Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 26

Chủ đề: Thế nào là thầy hay???

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Việc chọn thầy

    Tôi vừa kết thúc chuyến tập huấn với 2.000 nghìn người ở Tây Âu trong suốt khoảng thời gian 4 tuần. Những người cùng đam mê tụ tập lại cùng nhau luyện tập trong các sảnh lớn, và chúng tôi đã có những buổi luyện tập vui vẻ và ý nghĩa. Số lượng người tham gia seminar tăng dần mỗi năm. Khi tôi nhìn không khí tập luyện, tôi tin rằng phần lớn mọi người đều có cùng cảm giác với tôi. Trên hết, tôi ấn tượng với những lời mà có người nói với tôi trong phòng thay đồ; rằng thầy Endo là sứ giả hòa bình.

    Tuy nhiên, lần này, tôi gặp phải một nhóm người chưa bao giờ tập với tôi. Tôi thật sự cố gắng trong suốt hai tiếng rưỡi để hướng họ vào không khí tập luyện thoải mái mà tôi cố tạo ra trong các buổi tập của tôi, nhưng những nỗ lực của tôi chẳng đi đến đâu. Tôi không nghĩ rằng cách tập của tôi không tốt. Dường như với tôi họ không thay đổi được những gì họ học từ thầy của họ. Họ càng tập Aikido, họ càng tỏ ra cứng hơn và chậm chạp hơn, và họ đơn thuần tập theo thói quen; việc luyện tập chỉ còn là cái danh. Tôi yêu cầu họ tập mềm dẻo linh hoạt hơn và tự phát triển bản thân; tuy nhiên, họ tất cả đều lúng túng với yêu cầu của tôi.

    Ở Nhật, chúng tôi có câu ngạn ngữ “Chim sẻ không bao giờ quên điệu nhảy của chúng, thậm chí cho đến 100 năm tuổi”. Tôi hiểu câu ngạn ngữ này như sau: Những gì chúng ta học lần đầu sẽ dính chặt trong cơ thể chúng ta, và có ảnh hưởng rất lớn mà chúng ta không thể nào quên. Cũng có một câu khác: “Mất tối thiểu ba năm để tìm được thầy của chính ta”. Tôi nghe câu này từ một vị thiền sư. Người tu một cách khổ hạnh trong Thiền Tông thì gọi là Un-sui 雲水. Nó dựa trên từ kōun ryūsui (行雲流水), xuất phát từ một câu chuyện về một vị sư đến rất nhiều chùa, giống như mây trôi nước chảy, mất thời gian để một người thầy có thể dạy ông ta về khổ hạnh. Khái niệm này dường như đã bị lãng quên trong thời đại ngày nay. Khi một người chọn học cái gì đó, họ thường chọn người thầy nào gần với họ nhất. Họ bắt đầu học mà không nghĩ thầy mình là người như thế nào (what kind of teacher he/she is).

    Nhiều Aikido-ka Nhật luyện tập Aikido chỉ tại dojo của họ hay trong các nơi công cộng. Họ ít khi nào có cơ hội đi đến các nơi khác và học từ các thầy khác. Ngược lại, Aikido-ka ở nước ngoài thường tham dự các seminar ở mọi nơi, và gặp nhiều thầy khác nhau. Loại người đầu, thì có sẵn nguồn tri thức, và nghĩ “tôi hiểu cái này”, mà không bao giờ nghiềm ngẫm sâu hơn. Loại người thứ hai biết nhiều kỹ thuật về mặt hình thức và hài lòng với nó. Cả hai lối suy nghĩ đều có những vấn đề khác nhau, tuy nhiên, cả hai lối suy nghĩ đều cần phải xem xét lại. Nghĩa là, khi chúng ta bắt đầu luyện tập, chúng ta phải cố tìm lấy một người thầy tốt. Và những ai đã bắt đầu rồi, họ nên học từ càng nhiều thầy càng tốt, và cố gắng luyện tập với càng nhiều người càng tốt. Và những ai tập Aikido trên 15 năm, nên cố tìm lấy một người thầy tốt dựa trên kinh nghiệm và đánh giá của mình. Thầy không nhất thiết phải chỉ bạn mọi thứ từ A đến Z. Tuy nhiên, việc luyện tập thật sự sẽ bắt đầu khi bạn chọn được thầy cho chính bản thân mình, và bắt đầu nghiêm túc suy ngẫm về mọi bước đi của thầy, mọi lời giải thích, thậm chí nó chỉ là một từ
    Seishiro Endo(tháng Mười Một, 1999)
    Nguồn: Dôjôchô Endô Seishirô Shihan Talks - The Choice of Your Teacher

    Đọc thêm về thầy Endo:
    Seishiro Endo
    Seminar với thầy Endo năm 2008
    Seminar với thầy Endo năm 2010
    Last edited by wago; 07-28-2013 at 07:52 AM.

  2. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  3. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Định nghĩa của "thầy tốt" sẽ thay đổi theo tình huống. Tui thấy có 2 trường hợp: khi cho seminar và khi đứng lớp ở CLB mình.

    Khi đi seminar, thầy giỏi thì

    1- không cần nói nhiều, chỉ làm động tác khg mà học trò hiểu
    2- tập với nhiều người để họ cảm nhận
    3- Chấp nhận có 1 số người khg làm được gì người thầy muốn
    4- Hòa hợp với võ sinh


    lại, Aikido-ka ở nước ngoài thường tham dự các seminar ở mọi nơi, và gặp nhiều thầy khác nhau. Loại người đầu, thì có sẵn nguồn tri thức, và nghĩ “tôi hiểu cái này”, mà không bao giờ nghiềm ngẫm sâu hơn. Loại người thứ hai biết nhiều kỹ thuật về mặt hình thức và hài lòng với nó. Cả hai lối suy nghĩ đều có những vấn đề khác nhau, tuy nhiên, cả hai lối suy nghĩ đều cần phải xem xét lại. Nghĩa là, khi chúng ta bắt đầu luyện tập, chúng ta phải cố tìm lấy một người thầy tốt. Và những ai đã bắt đầu rồi, họ nên học từ càng nhiều thầy càng tốt, và cố gắng luyện tập với càng nhiều người càng tốt.
    Tui đồng ý phân nửa những gì thầy Endo nói. Ở ngoại quốc aikidoka có cơ hội để đi seminar khá nhiều. Nhưng có 1 vài người có thái độ khg thích ứng lắm.

    Ví dụ: Tui thấy khá nhiều người đi seminar nhưng khg làm những gì người hướng dẫn chỉ, mà chỉ làm những gì họ biết. Lý do tại sao họ làm vậy:

    1- chưa đủ khả năng để hiểu những gì HLV chỉ
    2- 1 số người coi seminar như là 1 nơi hội họp để làm quen (social event). Họ tới để làm quen, và "khoe" hơn là để học hỏi thêm
    3- Sợ "quê" nếu khg làm đúng


    Và những ai tập Aikido trên 15 năm, nên cố tìm lấy một người thầy tốt dựa trên kinh nghiệm và đánh giá của mình. Thầy không nhất thiết phải chỉ bạn mọi thứ từ A đến Z. Tuy nhiên, việc luyện tập thật sự sẽ bắt đầu khi bạn chọn được thầy cho chính bản thân mình, và bắt đầu nghiêm túc suy ngẫm về mọi bước đi của thầy, mọi lời giải thích, ..
    Câu này tui cũng chỉ đồng ý 1 phần. Giai đoạn này là giai đoạn "RI" (trong 3 giai đoạn SHU-HA-RI). Học trò có căn bản vững rồi và học hỏi thêm từ 1 người có kinh nghiệm và tự đi lấy. Người thầy tốt sẽ chấp nhận chuyện đó và cho võ sinh mình theo ý họ, khg bắt buộc hay cầm võ sinh mình bị gò bó trong cái "khung" đã được chỉ dạy!

    Người học trò, tới lúc này khi ra đường riêng nhưng cũng nên "uống nước nhớ nguồn" chút xíu, khg nên bỏ thầy nay theo thầy khác nếu khg có lý do chính đáng.

    Tại sao tui phục thầy Yamada là thầy cởi mở và cho phép võ sinh mình đi seminar của 1 số shihan khác. Ngoài ra, khi thi thầy cũng chấp nhận 1 số cách đánh "khg từ thầy ra". Việc này tui khg thấy nhiều. Như tui đã nói trong 1 bài seminar với thầy Endo, thầy khg hiểu tại sao các võ sinh tới trễ khg theo "luật" của đạo đường thầy ...

    Nói riết bây giờ tui khg nhiểu mình đang nói gì nữa???
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Định nghĩa của "thầy tốt" sẽ thay đổi theo tình huống. Tui thấy có 2 trường hợp: khi cho seminar và khi đứng lớp ở CLB mình.

    Khi đi seminar, thầy giỏi thì

    1- không cần nói nhiều, chỉ làm động tác khg mà học trò hiểu
    2- tập với nhiều người để họ cảm nhận
    3- Chấp nhận có 1 số người khg làm được gì người thầy muốn
    4- Hòa hợp với võ sinh
    Em hoàn toàn đồng ý với anh, và xin phép được bổ sung thêm một số ý kiến cá nhân.
    Nếu quan niệm võ đi đôi với đạo, người thầy không chỉ là người hướng dẫn về kỹ thuật mà còn là người cố vấn (mentor) về nhiều thứ cho học trò về cuộc sống. Giống như các vị sư trong chùa, hay các cha trong nhà thờ vậy. Và dĩ nhiên, võ sinh sẽ không tin nếu thật sự người thầy không sống theo đúng một cách mà ông ta giảng dạy, hay chỉ dẫn. Nói như thầy Yamada, là thể hiện tính nhân và trở thành một người tốt hơn. Cái này thì không chỉ gói gọn trong võ thuật, mà mở rộng ra cả xã hội cũng thế. Em thường nghe các cụ kể vai trò của các ông giáo khi xưa không chỉ dạy chữ mà còn dạy học trò cách làm người, đạo đức và lối sống. Xã hội ngày nay, chuyên môn hóa cao ngày càng cao và ngày càng "phẳng". Về mặt thuận tiện và tiến bộ, chắc chắn có nhiều thứ thuận tiện và tiến bộ hơn như học không cần tới trường, thầy dạy không cần gặp học trò. Nhưng có cái gọi là sự tuơng tác giữa người với người, cái gọi là rèn luyện con người và nhân cách vừa là trăn trở của các thầy, vừa là thách thức của người học.
    Em thấy các thầy Nhật thường hay nói về sự khác nhau giữa đạo đường và phòng tập thể thao, giữa luyện võ với tính kỹ thuật, và luyện võ với tính đạo. Phải chăng cũng là những trăn trở và thách thức tuơng tự?



    Tui đồng ý phân nửa những gì thầy Endo nói. Ở ngoại quốc aikidoka có cơ hội để đi seminar khá nhiều. Nhưng có 1 vài người có thái độ khg thích ứng lắm.

    Ví dụ: Tui thấy khá nhiều người đi seminar nhưng khg làm những gì người hướng dẫn chỉ, mà chỉ làm những gì họ biết. Lý do tại sao họ làm vậy:

    1- chưa đủ khả năng để hiểu những gì HLV chỉ
    2- 1 số người coi seminar như là 1 nơi hội họp để làm quen (social event). Họ tới để làm quen, và "khoe" hơn là để học hỏi thêm
    3- Sợ "quê" nếu khg làm đúng
    cái này cũng hoàn toàn đồng ý luôn. Nếu có ý thức về những gì mình làm thì đáng chê, nhưng nếu không có ý thức về những gì mình làm thì đáng tội.

    Tại sao tui phục thầy Yamada là thầy cởi mở và cho phép võ sinh mình đi seminar của 1 số shihan khác. Ngoài ra, khi thi thầy cũng chấp nhận 1 số cách đánh "khg từ thầy ra". Việc này tui khg thấy nhiều. Như tui đã nói trong 1 bài seminar với thầy Endo, thầy khg hiểu tại sao các võ sinh tới trễ khg theo "luật" của đạo đường thầy ...

    Nói riết bây giờ tui khg nhiểu mình đang nói gì nữa???
    Cái này thì em được chia sẻ thêm một câu chuyện. Có lần em tham gia seminar của thầy Osawa, cùng tham gia có một anh 4 dan Aikikai (thi tại Aikikai hẳn hòi), tập luyện với thầy Irie. Anh ấy đi seminar nhưng không đánh theo cách thầy Osawa chỉ (thầy Osawa chắc chắn biết anh này vì anh ấy thường tập ở Hombu) mà đánh theo cách thầy Irie. Thầy Osawa cứ chỉnh đi chỉnh lại mãi anh ấy, không phải vì anh ấy đánh sai, mà vì anh ấy không đánh theo đúng cách thầy chỉ. Thậm chí, thầy còn đánh theo cách mà anh ấy đánh (dĩ nhiên hiệu quả và uy lực hơn hẳn anh ấy rồi) và nhấn mạnh đó không phải cách thầy mong muốn. Khi đi hết buổi tập, em mới nhận ra rằng thầy chia một đòn ra thành nhiều bước tập; học trò nào theo sát những gì thầy chỉ thì có cơ hội lĩnh ngộ được những bước sau, những cách đánh giống như sự phát triển của cách thầy chỉ trước đó. Các thầy giỏi thường chỉ có bài (ví dụ đầu tiên là taino henko, tiếp là kokyho áp dụng bước chân taino henko,...) với mục đích đi từ cái đơn giản đến phức tạp, giúp võ sinh có thể lĩnh hội tốt được kỹ thuật. Nếu cứ khăng khăng theo cách mà mình đã biết thì ắt mất đi cơ hội học được nhiều thứ khác.

    Mặt khác, em vừa post bài "Luyện tập và biểu diễn" của thầy Endo, trong đó thầy nói về các quan sát của thầy từ khi người ta đi ra, lên thảm, chào và lúc biểu diễn. Rõ ràng với những người có thái độ tốt, hành vi tốt ngay từ đầu thì bài biểu diễn cũng tốt sau đó. Rõ ràng em cũng thấy có sự liên hệ rõ ràng giữa thái độ khi người ta bắt đầu vào sân và kết quả luyện tập trên sân. Những người có sự nghiêm túc và tập trung trước buổi tập thì ắt kết quả luyện tập hôm ấy cũng tốt hơn (chiêm nghiệm từ bản thân em: trước khi đi tập, tắm rửa cho đầu óc thoải mái, ăn cơm và ngủ nghỉ đầy đủ, để ý từ cách thay đồ, đi vào sân, lên sân và hành lễ và bắt đầu luyện tập sẽ mang lại kết quả luyện tập tốt hơn là hôm nào không như vậy). So với cách thầy Osawa nói nếu muốn thả lỏng trong khi thực hiện kỹ thuật thì một khoảnh khắc nhỏ của giây trước đó ta cũng phải thả lỏng liệu có phải là một thứ? Hoặc như bài anh Aiki post về thầy Kazuo Chiba, có đoạn "có lần thầy mắng một võ sinh vì anh ấy cười và nói chuyện lớn tiếng khi bước vào sân", có phải cũng là điều tương tự? Nên thầy Endo có nói thầy muốn xây dựng một đạo đường "đúng nghĩa đạo đường" với cái không khí luyện tập nghiêm túc, chậm rãi và cẩn trọng, em hiểu là thầy đang muốn xây dựng một môi trường tốt nhất cho các học trò ngay từ khi họ bước chân vào đạo đường. Nên nhìn theo hướng thầy khó, nghiêm khắc cũng đúng, mà hiểu theo hướng thầy đang muốn xây dựng một môi trường tốt nhất cho học trò, giúp họ hiểu nhiều hơn, vượt khỏi khuôn khổ kỹ thuật trên sân, vì cái cuối cùng là lợi ích của học trò ấy thì không hiểu anh Aiki nghĩ sao?
    Last edited by wago; 08-01-2013 at 08:53 PM.

  5. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    So với cách thầy Osawa nói nếu muốn thả lỏng trong khi thực hiện kỹ thuật thì một khoảnh khắc nhỏ của giây trước đó ta cũng phải thả lỏng liệu có phải là một thứ? Hoặc như bài anh Aiki post về thầy Kazuo Chiba, có đoạn "có lần thầy mắng một võ sinh vì anh ấy cười và nói chuyện lớn tiếng khi bước vào sân", có phải cũng là điều tương tự? Nên thầy Endo có nói thầy muốn xây dựng một đạo đường "đúng nghĩa đạo đường" với cái không khí luyện tập nghiêm túc...
    Chuyện thầy Chiba và Endo thì đúng với "nghĩa đạo đường", còn chuyện thầy Osawa thi là cách dạy...

    "Nghĩa đạo đường" cũng có thể coi như là "luật". Thầy Tamura có viết 1 cuốn sách tựa đề là "Etiquette". Tui rất đồng ý với nghĩa đạo đường và thấy nên chỉ áp dụng nó ở đạo đường của mình. Khg nên áp dụng nó khi đi nới khác ...

    ... post bài "Luyện tập và biểu diễn" của thầy Endo, trong đó thầy nói về các quan sát của thầy từ khi người ta đi ra, lên thảm, chào và lúc biểu diễn. Rõ ràng với những người có thái độ tốt, hành vi tốt ngay từ đầu thì bài biểu diễn cũng tốt sau đó...
    Rất đúng
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #15
    Surfgrass
    Guest
    Trong bài interview với Stan Pranin của Aikido Journal về Takamura ha Shindo Yoshin Ryu, khi Stan hỏi thầy Takamura:

    If you had to provide only one bit of wisdom to impart for someone seeking a martial arts instructor, what would it be?

    Thầy có trả lời là:

    Everyone is looking for a master or guru in the
    West, but the word "master" is so overused
    today as to be meaningless, much like having a
    black belt today is meaningless. A genuine
    master is almost impossible to find because you
    won't quickly recognize him. He is much more
    than a teacher. Genuine teachers strive to be
    masters but only one in a hundred thousand
    finish the journey. There are only a handful of
    true masters on the whole planet. Funny how
    they all end up in the San Francisco yellow
    pages!
    All the time I tell people this truth. It is not
    amendable or conditional. Anyone who calls
    himself a master or allows his students to refer
    to him as "master" in his presence, isn't a master.
    Occasionally, he may be a well-meaning teacher
    who misunderstands the definition of the word,
    but most of the time he is an ego-driven
    narcissist seeking adoration. He will have very
    little to teach because there is so little room in
    his heart for his students. Instead of looking for
    a master, just look for a good teacher with a
    sense of humor, especially if he's driving a
    crummy old car. (Laughing while motioning
    towards his old Toyota.) My old friend and
    Sensei, Matsuhiro Namishiro used to say,
    "There must be lots of smiles along the way or
    the journey is not worth it." He was correct you
    know!
    Last edited by Surfgrass; 08-01-2013 at 02:58 AM.

  7. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  8. #16
    Surfgrass
    Guest
    Tạm dịch dùng Google translate

    "Nếu thầy có để cung cấp một chút trí tuệ để truyền đạt cho người tìm kiếm một người thầy hướng dẫn võ thuật, đó sẽ là gì?"

    Tất cả mọi người ở phương Tây ai cũng tìm kiếm một "master" hay "guru", những từ như "master" trong thế hệ ngày nay bị lạm dụng và hầu như là vô nghĩa, giống như có một đai đen hôm nay là vô nghĩa. Một người thầy chân chính là gần như không thể tìm thấy bởi vì bạn sẽ không nhanh chóng nhận ra ông ta. Ông hơn hẳn cả một người thầy. Những người thầy thực sự cố gắng để được là "master" nhưng chỉ có một trong một trăm ngàn kết thúc cuộc hành trình này. Chỉ có một số ít "masters" thực sự như đếm trên bàn tay trên cả hành tinh. buồn cười tất cả họ đều ở trong San Francisco yellow page! Lúc nào tôi cũng nói với mọi người sự thật này. Nó không phải là có thể sửa chữa hoặc có điều kiện. Bất cứ thầy nào tự gọi mình là một "master" hoặc để cho học sinh của mình gọi mình là "bậc thầy" trong sự hiện diện của mình, không phải là một bậc "master". Thỉnh thoảng, ông có thể là một vị thầy có ý tốt nhưng hiểu sai định nghĩa của từ này, nhưng hầu hết trong các trường hợp ông là một người có sự tự ngã cao thích được suy tụng tìm kiếm sự thờ lạy. Ông sẽ có rất ít gì để dạy bởi vì có quá ít chỗ trong trái tim của ông dành cho học sinh của mình. Thay vì tìm kiếm một bậc master, chỉ cần tìm một thầy tốt, vui tính và hài hước, đặc biệt là nếu thầy ta lái xe một chiếc xe cũ rích. (Cười trong khi ra hiệu chỉ về chiếc Toyota cũ của mình.) Người thầy và bạn cũ của tôi, Matsuhiro Namishiro từng nói, "Nếu trên đường đi không có nhiều nụ cười thì cuộc hành trình không có cái giá trị của nó. " Thầy nói rất là đúng ông có biết không.

  9. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Instead of looking for a master, just look for a good teacher with a sense of humor, especially if he's driving a crummy old car. (Laughing while motioning towards his old Toyota.) My old friend and Sensei, Matsuhiro Namishiro used to say, "There must be lots of smiles along the way or the journey is not worth it."
    Hay. Thầy trả lời dí dỏm thật đấy!
    Last edited by wago; 08-01-2013 at 09:55 PM.

  10. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    The Relationship of Mentor (Shi) and Disciple (Deshi)

    It was about 20 years after starting aikido keiko that I began to practice not just at Hombu Dojo, but overseas as well. In conversations with my senior, I often heard them say, “So-and-so is my deshi (disciple)”.

    At the time, I had no criteria for distinguishing between “disciple” (deshi, 弟子) and “student”(seito, 生徒). I considered the people who came to my keiko as “student” for those times, and the word deshi never entered my mind. I suspect that for any keiko session, the people who were attending recognized themselves as seito (i.e., “I’m a student). Therefore, it is probably a bad thing for instructors to make light of the mentor-disciple relationship, transforming the people who come to their keiko into their possessions and saying things like, “That’s my deshi”.

    In the dictionary, the definition of shi (here in the current work, “mentor”) is, “one who teaches an academic subject or technical art or skill; one has qualifications”; the definition of deshi is, “one who follow the teaching of the shi”; and the definition of seito is “one who receives education, such as at school”. Even among deshi, there is such a thing as an uchi-deshi, who lives everyday life together with the mentor and, by being by the side of the mentor, can “know the breath” of the mentor. One who is a true disciple is always by the mentor’s side and learns from the mentor, and indeed, one who ultimately surpasses the mentor.

    The disciple can choose the mentor, but the mentor cannot choose the disciple. Unsui (itinerant Buddist monk) sought his one true mentor, walking in search of this mentor like the clouds, like flowing water.

    Yoshida Shoin (one of the most distinguished intellectuals in the closing days of the Tokugawa shogunate) stated, “Do not indiscriminately become someone’s mentor and do not indiscriminately make someone your mentor”. When I heard these words, I started to think that being someone’s mentor was an extremely weighty responsibility – one that would require me to be a good judge of myself and to continue studying. Also, I began to feel that raising a person was extremely difficult. For these reasons, whenever someone asked to become my disciple, I always refused.

    Fujsawa Hideyuki was a most esteemed and respected player in the world of igo, a master from whom everyone wished they could take even just one lesson. A few years ago, I saw on TV teaching, surrounded by many young people, presumably his disciples. I was struck by a statement that he made at the time: “I am fostering disciples in order to refine myself”.

    I myself had been avoiding taking on disciples. I thought that disciples were people I needed to take care and foster. However, when I heard that disciples are those who may refine and foster me, I reconsidered, saying to myself that it was not too late. Since then, I have decided to take on disciples, currently numbering ten. All of them have families and jobs, and cannot be by my side at all times. However, they have been coming to my keiko for a long time and are all people who try to realize my belief that aikido is something that can be done anywhere. When I meet them, I observe how they appear and do keiko with them, and we mutually refine each other.

    And I myself must be a mentor who is never an embarrassment.

    Recently, there seems to be a tendency for people to seek the title of shihan based on the fact that they have been around a long time or that they are of high rank. For those who seek such a title, they should unflinchingly reflect upon themselves and their aikido, and be mentors who are never an embarrassment.
    Mối liên hệ của thầy và trò
    Lúc đó, tôi không hề có tiêu chuẩn để phân biệt deshi (đệ tử 弟子) và seito (học viên生徒). Tôi nghĩ những người đến lớp là seito trong thời gian họ ở đó, và từ deshi chưa bao giờ có trong tâm trí tôi. Tôi nghĩ rằng những người tham dự các lớp (keiko session) là seito (nghĩa là “tôi là một học viên). Vì thế, có lẽ đó là điều không tốt nếu các thầy xem nhẹ mối quan hệ thầy-trò, biến những ai đến lớp (keiko) của họ thành sở hữu của họ và nói những điều như là “Đó là đệ tử của tôi”.

    Trong tự điển, định nghĩa của shi (thầy giáo) là, “người dạy một môn học hay môn nghệ thuật hay kỹ năng; người có chứng chỉ dạy”; định nghĩa của deshi là, “người học theo shi”; định nghĩa của seito là “người được nhận sự giáo dục, như ở trường học”. Thậm chí trong deshi, có cái gọi là uchi-deshi, tức là người sống cùng với thầy, nhờ luôn bên cạnh người thầy, có thể “biết được hơi thở” của người thầy. Một người thực sự là trò luôn luôn ở bên cạnh người thầy và học từ người thầy, và thật sự là người cuối cùng sẽ vượt qua được thầy mình.

    Trò có thể chọn thầy, nhưng thầy không thể chọn trò. Unsui (vân thủy) tìm kiếm người thầy thật sự, hành động đi tìm kiếm người thầy được ví như mây trôi, nước chảy.

    Yoshida Shoin (một trong những học giả nổi tiếng ở cuối thời kỳ Mạc phủ Tokugawa) từng nói, “Không được trở thành thầy ai một cách bừa bãi, và cũng không được nhận ai làm thầy một cách bừa bãi”. Khi tôi nghe những lời này, tôi bắt đầu nghĩ rằng làm thầy ai đó là một trách nhiệm hết sức nặng nề - nó đòi hỏi tôi phải có những đánh giá đúng đắn về bản thân và phải tiếp tục nghiên cứu tập luyện. Và tôi cũng cảm thấy việc dạy dỗ một người là cực kỳ khó khăn. Vì những lý do này, khi ai đó xin phép làm học trò tôi, tôi luôn từ chối.

    Fujsawa Hideyuki là một đấu thủ cờ vây đáng mến và đáng kính nhất trong thế giới cờ vây, một bậc thầy mà mọi người đều muốn học hỏi dù chỉ là một lần. Vài năm sau, tôi thấy ông ta trên tivi, vây quanh bởi rất nhiều người trẻ tuổi, chắc là học trò. Tôi chợt giật mình bởi một câu nói của ông lúc ấy: “tôi chăm sóc và dạy dỗ học trò để luyện chính bản thân tôi”.

    Bản thân tôi luôn tránh nhận học trò. Tôi nghĩ rằng học trò là những người mà tôi phải chăm sóc và dạy dỗ. Tuy nhiên, khi tôi nghe rằng trò là người có thể tinh luyện và giúp tôi tiến bộ, tôi đã suy nghĩ lại, tự nói với mình rằng việc này cũng không quá trễ. Từ đó, tôi đã quyết định nhận học trò, cho đến giờ được mười người. Tất cả bọn họ đều có gia đình và nghề nghiệp, và không thể ở bên cạnh tôi mọi lúc. Tuy nhiên, họ đã đến tập (keiko) với tôi cho một thời gian dài và là tất cả những người nỗ lực thực hành niềm tin của tôi, đó là aikido hiện diện ở bất kỳ nơi nào. Khi tôi gặp họ, tôi quan sát cách họ xuất hiện và tập luyện (keiko) với họ, và chúng tôi rèn luyện lẫn nhau.

    Và bản thân tôi phải là một người thầy mà không bao giờ là nỗi ngượng của học trò.

    Gần đây, có nhiều người tìm kiếm danh hiệu shihan dựa trên việc họ đã ở quanh đâu đấy rất lâu rồi hay dựa trên việc họ có đẳng cấp cao. Với những ai tìm kiếm danh hiệu như vậy, người đó nên dũng cảm suy ngẫm về bản thân mình và aikido của mình, và là người thầy theo cách mà không bao giờ là nỗi ngượng của học trò.

    Nguồn: Vibration and Connection - The Aikido That I Pursue - Seishiro Endo
    Last edited by aiki; 08-02-2013 at 08:11 PM.

  11. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  12. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Khg hiểu thầy Endo ám chỉ gì?

    Nếu tui khg lầm thì bên Nhật, cái chức Shihan áp dụng cho hầu như bất cứ ai 6 dan trở lên. Dân Nhật hình như khg coi cái chức ấy "to lớn" như dân ngoại quốc.

    Với những gì tui hiểu, thì cái thầy ám chỉ là cho học trò ngoại quốc của thầy????

    Nếu mà đúng vậy thì thầy "lo" là học trò "phản" và học trò sẽ coi thầy như "ngang hàng"???
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  13. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết

    Với những gì tui hiểu, thì cái thầy ám chỉ là cho học trò ngoại quốc của thầy????

    Nếu mà đúng vậy thì thầy "lo" là học trò "phản" và học trò sẽ coi thầy như "ngang hàng"???
    Em không hiểu ý anh!

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •