khởi đầu thô sơ nhất của thiền tập. Nói chuyện với bạn hữu, chị tiết lộ cho biết con đường tu đạo chị đã chọn là con đường duy nhất giúp chị giải được những ân oán tình duyên kiếp nầy mà chị mắc phải, để sống quảng đời con lại một cách an lạc. Bạn bè trong đó có tôi, rất mừng khi nghe chị nói như vậy, vì chuyện tình duyên của chị theo tôi biết là một cuộc tình đau thương, nhưng nhìn trong mắt chị bồn chồn ngọn lửa của một thiêu đốt chưa nguôi, vẫn còn nghe trong chị cái giọng nói chị cái phẫn uất sôi nỗi và sự hối tiếc không cùng?, chắc có lẽ cũng còn phải cần thời gian nữa chứ đâu thể nào đầu hôm sớm mai mà thành công được, tôi tự nhủ thầm. Mới tháng rồi, tôi bổng nhận được điện thoại chị báo tin vừa kiếm được bạn mới "H ơi em biết không?, ảnh đẹp trai, anh ấy cũng làm thơ, lịch thiệp, ga-lăng.... lái xe Merc đó mầy !".

    Cách đây vài tháng, một anh bạn khá thân với tôi, dân trong làng võ thuật bổng nhiên sáng chiều buông đao gát kiếm để bước sang chốn thiền tịnh, anh ta bây giờ hết đi dạy võ để anh em cùng gặp gở thường xuyên, lâu lâu có dịp gặp anh ngoài khu phố Việt Nam, anh thường kéo tôi vào quán cà phê trong khu chợ và kiên nhẫn nói đến tính vô thường của cuộc đời, anh dẫn chứng là đưa con gái lớn của anh ấy mới vừa đến tuổi cập kê, một hôm anh và chị cô tình khám phá ra cháu đã dẫn bạn trai đến nhà ngủ qua đêm khi anh và chị đi tu thiền tại một tiểu bang cách nhà cả ngàn cây số, thay vì giận dữ như bà xã anh khi hiểu ra chuyện không mấy tốt lành ấy, đòi lôi con gái cho nó ra đường đi theo trai luôn, anh chỉ nhỏ nhẹ kêu cháu vào phòng và nói "Chưa đám cưới xin gì hết mà ngủ như vậy là không được, con về phòng nằm suy nghĩ mau !", đó là xong chuyện. Anh cho đó là kết quả của bao nhiêu năm tháng anh đã học từ thiền định, cái tâm lắng dịu sẽ thay đổi được cháu, từ nay sẽ không bao giờ dám dẫn trai về nhà ngủ nửa vì câu nói đầy triết lý của bố, mang tính chất rất thiền tịnh.

    Qua bao nhiêu điều nghịch lý ấy về thiền, những hiện tượng dường như khá mâu thuẩn và có vẽ nghịch lý ấy, tôi suy nghĩ ra 1 điều: hành đạo và tâm đạo trong thiền là hai phạm trù khác nhau. Tựa như ai cũng biết thịt mở có thể gây nhiều chứng bệnh trong mạch máu và tim, nhưng không thể từ chối thuởng thức một món ăn ngon, mọi người biết giải phẩu đặt Silicon trong ngực có thể tạo ra các bứu ung thư nhưng bao nhiêu người cô gái cưỡng lại được muốn mình đẹp dưới ánh mắt khác phái v.v.. Tựa như một phụ nữ không có sức khỏe tốt, không có nhiều thiện tâm, dùng son phấn che đậy được các khuyết điểm nầy trong giây lát nhưng không thể tạo sức sống thật của cô. Tựa như một ông không bao giờ tập dợt, săn sóc thể lực, có thể dùng các phụ tùng như y phục che đậy cái bụng đầy bia nhưng không bao giờ nó có thể làm nên sức mạnh hay kéo dài tuổi thọ của ông. Đối với nhiều người, thiện chí hành đạo hay thiền như lớp son phấn, dăm ba cuốn sách và triết lý đi cùng làm thành hành trang của kẻ Thiền-giả, quần áo làm đẹp bề ngoài khi cần soi vào gương, son phấn, mùi thơm ngát của nước hoa không thẩm thấu vào cái tâm của một người, gặp mưa gió là trôi tuột, mục rã.

    Tôi tin rằng, trời sinh ra con người cũng đã cho nó có đủ khả năng để thích nghi, tự vệ và chuẩn bị bản thân để đạt đến hạnh phúc, con người không đạt đến hạnh phúc chỉ vì tiêu hao năng lực trời cho sẵn vào những mục đích sai lầm nào đó. Cơ thể chúng ta cần nước để vận hành các hiện tượng sinh hoá bên trong nó nhưng nước ấy đâu cần có nồng độ và hương vị của rượu? Anh thích thú vui giải trí cảm giác mạnh hoặc đo lường khả năng đối phó hay bản lãnh đàn ông của anh qua một canh bạc đầy tính phiêu lưu, anh đâu cần đem hết hạnh phúc gia đình, nhà cửa cả đời xây dựng đặt vào 1 cây bài?. Chị muốn phô trương sự duyên dáng, hấp dẩn cử tọa bằng câu chuyện chị kể về 1 cô gái nào đó chị thâm thù?. Bị kẻ gian giật tiền hay móc bóp mất bạc ngàn thì không phải là điều vui nhưng đem trút tất cả bực dọc đó vào bửa ăn trong gia đình, đá cho đập mèo, gây khó chịu mọi người chung quanh với bao nhiêu tiếng thở dài chán ngán của bạn một cách phi lý, là bạn đã tổn thất đến hai lần cùng một nguyên nhân Đó chính là mấu chốt cốt lỏi của thiền môn mà nhiều người đang đi tìm.

    (còn tiếp)

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm! bài của mấy anh rất là hay!:no1: :no1: :no1:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Những câu chuyện anh DCH viết lên rất là phổ thông hiện nay. Theo tôi, rất nhiều ngươì hiểu sai về Thiền tôn, nên tạo ra sự tham sân si và các quan niệm vị kỷ, tiêu cực cho chính mình. Trong các tôn giáo khác, như Thiên chúa giáo có câu: "Người gieo giống nào họ sẽ được quả ấy". Tương tự, cái căn bản là chử Nghiệp trong Phật giáo. Cùng với thuyết Nhân quả, khi ta tạo nghiệp lành, quả của nó là sự vui vẻ có đến ta, ta làm ác, quả dữ cũng sẽ trả lại cho ta. Do đó khi ta đã tạo nghiệp, thì ta nên vui vẻ để trả quả lại vì "Nhân và quả phải ngang nhau". Chúng ta biết: ném mạnh thì quả bóng dội lại mạnh, ném nhẹ thì quả bóng dội lại nhẹ. Do đó ngươì biết tu đạo Thiền, sẻ biết chấp nhận cuộc sống chung quanh, sẻ làm đủ bổn phận một cách vui vẻ, không có cuộc sống xa rời xã hội, tham gia tích cực giúp đở mọi ngươì chung quanh, đó là một cách trả lại nghiệp báo của mình. Sư khác nhau là khi trả nghiệp báo, mình luôn luôn nhìn vào bằng một con mắt khách quan. Khi đó ta sẻ biết tận hưởng nhưng gì ta đang có và không buồn khổ khi đánh mất. :ismile:

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •